[Funland] Norodom Sihanouk và Campuchia

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,374 Mã lực
Bảo Đại chỉ là tên bất tài, cụ không nên so sánh với NA , có rất nhiều người lo sợ rằng việc ca tụng NA là bênh vực chế độ bảo hoàng . Suy nghĩ tiêu cực đó dẫn đến phải bôi nhọ và phủ nhận NA như hiện nay chăng ?
Ý em là lúc đó (1945) thì dân cũng chán cái triều đại nhà Nguyễn rồi, chứ không phải vì Bảo Đại. Còn Nuyễn Ánh giờ là nhân vật lịch sử rồi, ca ngợi hay phê phán nó cũng không liên quan nhiều đến bảo hoàng hay không, vì không ai nghĩ đến khôi phục lại nhà Nguyễn đâu =))
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,173
Động cơ
113,347 Mã lực
Ý em là lúc đó (1945) thì dân cũng chán cái triều đại nhà Nguyễn rồi, chứ không phải vì Bảo Đại. Còn Nuyễn Ánh giờ là nhân vật lịch sử rồi, ca ngợi hay phê phán nó cũng không liên quan nhiều đến bảo hoàng hay không, vì không ai nghĩ đến khôi phục lại nhà Nguyễn đâu =))
Lúc đó cũng đã được 143 năm rồi cụ. Còn vẫn nhiều kẻ hằn học với NA như kiểu kể ra công trạng của của NA là thuyết âm mưu này nọ lắm. Mấy thành phần vào chửi rủa mạt sát NA thậm tệ đến mức ai mà khen NA là bị chụp mũ 3 que , 3 sọc ngay :))
 

Thang_Dang

Đi bộ
Biển số
OF-608206
Ngày cấp bằng
8/1/19
Số km
2
Động cơ
121,320 Mã lực
Tuổi
34
Bảo Đại chỉ là tên bất tài, cụ không nên so sánh với NA , có rất nhiều người lo sợ rằng việc ca tụng NA là bênh vực chế độ bảo hoàng . Suy nghĩ tiêu cực đó dẫn đến phải bôi nhọ và phủ nhận NA như hiện nay chăng ?
Like cụ, rất thích cách phân tích của cụ dù chưa biết đúng hay sai. Cách nhìn nhận lịch sử của cụ rất đang để học hỏi và suy ngẫm
 

buiducminh

Xe hơi
Biển số
OF-89624
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
135
Động cơ
407,394 Mã lực
ông ấy cũng chỉ là 1 quân cờ như cụ ĐẠI nhà ta thôi...cũng kg hẳn ông ta muốn thế nhưng ..thời thế phải thế..
vơi lại vn ta lúc đó cần gì giành giật ông hoàng này..trong tay ta đã có ông hunsen rồi
Về mặt nhân cách và trí tuệ thì ông hoàng lưu vong này hơn đứt những kẻ xuất thân thấp kém hơn, đúng là việc thừa hưởng giáo dục tử tế và dòng dõi xuất thân cũng góp phần tạo nên 1 con người đúng nghĩa. Còn cái trò chơi cờ người của các nước lớn thì không thể tránh khỏi, nhưng ông cũng hạn chế tối đa các ảnh hưởng của họ rồi.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Năm 1945, Bảo Đại thoái vị thì thái độ dân chúng có vẻ cũng dửng dưng, không thấy nuối tiếc lắm. Cái này chắc khác với Cam và Thái, nơi dân vẫn tôn sùng nhà vua hơn.

Em thấy dân Việt mình được cái thoáng tính, tôn giáo nào cũng theo nhưng cũng không theo kiểu cuồng tín, với triều đình cũng vậy, vua hay thì theo dở thì bỏ không thấy nuối tiếc nhiều :D Ai đó bảo dân mình không phải duy vật cũng không phải duy tâm, mà là duy tình, tình nghĩa quan trọng hơn hết.
Cụ phải đọc Hoàng Lê nhất thống chí mới biết dân mình với vua chúa ntn.
Xưa em xem phim TQ cứ tưởng vua, chúa, quan là người nhà trời Đến đâu dân cung phụng đấy. Sợ mất mật. Hóa ra nhầm.
Vua Lê, chúa Trịnh hay quan đi đâu mà k có nén bạc mua của dân cũng móm. May thì có đôi nhà tài trợ. Hài vãi ra.
Mởi người này người nọ làm quan, mà thấy chối đây đẩy, lí do rất hay.
Thế mới biết dân ta có ADN oánh nhau từ xưa. Vua chúa cũng k quá sợ.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,927
Động cơ
317,796 Mã lực
Lúc đó cũng đã được 143 năm rồi cụ. Còn vẫn nhiều kẻ hằn học với NA như kiểu kể ra công trạng của của NA là thuyết âm mưu này nọ lắm. Mấy thành phần vào chửi rủa mạt sát NA thậm tệ đến mức ai mà khen NA là bị chụp mũ 3 que , 3 sọc ngay :))
Rước voi về rày mả tổ thì từ LCT, NA, đến NĐ D, NVT muôn đời bị dân chúng xứ này nguyền rủa cho dù có lắm kẻ được hưởng bờ thừa sữa cặn liếm gót ngoại bang khản cổ kêu gào ,tung hô. Kk.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,173
Động cơ
113,347 Mã lực
Rước voi về rày mả tổ thì từ LCT, NA, đến NĐ D, NVT muôn đời bị dân chúng xứ này nguyền rủa cho dù có lắm kẻ được hưởng bờ thừa sữa cặn liếm gót ngoại bang khản cổ kêu gào ,tung hô. Kk.
NA có rước quân Xiêm về thì đó là sai lầm của ông ấy thật , nhưng dân Miền Nam họ đã chẳng hận ông ta thì thôi còn nuôi giấu ông ta làm cm . Cụ việc gì phải than khóc hộ. Với cái lý do đó mấy tay viết sử bẻ cong ngòi bút để bôi nhọ và phủ nhận công lao của NA. Còn NH thì chính sách quân dịch , sưu cao thuế nặng. Thậm chí tàn sát cả những người theo NA khiến dân chúng oán sợ thì sao không viết nhỉ. Các bậc tiền nhân có công có tội thì phải kể hết ra 1 cách công bằng. NH có bách chiến bách thắng thì cũng chỉ là 1 vị tướng cầm quân giỏi, không thể gây dựng được 1 triều đại có nền tảng vững chắc cũng như huy động được lòng dân bảo vệ được cái triều đại mình dựng lên thì thất bại khi so với NA là không thể phủ nhận
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,374 Mã lực
NA có rước quân Xiêm về thì đó là sai lầm của ông ấy thật , nhưng dân Miền Nam họ đã chẳng hận ông ta thì thôi còn nuôi giấu ông ta làm cm . Cụ việc gì phải than khóc hộ. Với cái lý do đó mấy tay viết sử bẻ cong ngòi bút để bôi nhọ và phủ nhận công lao của NA. Còn NH thì chính sách quân dịch , sưu cao thuế nặng. Thậm chí tàn sát cả những người theo NA khiến dân chúng oán sợ thì sao không viết nhỉ. Các bậc tiền nhân có công có tội thì phải kể hết ra 1 cách công bằng. NH có bách chiến bách thắng thì cũng chỉ là 1 vị tướng cầm quân giỏi, không thể gây dựng được 1 triều đại có nền tảng vững chắc cũng như huy động được lòng dân bảo vệ được cái triều đại mình dựng lên thì thất bại khi so với NA là không thể phủ nhận
Cụ có vẻ ấm ức khi NA bị nhiều người lên án nhỉ, mỗi người một góc nhìn mà. Hay thử làm một cái poll xem bao nhiêu người vote NA bao nhiêu người vote NH :D

Team cụ có quyền tự do vận động PR cho NA mà, phải tích cực lên thì mới thay đổi nhận thức của cộng đồng được.
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
734
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
56
Về mặt nhân cách và trí tuệ thì ông hoàng lưu vong này hơn đứt những kẻ xuất thân thấp kém hơn, đúng là việc thừa hưởng giáo dục tử tế và dòng dõi xuất thân cũng góp phần tạo nên 1 con người đúng nghĩa. Còn cái trò chơi cờ người của các nước lớn thì không thể tránh khỏi, nhưng ông cũng hạn chế tối đa các ảnh hưởng của họ rồi.
cụ nói đúng đó ............
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,173
Động cơ
113,347 Mã lực
Cụ có vẻ ấm ức khi NA bị nhiều người lên án nhỉ, mỗi người một góc nhìn mà. Hay thử làm một cái poll xem bao nhiêu người vote NA bao nhiêu người vote NH :D

Team cụ có quyền tự do vận động PR cho NA mà, phải tích cực lên thì mới thay đổi nhận thức của cộng đồng được.
Thật ra thì chỉ tranh luận vui thôi có họ hàng gì với ông NA đâu mà ấm ức hở cụ :))
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Về chuyện nhà Tây Sơn :
Chúa Nguyễn Võ vương mất năm 1765, Trương Phúc Loan chuyên quyền, đưa Nguyễn Phúc Thuần (12 tuổi) lên ngôi, Quan lại nhũng nhiễu đó là thuận lợi. Tây Sơn là một gia tộc bình thường mà ta hay gọi là áo vải, có 3 anh em giỏi Võ, lanh lợi. Khi thời cơ đã đến, kỷ cương lỏng lẻo, Họ liên kết anh hùng nhân sĩ dựng cờ.
Tây Sơn, đứng đầu là Nguyễn Nhạc nguyên là dòng dõi Hồ Quý Ly, đứng lên tranh đấu cũng vì quyền lợi gia đình, sau thất thế thì yên phận nhường Ngôi, chí thú quanh thành Quy Nhơn. Về công tội đất nước thì vô thưởng vô phạt.

Riêng Nguyễn Huệ là bậc anh tài quân sự, có khí phách nhưng quá Độc đoán chuyên chế mà có chế độ khắc nghiệt, nóng vội, tận dụng quá sức dân làm họ sợ hãi, oán than hơn là phục. Công lớn nhất Của Nguyễn Huệ là đánh thắng 30 vạn quân của nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu xâm lược nước ta. Nhưng xét kỹ thì Ông cũng gián tiếp là nguyên nhân cuộc xâm lược này do đánh đuổi Vua Lê Chiêu Thống (được nhà thanh bảo hộ phong vương), khiến Vua Lê bỏ chạy sang Nhà Thanh cầu cứu, xin binh chinh phạt. Cũng may là Càn Long không hiếu chiến, ham vui và không tham lam như quân Nguyên, Minh.
Nguyễn Huệ có chí lớn, giỏi Quân sự xứng đáng là anh hùng, Do định mệnh, nên Ông bạo bệnh mất sớm, con là Vua Quang Toản lại kém tài, dẫn đến Tây Sơn thua trận, cả Gia Tộc Tây sơn bị tàn sát !
Thương thay! Vì cảm phục nên một số nơi nhân dân ta vẫn có đền thờ Ông.

Trích:
...Làng Tây Sơn có thể coi như một tiền đồn di dân Việt về phía Tây, sâu vào xứ người Thượng. Là một tiền đồn di dân theo chính sách khai phá cổ truyền. Kiên Thành cũng ở trên bờ sông Côn như các sông nhỏ miền Trung khác, Chúng là con đường giao thông trao đổi phẩm vật trên rừng, dưới biển.
Trong khung cảnh hàng hoá lưu chuyển như vậy, Nguyễn Nhạc chọn lấy một phẩm vật quan trọng là trầu nguồn được khắp mọi giới ưa chuộng. Nguyễn Nhạc hình như đóng vai trò đầu nậu này và chính nhờ sự giao thiệp khi gom, chuyển giao hàng hoá, tính toán lời lỗ, mà ông đã có thói quen tổ chức, óc chỉ huy và sự quảng giao rất cần cho về sau. đồng thời với Nhạc cũng có Quen Châu Văn Tiếp, Nguyễn Long (dân Đồng Xuân, Phú Yên), Phạm Văn Sĩ (dân Phù Mỹ, Bình Định, đồng xứ với Tiếp), nên lúc đầu khởi loạn phục theo Nhạc, và khi phản kháng thì chỉ tụ tập được đám người Thượng trên một vùng núi thôi. Gọi là Nguyễn Nhạc có lực lượng phối hợp lớn là căn cứ vào cư dân trong vùng. Những người Thượng là lực lượng quý báu cho Nhạc lúc đầu. Những người Thượng này còn có liên hệ chủng tộc gần với nhóm người Chàm ở Thạch Thành Phú Yên 23 . Nữ chúa Thị Hoả của họ đã hưởng ứng Nguyễn Nhạc ngay từ lúc đầu.

Vùng này còn khối di dân Trung Hoa tự trị, nhưng vẫn chịu dưới quyền nhà Nguyễn. Chính quyền tập họp họ thành từng "thuộc": có 6 thuộc như vậy ở Quy Nhơn vào năm 1799 và 3 thuộc trước đó. Phần lớn họ là Minh dân lưu vong, nằm trong các tổ chức hội kín (Thiên Địa hội) ít chịu dung hợp với chính quyền. Ngay cả đám người Việt cũng có phần lớn ra ngoài kỷ cương của Triều đình: những người lên rừng, xuống biển đổi phẩm vật, người làm thuê, gặt hái theo vụ mùa , những kẻ trốn xâu lậu thuế... Vào những lúc rảnh rỗi, tất cả gặp nhau quanh chiếu bạc, nơi đám hát. Triều đình không thể nào kiểm soát được đám dân "vong mạng" này. Cho nên không nên lấy làm lạ rằng dưới quyền Nguyễn Nhạc có bọn liên quan cướp Nhưng Huy, Tứ Linh ở nguồn An Tượng. quân của Tập Đình, Lý Tài "người cao lớn, gọt đầu kết tóc, giả làm người Thanh, khi đánh giặc, uống rượu say, ở trần, đeo giấy vàng bạc xung trận liều mình" 25 .
....
Triều Chúa thật ở vào thế suy yếu nhất trong khi Tây Sơn càng ngày càng lớn mạnh. Tháng giêng năm Nhâm Thìn (1772), Vua sai Chưởng cơ Tôn Thất Văn đi tuyển xét ở Quy Nhơn 33 . Báo cáo về việc Tây Sơn lập 6 đồn trên vùng Thượng đạo từ năm trước (1771) 34 có đến tai Triều đình rồi không? Tình hình nghiêm trọng hơn khi vào đầu tháng 4-1773, Tây Sơn đã kéo nhau từng toán xuống các chợ ngay lúc ban ngày, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đe dọa đốt nhà cửa để bắt người tuân theo. Họ họp từng nhóm khoảng 300 người, riêng vùng Douhau (Đồng Hươu, Đồng Hào?) có đến 600 người và họ quấy nhiễu suốt 7 tháng ròng ở Phú Yên, Quy Nhơn. Tổ chức của họ cứ theo thắng lợi mà trở thành lớn lao, có quy củ hơn. Lúc đầu họ võ trang giáo mác, cung tên và cả súng tay nữa. Họ đi bộ, nhưng sau đó, khoảng tháng 8, họ đi ngựa, cáng và võng. Để bày tỏ vị trí phương nam và tính cách bạo động của quân khởi nghĩa, họ mang mỗi đội một lá cờ đỏ dài độ 9 aunes (khoảng 1m) 35 . Thanh thế lớn lên, Nguyễn Nhạc dời quân xuống Kiên Thành tự xưng làm đệ nhất trại chủ coi 2 huyện Phù Ly và Bồng Sơn, cho Nguyễn Thung làm đệ nhị trại chủ coi Tuy Viễn, Huyền Khê làm đệ tam trại chủ coi quân lương 36 . Có thể là đạo quân của Châu Văn Tiếp và quân Nữ chúa Thị Hoả đã chia nhau khống chế Phú Yên.......

NHÀ TÂY SƠN TỪNG CẦU VIỆN NHÀ THANH ĐỂ CHỐNG CHÚA NGUYỄN
***
“阮光纘還希望藉助清朝的力量對抗舊阮,派遣阮登為使者,前往清朝求援。但阮福映已在其之前派遣鄭懷德出使清朝,獻上繳獲的西山朝印綬,並將被俘虜的海盜首領莫官扶、梁文庚、樊文才三人移交清廷。兩廣總督吉慶將三人的供詞送呈嘉慶帝。嘉慶帝得知西山朝包庇華南海盜之事後大怒,逐出了西山朝使者”[1]

“Nguyễn Quang Toản còn hi vọng sự trợ giúp của Nhà Thanh để chống lại chúa Nguyễn, phái Nguyễn Đăng (Nguyễn Đăng Sở) làm sứ giả, đến cầu viện Nhà Thanh. Nhưng Nguyễn Phúc Ánh cũng đã phái sứ giả Trịnh Hoài Đức đến trước, đưa ấn tín thu được của Nhà Tây Sơn và bắt các thủ lĩnh cướp biển Mạc Quan Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài nộp cho Nhà Thanh. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Cát Khánh đã dâng biểu tấu về ba người này đến Hoàng đế Gia Khánh. Hoàng đế Gia Khánh biết được Nhà Tây Sơn từng dung túng cho cướp biển Hoa Nam nên rất phẫn nộ, liền trục xuất sứ giả của Nhà Tây Sơn về” [1]

“西 山 朝 倾 覆 之 际 , 阮 光 缵 曾 遣 使 入 广 东 求 援 , 但 嘉 庆 帝 吸 取 前 几 次 扶 黎 失 败 的 教 训 , 拒 绝 接 纳 , 而 与 阮 福 映 的 阮 朝 政 权 缔 结 了 宗 藩 关 系 。”[2]

Vào thời điểm Nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Quang Toản từng phái sứ giả đến Quảng Đông cầu viện, nhưng Hoàng đế Gia Khánh đã rút ra bài học từ lần thất bại “phù Lê”, nên đã từ chối. Ngoài ra Gia Khánh lại còn thiết lập quan hệ với chính quyền Triều Nguyễn của Nguyễn Phúc Ánh. [2]

Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Một cơ duyên may mắn hết sức kỳ lạ là tôi mua được trong hàng sách cũ một bộ Encyclopedia Brittannica in lần thứ nhất trùng thời với những kiến thức mà giám mục Pigneau đem về cho chúa Nguyễn. Qua bộ sách ba volumes (tập) này, tôi đã đào sâu vào những mục xây thành, đúc súng, huấn luyện hải quân … là căn bản văn minh Tây phương mà người ngoại quốc giúp cho chúa Nguyễn khiến thực lực của ông gia tăng vượt trội trong một thời gian ngắn. Đó chính là những cơ sở đưa Nguyễn Ánh tới thành công.

Trước đây, Bá Đa Lộc(i) vẫn bị nhìn dưới con mắt thiếu thiện cảm vì người ta cho rằng sự tham gia của ông có manh tâm đưa đường cho thực dân vào chiếm nước ta. Bỏ ra ngoài lý do chính trị, những nỗ lực trong vấn đề kiến thiết và đường lối tổ chức theo khuôn mẫu Tây phương còn nhiều điểm phải đào sâu thêm ở những hướng mới.

Điều đáng nói là chính triều Nguyễn vì muốn nâng cao “thiên mệnh” cho vua Gia Long nên hầu như không muốn đề cập đến những điểm theo chốt này, coi những người Âu chỉ như một số “lính đánh thuê” chứ không phải như “cố vấn kỹ thuật”. Khi thành công, vua Gia Long chỉ trả ơn họ bằng chức tước bổng lộc chứ không hơn, nếu không nói rằng cố tình giam lỏng họ trong lớp áo lễ nghi phù phiếm của triều đình. Trong một thời gian ngắn, những người Âu bỏ đi gần hết. Do đó chúng ta biết về họ rất ít qua một số tường thuật mặt ngoài.

Cũng trong thời kỳ mà chúa Nguyễn đang nỗ lực canh tân, Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) lại vướng mắc vào cái vòng kim cô của Trung Hoa, từ giải trừ tính chính thống của Lê triều (cuộc chiến Thanh Việt 1788-9, cầu phong năm 1789 đến qua Bắc Kinh dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ năm 1790) sang việc làm nhiệm vụ của một phiên thuộc. Sau khi về nước, vua Quang Trung đã mau mắn thi hành những yêu cầu của nhà Thanh (sai Ngô Văn Sở làm thuỷ sư đô đốc tiễu trừ giặc bể) để chứng tỏ khả năng “vỗ an” phương Nam. Trong cùng một lúc, ông tung ra nhiều chiến dịch như đánh sang Lào, dẹp Lê Duy Chỉ, truy sát cướp biển … đồng thời dồn sức xây dựng kinh đô mới như để “khoe võ công” với Trung Hoa như triều Nguyễn nhận xét. (1)

Năm 1792, khi thấy chúa Nguyễn đột nhiên vươn lên thành một địch thủ đáng ngại, nhất là chỉ trong một trận thử lửa đã đốt sạch toàn bộ chiến thuyền của vua Thái Đức ở cửa Thị Nại, Nguyễn Huệ mới tỉnh giấc vội vàng quay xuống đối phó với phương Nam. Trận hỏa công kinh hoàng đó đã khiến vua Thái Đức phải viết thư cầu cứu nên vua Quang Trung lập tức gửi hịch cho dân chúng thuộc vùng Quảng Ngãi để trấn an và thông báo việc đem quân chinh thảo.
Tuy nhiên, cơn bệnh thương hàn ngã nước – tái phát hay mới nhiễm sau khi thân chinh đánh sang Lào ?? – đã đưa ông đến cái chết khá mau chóng ở tuổi 39. Người kế vị ông Quang Toản không được như cha, triều đình lại chia ra nhiều phe phái, kẻ ủng Thùng, người ủng Trát(2), đánh giết lẫn nhau. Nhiều công thần lỗi lạc bị loại trừ đưa đến nạn ngoại thích Phạm Văn Hưng, Bùi Đắc Tuyên, Trần (Nguyễn?) Quang Diệu, Bùi Thị Xuân … thâu tóm quyền hành trong tay.

Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn chứ không phải là Nguyễn Gia Miêu. Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
a) Chiến dịch Việt – Thanh, hay đúng hơn trận đánh Tết Kỷ Dậu cần được xét đến dưới nhiều khía cạnh mới, trong đó sự can thiệp của Thanh đình có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chiến thắng năm ngày đó chỉ là một khúc nhạc dạo (prelude) mở đầu cho tương quan Thanh – Việt khắng khít năm năm kế tiếp cần nghiên cứu kỹ càng hơn.

Từ trước đến nay, việc ca tụng chiến thắng luôn luôn được ưa chuộng. Tuy nhiên, thắng lợi đó chưa hẳn đã mang lại những hậu quả tốt đẹp khi chúng ta lùi ra xa một chút để nhìn vấn đề cho được rộng rãi. Để được công nhận làm chủ nước Nam, vua Quang Trung phải tuân thủ những yêu cầu của nhà Thanh trong mô hình thiên triều – phiên thuộc. Cái danh vị “An Nam quốc vương” trở thành một hệ lụy nên trong suốt hai năm liền (1789-1790) triều đình Tây Sơn chỉ thuần túy lo việc nghi lễ cho phù hợp với tình hình mới. Mặt ngoài, vua Quang Trung được coi như một phiên thuộc (chư hầu) hàng đầu, bản thân Nguyễn Huệ không khác gì một người con yêu của vua Càn Long nhưng nhìn vào đại thể, An Nam đã thành một hành tinh quay chung quanh mặt trời và cũng lún theo sự suy bại của Trung Hoa.

Càn Long
Giới nho sĩ miền bắc, trong tâm tư hướng về nhà Thanh trở thành cuồng nhiệt và hào hứng khi được “du học” Bắc Kinh. Tuy đã bị xoá mờ trong thời nhà Nguyễn, thơ văn về những chuyến “như Thanh” (sang nước Thanh) thời Tây Sơn vẫn chiếm một mực độ phong phú đáng ngạc nhiên so với các thời kỳ khác. Chính số lượng vượt trội về nhân sự và mật độ những chuyến đi trong thời kỳ triều Quang Trung khiến chúng ta phải đánh giá lại nhiều vấn đề, kể cả việc “Quang Trung thật, Quang Trung giả”.
Chỉ vài năm, liên hệ giữa nước ta và Trung Hoa đã lên đến đỉnh cao đưa tới việc Nguyễn Huệ ướm lời cầu hôn một hoàng nữ(3) và tự ý xin Thanh triều nâng cấp từ ba năm lên hai năm một lần triều cống,(4) một động thái ngoại giao đưa đến những hậu quả kèm theo. Trong gần một trăm năm triều Nguyễn, vì tuân thủ với qui chế này (Do TS đề nghị đời trước đó) đã làm nước ta hao tốn thêm bao nhiêu của cải chưa bao giờ được tính đến.(5)
b) Về cuộc đời vua Lê Chiêu Thống, đại diện cho sự bạc nhược sau khi hệ thống quyền lực của họ Trịnh tan rã. Lê triều sau cùng chỉ là một cây tầm gửi không đủ sức tự tồn. Khi đổ tội cho vua Lê làm tay sai, bán nước, người chép sử đã đơn giản hóa quá đáng một tình trạng chính trị phức tạp.
Thực ra, trong mô hình thiên triều – phiên thuộc, nước ta đối với Trung Hoa không chỉ hạn chế vào việc ủng hộ hay giúp đỡ một cá nhân mà dưới quan điểm vĩ mô, lợi và hại. Mục tiêu tối hậu của Thanh triều là một phương nam ổn định thần phục và tuân thủ những gì họ yêu cầu nên dù Lê Duy Kỳ, Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh thì cũng không có gì khác.

Năm 1802, khi Nguyễn Ánh đang trên đà thắng thế vua Gia Khánh (TQ) đã không cho sứ giả của Nguyễn Quang Toản lên Bắc Kinh cầu viện để tránh một tình huống khó xử, cũng chẳng lên tiếng yêu cầu vua Gia Long cho phép thân nhân của Nguyễn Quang Bình được an tháp ở Trung Hoa như vua cha Càn Long từng cứu giúp Lê Duy Kỳ. Nếu vua Càn Long còn sống, có thể anh em vua Cảnh Thịnh cũng sẽ đi vào vết xe của vua Chiêu Thống và Tây Sơn cũng sẽ bị lên án nghiêm khắc còn tệ hơn cả triều Lê.

Một trong những điều kiện để viết sử cho “thực” là nếu nghiên cứu về một giai đoạn nào mà chúng ta lại có một hoàn cảnh tương đồng với thời đại đó thì cũng dễ thông cảm. Có điều ngày hôm nay, những người ra nước ngoài không đến nỗi phải tủi hổ như cổ nhân vì không phải “gióc tóc, đổi áo” mà vẫn có quyền tự do, muốn làm gì thì làm. Vậy mà sau nhiều năm chúng ta vẫn còn nghe tiếng oán hờn thì vua Lê và tòng vong chắc chắn không thể ít nước mắt.

Khi bị truy vấn về việc có liên lạc với trong nước để “phiến loạn”(6) hay không, vua Chiêu Thống đã khai rất mủi lòng:
" Duy Kỳ từ khi đến kinh đô, được ơn trời của đại hoàng đế, cho gia nhập vào kỳ binh, cho chức vụ bổng lộc. Duy Kỳ vì nhầm lẫn nghe lời Hoàng Ích Hiểu xin được an tháp ở Cao Bằng, Lạng Sơn các nơi đó đến nỗi bị cách cả chỏm mũ và đai (chức tước của nhà Thanh, phân biệt theo chỏm mũ và màu đai) cùng bổng lộc, bị cấm cố không cho đi đâu, do đô thống của chúng tôi (Lê Duy Kỳ bị nhập vào kỳ binh của đô thống) là Kim đại nhân (Kim Giản) quản thúc cực kỳ nghiêm mật.Những người được trả về An Nam đều khởi hành cách biệt, Duy Kỳ chưa từng được gặp họ bao giờ, cũng chẳng được biết việc họ được trở về An Nam thì làm thế nào mà lén lút dặn dò họ đưa tin về. Ðến như năm trước Duy Kỳ vì một lúc hồ đồ nghe lời Hoàng Ích Hiểu nên mạo muội trình xin, tới nay hối hận không kịp thì đâu còn dám vọng tưởng gì nữa. Việc Duy Kỳ ám thông tin tức hoàn toàn không có thật, chỉ mong minh sát cho".(7)

Trở lại với nghiên cứu về bang giao Thanh – Việt thời Tây Sơn, việc đặt trọng tâm quá cao vào trận đánh ở Thăng Long đã khiến cho sử quan của chúng ta mất công bằng. Cho đến nay, với tất cả những gì tôi đã biết, triều đình Quang Trung cũng phải đi theo những thông lệ mà nước ta phải chấp nhận: thần phục làm phiên thuộc trong khung cảnh “thờ nước lớn” như mọi triều đại khác.

Liệt kê lại diễn tiến tái lập hòa bình, việc bang giao giữa Trung Hoa và Đại Việt được tiến hành sớm và nhanh chóng vì cả hai đều có nhu cầu xích lại gần nhau: vua Quang Trung cần giải quyết vấn đề chính danh để lo nội trị, đối phó những đe dọa từ phía Tây và phía Nam, Thanh triều cũng cần có một phiên thuộc gần gũi để đáp ứng được mong đợi là một phiên vương đích thân sang chúc thọ vua Càn Long năm 80 tuổi.
Trong khi phái đoàn Nguyễn Quang Hiển lên Bắc Kinh nhận sắc ấn thì sứ thần nhà Thanh thúc giục triều đình Tây Sơn chuẩn bị làm lễ phong vương. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử mà sứ thần Trung Hoa phải chờ ở Nam Quan để nghe ngóng tin tức, lại phải trì hoãn nhiều lần vì Nguyễn Huệ bị bệnh bất ngờ không ra kịp, đưa đến những câu hỏi còn lưu lại đến ngày nay.

Chú thích :
(1) Nguyễn Huệ theo đề nghị của Ngô Thì Nhậm áp dụng chính sách “hộ khẩu”, bắt dân đeo tín bài. Chính sách này được bãi bỏ khi vua Cảnh Thịnh lên nối ngôi.
(2) Nguyễn Quang Thùy được gọi nôm na là ông hoàng Thùng, Nguyễn Quang Toản là ông hoàng Trát mà có người cho rằng chính là Trớt vì ông ta có môi trề.
(3) Theo nội dung các lá thư của vua Quang Trung thì quả ông có ý nhắm đến một công chúa nhà Thanh nhưng có lẽ ông không biết rằng khi đó vua Càn Long không còn một người con gái nào chưa gả chồng.
(4) Triều Lê, nước ta ba năm một lần triều cống Trung Hoa, sáu năm gộp hai lần làm một cho người đem sang. Từ năm Quang Trung thứ 5, lệ thay đổi thành hai năm một lần, bốn năm sai sứ đem sang.
(5) Theo các văn thư chính thức thì ngày mồng 2 tháng Năm Càn Long 57 (1792), trước khi qua đời chừng vài tháng Nguyễn Huệ đã tâu lên xin đổi lệ triều cống. Cống vật của nước ta trước đây là: Lư hương bằng vàng, bình hoa bốn cái tất cả tổng cộng nặng 209 lượng. Vàng vụn 21 thoi (mỗi thoi 10 lượng). Chậu bằng bạc 12 cái, nặng tổng cộng 691 lượng. Bạc vụn 69 thoi (690 lượng). Trầm hương 960 lượng. Tốc hương 2368 lượng. Trong văn thư trả lời chấp thuận, nhà Thanh không nói gì đến việc thay đổi số lượng và tra trong điển lệ đời Nguyễn, danh số mỗi lần triều cống vẫn giữ nguyên.
(6) Phiến loạn (扇亂) nguyên nghĩa là quạt bùng lên để gây rối
(7) An Nam Đáng, tài liệu 3 (bản dịch NDC). Văn Hiến Tùng Biên (Đài Bắc, Quốc Phong, 1964) tr. 412

 
Chỉnh sửa cuối:

buiducminh

Xe hơi
Biển số
OF-89624
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
135
Động cơ
407,394 Mã lực
Rất đồng ý với Cụ ! Thêm nữa Ông Hoàng Norodom Sihanouk Đã rất có lý khi chọn TQ dể tị nạn chính trị trong khi CP Mỹ thì mập mờ ( Theo tính thực dụng ) CP Pháp thì quá cụ thể ( Chỉ cư trú mà không HĐ chính trị , không có quốc tịch Pháp ) trong khi giấc mơ phục quốc và Vương quyền còn dang dở , Chọn TQ để " thay máu" dàn lãnh đạo Khmer Đỏ ( Kết quả cuối cùng là đưa những tên đầu sỏ ra Tòa án quốc tế ) Tránh cho CPC khỏi một cuộc chiến ủy nhiệm của các cường quốc lớn LX - Mỹ - TQ . Phải nói Ngài có một ý chí bền bỉ , tư chất cực kì thông minh mới có thể duy trì được chính sách ngoại giao khôn khéo biết tận dụng cơ hội để có một đất nước CPC như bây giờ nên dân CPC họ kính trọng là đúng , Cảm ơn Cụ Ngao5 đã có những tư liệu quý về cuộc giải cứu Việt Kiều Cam của VNCH . Nhận thức về ông hàng xóm Bựa chuyên lôi kéo đâm bị thóc chọc bị gạo chuyển chiến tranh ra ngoài biên giới phải nói Trung Quốc là bậc thầy của các loại thầy...dùi =))
p/s : Quan điểm của nhà cháu đoạn đánh giá về Nhà Nguyễn trên Wiki ( BKTT mở , miễn phí ) đã trích thì phải trích cả phần bình luận và chú dẫn nhé . Chẳng qua nó là nhân nào quả ấy . Ông phá hủy huyệt mộ , long mạch tổ tiên nhà người ta , cưỡng bức , tàn sát , lùa người ta chạy trối chết , giết hụt mấy lần lại muốn người ta phải nâng niu thân bằng quyến thuộc nhà mình . Nhẽ đâu thế ? Công hay tội hãy để lịch sử phán xét .
Hay nhất là đoạn chọn nơi tỵ nạn, trong những cái dở ông chọn cái ít dở nhất và vẫn mặc cả được với TQ, được Đ.ặng tôn trọng. Bản lĩnh chính trị, động cơ, mục đích thể hiện rõ nét. Ông vẫn duy trì được hoàng gia và truyền ngôi cho con cũng đã là có một cuộc đời, sự nghiệp thành công, còn hơn cái ông gì ở Anh quốc, già sắp chết rồi vẫn làm cái chân Vua dự bị :D
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Đúng ngày này, 50 năm trước đây, ngày 18-3-1970, Tướng Lon Nol, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Campuchia làm đảo chính lật đổ Sihanouk, một sự kiện làm thay đổi chính trường Campuchia và hệ luỵ đến cách mạng ở Việt Nam và số phận Sihanouk.
Ngay sau đảo chính, tháng 5-1970, Tổng thống Nixon ra lệnh tung quân đội Hoa Kỳ sang đánh phá vùng đất thánh mà Lực lượng Giải phóng đồn trú trên lãnh thổ Campuchia, rồi lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot, thù địch không đội trời chung với Sihanouk, nay phải bắt tay với ông, cuối cùng khi thắng lợi thì một số thành viên gia đình Sihanouk bị thảm sát dưới tay Khmer Đỏ, trong khi ông bị quản thúc ở Phnom Penh. Cuối cùng là cuộc vượt ngục ngoạn mục của ông thoát khỏi bọn đồ tể Pol Pot, nhưng lại không thoát khỏi cái vòng kim cô củaTrung Quốc.
Sihanouk đã từng là bạn tốt của nhân dân Việt Nam, từng giúp Việt Nam trong những năm khốn khó, và ngược lại Việt Nam cũng dành cho ông những tình cảm rất tốt, cứu ông trong những vụ mưu sát của phe đối lập, tưởng chừng không bao giờ ông quên ơn, nhưng sau 1979, ông đăng đàn buộc tội “Việt Nam xâm lược Campuchia” và không tới thăm lại Việt Nam dù chỉ một lần.
Cũng giống như C.hủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam thì cuộc đời của Sihanouk cũng xuyên suốt lịch sử nước Campuchia yêu quý của ông thời cận đại
Bài viết này, nhân 50 năm ngày đảo chính ở Campuchia, nhằm ôn lại những hiện thực lịch sử thăng trầm của 3 nước Đông Dương, để cho các cụ có cái nhìn đa chiều về ông Sihanouk và có sự cảm thông khi đánh giá ông.
Đây là bài viết tổng hợp, không phải là luận vă khoa học, lịch sử.… một phần dựa trên cuốn hồi ký “Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của Khmer Đỏ” của Sihanouk do Nhà xuất bản C.ông an Nhân dân in ấn và phát hành
Vì bài có nhiều hình ảnh, để liên tục cho người đọc, mong các cụ đừng tổ lái và vật nhau
Ông này bị đảo chính xong là các kho vũ khí của quân ta trên đất CPC bị cướp phá liên tục
Chiến tranh năm 1978 bắt đầu ngay từ những năm đầu thập niên 70
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Quay lại chủ đề Campuchia:

Thời kỳ 1965-1970
Bối cảnh

Đường Trường SơnHệ thống tiếp vận Quân đội Nhân dân Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
1586617617674.png

Tuyến tiếp vận trên biển và trên đất liền: đường mòn Hồ Chí Minh và đường mòn Sihanouk
Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia năm 1953. Theo Hiệp định Genèva, Campuchia là một nước trung lập, quân đội kháng chiến của Mặt trận Issarak Thống nhất sáp nhập vào quân đội Hoàng gia. Trong những năm đầu, Sihanouk thi hành trung lập, tuy nhiên do có cuộc xâm nhập của quân đội Việt Nam cộng hòa năm 1958, và Mỹ ngày càng can thiệp vào nội bộ Campuchia, do đó Sihanouk ngày càng thiên tả, thân xã hội chủ nghĩa, làm ngơ cho phía Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam lập căn cứ và mượn đường chi viện từ bắc vào nam.

Từ đầu tới giữa thập kỷ 1960, chính sách của Sihanouk đã giữ cho Campuchia khỏi bị cuốn vào vòng xung đột tại Lào và Nam Việt Nam.[Cả Trung Quốc lẫn Bắc Việt Nam đều không chống đối Sihanouk.
Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Sihanouk cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, và chấm dứt nguồn viện trợ từ Hoa Kỳ, rồi quay sang Trung Quốc và Liên Xô để tìm kiếm viện trợ kinh tế và quân sự.

Tới cuối thập kỷ 1960, chính sách đối ngoại của Sihanouk bắt đầu thất bại. Sau một âm mưu đảo chính do Mỹ giật dây năm 1965, năm 1966, hoàng thân ký thỏa thuận với Trung Quốc, cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được triển khai và lập các căn cứ tại phía đông Campuchia.
Ông cũng cho phép sử dụng cảng Sihanoukville để các tàu cộng sản chở vũ khí tiếp tế cho Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền nam Việt Nam. Những thỏa hiệp này vi phạm trung lập của Campuchia, bởi hiệp định hòa bình Geneva năm 1954.

Sihanouk tin rằng Trung Quốc, cuối cùng sẽ giành được quyền kiểm soát Đông Dương, và quyền lợi của Cam sẽ được đảm bảo vững chắc, có lợi nhất.

Tuy nhiên cùng năm 1966, Sihanouk cho phép bộ trưởng quốc phòng, tướng Lon Nol - thân Hoa Kỳ, đàn áp các hoạt động của phe cánh tả, nghiến nát đảng Pracheachon bằng cách buộc tội thành viên của đảng này hoạt động phục vụ Hà Nội. Cùng lúc, Sihanouk cũng đánh mất sự ủng hộ của phe cánh hữu, do ông không nhận thức được tình hình kinh tế bị trầm trọng bởi mất nguồn xuất khẩu gạo, do lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam thu mua) và do sự hiện diện tăng của lực lượng quân sự cộng sản.

Ngày 11 tháng 9, Campuchia tiến hành cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Nhờ vào thủ đoạn và hăm dọa, phe bảo thủ thắng cử, thu được 75% số ghế tại Quốc hội. Lon Nol được chọn làm thủ tướng bởi phe cánh hữu, và Sirik Matak, (thành viên thuộc phái siêu bảo thủ và là hoàng thân dòng Sisowath của hoàng tộc) - cũng là kẻ thù với Sihanouk, làm phó thủ tướng.
Ngoài ra các cuộc xung đột về quyền lợi trong giới thượng lưu tại Phnom Penh, căng thẳng trong xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cộng sản trong nước phát triển tại các vùng nông thôn.

Cuộc nổi dậy tại Battambang

Hoàng thân Sihanouk chỉ định phe nhóm mà trước đó ông ra tay đàn áp, làm thành viên của "chính phủ đối lập", với nhiệm vụ thị sát và chỉ trích chính quyền Lon Nol. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Lon Nol là ngăn chặn việc buôn lậu gạo cho phía cộng sản. Binh lính được phái về các vùng sản xuất lúa để cưỡng bức trưng thu lương thực. Tình trạng bất ổn diễn ra khắp nơi, đặc biệt là Battambang, nơi sản xuất nhiều lúa gạo, có nhiều địa chủ lớn, có sự bất bình đẳng giàu nghèo sâu sắc, và nơi mà ************* có ảnh hưởng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1967, khi Sihanouk đang công du Pháp, một cuộc bạo động diễn ra quanh khu vực Samlaut ở Battambang, nông dân tấn công một toán quân thu thuế, hưởng ứng từ cộng sản địa phương, cuộc nổi dậy lan các vùng xung quanh. Lon Nol tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Hàng trăm nông dân bị giết và làng mạc bị tàn phá. Sau khi trở về nước, Sihanouk ra lệnh bắt giữ Khieu Samphan, Hou Yuon, và Hu Nim, các lãnh tụ của "chính phủ đối lập", tất cả những người này đều đào thoát về vùng đông bắc.

Đồng thời, Sihanouk cũng ra lệnh bắt giữ người Hoa tham gia buôn lậu thóc gạo, nhằm tăng lợi cho chính quyền, và xoa dịu phe bảo thủ. Lon Nol bị buộc phải từ chức. Cuộc khủng hoảng đã qua đi, nhưng nó để lại hai hệ quả. Thứ nhất, nó đẩy hàng ngàn người vào hàng ngũ cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ). Thứ hai, với người nông dân, cái tên Lon Nol nay đồng nghĩa với sự đàn áp không ghê tay trên khắp Campuchia
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Những người cộng sản Campuchia tái tập hợp

Trong khi cuộc nổi dậy năm 1967 xảy ra ngoài kế hoạch. Việc Sihanouk diệt trừ đảng đối lập cánh tả Prachea Chon và người cộng sản mở đường cho Saloth Sar (Pol Pot), Ieng Sary, và Son Senthủ lĩnh theo Mao. Họ đưa thuộc hạ về vùng cao nguyên ở đông bắc, vào lãnh thổ của người Khmer Loeu, là những người Thượng lạc hậu, thù nghịch với cả người Khmer đồng bằng và chính quyền.
Với Khmer Đỏ, vẫn chưa nhận được hỗ trợ đáng kể từ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hà Nội cơ bản làm ngơ lực lượng này và sự bàng quan của họ với "người đồng chí anh em" từ năm 1967 - 1969 để lại ấn tượng không thể phai nhòa trong ban lãnh đạo Khmer Đỏ.

Ngày 17 tháng 1 năm 1968, Khmer Đỏ tiến hành chiến dịch đầu tiên nhằm thu thập vũ khí và tuyên truyền vì lực lượng không nhiều hơn 4.000–5.000 người. Ngay giai đoạn cuối của cuộc nổi dậy tại Battambang, Sihanouk đã đánh giá lại mối quan hệ với cộng sản. Thỏa thuận của ông với Trung Quốc không mang lại cái gì cả. Không những Trung Quốc kiềm chế được Bắc Việt, họ còn (thông qua Khmer Đỏ) tham gia phá hoại quốc gia của ông.
Theo gợi ý của Lon Nol (bộ trưởng quốc phòng năm 1968) và các chính trị gia khác, ngày 11 tháng 5 năm 1969, Sihanouk chào đón việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và thiết lập tân Chính phủ Cứu nguy Dân tộc, với Lon Nol làm thủ tướng.

Mục tiêu là "chơi con bài mới ". Ngoài ra, việc trút giận vào Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải Phóng Miền Nam thuận tiện hơn nhiều so với Khmer Đỏ, và loại trừ sự hiện diện của họ tại Campuchia là một mũi tên trúng nhiều đích. Phía Hoa Kỳ cũng nhân cơ hội đó để giải quyến khó khăn của chính bản thân họ tại Đông Nam Á.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Chiến dịch Menu
Mặc dù Hoa Kỳ đã biết về các mật khu của cộng sản Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Campuchia từ năm 1966, Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson vẫn không cho tấn công các mật khu này, vì lo ngại phản ứng quốc tế, và việc tấn công có thể khiến Sihanouk thay đổi lập trường.
Tuy nhiên, Johnson cũng cho phép các trinh sát thuộc Bộ chỉ huy trợ giúp quân sự Mỹ ở Việt Nam (hay SOG) xâm nhập Campuchia, thu thập tình báo về các mật khu năm 1967. Việc Nixon trúng cử năm 1968 và việc Nixon đưa ra chính sách rút lui lực lượng Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam, chính sách Việt Nam hóa chiến tranh khiến tình hình thay đổi.

Ngày 18 tháng 3 năm 1969, theo các lệnh của Nixon, không lực Hoa Kỳ ném bom mật khu 353 (gọi là Fishhook, đối diện với Tây Ninh) với 59 pháo đài bay B-52. kéo dài cho tới tận tháng 5 năm 1970. Trong chiến dịch Menu, không lực Hoa Kỳ đã tiến hành 3.875 phi vụ, ném hơn 108.000 tấn bom vào biên giới phía đông của Campuchia.
Trong thời gian chiến dịch, Sihanouk giữ yên lặng, có lẽ vì hy vọng Hoa Kỳ có thể đẩy lực lượng Việt Nam khỏi lãnh thổ của mình. Về phía Hà Nội cũng giữ yên lặng, vì không muốn đánh động về sự hiện diện của mình trên lãnh thổ Campuchia. Chiến dịch Menu được giữ bí mật với cả chính giới Quốc hội Hoa Kỳ và dân chúng cho tới tận năm 1973.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cuộc đảo chính Sihanouk
Lon Nol tiến hành đảo chính

Trong khi Sihanouk đang thăm Pháp, các cuộc bạo loạn chống người Việt Nam nổ ra tại Phnom Penh, khiến cho đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị cướp phá. Khi Sihanouk vắng mặt, Lon Nol không có bất kỳ một hành động nào để ngăn chặn bạo loạn.
Ngày 12/3/1970, thủ tướng Campuchia cho đóng cửa cảng Sihanoukville với tàu Bắc Việt Nam và đưa tối hậu thư cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo đó tất cả lực lượng Quân đội Nhân dân và Cộng hòa Việt Nam phải rút khỏi Campuchia trong 72 giờ (tức ngày 15 tháng 3), nếu không sẽ phải đối mặt với phản ứng quân sự từ Campuchia.

Sihanouk, được tin về tình hình, bay đến MoskvaBắc Kinh nhằm yêu cầu các chính quyền này (hậu thuẫn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) phải gia tăng kiểm soát đồng minh của họ. Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Lon Nol yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu về quyền lãnh đạo của Sihanouk. Sihanouk bị phế truất bởi 100% số phiếu (92 phiếu). Heng Cheng thành chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Lon Nol được giao quyền lực để đối phó với tình trạng khẩn cấp. Sirik tiếp tục giữ ghế phó thủ tướng.
Chính phủ mới nhấn mạnh việc chuyển giao quyền lực là hợp hiến, được sự công nhận từ quốc tế. Người ta cáo buộc có bàn tay của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc lật đổ Sihanouk, nhưng không có chứng cứ nào.

Phần lớn tầng lớp trung lưu và có học thức Campuchia đã mệt mỏi với hoàng thân Sihanouk và chào đón chính quyền mới.Cùng với họ là phe quân đội, vốn chờ đón sự quay lại của viện trợ từ Hoa Kỳ. Chỉ vài giờ sau khi bị lật đổ, Sihanouk, lúc đó đang ở Bắc Kinh, cho phát đi lời kêu gọi dân chúng nổi dậy chống lại những kẻ tiếm quyền. Các cuộc biểu tình diễn ra (phần lớn trong vùng giáp ranh với khu vực kiểm soát của Quân đội Nhân dân Việt Nam), nhưng không gây nguy hại. Tuy nhiên tại Kompong Cham ngày 29 tháng 3, đám đông nổi loạn giết em trai của Lon Nol là Lon Nil, moi gan ông này ra ăn. Khoảng 40.000 nông dân diễu hành về thủ đô để đòi tái lập Sihanouk, nhưng bị quân đội giải tán với nhiều thương vong.

Thảm sát thường dân Việt Nam
Phần đông dân chúng trút giận vào Việt kiều sống tại Campuchia. Lon Nol kêu gọi cần 10.000 người tình nguyện gia nhập quân đội để tăng cường lực lượng quân đội gồm 30.000 người, với trang bị nghèo nàn, được hơn 70.000 người hưởng ứng.Khắp nơi người ta đồn đại về một chiến dịch quân sự do Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ nhằm vào thủ đô Phnom Penh. Nạn hoang tưởng nảy gây ra phản ứng bạo lực nhằm vào bộ phận dân cư gồm 400.000 kiều dân gốc Việt.

Lon Nol hy vọng sử dụng kiều dân Việt làm con tin để kìm hãm Quân đội Nhân dân Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, còn quân chính phủ bắt đầu bố ráp và đưa kiều dân vào các trại tạm giam. Tại đó, các cuộc chém giết bắt đầu. Tại các thị trấn và làng mạc trên khắp Campuchia, binh lính và dân chúng tróc nã những người gốc Việt để tàn sát.
Ngày 15 tháng 4, thi thể của khoảng 800 nạn nhân người Việt bị bỏ trôi theo dòng sông Mê Kông về miền nam Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lên án những hành vi ghê tởm đó. Điều đáng nói là, không có người Campuchia nào (kể cả Phật giáo) lên tiếng tố cáo sự chém giết đó.
Trong lời xin lỗi chính quyền Sài Gòn, Lon Nol tuyên bố rằng: Khó mà phân biệt được trong số cư dân Việt Nam ai là Việt Cộng hay không. Cho nên việc người ta khó mà kiểm soát được phản ứng của binh lính Campuchia, vốn bản thân họ cũng cảm thấy bị phản bội, cũng là thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Thành lập FUNK và GRUNK

Từ Bắc Kinh, Sihanouk tuyên bố giải tán chính phủ Phnom Penh và thành lập Front Uni National du Kampuchea hay FUNK (Mặt trận Thống nhất Quốc gia Campuchia). Sihanouk sau này cho biết "Tôi vốn chọn không theo cả Hoa Kỳ lẫn cộng sản, vì tôi biết rằng cả hai đều là những mối nguy, chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa cộng sản. Tôi buộc phải lựa chọn một trong hai vì Lon Nol đẩy tôi vào con đường đó."

Hoàng thân Sihanouk sau đó liên minh với Khmer Đỏ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pathet Lào sử dụng uy tín của mình để ủng hộ những người cộng sản.
Ngày 5 tháng 5/1970, FUNK chính thức thành lập, và GRUNK (Chính phủ Hoàng gia Mặt trận Dân tộc Thống Nhất Campuchia) được công bố. Sihanouk đảm nhiệm nguyên thủ, bổ nhiệm Penn Nouth, một trong những ủng hộ viên trung thành nhất, làm thủ tướng.
Khieu Samphan được bổ làm thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và tổng chỉ huy lực lượng vũ trang GRUNK (dù thực tế chiến dịch quân sự đều dưới sự chỉ huy của Pol Pot).

Vì Khieu Samphan và lực lượng nổi dậy vẫn ở trong nước. Sihanouk và những người trung thành ở lại Trung Quốc, hoàng thân tiếp tục các cuộc viếng thăm "vùng giải phóng" tại Campuchia, bao gồm Angkor Wat, tháng 3 năm 1973.
Với Sihanouk, hành động này cuối cùng là một việc làm thiển cận, nhất thời thỏa lòng báo thù với những kẻ đã phản bội ông.
Với Khmer Đỏ, đó chẳng qua là cơ hội để họ bành trướng thế lực. Nông dân Khmer, bị thúc đẩy bởi lòng trung thành với vương quyền, dần tập hợp dưới lá cờ của lực lượng FUNK.
Lời kêu gọi từ cá nhân Sihanouk, cùng với các hành động của Khmer Đỏ-nói chung là tốt, và các cuộc ném bom rộng khắp của lực lượng đồng minh do Hoa Kỳ đứng đầu đã đẩy dân chúng xin gia nhập hàng ngũ lực lượng nổi dậy.

Tình hình còn sáng sủa hơn cho phe Khmer Đỏ, sau ngày 9 tháng 10 năm 1970, khi Lon Nol bãi bỏ thể chế quân chủ liên bang lỏng lẻo, thay vào đó thiết lập Cộng hòa Khmer tập quyền.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Kế hoạch can thiệp của Hoa Kỳ

Khi Pháp rời khỏi Campuchia năm 1954, Quốc trưởng Sihanouk nắm quyền. Ông cố gắng giữ cho đất nước một thái độ trung lập. Campuchia có quan hệ ngoại giao với cả Mỹ và Trung Quốc.

Năm 1965, sau khi người Mỹ đưa quân vào Việt Nam ông chuyển hướng sang ủng hộ Trung Quốc, cắt đắt quan hệ với Mỹ và Anh. Ông cũng cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng các tuyến đường vận chuyển vũ khí vào miền Nam trên lãnh thổ Campuchia và cho phép Quân Giải phóng Việt Nam lập các căn cứ dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia và tin Trung Quốc sẽ bảo đảm vị thế cho mình.

Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Westmoreland tìm kiếm sự ủng hộ việc tấn công các căn cứ Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia. Sihanouk cho phép họ được quyền truy đuổi Quân giải phóng, miễn là không người dân Campuchia nào bị ảnh hưởng.
Người Mỹ đề xuất một chiến dịch đánh bom xuống các căn cứ Quân giải phóng miền Nam dưới sự hỗ trợ tình báo của Sihanouk, nhưng chiến dịch này lại kéo dài tới 14 tháng và làm Campuchia mất ổn định.

Khi làm Tổng thống Mỹ, Nixon đưa ra một kế hoạch biến Campuchia thành một quốc gia thân Mỹ. Còn Abrams, Tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam thì cho rằng Campuchia là nơi đứng chân của Trung ương Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam. Creighton Abrams đề nghị Nixon dùng B-52 đánh vào khu căn cứ 353 (vùng Móc Câu và Mỏ Vẹt bên Campuchia),
Tháng 2-1969, sau gần bốn năm gián đoạn, Campuchia và Mỹ đã lập lại quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Đầu năm 1970, thừa lúc Sihanouk đi dưỡng bệnh ở Pháp, Lon Nol và Sisowath Sirik Matak ra tuyên bố đóng cảng Sihanoukville không cho vũ khí, quân dụng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cập cảng này.
Ngày 13-3-1970, Lon Nol phát đi tối hậu thư đòi tất cả các Quân giải phóng phải rời Campuchia trong vòng hai ngày.
Giữa tháng 2-1969, không quân Mỹ tiến hành các phi vụ B-52 đánh phá căn cứ 353. Ngày 18-3-1969, cuộc tiến công bằng B-52 nhằm vào khu vực dọc theo biên giới Campuchia - Việt Nam, khởi đầu cho việc leo thang mở rộng chiến tranh sang Campuchia.

Trong hơn 1 năm (từ tháng 3-1969 đến tháng 4-1970), không quân Mỹ (B-52) đã thực hiện trên 3.630 phi vụ ném bom xuống Campuchia, chiếm 60% tổng số phi vụ B-52 trên chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian đó. Sau đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào nhưng lại gặp sự kháng cự mạnh của đối phương.

Ngày 22-4-1970, Nixon cho rằng, các vùng "đất thánh" Mỏ Vẹt và Móc Câu, sau 14 tháng B-52 ném bom, gần như vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, Mỹ quyết định tiến công bộ vào Campuchia để "chộp bắt" các quân Giải phóng miền Nam, mở rộng chiến tranh ra toàn bán đảo Đông Dương.

Ngày 28-4-1970, một số đơn vị quân Sài Gòn vượt biên giới Campuchia tiến công khu vực Mỏ Vẹt. Hai ngày sau, ngày 30-4-1970, Mỹ huy động năm vạn quân Mỹ phối hợp với năm vạn quân Việt Nam Cộng hòa, mở cuộc tiến công quy mô lớn vào Campuchia.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Các cuộc hành quân của Hoa Kỳ

Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Memot - Snuol, Takéo - đông Kam pốt, trọng tâm là căn cứ Ba Thu (Bến Lức, Long An) và vùng Lưỡi Câu (ở Kampong Cham).

Quân giải phóng miền Nam rút ngay khi Mỹ tiến vào. Hơn 90% thị trấn bị xóa sổ sau hai ngày bị oanh tạc bằng bom, na-pan và pháo. Quân đội Mỹ cũng phát hiện một khu vực rộng hai dặm vuông của Quân giải phóng miền Nam gồm các hệ thống boong ke, lán trại, ga-ra xe tải, nhà ăn, chuồng nuôi heo. kiểm tra thấy có tới hơn 400 lán trại, kho và boong ke, chứa đầy lương thực, quần áo và thuốc men, 182 hầm vũ khí và đạn dược. Có hầm chứa tới 480 khẩu súng và một hầm khác có 120.000 viên đạn.

Vài ngày sau trực thăng phát hiện 4 xe tải Quân Giải phóng đang di chuyển giữa rừng già. Sau cuộc đọ súng Quân giải phóng miền Nam rút lui, để lại một hầm đạn lớn nhất được Hoa Kỳ khám phá trong cuộc chiến. Tuy nhiên mục tiêu chính của cuộc tấn công là tiêu diệt đầu não quân Giải phóng thì vẫn chưa thực hiện được.

Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia đẩy mạnh truy lùng. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ Pháp và Liên Xô vì hành động mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Nixon lại bùng phát.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top