[Funland] Nước Mỹ đã đóng góp cho chiến thấng của Đồng minh trong Thế chiến II như thế nào

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,043
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
Oánh nhau trên chiến trường thì Nga công đầu. Còn phá hoại hậu phương, phong toả đường biển, triệt tiêu năng lực sản xuất phục vụ chiến tranh thì chỉ có Anh và Mỹ thôi. Chơi đế chế nó gọi là chiêu giết nông dân, phá nhà :D
2 xuẩn biết vì lý do gì mà tay F. Roogevelt được xếp kẹp giữa Churchil và Stalin không ???
 

VN Stock

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-696801
Ngày cấp bằng
2/9/19
Số km
1,043
Động cơ
108,590 Mã lực
Tuổi
51
2 triệu dân chết đói năm 45 thì thằng Pháp phải chịu trách nhiệm chính. Mang tiếng bảo hộ mà khi Nhật vào chạy té khói. Úi dời :D
Sợ uy danh, đánh thua quân đội Thiên hoàng thì chạy thôi.
Trước địch mạnh thì hành động ấy là hợp lý.
Thậm chí tới giờ này, ở bên Sing người ta vẫn duy trì cái Ngày Đầu hàng to lắm.
Cụ nào tinh thông thì giảng cho ốp phơ vỡ đi :D
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,274
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Chả phải vô cớ mà Stalin khoanh tay khi bọn kháng chiến Ba Lan ở Warsawa nổi loạn tháng 8/1944.
Bọn lừa lọc, ma giáo, đâm sau lưng xứng đáng hưởng những điều tương xứng với những việc chúng đã làm.
Thuyết Nhân - Quả luôn đúng :D
giờ thì thuyết nhân quả đúng không?
thế thuyết nhân quả có nói đến CCCP thảm sát nên CCCP sụp đổ :D, Đức thảm sát nên Đức sụp đổ:D, Nhật thảm sát nên Nhật sụp đổ:D. đó quả với báo;;)
 

Tadiman893

Xe buýt
Biển số
OF-124763
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
725
Động cơ
384,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Luận công chia chiến lợi phẩm sau WW2 tụi LX, Mỹ, Anh nó ngồi làm việc với nhau xong từ năm 1945, giờ các cụ còn lôi ra tranh luận cái gì nữa nhỉ?
Em thấy mọi cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ việc đòi chia lại :))
 

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
344
Động cơ
99,717 Mã lực
Tuổi
34
Sợ uy danh, đánh thua quân đội Thiên hoàng thì chạy thôi.
Trước địch mạnh thì hành động ấy là hợp lý.
Thậm chí tới giờ này, ở bên Sing người ta vẫn duy trì cái Ngày Đầu hàng to lắm.
Cụ nào tinh thông thì giảng cho ốp phơ vỡ đi :D
:D Em đang tra gg cụ nhé.
Mà em quên là WWII, đồng minh có Pháp, Trục có Ý nổi tiếng về độ phá , bóp d**i đồng đội =))
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,438
Động cơ
536,693 Mã lực
Nói về công trạng tụi Anglo trong thế chiến II thì phải tính đến chiến trường diễn ra trên khắp các lục địa và ngay hậu phương Phát xít. Thử hình dung nếu Đức vẫn duy trì được nguồn cung than, dầu, kim loại từ Châu Phi, Địa Trung Hải...từ đồng minh Nhật Bản nhất là kim loại nặng thì ko biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Chiến dịch ném bom các vùng công nghiệp Đức của Anh và Mỹ đã làm quân đội Đức không có khả năng khôi phục các tổn thất trên chiến trường. Điểu này đem lại lợi thế cho phe đồng minh trong đó có Nga. Nga mà ko di tản nhà máy về Viễn Đông thì đi nhanh mấy năm đầu chiến tranh rồi.
Năng lực tấn công tầm xa vào sâu hậu phương, triển khai lực lực lượng viễn chinh khắp các châu lục để chặn mọi nguồn cung của Đức quốc xã, ngoài Mỹ có ông méo nào dám tranh công?
 

Lửng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737310
Ngày cấp bằng
27/7/20
Số km
101
Động cơ
65,973 Mã lực
Tuổi
24
:D Em đang tra gg cụ nhé.
Mà em quên là WWII, đồng minh có Pháp, Trục có Ý nổi tiếng về độ phá , bóp d**i đồng đội =))
Nghĩ ló cay. Thời đó xứ Đông Dương đang dễ thở, phong trào dân chủ lên phấp phới thì ở bển thằng Đức híp thằng Pháp, dựng lên chính quyền bù nhìn Ba tanh, đưa người sang đàn áp bắn giết các cụ nhà em.

Bài học lịch sử để lại là có thể chơi với hạng hổ báo cáo chồn không ngại, tuyệt đối không được chơi với hạng đỹ thoã như tụi Pháp.
 

Lửng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737310
Ngày cấp bằng
27/7/20
Số km
101
Động cơ
65,973 Mã lực
Tuổi
24
Cụ nhầm ạ, bị đánh trước chứ không phải chủ động đánh trước mà tiên phong
Bị đánh nó có đánh lại không?

LX có chủ động đánh Đức trước không?

Nói tóm lại thằng nào lĩnh ấn tiên phong vậy cụ?
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Lạy hồn, quy mô của mặt trận Thái Bình Dương ác liệt có kém gì mặt trận Châu Âu đâu, Nhật nó chiếm gần hết Châu Á rồi kêu không ai tính công đánh Nhật, chẳng qua ông LX mãi gần cuối mới đủng đỉnh đánh Nhật được có tý, Nhật nó kém bộ binh nhưng đạo quân Quan Đông hơn 1 triệu quân nhai nó cũng tổn thất không ít, chẳng qua Mẽo nó ném nuke vào Nhật rồi nên Nhật nó đầu hàng, thế là lờ lớ lơ luôn bảo oánh Nhật nó dễ...
Nhật nó chỉ đánh mấy nước nông dân nên không tính tiền ạ, 1 mình Mỹ nó bẻ hết răng, Đức 1 mình đập toàn ông lớn Mỹ - Anh - Fap và khối thịnh vượng chung, Đức sống thì Nhật còn dựa hơi, Đức chết Nhật cũng xác định thôi ạ.
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Ở VN sách giáo khoa lịch sử thường định hướng Liên Xô là quốc gia đóng góp công đầu trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít còn Mỹ chỉ là kẻ ăn theo, chờ đến khi Liên Xô sắp đánh bại nước Đức phát xít thì mới nhảy vào để chia phần thắng lợi. Vậy sự thật như thế nào? Nước Mỹ có phải chỉ là kẻ ăn hôi và không có Mỹ thì Liên Xô cũng thừa sức tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?

VÌ SAO ĐẾN NĂM 1941 MỸ MỚI THAM CHIẾN TRỰC TIẾP?

Muốn hiểu rõ vì sao nước Mỹ lại không sớm tham gia Thế chiến II thì chúng ta phải hiểu cơ chế chính trị của Mỹ. Nước Mỹ trước Thế chiến II là một quốc gia dân chủ, vị trí tổng thống được quyết định bằng lá phiếu của cử tri trong các cuộc bầu cử 4 năm một lần. Do đó, bất cứ chính trị gia nào muốn giữ được chiếc ghế tổng thống cũng không thể phớt lờ ý muốn của nhân dân. Điều này khác hẳn với Liên Xô, nơi mà chế độ độc đảng của nó cùng với nhà lãnh đạo Stalin có uy quyền tuyệt đối và có thể tuyên chiến với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà không cần đếm xỉa tới bầu cử hoặc ý muốn của người dân. Người dân Mỹ trước chiến tranh đa số theo quan điểm biệt lập, không muốn dính dáng đến những vấn đề tranh chấp giữa các cường quốc châu Âu và mong muốn của họ khiến Quốc hội Hoa Kỳ đã liên tiếp thông qua Đạo luật Trung lập các năm 1935 , 1936 và 1937 nhằm đảm bảo rằng đất nước sẽ không bị vướng vào các cuộc xung đột nước ngoài thêm một lần nào nữa. Mặc dù Tổng thống Roosevelt muốn cung cấp hỗ trợ cho người Anh, cả luật pháp Mỹ và công chúng lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào cuộc xung đột đã chặn đứng kế hoạch của ông.

Tuy nhiên, vào năm 1939 - khi Đức, Ý và Nhật theo đuổi các chính sách quân sự hiếu chiến, Tổng thống Roosevelt muốn ngăn chặn sự xâm lược của phe Trục nên đã đề nghị sửa đổi lại các quy định nhằm cho phép các quốc gia đang ở tuyến đầu chống phát xít như Anh và Pháp có thể mua hàng hóa quân sự, vũ khí và đạn dược từ Mỹ. Việc thông qua sửa đổi đối với Đạo luật Trung lập ngay trong tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan đã đánh dấu nước Mỹ đã thoát khỏi chủ nghĩa cô lập, bước đầu tiên tiến tới chủ nghĩa can thiệp. Chính phủ Mỹ bắt đầu huy động nguồn lực cho một cuộc chiến tranh tổng lực và tăng gấp năm lần ngân sách quốc phòng (từ 2 tỷ USD lên 10 tỷ USD). Nhiều khoản viện trợ quân sự đã được chuyển đến Anh trong năm 1940 và Liên Xô năm 1941 để giúp các quốc gia này chiến đấu chống Đức nhưng nước Mỹ vẫn từ chối tham chiến trực tiếp. Tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và mọi trở ngại trên con đường tham chiến của Mỹ đã được dọn sạch. Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với các nước phát xít và cùng với Anh, Liên Xô là ba quốc gia trụ cột của lực lượng đồng minh chống phát xít.

Như vậy, tuy tham chiến trực tiếp khá trễ (12 - 1941) trên thực tế Mỹ đã từ bỏ chính sách trung lập bằng cách tăng cường bán vũ khí cho Anh và Pháp ngay từ những ngày đầu nổ ra Thế chiến II (9 - 1939).

ĐÓNG GÓP CỦA MỸ CHO CÁC QUỐC GIA ĐỒNG MINH THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH LEND - LEASE

Hoa Kỳ không phải là quốc gia có số người tử vong do Thế chiến II nhiều nhất nhưng không ai có thể coi thường các đóng góp vật chất của họ cho các nước Đồng Minh.

Các chuyến hàng đầu tiên, bao gồm phần lớn các mặt hàng thực phẩm và công nghiệp đã đến Anh vào thời điểm cuộc chiến phong tỏa của tàu ngầm Đức sắp sửa khiến quần đảo Anh chết đói. Các xe tăng và máy bay đầu tiên của Mỹ đã tới Ai Cập kịp thời để quân Anh sử dụng trong cuộc phản công vào Libya bắt đầu vào ngày 2 tháng 11 năm 1941.

Thông qua chương trình Lend - Lease, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Liên Xô 427.284 xe vận tải; 13.303 xe thiết giáp (bao gồm 7.000 xe tăng), 11.400 máy bay các loại. 17.499.861 tấn hàng hóa, trang thiết bị đã được đưa tới Liên Xô, trong đó bao gồm 2.670.371 tấn xăng dầu, 4.478.116 tấn thực phẩm, đạn dược, đạn pháo, mìn, chất nổ các loại... chiếm tới 53% tổng lượng tiêu thụ của Liên Xô. 92,7% thiết bị đường sắt của Liên Xô có xuất xứ từ Mỹ. Lương thực Mỹ viện trợ đủ cho một đội quân Liên Xô mười hai triệu người trong suốt cuộc chiến.

Vai trò của viện trợ Lend - Lease sang Liên Xô đã bị hạ thấp bởi các nhà sử học Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh cho rằng chỉ chiếm 4% lượng hàng hóa của Liên Xô sản xuất . Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản, các nhà sử học Nga đã tiếp cận nhiều hơn với tài liệu lưu trữ lịch sử và tự do hơn để đi đến kết luận của riêng họ. Thực tế thì năng lực sản xuất của Liên Xô đã bị phóng đại nặng nề, và việc đánh giá lại cho thấy Lend - Lease chiếm tới 30% tổng sản lượng của Liên Xô.

Joseph Stalin đã công khai thừa nhận tầm quan trọng của những nỗ lực của Mỹ trong bữa ăn tối tại Hội nghị Tehran năm 1943: "Không có máy móc của Mỹ, Liên Hợp Quốc không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc chiến".

ĐÓNG GÓP THAM CHIẾN TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ

Trong chiến tranh, khoảng 16 triệu người Mỹ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ với 405.399 người thiệt mạng và 671.278 người bị thương.

Chiến tranh đã tiêu tốn của Hoa Kỳ khoảng 341 tỷ USD vào năm 1945, tương đương 74% GDP và khi quy ra thời giá năm 2015 là hơn 4.500 tỷ USD.

Lực lượng Mỹ đã tham gia các chiến dịch chống lại tàu ngầm Đức trên Đại Tây Dương, trực tiếp đẩy lùi quân phát xít trên sa mạc Bắc Phi, ở Ý, Pháp, Hà Lan và tiến vào nước Đức năm 1945. Quân đội Mỹ cũng sát cánh cùng với những người lính Trung Quốc, hải quân Mỹ hủy diệt sức mạnh của hải quân Hoàng gia Nhật Bản, giải phóng hầu hết các vùng lãnh thổ châu Á, Thái Bình Dương. Những quả bom của không quân Mỹ đã hủy diệt hầu như toàn bộ các thành phố công nghiệp quan trọng của Đức và Nhật, góp phần đáng kể buộc hai quốc gia này phải đầu hàng, nhất là Nhật Bản.

Nước Mỹ có thể không đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đánh bại nước Đức phát xít ở châu Âu nhưng chắc chắn công đầu trong việc đánh bại Nhật Bản ở châu Á là thuộc về họ. Những nỗ lực của Mỹ đã ngăn chặn không để cho Nhật Bản bị Liên Xô chia cắt như với nước Đức, nếu không e rằng một phần lãnh thổ của Nhật ngày nay đã nghèo đói như Triều Tiên. Nước Mỹ không phải đóng góp 100% công sức trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít nhưng chắc chắn rằng họ cũng không phải ngồi chơi và chờ hưởng thành quả của người khác.

Kết luận là chiến thắng của lực lượng Đồng minh chống phát xít chỉ có dựa vào hai bí quyết: "TIỀN CỦA MỸ VÀ MÁU CỦA NGA"
Fb Quynh Huyen Quynh
FB_IMG_1595634583136.jpg

Xe tăng Sherman được Mỹ cung cấp cho quân đội Anh
FB_IMG_1595634590781.jpg

Binh lính Canada sử dụng xe lội nước của Mỹ tại chiến trường Hà Lan đầu 1945
FB_IMG_1595634601188.jpg

Binh lính Anh với tiểu liên Thompson do Mỹ sản xuất và chuyển giao theo chương trình Lend-Lease
FB_IMG_1595634587740.jpg

Xe tải Studebaker được Mỹ chuyển cho Liên Xô theo chương trình Lend-Lease và vận chuyển binh lính Liên Xô tại Budapesst măm 1945
FB_IMG_1595634619401.jpg

Sherman M4 Mỹ chuyển giao cho Hồng quân
FB_IMG_1595634625507.jpg

Máy bay P-39 Cobra của Mỹ trong lực lượng không quân LX
FB_IMG_1595634629263.jpg

Studebaker làm bệ phóng cho Катюша Liên Xô
FB_IMG_1595634634752.jpg

Tài trợ súng cho người Tàu kháng Nhật
FB_IMG_1595634640436.jpg

Quân đội Mỹ tiến vào Paris
FB_IMG_1595634645726.jpg
tóm lại máu nga, trí khôn anh, vũ khí mỹ
e thấy sách VN thì ca ngợi công lao to lớn của LXô, sau này đọc, xem kênh truyền hình NGO, thấy Mỹ nó cũng góp tiền bạc, vũ khí, đổ cả quân: đánh nhật cũng chết nhiều lính mỹ....mà công nghiệp quốc phòng cũa Mỹ cũng khủng, LX thì lúc đầu thỏa thuận với đức quốc xã, xâm chiếm ba lan, thảm sát lính ba lan trong rừng karin (dc dựng thành phim), tông thống ba lan đi kỷ niệm cũng bị rơi máy bay, chết; Liên xô giao đoạn đầu 1941 - ko dc mỹ và đồng minh hỗ trợ vú khí thì có khi đức quốc xã đã chiếm dc rồi
Quý hoá quá ;))
(em cọp lại)

Đánh giá của người Mỹ

Harry Lloyd Hopkins, cố vấn của Tổng thống Roosevelt, nhận định: “Chúng tôi chưa bao giờ cho rằng sự giúp đỡ của chúng ta dưới hình thức lend-lease là yếu tố chính trong thắng lợi của Liên Xô trước Hitler ở mặt trận phía đông. Chiến thắng đó đạt được bằng sự dũng cảm và máu của quân đội Nga”.

Các học giả có những ý kiến thẳng thắn hơn. Nhà sử học Mỹ George C. Herring viết: “Lend- lease không phải là hành động vô tư. Đây là một hành động tính toán, vị kỷ và người Mỹ luôn hình dung rõ ràng những cái lợi mà họ có thể thu được từ hành động đó”.

Mỹ là nước duy nhất trong khối Đồng minh chống phát xít “thắng” trên những nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ cuộc chiến tranh.

Mượn đất “cắm dùi”

Từ năm 1957, dưới thời Khrushchev, Nhà xuất bản Ngoại Văn Nga đã công bố các trao đổi thư tín giữa các tổng thống Mỹ Roosevelt, Truman với Stalin về chương trình lend-lease. Không hẳn những gì Mỹ cho LX vay - thuê đều “đúng ý” LX.

Trong một bức điện ngày 13-1-1943 của Stalin gửi Roosevelt có nội dung như sau: “Cảm ơn quyết định của Ngài về việc gửi 200 máy bay vận tải cho LX. Về việc gửi các đơn vị oanh tạc cơ đến vùng Viễn Đông (của LX), như tôi đã nhấn mạnh trong các điện văn trước, điều chúng tôi cần không phải là các đơn vị không quân mà là máy bay không kèm phi công, do lẽ chúng tôi đã có đủ phi công rồi.

Mặt khác, chúng tôi cần máy bay không phải cho khu vực Viễn Đông, nơi mà chúng tôi không ở trong tình trạng chiến tranh, mà ở mặt trận XV - Đức, nơi mà chúng tôi đặc biệt rất cần quí ngài giúp cho máy bay”.

Vào thời điểm đó, Mỹ đang giao chiến với Nhật tại Viễn Đông, lại cần đưa các đơn vị không quân của mình đến “cắm dùi” trên đất LX. Đây là điều mà Stalin không muốn. Mãi đến ngày 8-5-1945, tức hai ngày sau khi quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima, Stalin mới tuyên chiến với Nhật.
Nói đi nói lại. Tính toán chán che Mỹ đóng góp có 30phaanf trăm là kịch kim
Vậy công đầu vẫn thuộc LX thôi.
Có gì sai ở cái kết luận đâu.
Kết luận chuẩn cmn rồi còn gì.
Lúc đầu bán vũ khí cho cả 2 bên kiếm xèng
Gần kết thúc nhảy vào viện trợ bên thắng thế.
Vừa được tiếng, vừa có miếng.
Khôn thế là cùng
1 mình Liên Xô công ít nhất phải được 60% các cụ ạ, sau trận Stalingrat Đức hết lực đến cuối cuộc chiến.
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Mấy cái công lao của Anh mà cụ nêu, nếu ca ngợi Anh 1 thì fai ca ngợi Mỹ và Liên Xô 10. Bắc Phi thì chỉ 1 sư đoàn Châu Phi của Rommel mà làm cho quân Anh chạy mất dép, nhưng do Đức ko chi viện vì còn fai solo với Liên Xô. Trong khi đó Anh lại được cả khối Đồng Minh, đứng đầu là Mỹ hà hơi tiếp sức nên mới chuyển bại thành thắng. Trên Đại Tây Dương cũng vậy, Mỹ ko tham chiến thì Anh cùng lắm chui vào hang, dựa vào yếu tố địa lý để tránh bị hấp diêm thôi. Trận Dunkirk nổi tiếng, thật sự fai gọi là cuộc trốn chạy lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới, người bỏ chạy là gần 40 vạn quân Anh. Chiến trường Châu Á thì khỏi nói rồi, từ đường thủy đến đường bộ đều bị Nhật nó rượt chạy mất dép. Túm lại, nếu xếp hạng các nước tham chiến tại WW2, Anh Pháp Ý nằm chung 1 nhóm, xách nước cho mấy a Nhật Mỹ LX thôi
Sao e thấy nhiều người cứ ca ngợi thằng Anh trong WW2 thế nhỉ ??? Theo e thấy vai trò của Anh trong WW2 là như thế này : ngoài trời giông bão vần vũ, Anh chui vào trong nhà trốn, và cầu trời cho mưa ko ướt đầu mình. Chấm hết. Có cái gì đâu mà ca với ngợi.
Anh nó vật nhau với Đức trên Đại tây dương, chèo chống mặt trận Bắc Phi, không kích đánh phá hậu phương của Đức... Cũng vất vả và nhiều công lao cụ ợ.
Anh chỉ cầm chân thằng Ý tạ thôi, không đập nổi Ý ấy chứ, không kích vào Đức là bám đít Mỹ, chứ không gặp Flak 88 của Đức là rụng như sung, có lần B 17 rụng nhiều quá Mỹ còn phải ngừng ném bom 1 thời gian. Ngoài ra thằng Anh này còn là 1 tàu sân bay khổng lồ cho máy bay Mỹ cất cánh.
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Cái sai chết người của anh Hít le là chửa bình định xong nửa Tây châu Âu và nhất là chưa vô hiệu hoá được nước Anh đã xoay ra đánh Lx.
Vậy nên dắt tới kết cục bi thảm cho Đế chế :(
Cụ sai hoàn toàn, Anh nó mạnh về hq, mục đích của Hitle là cần Anh ký hòa ước thôi, chứ đảo anh dân ít tài nguyên nghèo chiếm làm gì, đổ bộ chiếm được Anh thì Đức cũng gần chết, lúc đấy Liên Xô nó hắt hơi cái là cũng nuốt được Đức.
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Giỏi như Nã Phá Luân, chiến trên 2 mặt trận còn đi. Le nói chung là dốt sử, không học bài của tiền nhân. Tấn công Liên xô, về mặt chiến lược là điều bắt buộc, có điều là sai thời điểm thôi, mặt trận phía Tây vẫn chưa xog, trên biển và trên không vẫn oánh ác liệt với Anh, vậy mà a Le đã vác quân đi.
Thời điểm đó là quá chuẩn, lúc đó Liên Xô sau đại thanh trừng mất hết tướng tài, vũ khí lạc hậu nên là lúc yếu nhất.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,061
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Nói về công trạng tụi Anglo trong thế chiến II thì phải tính đến chiến trường diễn ra trên khắp các lục địa và ngay hậu phương Phát xít. Thử hình dung nếu Đức vẫn duy trì được nguồn cung than, dầu, kim loại từ Châu Phi, Địa Trung Hải...từ đồng minh Nhật Bản nhất là kim loại nặng thì ko biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Chiến dịch ném bom các vùng công nghiệp Đức của Anh và Mỹ đã làm quân đội Đức không có khả năng khôi phục các tổn thất trên chiến trường. Điểu này đem lại lợi thế cho phe đồng minh trong đó có Nga. Nga mà ko di tản nhà máy về Viễn Đông thì đi nhanh mấy năm đầu chiến tranh rồi.
Năng lực tấn công tầm xa vào sâu hậu phương, triển khai lực lực lượng viễn chinh khắp các châu lục để chặn mọi nguồn cung của Đức quốc xã, ngoài Mỹ có ông méo nào dám tranh công?
Đúng rồi đấy.
Một trong những nguyên nhân khiến Đức quốc xã trong những năm cuối cuộc chiến gần như bị tê liệt năng lực chiến tranh là do bị Mỹ và đồng minh ném bom chiến lược để phá hủy gần hết các nhà máy sản xuất vũ khí, phá hủy gần hết các cơ sở hậu cần, chặn các nguồn cung nhiên-nguyên liệu...
Song song với việc đó là Mỹ và đồng minh tiêu diệt năng lực chiến tranh của Đức trên biển và toàn bộ Tây Âu + các lãnh thổ châu Phi trên đất liền.
Mỹ và đồng minh vừa làm được những việc như trên, vừa viện trợ (cho vay, mướn) 1 lượng khổng lồ phương tiện chiến tranh và hậu cần cho Liên xô oánh Đức ở Đông Âu. Đấy là thực tế, ai có thể phủ nhận Mỹ là 1 trong những nhân tố chính đánh bại phát xít Đức.
Tất nhiên đấy chỉ là nửa câu chuyện, nửa còn lại là nhân tố chính thứ 2 -Liên xô. Liên xô đã tiêu diệt, làm tiêu hao một lượng khổng lồ nhân lực, vật lực của Đức ở Đông Âu, truy quét tiêu diệt quân Đức từ lãnh thổ của mình qua nhiều quốc gia đến tận Berlin. Cũng không ai có thể đánh giá thấp vai trò của Liên xô.

Thật là nhảm và chả có căn cứ nào để cho các pờ-rồ Mỹ, pờ-rồ Liên xô cân đo đong đếm % đóng góp của 2 nước đó... :D
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
So sánh cụ thể nó mới khách quan.
3 năm đầu tiên chiến tranh Xô Đức. Đồng minh Mỹ Anh giúp rất ít. Lúc đó Đức lại mạnh nhất, chiếm cả châu Âu. Có tiềm lực của cả châu Âu. Kể cả số vũ khí, xe vận tải của châu Âu đem ra bem với Xô.
Huy động quân đồng minh Đức sang đánh Xô trong 3 năm đầu cũng nhiều nhất. Lính chư hầu Đức lúc đó cũng nhiệt tình oánh Xô nhất.
Nhưng tất cả bị Xô thịt sạch mọi tiềm lực. Bắt đầu lật ngược thế cờ.
Mỹ Anh lúc đó còn đang le ve bên châu Phi. Oánh với dúm quân Romel còn trầy trật. Nói gì tới ném bom Đức.
Trận Stalingrat là nơi đánh dấu bước ngoặt chiến tranh. Lúc ấy xẩy ra sự kiện Đức đánh tan đoàn tầu PQ17 viện trợ cho Xô. Lý do Anh ko mặn mà giúp Xô nên mặc kệ.
Mà đoàn PQ17 là đoàn viện trợ thuộc hàng lớn nhất cuộc chiến cho Xô. Đoàn tầu có hàng trăm xe tăng và các vật tư khác.
Nhưng tất cả ném xuống biển.
Tóm lại hiệu quả viện trợ rất thấp trong 3 năm đầu.
Đoạn sau thì gió đổi chiều rồi.
Khi Xô đập bẹp Đức trong trận Cuốc x cơ. Lúc đó Mỹ mới bắt đầu đổ bộ Ý.
Lúc đó kết cục mới rõ ràng. Còn nói gì nữa.
Chuẩn cụ, sau trận Stalingrat là kết cục đã rõ, lúc LX cần nhất thì phe ĐM vẫn chưa mở mặt trận phía tây.
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Các cụ thử dự đoán full quân của Hít le với các khí tài hồi 1941 tấn công đánh nhau với quân đội của Việt Nam hiện đại với vài chục Su-30, Su-22, Mig, Ít T-90, ngàn con T-54 thằng nào ăn thằng nào b-)
Đức nó spam vô tận và có các bộ óc thiên tài.
Mấy trăm con tăng và máy bay kia bắn hết đạn lấy gì bắn tiếp.

Em đang nói solo cũng như vị trí địa lý như hiện tại.
 

The Secret 2020

Xe tải
Biển số
OF-737481
Ngày cấp bằng
28/7/20
Số km
314
Động cơ
67,449 Mã lực
Đúng rồi đấy.
Một trong những nguyên nhân khiến Đức quốc xã trong những năm cuối cuộc chiến gần như bị tê liệt năng lực chiến tranh là do bị Mỹ và đồng minh ném bom chiến lược để phá hủy gần hết các nhà máy sản xuất vũ khí, phá hủy gần hết các cơ sở hậu cần, chặn các nguồn cung nhiên-nguyên liệu...
Song song với việc đó là Mỹ và đồng minh tiêu diệt năng lực chiến tranh của Đức trên biển và toàn bộ Tây Âu + các lãnh thổ châu Phi trên đất liền.
Mỹ và đồng minh vừa làm được những việc như trên, vừa viện trợ (cho vay, mướn) 1 lượng khổng lồ phương tiện chiến tranh và hậu cần cho Liên xô oánh Đức ở Đông Âu. Đấy là thực tế, ai có thể phủ nhận Mỹ là 1 trong những nhân tố chính đánh bại phát xít Đức.
Tất nhiên đấy chỉ là nửa câu chuyện, nửa còn lại là nhân tố chính thứ 2 -Liên xô. Liên xô đã tiêu diệt, làm tiêu hao một lượng khổng lồ nhân lực, vật lực của Đức ở Đông Âu, truy quét tiêu diệt quân Đức từ lãnh thổ của mình qua nhiều quốc gia đến tận Berlin. Cũng không ai có thể đánh giá thấp vai trò của Liên xô.

Thật là nhảm và chả có căn cứ nào để cho các pờ-rồ Mỹ, pờ-rồ Liên xô cân đo đong đếm % đóng góp của 2 nước đó... :D
Chốt thế này :

Không có phe ĐM thì 1 mình LX vẫn nuốt được Đức nhưng sẽ lâu hơn ít nhất vài năm và nướng thêm mấy triệu quân nữa. Sau trận Stalingrat Đức đã hết lính tinh nhuệ và tướng tài.

Còn LX mà thất thủ thì còn rất lâu Mỹ mới thắng được Đức, chưa nói là phe phát xít chiến thắng. Nên cá nhân em vẫn nghiêng về công của LX lớn nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top