[Funland] Nước Mỹ đã đóng góp cho chiến thấng của Đồng minh trong Thế chiến II như thế nào

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Chưa chắc đã chọn nhầm đâu, nếu người khác không phải Stalin thì khả năng cao LX không trụ trước Đức được. Cứ nhìn Pháp có dân số, kinh tế, quân sự chả kém Đức mà hơi thua tí ở biên giới đã vội đầu hàng thì mới biết ý chí của lãnh đạo nó quan trọng như thế nào. Tất nhiên Stalin mà sáng suốt chuẩn bị sớm cho chiến tranh, không có đợt thanh trừng các tướng lĩnh hàng đầu thì LX đã không khốn khổ như thế trong giai đoạn đầu.

Ngay nước Đức không có Hitle với ý chí sắt đá và có phần hoang tưởng thì đã không thể đánh bại cả châu Âu được, nhưng cũng chính sự hoang tưởng đó của Hitle làm Đức thảm bại trước LX.
Giai đoạn đầu chiến tranh, Pháp vượt trội so với Đức về quân số, trang bị nhưng thất bại vì học thuyết chiến tranh dựa vào pháo binh lỗi thời.
Bên trên em cũng nói nếu không có đại thanh trừng với lại Stalin không phớt lờ các thông tin tình báo về việc quân đội Đức tập hợp gần biên giới thì có thể chẳng cần Mỹ giúp. Nga lúc đó đủ mạnh để cân Đức mà không cần Mỹ.
Nhưng mà tự tay bóp *** quá mạnh.
 

Nguoimoivao3

Xe điện
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
2,011
Động cơ
283,491 Mã lực
So với con số 140 tỷ thì vài chục tr đô la như muối bỏ bể 😌 :)) có biết 53% sản lg GDP của liên xô nó to thế nào ko ?
Nhưng dù sao cũng cảm ơn ông LX, vì nếu ko mua Titan của LX thì Mỹ cũng ko chế nhanh ra đc F22 kakaka 😆 lí do hạ tầng công nghiệp của Mỹ đã chuyển hết sang TQ. Th Mỹ nó phải đong từng kg titan về chế con F22. Kakaka 😆
140 tỷ là mọc ở đâu ra? tự vẽ ra à? Và 53% nào? khoảng 4% thôi nhé.

Lend Lease là chương trình cho mượn cho thuê vật chất không phải tiền; không tính lãi suất; càng không trượt giá. Mượn thuê mà dùng hết hay hỏng thì không cần trả lại; sau CT cái gì còn dùng được thì trả lại; cái gì còn dùng được mà bên mượn muốn giữ lại thì quy ra tiền không tính lãi suất hay trượt giá.

1945 Mỹ tính số nợ LX phải trả từ chương trình là 1,3 tỷ $ . Stalin không đồng ý; 2 bên chưa thống nhất được số nợ
1972 thì tính là 722tr $ trả trong 30 năm. LX trả được 48tr thì dừng và 1991 thì Nga kế thừa trả nốt số còn lại trong 30 năm

Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ áp dụng bộ luật được gọi là “Luật về trung lập” , - theo luật này thì khả năng duy nhất để hỗ trợ bất kỳ bên tham chiến nào là bán vũ khí và nguyên - vật liệu cho nước đó hoàn toàn bằng tiền mặt, không những thế - công tác vận chuyển cũng do bên đặt hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm – theo nguyên tắc “cash and carry”, nói nôm na – “tiền trao cháo múc”.

Nước sử dụng sản phẩm quân sự của Mỹ chủ yếu lúc đó là Anh, nhưng không lâu sau đó Anh cũng cạn nguồn dự trữ ngoại tệ. Cũng vào thời gian đó, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã hiểu rất rõ là lối thoát tốt nhất đối với Mỹ trong tình huống lúc đó là trợ giúp kinh tế toàn diện cho những nước đang chiến đấu chống Phát xít Đức.

Chính vì thế mà ông đã “ép” Quốc hội Mỹ thông qua “Luật về đảm bảo bảo vệ Hợp chủng quốc Hoa kỳ” ngày 11/3/1941, hay còn được gọi là “Luật về lend - lease” Từ thời điểm đó trở đi nếu nước nào được Mỹ xác định là việc phòng thủ nước đó có tầm quan trọng sống còn với Mỹ sẽ được Mỹ cung cấp vũ khí và các nguyên liệu chiến lược theo các nguyên tắc sau:


1. Vũ khí và nguyên - vật liệu bị tổn thất trong các hoạt động tác chiến thì không phải trả tiền.
2. Những tài sản còn lại sau chiến tranh nếu còn sử dụng được cho các mục đích dân sự (của nước nhận lend –lease), sẽ phải được thanh toán toàn bộ hoặc một phần theo điều kiện đó là khoản tín dụng dài hạn do Mỹ cung cấp.
3. Những trang thiết bị không bị tổn thất và còn lại sau chiến tranh phải hoàn trả lại cho Mỹ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,668
Động cơ
851,546 Mã lực
Giai đoạn đầu chiến tranh, Pháp vượt trội so với Đức về quân số, trang bị nhưng thất bại vì học thuyết chiến tranh dựa vào pháo binh lỗi thời.
Bên trên em cũng nói nếu không có đại thanh trừng với lại Stalin không phớt lờ các thông tin tình báo về việc quân đội Đức tập hợp gần biên giới thì có thể chẳng cần Mỹ giúp. Nga lúc đó đủ mạnh để cân Đức mà không cần Mỹ.
Nhưng mà tự tay bóp *** quá mạnh.
Pháp đánh có một tí đã chào thua thì em đánh giá ở ý chí, còn học thuyết lỗi thời ban đầu thì vẫn có thể sửa được. Quan trọng là đã đánh mấy đâu, thiệt hại chắc vài % mà đã đầu hàng?

Còn bảo Stalin bị bất ngờ thì giống kiểu luận đề lúc 7h bao giờ chả hay. Trong binh pháp thì hư thực lẫn lộn lắm, Stalin cũng biết Đức sắp đánh nhưng chưa biết lúc nào thôi, tình báo LX ở Đức cũng biết và kịp báo về nhưng trước đó đã báo giả vài lần rồi :D . Nói chung biết chính xác thời điểm Đức đánh để đón thì quá tuyệt, còn không đoán được thì cũng khó trách. Mỹ trước 11/9 cũng nhận được một lô tin tình báo về khủng bố mà có làm gì đâu.
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Khi Hitler trỗi dậy thì anh Stalin đã cảnh giác, kêu gọi Anh Pháp tham gia đánh Đức để diệt mầm mống hậu hoạ. Anh Pháp lại lờ đi với hy vọng anh Hít táng anh Xít. Anh Xít biết là không thể dựa vào Anh Pháp nên cuối cùng phải ký hiệp ước với Đức để tranh thủ thời gian. Chỉ trong 2 năm mà số lượng thiết bị quân sự của LX sản xuất tăng vượt bậc. Vì vậy em cho là anh Stalin biết phải chiến với Đức nhưng lực bất tòng tâm :(
Stalin chỉ bị bất ngờ khi chiến tranh với Đức lại nổ ra sớm thế !!!
Và không vô cớ mà ông ta lại mở cuộc chiến tranh Phần lan :D
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,668
Động cơ
851,546 Mã lực
Về vụ đại thanh trừng ở LX thì em không có nhiều thông tin lắm, em nghĩ chắc có nhiều người bị oan. Tuy nhiên biết đâu việc này có tác dụng thực sự làm thanh lọc đội ngũ Hồng quân, góp phần vào chiến thắng Đức sau này. Rất có thể trong hàng ngũ tướng lĩnh Hồng quân có kha khá lực lượng thân nước ngoài hoặc có ý đồ phản loạn thật sự, em đoán thôi nhé. Nhìn cách các tướng Iraq của Saddam hàng Mỹ cả loạt thì biết, có thể Stalin lo ngại như vậy. Hồng quân đánh như mơ ngủ cho đến trước chiến dịch Moscow tất nhiên là hệ quả trực tiếp của việc này, tuy nhiên, đây đơn giản giống như một cơ thể vừa qua đại phẫu còn yếu và cần thời gian hồi phục, sau khi hồi phục hoàn toàn thì sẽ khỏe hơn hẳn (so với ông không phẫu thuật).
 

Nguoimoivao3

Xe điện
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
2,011
Động cơ
283,491 Mã lực
Giai đoạn đầu chiến tranh, Pháp vượt trội so với Đức về quân số, trang bị nhưng thất bại vì học thuyết chiến tranh dựa vào pháo binh lỗi thời.
Bên trên em cũng nói nếu không có đại thanh trừng với lại Stalin không phớt lờ các thông tin tình báo về việc quân đội Đức tập hợp gần biên giới thì có thể chẳng cần Mỹ giúp. Nga lúc đó đủ mạnh để cân Đức mà không cần Mỹ.
Vẫn cần thiết ạ. Giá trị giúp đỡ của Lend Lease là rất lớn, cứ cho là không quyết định thắng bại thì cũng ggiúp rút ngắn thời gian cuộc chiến và cứu được nhiều tính mạng.

Pháp đánh có một tí đã chào thua thì em đánh giá ở ý chí, còn học thuyết lỗi thời ban đầu thì vẫn có thể sửa được. Quan trọng là đã đánh mấy đâu, thiệt hại chắc vài % mà đã đầu hàng?

Còn bảo Stalin bị bất ngờ thì giống kiểu luận đề lúc 7h bao giờ chả hay. Trong binh pháp thì hư thực lẫn lộn lắm, Stalin cũng biết Đức sắp đánh nhưng chưa biết lúc nào thôi, tình báo LX ở Đức cũng biết và kịp báo về nhưng trước đó đã báo giả vài lần rồi :D . Nói chung biết chính xác thời điểm Đức đánh để đón thì quá tuyệt, còn không đoán được thì cũng khó trách. Mỹ trước 11/9 cũng nhận được một lô tin tình báo về khủng bố mà có làm gì đâu.


Trong khoảng thời gian đó [trước 1941], bởi cuộc thanh trừng của ông Joseph Stalin, Hồng quân đã có sự thay đổi từ gốc rễ trước khi quân đội của Hitler xâm lược nước Nga vào 22.6.1941, gây ra những thiệt hại khủng khiếp.

Nhưng trong quá trình cuộc chiến diễn ra, hai phe đã đảo ngược tình thế khi Hồng quân trui rèn học thuyết tác chiến chiều sâu, học thuyết gần giống những chiến thuật mà Đức đã dùng trước đó. Điều này khiến quân đội Đức bị xáo trộn bởi những thương vong cùng với thời gian trên chiến trường đã gây thiệt hại nặng nề cho họ.

Trong thời điểm chiến tranh, phe Đồng Minh phương Tây đã cung cấp nguồn tiếp tế khổng lồ cùng các hỗ trợ khác dưới chính sách Lend-Lease. Hoa Kỳ và Anh quốc đã cung cấp hơn 21 triệu tấn hàng viện trợ cho Liên Xô, bao gồm cả hàng nghìn xe tăng và máy bay.

Nhưng câu hỏi được đặt ra là sự viện trợ này ảnh hưởng đến cuộc chiến tới mức nào? Đây là câu hỏi quan trọng không chỉ với các nhà sử học mà còn bởi vì niềm tự hào quốc gia, khi Liên Xô giảm nhẹ vai trò của Lend-Lease đối với việc thay đổi chiều hướng của cuộc chiến. Có thể, với nhiều lý do giống nhau, các nhà sử học phương Tây đã cường điệu vai trò của khoản viện trợ đối với thành công của Liên Xô.

Sự thực diễn ra phức tạp hơn và có thể sẽ không đưa ra được một kết luận. Hầu như chắc chắn rằng, Liên Xô đã thắng khi mà người Đức không thể thắng ở Mặt trận phía Đông sau Trận chiến Stalingrad - trước khi phần lớn các khoản viện trợ đến được Liên Xô. Nhưng Lend-Lease cũng giúp rút ngắn thời gian cuộc chiến và cứu được nhiều tính mạng.

Sử gia David Glantz lưu ý: "Nếu không có Lend-Lease... Nền kinh tế Liên Xô sẽ phải chịu gánh nặng nhiều hơn bởi nỗ lực chiến tranh".

Những chi tiết về cuộc Thế Chiến II rất phức tạp và không chắc rằng khoản cho vay đã đảo ngược hoàn toàn cuộc chiến theo hướng có lợi cho Liên Xô khi mà quân đội Đức tràn ngập nước Nga trong cuộc xâm lược năm 1941. Những thiệt hại khủng khiếp đã được phơi bày trong cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô vào năm 1941-1942. Và cũng không chắc Đức có thể sẽ chiến thắng ngay cả khi chiếm được Moscow. Và đó là thời điểm [1941] mà chương trình Lend-Lease bắt đầu được thực hiện.

Nhưng Lend-Lease cũng đã hữu dụng theo nhiều cách. Theo Glantz: "Nếu phe Đồng Minh phương Tây không cung cấp các thiết bị và xâm lược tây bắc Châu Âu, Stalin và các sĩ quan của ông có thể phải mất thêm từ 12 đến 18 tháng để chấm dứt chế độ phát xít".
"Kết quả có lẽ sẽ vẫn vậy, trừ việc quân Liên Xô sẽ phải vượt qua vùng Đại Tâ Dương của Pháp thay vì gặp phe Đồng Minh tại sông Elbe".


 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,409 Mã lực
Tuổi
64
Về trận chiến Moscow: Có tư liệu nói rằng trước đó, khi các cánh quân Đức đang tiến công về thủ đô Moscow của Liên xô như chẻ tre thì Hitler lại ra lệnh tiến chậm lại, chuyển trọng tâm sang hướng Ucraina. Các tướng lĩnh phản đối thì bị Hitler chưởi "...đồ ngu, chúng ta cần vựa lúa mì của Ucraina để khỏi bị chết đói trong một cuộc chiến dài và cần các cảng ở Krym để tiếp vận, Moscow chỉ là cái danh hão, chúng ta sẽ chiếm và biến nó thành 1 cái hồ sau...".
Chính lệnh tiến quân chậm lại của Hitler đã cho người Moscow thời gian vàng để củng cố phòng thủ. Tuy rằng sau đó quân Đức đã tiến sát chỉ còn cách trung tâm Moscow 20km nhưng không thể chiếm được.
Sự thật lịch sử nó khác một chút.
Lúc đó quân LX dồn mọi lực lượng dự bị về bảo vệ Mát xcơ va. Quân Đức quần nhau với LX tại Smolenxccơ đã kiệt sức. Thấy rằng đường đến Mát khó nhằn quá.
Ngoài ra 2 bên cánh tập trung 2 cụm quan LX ở Veliki và Brianxc ơ. Nếu quân Đức tiến sâu về Mat thì sẽ bị nguy cơ cắt đường vây ngược.
Nê Đức dồn quân chiếm U cà trước. Trên đường đi tiện thể đánh tan Phương diện quân Brianxco là một cụm quân nằm giữa mặt trận. Cụm quân này chính ra rất quan trọng. Có thể khống chế mọi kế hoạch dồn quân đảo cánh của Đức.
Nhưng cụm quân này toàn lính mới. Trang bị yéu. Stalin lại quá tin tưởng nhờ địa hình rừng ở vùng này để thủ. Kết quả cánh nam bung bét.
LX mới phải điều toàn bộ lục lượng dự bị mới thành lập để lập trận tuyến mới phía U cà.
Nếu quân Đức đánh Mát sớm. Toàn bộ lực lượng dự bị này và quân Viễn Đông, Mông Cổ rút về đập chết quán Đức ở Mat sớm vài tháng là chắc.
Tất nhiên cũng ko thể bỏ qua tính toán lợi ích của Đức khi muốn chiếm U Cà.
Vấn đề lợi ích đó quá rõ ràng. Bên LX đầu chiến tranh cũng ý thức được nên dồn quân đông nhất giữ U cà. Sau Bạch Nga thua nhanh quá nên mới phải rút gần hết quân đi cứu Mát.
Nói chung thời kỳ đầu lãnh đạo của LX kém. Ko linh hoạt.
Bộ máy tối cao toàn các bố già cả. Quen đánh nhau kiểu thế chiến 1, thời vũ khí, cơ động đơn giản. Dùng tinh thần và biển người để đánh ngau được. Sang thế chiến 2 bị hỏa lực súng máy, pháo, xe tăng, máy bay đè bẹp.
Đội chỉ huy chiến trường toàn sỹ quan trẻ đôn lên. Kinh nghiệm chiến dịch ko có. Lại thêm đám chính ủy ko biết gì về quân sự nhưng lại chỉ huy trên thực tế.
Nếu đội chỉ huy già dặn của LX ko bị Đại thanh trừng thì tình hình sẽ khác.
Cụ thể thời gian đó nếu LX nghe lời Giucop tập trung giữ chặt Brianxcơ. Cắt đôi chiến trường. Ko cho quân Đức đảo cánh thì tình hình khác rất nhiều.
Sau năm 1942 tình hình diễn lại tương tự. Cũng chính giữa mặt trận đó.
Đến năm 1943. Về cơ bản trận Cuốc xcơ cũng ở giữa mặt trận. Lần này LX cực kỳ thận trọng và giành thắng lợi tạo bước ngoặt chiến tranh.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,694
Động cơ
959,536 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Hazz đây éo quan đến chuyện đỏ hay xanh , đỏ hay xanh có nhiều cách nhé ! Mới lên of hay sao hỏi ngớ ngẩn như thế bờ rồ ?
Mà hỏi ngớ ngẩn thì tốt nhất đừng hỏi cho mất time rồ nhé !!
Lão nóng quá.
Chắc lãochơi game với Mod cháy túi.
Mời lão 1 ly hạ hỏa.
 
Chỉnh sửa cuối:

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Sự thật lịch sử nó khác một chút.
Lúc đó quân LX dồn mọi lực lượng dự bị về bảo vệ Mát xcơ va. Quân Đức quần nhau với LX tại Smolenxccơ đã kiệt sức. Thấy rằng đường đến Mát khó nhằn quá.
Ngoài ra 2 bên cánh tập trung 2 cụm quan LX ở Veliki và Brianxc ơ. Nếu quân Đức tiến sâu về Mat thì sẽ bị nguy cơ cắt đường vây ngược.
Nê Đức dồn quân chiếm U cà trước. Trên đường đi tiện thể đánh tan Phương diện quân Brianxco là một cụm quân nằm giữa mặt trận. Cụm quân này chính ra rất quan trọng. Có thể khống chế mọi kế hoạch dồn quân đảo cánh của Đức.
Nhưng cụm quân này toàn lính mới. Trang bị yéu. Stalin lại quá tin tưởng nhờ địa hình rừng ở vùng này để thủ. Kết quả cánh nam bung bét.
LX mới phải điều toàn bộ lục lượng dự bị mới thành lập để lập trận tuyến mới phía U cà.
Nếu quân Đức đánh Mát sớm. Toàn bộ lực lượng dự bị này và quân Viễn Đông, Mông Cổ rút về đập chết quán Đức ở Mat sớm vài tháng là chắc.
Tất nhiên cũng ko thể bỏ qua tính toán lợi ích của Đức khi muốn chiếm U Cà.
Vấn đề lợi ích đó quá rõ ràng. Bên LX đầu chiến tranh cũng ý thức được nên dồn quân đông nhất giữ U cà. Sau Bạch Nga thua nhanh quá nên mới phải rút gần hết quân đi cứu Mát.
Nói chung thời kỳ đầu lãnh đạo của LX kém. Ko linh hoạt.
Bộ máy tối cao toàn các bố già cả. Quen đánh nhau kiểu thế chiến 1, thời vũ khí, cơ động đơn giản. Dùng tinh thần và biển người để đánh ngau được. Sang thế chiến 2 bị hỏa lực súng máy, pháo, xe tăng, máy bay đè bẹp.
Đội chỉ huy chiến trường toàn sỹ quan trẻ đôn lên. Kinh nghiệm chiến dịch ko có. Lại thêm đám chính ủy ko biết gì về quân sự nhưng lại chỉ huy trên thực tế.
Nếu đội chỉ huy già dặn của LX ko bị Đại thanh trừng thì tình hình sẽ khác.
Cụ thể thời gian đó nếu LX nghe lời Giucop tập trung giữ chặt Brianxcơ. Cắt đôi chiến trường. Ko cho quân Đức đảo cánh thì tình hình khác rất nhiều.
Sau năm 1942 tình hình diễn lại tương tự. Cũng chính giữa mặt trận đó.
Đến năm 1943. Về cơ bản trận Cuốc xcơ cũng ở giữa mặt trận. Lần này LX cực kỳ thận trọng và giành thắng lợi tạo bước ngoặt chiến tranh.
cụ đúng
Quyển Bộ tổng tham mưu Xô viết trong chiến tranh của Stemenko viết rất rõ
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,044
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Anh Hít bỏ Móc Cu chuyển cánh về phía nam là hợp lý rồi. Chiếm Móc Cu chỉ có ý nghĩa về tinh thần và cái giá phải trả sẽ là cả đạo quân lớn bị hãm cho chết đói chết rét trong mùa đông khắc nghiệt.

Anh Xít cũng không xác định giữ Móc Cu bằng mọi giá, chuẩn bị phương án dời đô rồi.
Anh Xít sẽ thiên đô về Quybysev nếu cần thiết.
Và các toà nhà chính phủ vào cuối năm 1941 đã được NKVD đặt thuốc nổ sẵn sàng giật sập!!!
Giải pháp đã có sẵn.
Hitler nếu có được Moscow vào mùa đông 1941 thì cũng trong trạng thái TIÊU THỔ như hoàng đế Napoleon xưa :D
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Còn bảo Stalin bị bất ngờ thì giống kiểu luận đề lúc 7h bao giờ chả hay. Trong binh pháp thì hư thực lẫn lộn lắm, Stalin cũng biết Đức sắp đánh nhưng chưa biết lúc nào thôi, tình báo LX ở Đức cũng biết và kịp báo về nhưng trước đó đã báo giả vài lần rồi :D . Nói chung biết chính xác thời điểm Đức đánh để đón thì quá tuyệt, còn không đoán được thì cũng khó trách. Mỹ trước 11/9 cũng nhận được một lô tin tình báo về khủng bố mà có làm gì đâu.
Đức và Liên xô đánh nhau là điều không thể tránh khỏi bởi lẽ:
Hitler có quan điểm bài trừ +sản mạnh mẽ hơn bất cứ lãnh đạo phương Tây nào khác, với Hitler thì chủ nghĩa + sản là một tập hợp tư duy quái dị của những nước hạ đẳng cần phải diệt trừ.
Lẽ hiển nhiên là Stalin hiểu rõ tâm địa của Hitler nên cũng âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến sinh tử với người Đức kể cả trường hợp WW2 không xảy ra.
Có điều, cả Hitler và Stalin là những con người cực kỳ thực dụng nên ngay trước khi chiến tranh nổ ra 2 bên đã ký hiệp ước ko tấn công nhau và thỏa thuận chia nhau chiếm đất Ba lan. Hiệp ước trên giúp Đức tạm yên tâm để dồn sức chinh phạt Tây Âu, hiệp ước trên cũng giúp Liên xô có thêm 1 vài năm để củng cố bộ máy nội bộ và củng cố các nguồn lực chuẩn bị đối phó với Đức.

Đức tấn công Liên xô sớm hơn dự tính của các bên bởi lý do chính: thứ nhất là Đức bình định Tây Âu quá nhanh và quá dễ dàng nên Hitler càng tự tin và tự mãn sức mạnh của Đức. Lý do thứ 2 là xé bỏ hiệp ước, tấn công ngay Liên xô càng sớm càng tốt để Liên xô không có thời gian chuẩn bị...

Việc Đức dồn quân sát các tuyến biên giới của Liên xô cộng với tin tức tình báo nên chắc chắn Stalin biết Đức sẽ tấn công mình nhưng không biết khi nào, và rồi không ngờ nó xảy ra sớm thế. Cái này có gì đó giống VN năm 1979 không biết thời điểm TQ nó tấn công mình.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,668
Động cơ
851,546 Mã lực
Đức và Liên xô đánh nhau là điều không thể tránh khỏi bởi lẽ:
Hitler có quan điểm bài trừ +sản mạnh mẽ hơn bất cứ lãnh đạo phương Tây nào khác, với Hitler thì chủ nghĩa + sản là một tập hợp tư duy quái dị của những nước hạ đẳng cần phải diệt trừ.
Lẽ hiển nhiên là Stalin hiểu rõ tâm địa của Hitler nên cũng âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến sinh tử với người Đức kể cả trường hợp WW2 không xảy ra.
Có điều, cả Hitler và Stalin là những con người cực kỳ thực dụng nên ngay trước khi chiến tranh nổ ra 2 bên đã ký hiệp ước ko tấn công nhau và thỏa thuận chia nhau chiếm đất Ba lan. Hiệp ước trên giúp Đức tạm yên tâm để dồn sức chinh phạt Tây Âu, hiệp ước trên cũng giúp Liên xô có thêm 1 vài năm để củng cố bộ máy nội bộ và củng cố các nguồn lực chuẩn bị đối phó với Đức.

Đức tấn công Liên xô sớm hơn dự tính của các bên bởi lý do chính: thứ nhất là Đức bình định Tây Âu quá nhanh và quá dễ dàng nên Hitler càng tự tin và tự mãn sức mạnh của Đức. Lý do thứ 2 là xé bỏ hiệp ước, tấn công ngay Liên xô càng sớm càng tốt để Liên xô không có thời gian chuẩn bị...

Việc Đức dồn quân sát các tuyến biên giới của Liên xô cộng với tin tức tình báo nên chắc chắn Stalin biết Đức sẽ tấn công mình nhưng không biết khi nào, và rồi không ngờ nó xảy ra sớm thế. Cái này có gì đó giống VN năm 1979 không biết thời điểm TQ nó tấn công mình.
Nói chung thì giai đoạn đầu chiến tranh, dù bị bất ngờ về thời điểm nhưng khách quan mà nói Hồng quân đánh quá kém, chắc vừa do chiến thuật lỗi thời, bị bắt bài, thiếu kinh nghiệm, thiếu tổ chức, etc. nên bảo đó là lỗi của dàn lãnh đạo mà Stalin đứng đầu cũng không sai. Tuy nhiên, em liên hệ với bóng đá, xem bóng nhiều các cụ cũng biết kể cả đội mạnh cũng có những giai đoạn đá như mơ ngủ, thường là lúc đầu trận chưa nóng máy. Kể cả HLV hàng đầu cũng không tránh khỏi được. LX cũng may khi giai đoạn mơ ngủ đấy không dài để đến mức sụp đổ không gượng dậy được. Em tin với thực lực như LX thể hiện giai đoạn 43-45 thì Đức không có cửa solo luôn.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,409 Mã lực
Tuổi
64
Anh Hít bỏ Móc Cu chuyển cánh về phía nam là hợp lý rồi. Chiếm Móc Cu chỉ có ý nghĩa về tinh thần và cái giá phải trả sẽ là cả đạo quân lớn bị hãm cho chết đói chết rét trong mùa đông khắc nghiệt.

Anh Xít cũng không xác định giữ Móc Cu bằng mọi giá, chuẩn bị phương án dời đô rồi.
Tướng thuần túy như Giucop ko có nhãn quan chính trị. Nếu ông ấy khôn khéo một chút trong khi báo cáo với Sít, biết tầm nhìn chính trị một chút, dã tâm một chút thì kết quả khác rất nhiều.
Lúc đó quân LX khủng hoảng về tin tình báo ý đồ đối phương. Tuy nhiên, với người kinh nghiệm quân sự lâu năm như Giucop. Chỉ cần theo dõi các cánh quân xe tăng, cơ động của Đức là có thể đoán biết chính xác hướng tấn công chính của Đức ở đâu.
Lúc đó Bộ tổng tham mưu Xô biết Đức đảo cánh xuống U cà. Nhưng thông tin khẳng định chính xác ko có để báo cáo với Sít.
Giucop đi báo cáo. Lẽ ra ông ấy nên rút gọn biện pháp đối phó từ tổng thể thành từng giai đoạn thì ngon.
Ban đầu nên tập trung quân giữ Brianxcơ thôi. Quân Đức ko xuyên qua vùng này thì cũng ko móc lốp U cà được.
Nếu Brianx cơ vẫn bị thủng thì hãy nêu phương án rút quân U cà.
Một vấn đề cực kỳ nhạy cảm về chính trị là việc rút Kiep. Ở LX có 3 thành phố phải giữ bằng mọi giá là Lê nin, Mát và Kiep.
Như Giucop biết ý lãnh đạo thì cứ giả vờ thủ Kiep đi. Coi như dí một tập đoàn quân thủ nơi đó để hi sinh. Còn lại tất cả rút qua sông Danuyp thì vấn đề sẽ OK. Giống như sau này nhất quyết phải giữ vài mẩu đất ở Stalingrat.
Trong gói báo cáo tổng thể. Giucop nói đến vấn đề rút bớt quân thủ Mat để tăng cường Brianxcơ. Thực ra bên nào cũng thiếu quân cả. Đức ko đủ quân đánh đồng thời nên mới phải dừng đánh Mat mà xuống nam.
Nhưng cách đặt vấn đề ko khéo léo của Giucop khiến cho mọi việc bị đình chỉ. Giucop bị mất chức TTMT.
Thế là Bộ tổng tham mưu Xô lúc đó ko còn người đủ tầm đi báo cáo Sit nữa. Mọi việc để cho mấy ông Chính ủy như Mê khơ lít quyết hết.
LX đánh như mơ ngủ. Gần thua sạch quân thì mới trọng dụng lại những người giỏi như Giucop.
Vấn đề quân Nhật có tấn công Xô hay ko. Giới quân sự cũng biết trước được ít ra vài tháng. Thông qua theo dõi cụm quân tấn công và công tác chuẩn bị hậu cần.
Hay nói cách khác. Quân sự người ta quan tâm trong tjowif gian ngắn vài tháng tới quân Nhật có tấn công hay ko. Nếu ko thì rút bớt quân để cứu Mát. Sau mà phát hiện Nhật chuản bị tấn công thì điều quân tăng cường đối phó sau.
Chứ ko phải tư duy mấy ông chính trị. Chỉ biết cứng nhắc Nhật đánh hay ko đánh. Vấn đề đó chính Nhạt cũng ko biết nữa là Xô.
Sau này, khi có tin tình báo khẳng định đường lối lâu dài Nhật ko tẩn Xô thì Xô mới bớt quân Viễn Đông.
Để giới quân sự đièu hành thì vấn đề đơn giản hơn nhiều. Quân ít. Chỗ nào nóng bỏng thì tập trung cơ động đối phó.
Tôi đánh giá cao tư duy đánh nhau của quân Đức giai đoạn đầu chiến tranh. Rất thực dụng hiệu quả.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,409 Mã lực
Tuổi
64
Đức và Liên xô đánh nhau là điều không thể tránh khỏi bởi lẽ:
Hitler có quan điểm bài trừ +sản mạnh mẽ hơn bất cứ lãnh đạo phương Tây nào khác, với Hitler thì chủ nghĩa + sản là một tập hợp tư duy quái dị của những nước hạ đẳng cần phải diệt trừ.
Lẽ hiển nhiên là Stalin hiểu rõ tâm địa của Hitler nên cũng âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến sinh tử với người Đức kể cả trường hợp WW2 không xảy ra.
Có điều, cả Hitler và Stalin là những con người cực kỳ thực dụng nên ngay trước khi chiến tranh nổ ra 2 bên đã ký hiệp ước ko tấn công nhau và thỏa thuận chia nhau chiếm đất Ba lan. Hiệp ước trên giúp Đức tạm yên tâm để dồn sức chinh phạt Tây Âu, hiệp ước trên cũng giúp Liên xô có thêm 1 vài năm để củng cố bộ máy nội bộ và củng cố các nguồn lực chuẩn bị đối phó với Đức.

Đức tấn công Liên xô sớm hơn dự tính của các bên bởi lý do chính: thứ nhất là Đức bình định Tây Âu quá nhanh và quá dễ dàng nên Hitler càng tự tin và tự mãn sức mạnh của Đức. Lý do thứ 2 là xé bỏ hiệp ước, tấn công ngay Liên xô càng sớm càng tốt để Liên xô không có thời gian chuẩn bị...

Việc Đức dồn quân sát các tuyến biên giới của Liên xô cộng với tin tức tình báo nên chắc chắn Stalin biết Đức sẽ tấn công mình nhưng không biết khi nào, và rồi không ngờ nó xảy ra sớm thế. Cái này có gì đó giống VN năm 1979 không biết thời điểm TQ nó tấn công mình.
Hồi ký Giucop thì tình hình có vẻ ngược lại.
Sít lúc đầu rất sợ Đức tẩn. Chắc choáng về khả năng quân sự đánh chớp nhoáng Pháp của Đức. Cũng như tiềm lực khổng lồ cả châu Âu của Đức.
Việc sợ Đức tẩn của giới lãnh đạo chóp bu LX thể hiện rõ trong việc cấm quân LX đụng độ vũ trang với Đức, cấm thực hiện các biện pháp báo động chiến đấu, thậm chí còn ko phát đạn cho lính khi chưa có lệnh.
Nhưng mặt khác, trong đường lối tuyên truyền công khai vẫn coi mình là nước lớn, vô địch. Cứ đánh nhau là thắng. Dẫn đến tư duy ảo tưởng của đám chính ủy là quân ta tất thắng, quân địch tất bại. Còn ko thèm dậy lính cách rút lui khi bất lợi, cách phòng thủ khi gặp đối phương mạnh. Cứ tư tưởng bên ta đông quân, bên ta tấn công chiếm đất, bên địch yếu ớt vô dụng.
Mấy ông chính ủy nắm quyền sau Đại thanh trừng áp cái tư duy đó vào công tác chuẩn bị. Chưa đánh đã mặc định ta tất thắng nên dồn hết dự trữ chiến tranh lên tuyến đầu. Sau này thua nganh nên Xô mất trắng. Quá thảm.
Kho hậu cần thì đầy vũ khí. Trong khi ở đơn vị chiến đấu lại ko được cấp phát đạn vì chưa có lệnh đánh nhau. Quá buồn cười.
Trang bị không quân cũng thế. Mặc định đi ném bom thiên hạ nên toàn sản xuất máy bay ném bom. Tiêm kích không đủ. Đúng ra tập trung sản xuất tiêm kích để chiếm quyền khống chế trên không thì đội bay Đức hết làm mưa làm gió. Timosenco nêu vấn đề thì bị chê là chỉ nghĩ đến KQ phòng ngự.
Như vậy, thảm kịch ở chỗ lãnh đao cấp cao ko dám đánh nhau. Nhưng lại lên tinh thần cho quân dân là quân ta tất thắng. Thế là đánh nhau thật lấy tinh thần ra chèn xe tăng.
Đúng ra muốn chiến thì làm mọi công tác chuẩn bị để oánh luôn.
Muốn phòng ngự thì cũng làm công tác phòng ngự cho nghiêm ngặt.
Đây lại dở dở ương ương. Kết quả dàn đều quân sát chiến trường phơi mình cho Đức thịt.
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,899
Động cơ
247,725 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Nói công bằng một câu, thời 1940 loại trừ hết các hạng từ hổ báo cáo chồn đến ve rận ra, cho Nhật với LX oánh tay bo thì Nhật không ăn được LX nhưng LX cũng không làm gì được Nhật.

Tự hào da vàng tóc đen mũi tẹt tí đê các cụ.
Cái này thì cụ đúng quá. Nhật là Quốc đảo nên nó tập chung cho Hải Quân và Không Quân rất cao. Hải quân LX k tuổi gì .
 

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Hồi ký Giucop thì tình hình có vẻ ngược lại.
Sít lúc đầu rất sợ Đức tẩn. Chắc choáng về khả năng quân sự đánh chớp nhoáng Pháp của Đức. Cũng như tiềm lực khổng lồ cả châu Âu của Đức.
Việc sợ Đức tẩn của giới lãnh đạo chóp bu LX thể hiện rõ trong việc cấm quân LX đụng độ vũ trang với Đức, cấm thực hiện các biện pháp báo động chiến đấu, thậm chí còn ko phát đạn cho lính khi chưa có lệnh.
Nhưng mặt khác, trong đường lối tuyên truyền công khai vẫn coi mình là nước lớn, vô địch. Cứ đánh nhau là thắng. Dẫn đến tư duy ảo tưởng của đám chính ủy là quân ta tất thắng, quân địch tất bại. Còn ko thèm dậy lính cách rút lui khi bất lợi, cách phòng thủ khi gặp đối phương mạnh. Cứ tư tưởng bên ta đông quân, bên ta tấn công chiếm đất, bên địch yếu ớt vô dụng.
Mấy ông chính ủy nắm quyền sau Đại thanh trừng áp cái tư duy đó vào công tác chuẩn bị. Chưa đánh đã mặc định ta tất thắng nên dồn hết dự trữ chiến tranh lên tuyến đầu. Sau này thua nganh nên Xô mất trắng. Quá thảm.
Kho hậu cần thì đầy vũ khí. Trong khi ở đơn vị chiến đấu lại ko được cấp phát đạn vì chưa có lệnh đánh nhau. Quá buồn cười.
Trang bị không quân cũng thế. Mặc định đi ném bom thiên hạ nên toàn sản xuất máy bay ném bom. Tiêm kích không đủ. Đúng ra tập trung sản xuất tiêm kích để chiếm quyền khống chế trên không thì đội bay Đức hết làm mưa làm gió. Timosenco nêu vấn đề thì bị chê là chỉ nghĩ đến KQ phòng ngự.
Như vậy, thảm kịch ở chỗ lãnh đao cấp cao ko dám đánh nhau. Nhưng lại lên tinh thần cho quân dân là quân ta tất thắng. Thế là đánh nhau thật lấy tinh thần ra chèn xe tăng.
Đúng ra muốn chiến thì làm mọi công tác chuẩn bị để oánh luôn.
Muốn phòng ngự thì cũng làm công tác phòng ngự cho nghiêm ngặt.
Đây lại dở dở ương ương. Kết quả dàn đều quân sát chiến trường phơi mình cho Đức thịt.
Người ta thường tin những gì họ muốn tin mà, nhất là các nhà lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối.
Stalin kí hiệp ước bất tương xâm với Đức chắc hi vọng Đức sẽ dồn lực giải quyết Anh trước rồi nhân cơ hội Đức mất lực thì đánh Đức chăng? Vì hiệp định này là hiệp định mà cả hai bên đều không định tuân thủ.
Thêm vào nữa, Stalin cũng chẳng tốt đẹp hơn Hít le, chẳng qua kẻ thắng người thua nên Hít le thì bị sỉ vả, Stalin thì được tôn thờ (một số).
Giai đoạn đầu của WW2, chính Liên Xô là nguồn cung cấp lúa mì, dầu mỏ, khoáng sản,...cho Đức quốc xã.
Hay như khi Đức tấn công Ba lan thì Stalin cũng chiếm đóng phần còn lại của Ba lan.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,578
Động cơ
352,233 Mã lực
Về vụ đại thanh trừng ở LX thì em không có nhiều thông tin lắm, em nghĩ chắc có nhiều người bị oan. Tuy nhiên biết đâu việc này có tác dụng thực sự làm thanh lọc đội ngũ Hồng quân, góp phần vào chiến thắng Đức sau này. Rất có thể trong hàng ngũ tướng lĩnh Hồng quân có kha khá lực lượng thân nước ngoài hoặc có ý đồ phản loạn thật sự, em đoán thôi nhé. Nhìn cách các tướng Iraq của Saddam hàng Mỹ cả loạt thì biết, có thể Stalin lo ngại như vậy. Hồng quân đánh như mơ ngủ cho đến trước chiến dịch Moscow tất nhiên là hệ quả trực tiếp của việc này, tuy nhiên, đây đơn giản giống như một cơ thể vừa qua đại phẫu còn yếu và cần thời gian hồi phục, sau khi hồi phục hoàn toàn thì sẽ khỏe hơn hẳn (so với ông không phẫu thuật).
Cuộc đại thanh trừng là do các phe phái diệt nhau, đã hành quyết nhiều sỹ quan ưu tú của LX. Không có gì có thể biện minh cho việc này. Do hậu quả của đại thanh trừng, sự lạc hậu trong chiến thuật và sự yếu kém trong chỉ đạo trong đó trách nhiệm rất lớn của anh Xít, LX đã có những tổn thất to lớn. Rất may LX đất rộng người đông lại có mùa đông lạnh giá, quân Đức đánh mãi mới đến gần Mát thì hụt hơi.
Sau quá nhiều thất bại do sự yếu kém của mình, anh Xít cũng đã biết rút kinh nghiệm va dùng các tướng tài như Giu-Cốp, Rokossovsky... Điển hình là chiến dịch Bagration, sau khi đuổi Rokossovsky ra khỏi cuộc họp 2 lần thì cuối cùng anh Xit cũng phải nghe theo kế hoạch tác chiến của anh này.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Nói chung thì giai đoạn đầu chiến tranh, dù bị bất ngờ về thời điểm nhưng khách quan mà nói Hồng quân đánh quá kém, chắc vừa do chiến thuật lỗi thời, bị bắt bài, thiếu kinh nghiệm, thiếu tổ chức, etc. nên bảo đó là lỗi của dàn lãnh đạo mà Stalin đứng đầu cũng không sai. Tuy nhiên, em liên hệ với bóng đá, xem bóng nhiều các cụ cũng biết kể cả đội mạnh cũng có những giai đoạn đá như mơ ngủ, thường là lúc đầu trận chưa nóng máy. Kể cả HLV hàng đầu cũng không tránh khỏi được. LX cũng may khi giai đoạn mơ ngủ đấy không dài để đến mức sụp đổ không gượng dậy được. Em tin với thực lực như LX thể hiện giai đoạn 43-45 thì Đức không có cửa solo luôn.
Liên xô giai đoạn đầu thua tan tác, về sau càng đánh càng mạnh. Người Đức và phương Tây đã phải thốt lên rằng người và phương tiện chiến tranh của Liên xô dường như vô tận...

Hồi ký Giucop thì tình hình có vẻ ngược lại.
Sít lúc đầu rất sợ Đức tẩn. Chắc choáng về khả năng quân sự đánh chớp nhoáng Pháp của Đức. Cũng như tiềm lực khổng lồ cả châu Âu của Đức.
Việc sợ Đức tẩn của giới lãnh đạo chóp bu LX thể hiện rõ trong việc cấm quân LX đụng độ vũ trang với Đức, cấm thực hiện các biện pháp báo động chiến đấu, thậm chí còn ko phát đạn cho lính khi chưa có lệnh.
Nhưng mặt khác, trong đường lối tuyên truyền công khai vẫn coi mình là nước lớn, vô địch. Cứ đánh nhau là thắng. Dẫn đến tư duy ảo tưởng của đám chính ủy là quân ta tất thắng, quân địch tất bại. Còn ko thèm dậy lính cách rút lui khi bất lợi, cách phòng thủ khi gặp đối phương mạnh. Cứ tư tưởng bên ta đông quân, bên ta tấn công chiếm đất, bên địch yếu ớt vô dụng.
Mấy ông chính ủy nắm quyền sau Đại thanh trừng áp cái tư duy đó vào công tác chuẩn bị. Chưa đánh đã mặc định ta tất thắng nên dồn hết dự trữ chiến tranh lên tuyến đầu. Sau này thua nganh nên Xô mất trắng. Quá thảm.
Kho hậu cần thì đầy vũ khí. Trong khi ở đơn vị chiến đấu lại ko được cấp phát đạn vì chưa có lệnh đánh nhau. Quá buồn cười.
Trang bị không quân cũng thế. Mặc định đi ném bom thiên hạ nên toàn sản xuất máy bay ném bom. Tiêm kích không đủ. Đúng ra tập trung sản xuất tiêm kích để chiếm quyền khống chế trên không thì đội bay Đức hết làm mưa làm gió. Timosenco nêu vấn đề thì bị chê là chỉ nghĩ đến KQ phòng ngự.
Như vậy, thảm kịch ở chỗ lãnh đao cấp cao ko dám đánh nhau. Nhưng lại lên tinh thần cho quân dân là quân ta tất thắng. Thế là đánh nhau thật lấy tinh thần ra chèn xe tăng.
Đúng ra muốn chiến thì làm mọi công tác chuẩn bị để oánh luôn.
Muốn phòng ngự thì cũng làm công tác phòng ngự cho nghiêm ngặt.
Đây lại dở dở ương ương. Kết quả dàn đều quân sát chiến trường phơi mình cho Đức thịt.
Không có gì mâu thuẫn cả.

Stalin choáng khi thấy cỗ máy chiến tranh của Hitler nghiền nát Tây Âu.
Về phía Liên xô, Stalin vừa đại thanh trừng các tướng tá công thần biết cầm quân nên bộ máy nhân sự cho chiến tranh của Liên xô xộc xệch, thiếu người có tài và kinh nghiệm. Cũng vì chính vì mấy năm trước đó Stalin quá tập trung vào việc thanh trừng nội bộ nhằm củng cố quyền lực nên các nguồn lực cho quân đội không được quan tâm đúng mức dẫn đến phương tiện chiến tranh thiếu hụt và tụt hậu ...

Vì những lý do trên, đương nhiên là Stalin chưa muốn xảy ra chiến tranh với Đức, không cho binh lính tạo cớ cho Đức phát động chiến tranh.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,668
Động cơ
851,546 Mã lực
Cuộc đại thanh trừng là do các phe phái diệt nhau, đã hành quyết nhiều sỹ quan ưu tú của LX. Không có gì có thể biện minh cho việc này. Do hậu quả của đại thanh trừng, sự lạc hậu trong chiến thuật và sự yếu kém trong chỉ đạo trong đó trách nhiệm rất lớn của anh Xít, LX đã có những tổn thất to lớn. Rất may LX đất rộng người đông lại có mùa đông lạnh giá, quân Đức đánh mãi mới đến gần Mát thì hụt hơi.
Sau quá nhiều thất bại do sự yếu kém của mình, anh Xít cũng đã biết rút kinh nghiệm va dùng các tướng tài như Giu-Cốp, Rokossovsky... Điển hình là chiến dịch Bagration, sau khi đuổi Rokossovsky ra khỏi cuộc họp 2 lần thì cuối cùng anh Xit cũng phải nghe theo kế hoạch tác chiến của anh này.
Cụ mới chỉ nhìn thấy bề nổi trong chiến thắng của LX là các tướng tài mà quên đi nhiều thứ khác, trong đó có ý chí của Stalin và một nền tảng công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đằng sau. Những cái đó mới góp phần quyết định làm nên chiến thắng của Hồng quân. Cái nền tảng công nghiệp quốc phòng đó là từ đâu, từ quyết tâm công nghiệp hóa đến mức bất chấp của Stalin trong hơn 10 năm trước đó chứ không phải tự dưng mà có được.

Tóm lại là em muốn nhấn mạnh rằng thực lực của LX đã tăng rất nhiều trong giai đoạn trước chiến tranh, bao gồm cả kỹ thuật, vũ khí lẫn học thuyết chiến tranh. Giai đoạn đầu chiến tranh, cỗ máy chiến tranh của LX còn chưa sẵn sàng nên Hồng quân thua tan tác nhưng rất may nó đã kịp phát huy vào lúc cần thiết nhất. Em không tin một quân đội vừa bị mất gần hết quân chủ lực như trước chiến dịch Moscow 1941 lại kịp tái tổ chức để đánh ngang cơ quân đội Đức ngay sau đó hơn 1 năm rồi đè bẹp nó sau hơn 2 năm nữa, nếu không có nền tảng hùng mạnh phía sau mà chưa kịp phát huy hết. Cái này giống như trong truyện chưởng có kiểu học được võ công thượng thừa rồi nhưng giai đoạn đầu chưa thạo đánh còn chệch choạc, thành thạo rồi là bá đạo luôn. Hoặc như trong chiến lược bóng đá, muốn tính xa cho đội bóng thì phải dựa vào hệ thống đào tạo trẻ, tuy nhiên giai đoạn trẻ hóa đội hình thì phải chấp nhận kết quả ban đầu chưa được như ý, nhưng về lâu dài thì sẽ thành công.

Vụ thanh trừng thì em cũng nhìn nhận dưới góc độ tầm nhìn lâu dài của Stalin, không lẽ Stalin không hiểu thanh trừng cả loạt như thế là tự bắn vào chân mình? Ở vị trí Stalin lúc đó làm gì còn thế lực nào thách thức quyền lực để mà phải thanh trừng. Không bàn về yếu tố có oan hay không, em thiên về hướng Stalin muốn thanh lọc đội ngũ, xây dựng một quân đội đáng tin cậy hơn (vừa hồng và chuyên). Như ngày nay ta vẫn hay nói, thằng thắng nói gì chả đúng, Stalin đã thắng nên là đúng :D
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,578
Động cơ
352,233 Mã lực
Cụ mới chỉ nhìn thấy bề nổi trong chiến thắng của LX là các tướng tài mà quên đi nhiều thứ khác, trong đó có ý chí của Stalin và một nền tảng công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đằng sau. Những cái đó mới góp phần quyết định làm nên chiến thắng của Hồng quân. Cái nền tảng công nghiệp quốc phòng đó là từ đâu, từ quyết tâm công nghiệp hóa đến mức bất chấp của Stalin trong hơn 10 năm trước đó chứ không phải tự dưng mà có được.

Tóm lại là em muốn nhấn mạnh rằng thực lực của LX đã tăng rất nhiều trong giai đoạn trước chiến tranh, bao gồm cả kỹ thuật, vũ khí lẫn học thuyết chiến tranh. Giai đoạn đầu chiến tranh, cỗ máy chiến tranh của LX còn chưa sẵn sàng nên Hồng quân thua tan tác nhưng rất may nó đã kịp phát huy vào lúc cần thiết nhất. Em không tin một quân đội vừa bị mất gần hết quân chủ lực như trước chiến dịch Moscow 1941 lại kịp tái tổ chức để đánh ngang cơ quân đội Đức ngay sau đó hơn 1 năm rồi đè bẹp nó sau hơn 2 năm nữa, nếu không có nền tảng hùng mạnh phía sau mà chưa kịp phát huy hết. Cái này giống như trong truyện chưởng có kiểu học được võ công thượng thừa rồi nhưng giai đoạn đầu chưa thạo đánh còn chệch choạc, thành thạo rồi là bá đạo luôn. Hoặc như trong chiến lược bóng đá, muốn tính xa cho đội bóng thì phải dựa vào hệ thống đào tạo trẻ, tuy nhiên giai đoạn trẻ hóa đội hình thì phải chấp nhận kết quả ban đầu chưa được như ý, nhưng về lâu dài thì sẽ thành công.

Vụ thanh trừng thì em cũng nhìn nhận dưới góc độ tầm nhìn lâu dài của Stalin, không lẽ Stalin không hiểu thanh trừng cả loạt như thế là tự bắn vào chân mình? Ở vị trí Stalin lúc đó làm gì còn thế lực nào thách thức quyền lực để mà phải thanh trừng. Không bàn về yếu tố có oan hay không, em thiên về hướng Stalin muốn thanh lọc đội ngũ, xây dựng một quân đội đáng tin cậy hơn (vừa hồng và chuyên). Như ngày nay ta vẫn hay nói, thằng thắng nói gì chả đúng, Stalin đã thắng nên là đúng :D
Em thấy cụ khá thần tượng anh Xít nên các suy luận của cụ đều bảo vệ anh Xít. Em thì muốn nhìn nhận vấn đề công tâm hơn.
Để thanh lọc đội ngũ lãnh đạo và tướng lĩnh có nhất thiết phải bắt giam và giết hại hàng triệu người như anh Xít làm ko? Như em nói đây chỉ là câu chuyện phe phái tranh dành quyền lực. Sau đại thanh trừng còn lại những con người ra sao? Đó là những kẻ bất tài lanh dao quan doi khiến hàng triệu lính LX bị quân Đức giết hại hoặc bắt làm tù binh.
Như cụ nói LX có tiềm lực to lớn về công nghiệp quốc phòng, con người, khoa học kỹ thuật... Vậy sao trong suốt giai đoạn đầu thua liểng xiểng với những tổn thất khổng lồ về con người, khí tài...? Đó là do sai lầm của anh Xít trong chỉ đạo và hậu quả do đại thanh trừng của anh ấy.
Như em đã nói chỉ sau khi thất bại liên tục, anh Xít mới bắt đầu lắng nghe các tướng giỏi, trong trận phòng thủ Mát nếu ko kéo Giu-Cốp về tổ chức phòng thủ thì chắc anh Hít đã duyệt binh ở quảng trường đo roi. Trong chiến dịch Bagration, nếu ko nghe lời Rokossovsky thì làm sao có chien thang hoanh trang voi mấy chục nghìn hàng binh bị dẫn giải đi ở quảng trường đỏ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top