[Funland] Norodom Sihanouk và Campuchia

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Cụ có chút coi thường người dân Cam ( Khmer) đấy, thực tế, Đế chế Khmer rất hùng mạnh trong quá khứ, người Cam ( Khmer) tương-đối khát-máu chứ không hiền lành như người Lào và khôn-khéo như người Vn, lúc cương lúc nhu đâu cụ.
Thời kỳ còn mông muội, khai khẩn đất hoang thì em chưa tìm hiểu. Nhưng từ khi nhà Nguyễn vào đến nay thì CPC chỉ còn là bóng mờ. Thái và VN thi nhau tranh giành. Sau đó thì Pháp, TQ, Mẽo và tất nhiên 3 thực thể ở VN (2 ở Nam Vn và 1 ở Bắc VN) đều can dự trực tiếp vào CPC.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xem lịch sử Khmer thì nó chia làm 2 thời kỳ, thời hoàng kim và thời đi xuống của đế quốc chủ nghĩa, bắt đầu từ thế kỷ 15 và kéo dài đến bây giờ.
Nghiên cứu Lịch sử của Đế chế Khmer tương-đối phức-tạp cụ ạ, nó đan-xen nhiều giữa các vùng đất, thể chế, sự huy hoàng và sụp đổ của nó cũng liên quan ít nhiều đến Vn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời kỳ còn mông muội, khai khẩn đất hoang thì em chưa tìm hiểu. Nhưng từ khi nhà Nguyễn vào đến nay thì CPC chỉ còn là bóng mờ. Thái và VN thi nhau tranh giành. Sau đó thì Pháp, TQ, Mẽo và tất nhiên 3 thực thể ở VN (2 ở Nam Vn và 1 ở Bắc VN) đều can dự trực tiếp vào CPC.
Cụ quên mất Đế chế Khmer hùng-mạnh trong quá khứ rồi, nó suy- tàn sau thời kỳ Angkor Wat 1 chút, thế kỷ 16. Cụ phải đến Angkor Wat mới thấy cái vĩ-đại của 1 đế chế đã mất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,453
Động cơ
1,132,937 Mã lực
Cụ ngao có thông tin về cái chết của tướng Đỗ Cao Trí trong cuộc hành quân này không ạ,nếu cụ có thì cho mọi người biết ạ. Xin cảm ơn cụ nhiều
Em biết rõ cụ ạ. Thịt nhau chứ không phải rơi trực thăng thuần tuý
Trí nổi tiếng tham nhũng
Em sẽ PM riêng cho cụ
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
734
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
56
Em biết rõ cụ ạ. Thịt nhau chứ không phải rơi trực thăng thuần tuý
Trí nổi tiếng tham nhũng
Em sẽ PM riêng cho cụ
Cụ rỉ tai cho e với...đội ơn cụ
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,473
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Sihanuk là người khôn ngoan mềm mỏng. Tuy nhiên đám con dân bên dưới lắm kẻ ham cách mạng quá, nên sự mềm mỏng của ông ta chẳng đem lại hiệu quả.
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,929 Mã lực
Cụ có chút coi thường người dân Cam ( Khmer) đấy, thực tế, Đế chế Khmer rất hùng mạnh trong quá khứ, người Cam ( Khmer) tương-đối khát-máu chứ không hiền lành như người Lào và khôn-khéo như người Vn, lúc cương lúc nhu đâu cụ.
Chuẩn đới cụ,
Trong lịch sử, đế chế khmer không phải là một lực lượng nhỏ yếu đâu. Cũng xưng hùng xưng bá, chinh chiến khắp khu vực, cũng là một thế lực đáng kể.
Thuở hùng cường, họ chơi ngang phân với Siam, tất tay với Miến và cũng đầy tham vọng mở rộng cương vực. Đế chế Khmer từng oánh nát Miến vô khối lần, xấp ngửa với Siam để xẻ Lào chén thịt. Hiền mới lạ.
Người Lào đúng hiền lành thật . Em học cùng ối sinh viên Lào, đứa lanh, đứa khờ nhưng chúng nó đều lành lành. Đứa nào có tý ma mãnh, ghê gớm toàn lai Hoa, lai Thái với lai Việt, hehe.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,897
Động cơ
628,582 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em không dám chia sẻ vì sợ bị ném đá. Cụ thông cảm
Em nghĩ sự thật vẫn là sự thật! Em đọc được ý cụ là sợ những hình ảnh cụ chia sẻ không như tuyên truyền? Mọi người hiện nay đã rất cởi mở, sẵn sàng đón nhận sự thật, không phải để thù hận, xét lại mà để cảnh giác tránh mắc lại những sai lầm trong quá khứ. Mong cụ suy nghĩ!
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,897
Động cơ
628,582 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chuẩn đới cụ,
Trong lịch sử, đế chế khmer không phải là một lực lượng nhỏ yếu đâu. Cũng xưng hùng xưng bá, chinh chiến khắp khu vực, cũng là một thế lực đáng kể.
Thuở hùng cường, họ chơi ngang phân với Siam, tất tay với Miến và cũng đầy tham vọng mở rộng cương vực. Đế chế Khmer từng oánh nát Miến vô khối lần, xấp ngửa với Siam để xẻ Lào chén thịt. Hiền mới lạ.
Người Lào đúng hiền lành thật . Em học cùng ối sinh viên Lào, đứa lanh, đứa khờ nhưng chúng nó đều lành lành. Đứa nào có tý ma mãnh, ghê gớm toàn lai Hoa, lai Thái với lai Việt, hehe.
Chính vì thế, Khơ-mee-Đỏ đã tuyên truyền và được nhiều người dân theo là "muốn thu hồi lại các vùng đất xưa - thời đế quốc Angkor" bao gồm một phần miền Nam VN, Thái Lan, Lào.
 

Quỳnh hp

Xe tăng
Biển số
OF-585307
Ngày cấp bằng
16/8/18
Số km
1,937
Động cơ
154,041 Mã lực
Tuổi
45
Em biết rõ cụ ạ. Thịt nhau chứ không phải rơi trực thăng thuần tuý
Trí nổi tiếng tham nhũng
Em sẽ PM riêng cho cụ
Vâng e cảm ơn cụ nhiều ạ. E cũng đoán là như vậy với cái chết của tướng trí,nhưng phía bên kia lại đoán là tướng Trí sẽ tiêu diệt gọn bộ chỉ huy mật khu nhưng ng mỹ ko muốn như thế lên ng mỹ thịt tướng Trí
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
24,897
Động cơ
628,582 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em xin kết thúc thớt này ở đây. Cám ơn các cụ đã theo dõi và chỉ cho em những sai sót
Tiếp theo là những hình ảnh về phong cảnh đất nước Campuchia
Em xin cảm ơn cụ rất nhiều, chúc cụ luôn mạnh khỏe!
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Cụ quên mất Đế chế Khmer hùng-mạnh trong quá khứ rồi, nó suy- tàn sau thời kỳ Angkor Wat 1 chút, thế kỷ 16. Cụ phải đến Angkor Wat mới thấy cái vĩ-đại của 1 đế chế đã mất.
Thì em mới bảo từ thời nhà Nguyễn vào Nam Bộ đến giờ thì chỉ còn là cái bóng. Trước đó thì em k biết nhưng em đoán là do hoang sơ, các bộ lạc, nhóm dân nhỏ nên cũng k tranh chấp gì nhiều. Như Nam Bộ của mình thời Nguyễn Hữu Cảnh khai khẩn ra Nam Bộ vào cũng chỉ bạt ngàn là rừng và sông nước. Người quá ít.
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,054
Động cơ
480,908 Mã lực
Cùng bán đảo Đông Dương, trong cuộc biến động của thế kỷ 20, chỉ có Thái Lan là cơ bản giữ được ổn định và phát triển được. 3 nước còn lại đầy mất mát, đặc biệt Việt Nam và Campuchia.
Thái lan phải khéo léo uốn dẻo & cắt hơn 1/3 diện tích đất của mình cho Anh & Pháp mới không bị đô hộ
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Em xin phép Cụ Ngao5 thêm ít sưu tầm:

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CAMPUCHIA TRUNG , CẬN ĐẠI

Lịch sử của Campuchia bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên với việc ra đời của Vương quốc Phù Nam (Funan), được cho là quốc gia đầu tiên ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ tại vùng Đông Nam Á. Ngày nay, văn hóa, phong tục truyền thống và ngôn ngữ của người Khmer hầu hết bắt nguồn từ giai đoạn này. Chữ Phạn, một nhánh của ngữ hệ Môn-Khmer là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp và viết. Tôn giáo trong giai đoạn đầu là Đạo Hindu, thống trị một thời gian rất dài trước khi Đạo Phật được phổ biến. Sự giao thoa văn hóa và tôn giáo này vẫn còn tồn tại rất nhiều thể hiện qua các kiến trúc cổ, cách làm nông nghiệp và cả các trang phục truyền thống.

Nguồn gốc lập quốc của Campuchia rất mơ hồ. Người ta chỉ biết tại vùng đất từng thuộc Campuchia đã có người sinh sống từ hai ngàn năm trước Tây lịch. Quốc gia đầu tiên là Phù Nam. Năm 245, vua Tàu nhà Hán có gửi một sứ bộ đến Phù Nam là Khang Thái, khi về nước đã viết về quốc gia này. người sáng lập ra vương quốc là vua Kaundinya. Ông đến từ Ấn độ, đánh bại nữ hoàng Liệu Yeh rồi kết hôn với bà này.

Tuy nhiên, người Khmer cũng huyền thoại hoá lịch sử của họ từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ Naga. Trên một bia dá tìm thấy ở Phú Yên, có khắc một chuyện thần tiên, trong đó kể lại vua Kaundinya có một cây thương thần và đã kết hôn với con gái của thần rắn, Naga. Do đó mà về sau, thần rắn trở nên một biểu tượng cho nguồn gốc thần thánh của dân tộc Campuchia.

Vương quốc Phù Nam khi đó nằm trên vùng đất các tỉnh phía nam Campuchia và Tây Nam Việt Nam, tồn tại trên 600 năm.
Đế quốc Phù Nam, sau một thời gian hưng thịnh, rồi cũng bị sụp đổ vào thế kỷ thứ bảy và bị Vương quốc Chư hầu là Chân Lạp (Chenla) nổi loạn và xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ. . Theo sử nhà Tuỳ, Chân Lạp là một nước nhỏ ở phía Bắc Campuchia và Nam Lào ngày nay, và ở phía tây nam Lâm ấp- Chiêm Thành (vùng rừng núi Ratakini ở phía tây của Kontum và Pleiku) . Dân tộc Chân Lạp cũng thuộc giống dân Khmer.

Sau khi tiêu diệt triều đình Phù Nam, vương quốc Chân Lạp luôn có nội chiến, đến năm 706 thì bị chia làm hai nước: Thượng hay Thổ Chân Lạp, và Hạ hay Thuỷ Chân Lạp. Sau năm 707, Chân Lạp bị chia rẽ nội bộ rồi tách thành hai quốc gia Thổ (Lục) Chân Lạp còn gọi là Thượng Chân Lạp (chiếm cứ vùng rừng núi phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (vùng đồng bằng sông Mekong bao gồm các tỉnh phía Nam Campuchia và Miền Tây Việt Nam ngày nay). Đến năm 715, một số nước nhỏ hơn tiếp tục tách ra khỏi hai nước trên làm cho Chân Lạp càng suy yếu.

Tên gọi Campuchia, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10. Đây chính là thời điểm hình thành Đế chế Angkor hùng mạnh, thiết lập nên một vương quốc của người Khmer. Các thế hệ vua của Đế chế Angkor được cho có nguồn gốc từ Ấn Độ và quần đảo Java thuộc Indonesia, Họ thay nhau cai trị trong khoảng 650 năm trên một lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ Miến Điện (Myanmar) ở phía Tây ra tới Biển Đông của Việt Nam và phần Nam Lào ngày nay.

Chính các vua của Đế chế Angkor đã xây dựng vô số các đền tháp, cung điện được xem là kỳ quan của loài người. Các công trình này được xây dựng khắp lãnh thổ của Đế chế, Angkor Wat là thành tựu rực rỡ nhất. Các vị vua được nhắc nhiều nhất thời kỳ này là: Jayavarman II, Indravarman I, Suryavarman II, Jayavarman VII.
Bên cạnh các công trình kiến trúc hũng vĩ bậc nhất thế giới, các vị vua này còn phát triển nền văn minh nông nghiệp với hàng loạt kênh tưới tiêu phức tạp, các hồ dự trữ nước và vô số hệ thống giao thông thủy vận chuyển lương thực. Nhiều hệ thống này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Angkor trở thành kinh đô của Đế chế, tập trung quyền lực, giáo dục, tôn giáo và thương mại. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 13 một cuộc binh biến đã xảy ra. Angkor bị xâm lược và cuối cùng hoàn toàn tan rã. Một trong những thành tựu sáng tạo vĩ đại nhất của loài người bị tàn phá nặng nề. Toàn bộ cư dân và sự hùng mạnh đáng tự hào trước đây trở nên bị lãng quên và dần bị rừng rậm che phủ và tàn phá.

Sau khi Angkor bị lãng quên, kinh đô của Campuchia dời về phía nam tại Long Vek, rồi Ou Đông, và cuối cùng là Phnom Penh. Sự tàn phá kinh đô Angkor hùng mạnh cũng gây ra một sự suy sụp, thay đổi trong tôn giáo, Đạo Phật Tiểu thừa (còn gọi là Nam Tông) đã chiếm vị trí độc tôn của Đạo Hindu, trở thành quốc đạo.

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, Campuchia thường xuyên bị người Thái và người Việt xâm lấn. Luôn sống trong cảnh phải kháng cự với các thế lực ngoại bang. Sự định cư của người Việtchâu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc VN sáp nhập vào năm 1757, ở phía tây người Thái tiếp tục xâm lấn và sáp nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ.

Năm 1863 vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn quốc trong 90 năm sau đó. Người Pháp bảo hộ Campuchia từ năm 1863 đã dần lấy lại phần lãnh thổ Battambang, Siem Reap cho Cam từ Xiêm La vào Năm 1906. Nhờ vậy Campuchia thoát khỏi nguy cơ bị Xiêm và Đại Nam (VN) thôn tính. Nhưng đất nước này lại rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp.

Năm 1884, Pháp đòi vua Norodom phải ký thoả ước để người Pháp được nắm toàn quyền về hành chánh, tư pháp, tài chánh, thương mại và thu tất cả mọi thứ thuế. Vua Norodom từ chối, Lagrandière tự đem tàu chiến lên Phnom Penh, vào tận hoàng cung, ép vua Norodom phải ký.
khi vua Norodom chết năm 1904, một người trong hoàng tộc là Sisowath trở thành vị vua mới của Vương quốc Campuchia, vẫn dưới sự cai trị của người Pháp.

Tự ái dân tộc bị tổn thương, nhân dân Campuchia nổi loạn dưới sự lãnh đạo của hoàng thân Si Vatha. Người Pháp phải đánh dẹp hai năm mới yên. Vua Norodom chết năm 1904, em của ông là Sisowath nối ngôi, trị vì đến năm 1927 thì con là Monivong nối nghiệp.

Tuy nhiên, ngai vàng sau đó lại quay trở lại với dòng chính thức của vua Norodom, Khi Monivong mất năm 1941 thì toàn quyền Decoux lại chọn Norodom Sihanouk là chắt của vua Norodom lên ngôi vua, khi đó ông mới 18 tuổi. vì người Pháp nghĩ là ông ta còn trẻ và ham chơi, thiếu kinh nghiệm.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật cho phép chính phủ Pháp (chính phủ Vichy) đang hợp tác với Đức Phát xít tiếp tục cai quản Campuchia và các lãnh thổ Đông Dương khác

Nước Campuchia, dưới sự bảo hộ của Pháp, có được một thời kỳ tương đối yên tĩnh, và họ may mắn không bị liên quan đến thế chiến thứ hai. CQ cũng bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và đã làm được vài công trình có ích. Trước hết là sự phát hiện và trùng tu lăng tẩm Đế Thiên Đế Thích, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. thứ hai là họ đã canh tân hệ thống giáo dục, mở mang dân trí, trong đó có sự thành lập hai cơ sở chính là Viện nghiên cứu Phật học và trường trung học Sisowath. Hai cơ sở này đã là nơi đào tạo ra những lãnh tụ tương lai của Campuchia.

Viện nghiên cứu Phật học Phnom Penh được thành lập năm 1930, với sư giúp đỡ của bà Suzanne Karpelès, một học giả người Pháp, là nhân viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà nội. Viện chủ trương phát huy những tinh tuý của Phật Giáo tiểu thừa gạt bỏ những lễ nghi mê tín, đồng thời làm sống lại niềm kiêu hãnh và khát vọng của nhân dân Campuchia.

Trong một xứ không có giai cấp sĩ phu hay quan lại và Phật Giáo được coi gần như là quốc giáo, tầng lớp sư sãi đã có một uy tín và ảnh hưởng rất lớn. Họ sống khổ hạnh, đạo đức. Họ nuôi cô nhi, làm việc thiện, dạy dỗ trẻ con. Người Campuchia khắp nơi đổ về học, nhất là những người Khmer Hạ từ vùng đồng bằng Cửu long (trước kia là Thuỷ Chân Lạp ) thuộc Việt nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
(TT)

Một cơ sở giáo dục khác, trường trung học Sisowath, được coi như nơi tập trung những tinh hoa của giới học sinh. Qua hội ái hữu cựu học sinh, họ đã qui tụ được một nhóm trí thức sau này trở nên những lãnh tụ chính trị, mà tư tưởng cũng như khuynh hướng chính trị của họ (dù rất khác nhau) đã có ảnh hưởng quan trọng đến vận mạng của dân tộc Campuchia.

Người lãnh tụ quốc gia đầu tiên của Campuchia trong giai đoạn này là ông Sơn Ngọc Thành. Theo ông hoàng Sihanouk, ông Sơn Ngọc Thành là anh em của Sơn Ngọc Minh (lãnh tụ đầu tiên của phong trào CS Campuchia) và Sơn Thái Nguyên (cựu nghị sĩ Quốc hội Việt nam cộng hoà - chi tiết này có lẽ không xác thực), vì ông hoàng Sihanouk đã rất ganh ghét Sơn Ngọc Thành, vì Sơn Ngọc Thành là một người Khmer Hạ (Việt Nam), sinh trưởng ở Trà Vinh, đồng bằng Cửu Long, Ông học trung học ở Việt nam, sau đó sang Pháp học Luật, và mấy năm sau, dù chưa tốt nghiệp, ông trở về Phnom Penh.
Với trình độ học vấn của ông lúc đó, ông trở nên một nhân vật quan trọng trong Viện Phật Học và là một gạch nối quan trọng giữa tầng lớp sư sãi và nhóm tri thức cựu học sinh Sisowath. Nhóm trí thức này phần lớn có địa vị, có khả năng tài chánh, có kiến thức chính trị, trong khi tầng lớp sư sãi lại có uy tín và tổ chức sâu rộng trong quần chúng.

Năm 1936, Sơn Ngọc Thành xuất bản tờ báo Nagaravatta. Dưới danh nghĩa truyền bá Phật Giáo và bảo tồn văn hoá, kêu gọi đấu tranh giành độc lập. Tờ báo cũng công kích sự ưu đãi của người Pháp dành cho người Việt khi họ dùng người Việt trong những chức vụ hành chánh ở Campuchia.

Mấy năm sau, thế chiến thứ hai bùng nổ, năm 1941 quân Nhật tiến vào Campuchia, nhưng vẫn để người Pháp duy trì bộ máy hành chánh. Lo sợ trước cao trào đấu tranh của dân bản xứ, năm 1942, người Pháp đóng cửa tờ báo Nagaravatta, bắt giữ lãnh tụ Phật Giáo Hem Cheav. Nhà sư này sau đó chết trong tù tại Côn Đảo. Việc bắt giữ cao tăng Hem Cheav đã gây phẫn nộ trong dân chúng Campuchia.

Ngày 20-7-1942, Sơn Ngọc Thành tổ chức một cuộc biểu tình lớn đòi Pháp phải thả hết tù chính trị và trao trả quyền tự quyết cho dân tộc Campuchia. Cuộc biểu tình bị người Pháp dẹp tan và người Nhật không can thiệp. Sơn Ngọc Thành phải trốn sang Nhật. Năm 1945, quân Nhật đảo chánh quân Pháp, ép ông hoàng Sihanouk thành lập một chính phủ thân Nhật, ra tuyên ngôn độc lập trong khối Thịnh vượng Đại Đông Á. Sơn Ngọc Thành về nước Cam làm Bộ tr.ưởng ngoại giao. Mấy tháng sau, Nhật đầu hàng Đồng Minh, và ngày 9-8-1945, Sơn Ngọc Thành đảo chánh tự đứng lên làm Thủ t.ướng.

Lúc đó, Đức đã đầu hàng, Pháp có ý định trở lại Đông dương. Để cứu vãn tình thế, Sơn Ngọc Thành mới thoả hiệp với Việt Minh để thành lập mặt trận chung chống Pháp, nhưng viên Bộ tr.ưởng quốc phòng của ông đã phản bội, trốn xuống Sài gòn, báo cho Pháp biết. Ngày 10-10-1945, liên quân Anh Pháp Ấn tiến vào Phnom Penh bắt giam Sơn Ngọc Thành, tái lập chế độ thuộc địa và cho Sihanouk trở lại làm vua.

Sơn Ngọc Thành bị kết án hai mươi năm khổ sai, đầy sang Vence rồi Poitiers. Ông được thả, ân xá năm 1950 và lu mờ từ đó.

Sau giai đoạn hỗn loạn đó, hai phong trào giải phóng quốc gia được thành lập. Ở phía tây, là phong trào Khmer Issarak, được chính quyền Thái lan giúp đỡ. Đây là phong trào gồm nhiều thành phần, bảo hoàng có, phe Sơn Ngọc Thành có, tả phái có, chung mục đích là đánh đuổi Pháp.

Ở phía đông, một lãnh tụ Phật Giáo, nhà sư Achar Man, (đảng viên CS Đông dương khi bị tù ở Côn Đảo cùng với các tù nhân CS Việt nam) làm lãnh tụ đầu tiên của phong trào CS Campuchia với bí danh Sơn Ngọc Minh (kết hợp hai tên Hồ Chí Minh và Sơn Ngọc Thành). Tuy thế, hai phong trào này vẫn yếu ớt, cho nên tình hình chiến sự Campuchia tương đối yên tĩnh. Sau hai phong trào này gần như tan rã...
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
(TT)

Năm 1945, chính các lãnh tụ CS Pháp trong chính phủ liên hiệp đã tán đồng chính sách tái lập chế độ thuộc địa và cho quân viễn chinh Pháp trở lại Đông dương.

Về nước năm 1953, Saloth Sar là một người CS chính thống, Saloth Sar đã không gia nhập đảng Nhân dân cách mạng Campuchia mà phải gia nhập Đông dương CS Đảng (của VN). Người chấp nhận đơn gia nhập của Saloth Sar là Phạm Văn Ba, sau 1975 làm Đại sứ Việt nam tại Phnom Penh. Chi bộ CS của Saloth Sar lúc đó hoạt động ở gần biên giới phía đông Campuchia, gồm người Miên lẫn người Việt, dưới sự lãnh đạo của một cán bộ Việt nam.

Tại hội nghị Genève năm 1954, các lãnh tụ CS Việt nam, Trung hoa, Liên xô đã không đếm xỉa gì tới CS Campuchia. Việt nam được nửa quốc gia phía bắc, CS Lào được hai tỉnh Sầm Nứa và Phong Saly. Riêng CS Campuchia một số phải lui vào bóng tối, một số khác giả làm bộ đội Việt nam theo tàu Ba lan đi Hà nội. Một mình ông hoàng Sihanouk là có quyền tuyên bố đã giành được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ một cách hoà bình. Đối với đa số dân Campuchia, ông trở nên một anh hùng giải phóng dân tộc.
Nhưng dù khôn khéo đến đâu, ông cũng không thể giữ cho quốc gia Campuchia đứng ngoài vòng tranh chấp của cuộc chiến tranh Đông dương thứ hai (sau 1954) và đúng như lời tiên đoán của ông nội của ông: Sẽ có ngày dân Campuchia sẽ phải chọn lựa, hoặc bị tiêu diệt bởi con cọp, hay bị nuốt bởi con cá sấu.

Sau năm 1954, theo hiến pháp, Campuchia phải bầu cử quốc hội. Sợ rằng các đảng đối lập có thể thắng cử và lập chính phủ, Sihanouk đang làm vua tự ý thoái vị, nhường ngôi cho cha, rồi dùng uy tín cá nhân của mình kết hợp những đảng phái ôn hoà và hữu phái lại thành một đảng mới, lấy tên là Cộng đồng nhân dân xã hội (Sangkum Reasts Niyum). Cùng ra tranh cử trong thời gian đó là những đảng viên của đảng Độc lập (phe Sơn Ngọc Thành), đảng Nhân dân (của Keo Meas, CS trá hình), đảng Dân chủ (Thioun Mumm, cũng CS).

Nhờ uy tín cá nhân của Sihanouk, cũng như nhờ gian lận và đàn áp, đảng Sangkum của Sihanouk chiếm được tất cả các ghế trong quốc hội, nhưng ông ta vẫn không nương tay với các chính khách đối lập, nhất là các cán bộ CS. Chủ bút tờ báo CS Cờ Giải Phóng Pracheachon bị đánh đập, hành hung rồi chết vì vết thương hai ngày sau đó. Thioun Mumm phải trốn về Pháp, Keo Meas trốn sang Bắc Việt. Phong trào CS Campuchia càng suy đồi hơn vào năm 1959, khi lãnh tụ CS số hai phụ trách nông thôn là Siêu Hung về hồi chánh, chỉ điểm cho mật vụ của Sihanouk bắt bớ, phá hoại hết những cơ sở CS ở nông thôn.

Thời gian đó, các trí thức tả phái Khieu Samphan, Hou Youn đã tốt nghiệp bên Pháp trở về dạy đại học và hoạt động CS nằm vùng. Trong khi đàn áp và tiêu diệt những tên CS ở trong nước, thì Sihanouk lại kết thân với những chính quyền CS ở ngoài. Ông tuyên bố theo đường lối trung lập không liên kết và gia nhập khối Á Phi.

Sau năm 1954, để chống lại áp lực của Nam Việt nam và Thái lan, Sihanouk dựa vào Trung hoa và nghiêng về Bắc Việt. Ông từ chối gia nhập khối Liên phòng Đông Nam Á do Mỹ khởi xướng, ngả theo đường lối trung lập không liên kết của khối Á Phi và làm ngơ cho Việt cộng sử dụng vùng đất sát biên giới Việt nam làm mật khu và đường tiếp vận chống Mỹ.

Đường lối này rất phù hợp với Trung hoa, không muốn thấy Hoa kỳ có căn cứ hay ảnh hưởng ở biên giới phía nam, và với Bắc Việt, vì Sihanouk đã làm ngơ để cho Việt nam dùng đất Campuchia làm đường mòn tiếp vận và mật khu an toàn. Với đường lối đối ngoại đó, Sihanouk đã hoá giải mối nguy của Trung hoa và CS Việt nam với CS Campuchia. Ông hy vọng nếu Bắc Việt thắng trận sẽ nhớ ơn và để yên cho đất nước ông.

Không còn cách nào khác, Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt nam lúc đó quay sang ủng hộ lãnh tụ đối lập Sam Sary, giúp tướng Đap Chuồn nổi loạn và có lần cho phép Đại sứ Ngô Trọng Hiếu mưu sát Sihanouk bằng bom. Tất cả những âm mưu kể trên đều thất bại và càng làm Sihanouk xa cách VNCH và thiên về khối CS. Tuy nhiên hành động làm lơ cho bộ đội Việt nam thao túng ở vùng biên giới và chống Mỹ của Ông đã gây bất mãn trong quân đội Campuchia và đưa đến cuộc đảo chính của Lon Nol năm 1970.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top