Anh Hít bỏ Móc Cu chuyển cánh về phía nam là hợp lý rồi. Chiếm Móc Cu chỉ có ý nghĩa về tinh thần và cái giá phải trả sẽ là cả đạo quân lớn bị hãm cho chết đói chết rét trong mùa đông khắc nghiệt.
Anh Xít cũng không xác định giữ Móc Cu bằng mọi giá, chuẩn bị phương án dời đô rồi.
Tướng thuần túy như Giucop ko có nhãn quan chính trị. Nếu ông ấy khôn khéo một chút trong khi báo cáo với Sít, biết tầm nhìn chính trị một chút, dã tâm một chút thì kết quả khác rất nhiều.
Lúc đó quân LX khủng hoảng về tin tình báo ý đồ đối phương. Tuy nhiên, với người kinh nghiệm quân sự lâu năm như Giucop. Chỉ cần theo dõi các cánh quân xe tăng, cơ động của Đức là có thể đoán biết chính xác hướng tấn công chính của Đức ở đâu.
Lúc đó Bộ tổng tham mưu Xô biết Đức đảo cánh xuống U cà. Nhưng thông tin khẳng định chính xác ko có để báo cáo với Sít.
Giucop đi báo cáo. Lẽ ra ông ấy nên rút gọn biện pháp đối phó từ tổng thể thành từng giai đoạn thì ngon.
Ban đầu nên tập trung quân giữ Brianxcơ thôi. Quân Đức ko xuyên qua vùng này thì cũng ko móc lốp U cà được.
Nếu Brianx cơ vẫn bị thủng thì hãy nêu phương án rút quân U cà.
Một vấn đề cực kỳ nhạy cảm về chính trị là việc rút Kiep. Ở LX có 3 thành phố phải giữ bằng mọi giá là Lê nin, Mát và Kiep.
Như Giucop biết ý lãnh đạo thì cứ giả vờ thủ Kiep đi. Coi như dí một tập đoàn quân thủ nơi đó để hi sinh. Còn lại tất cả rút qua sông Danuyp thì vấn đề sẽ OK. Giống như sau này nhất quyết phải giữ vài mẩu đất ở Stalingrat.
Trong gói báo cáo tổng thể. Giucop nói đến vấn đề rút bớt quân thủ Mat để tăng cường Brianxcơ. Thực ra bên nào cũng thiếu quân cả. Đức ko đủ quân đánh đồng thời nên mới phải dừng đánh Mat mà xuống nam.
Nhưng cách đặt vấn đề ko khéo léo của Giucop khiến cho mọi việc bị đình chỉ. Giucop bị mất chức TTMT.
Thế là Bộ tổng tham mưu Xô lúc đó ko còn người đủ tầm đi báo cáo Sit nữa. Mọi việc để cho mấy ông Chính ủy như Mê khơ lít quyết hết.
LX đánh như mơ ngủ. Gần thua sạch quân thì mới trọng dụng lại những người giỏi như Giucop.
Vấn đề quân Nhật có tấn công Xô hay ko. Giới quân sự cũng biết trước được ít ra vài tháng. Thông qua theo dõi cụm quân tấn công và công tác chuẩn bị hậu cần.
Hay nói cách khác. Quân sự người ta quan tâm trong tjowif gian ngắn vài tháng tới quân Nhật có tấn công hay ko. Nếu ko thì rút bớt quân để cứu Mát. Sau mà phát hiện Nhật chuản bị tấn công thì điều quân tăng cường đối phó sau.
Chứ ko phải tư duy mấy ông chính trị. Chỉ biết cứng nhắc Nhật đánh hay ko đánh. Vấn đề đó chính Nhạt cũng ko biết nữa là Xô.
Sau này, khi có tin tình báo khẳng định đường lối lâu dài Nhật ko tẩn Xô thì Xô mới bớt quân Viễn Đông.
Để giới quân sự đièu hành thì vấn đề đơn giản hơn nhiều. Quân ít. Chỗ nào nóng bỏng thì tập trung cơ động đối phó.
Tôi đánh giá cao tư duy đánh nhau của quân Đức giai đoạn đầu chiến tranh. Rất thực dụng hiệu quả.