Em xin phép Cụ Ngao5 thêm ít sưu tầm:
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CAMPUCHIA TRUNG , CẬN ĐẠI
Lịch sử của Campuchia bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên với việc ra đời của Vương quốc Phù Nam (Funan), được cho là quốc gia đầu tiên ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ tại vùng Đông Nam Á. Ngày nay, văn hóa, phong tục truyền thống và ngôn ngữ của người Khmer hầu hết bắt nguồn từ giai đoạn này. Chữ Phạn, một nhánh của ngữ hệ Môn-Khmer là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp và viết. Tôn giáo trong giai đoạn đầu là Đạo Hindu, thống trị một thời gian rất dài trước khi Đạo Phật được phổ biến. Sự giao thoa văn hóa và tôn giáo này vẫn còn tồn tại rất nhiều thể hiện qua các kiến trúc cổ, cách làm nông nghiệp và cả các trang phục truyền thống.
Nguồn gốc lập quốc của Campuchia rất mơ hồ. Người ta chỉ biết tại vùng đất từng thuộc Campuchia đã có người sinh sống từ hai ngàn năm trước Tây lịch. Quốc gia đầu tiên là Phù Nam. Năm 245, vua Tàu nhà Hán có gửi một sứ bộ đến Phù Nam là Khang Thái, khi về nước đã viết về quốc gia này. người sáng lập ra vương quốc là
vua Kaundinya. Ông đến từ Ấn độ, đánh bại nữ hoàng Liệu Yeh rồi kết hôn với bà này.
Tuy nhiên, người Khmer cũng huyền thoại hoá lịch sử của họ từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ Naga. Trên một bia dá tìm thấy ở Phú Yên, có khắc một chuyện thần tiên, trong đó kể lại vua Kaundinya có một cây thương thần và đã kết hôn với con gái của thần rắn, Naga. Do đó mà về sau, thần rắn trở nên một biểu tượng cho nguồn gốc thần thánh của dân tộc Campuchia.
Vương quốc Phù Nam khi đó nằm trên vùng đất các tỉnh phía nam Campuchia và Tây Nam Việt Nam, tồn tại trên 600 năm.
Đế quốc Phù Nam, sau một thời gian hưng thịnh, rồi cũng bị sụp đổ vào thế kỷ thứ bảy và bị Vương quốc Chư hầu là Chân Lạp (Chenla) nổi loạn và xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ. . Theo sử nhà Tuỳ, Chân Lạp là một nước nhỏ ở phía Bắc Campuchia và Nam Lào ngày nay, và ở phía tây nam Lâm ấp- Chiêm Thành (vùng rừng núi Ratakini ở phía tây của Kontum và Pleiku) . Dân tộc Chân Lạp cũng thuộc giống dân Khmer.
Sau khi tiêu diệt triều đình Phù Nam, vương quốc Chân Lạp luôn có nội chiến, đến năm 706 thì bị chia làm hai nước: Thượng hay Thổ Chân Lạp, và Hạ hay Thuỷ Chân Lạp. Sau năm 707, Chân Lạp bị chia rẽ nội bộ rồi tách thành hai quốc gia Thổ (Lục) Chân Lạp còn gọi là Thượng Chân Lạp (chiếm cứ vùng rừng núi phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (vùng đồng bằng sông Mekong bao gồm các tỉnh phía Nam Campuchia và Miền Tây Việt Nam ngày nay). Đến năm 715, một số nước nhỏ hơn tiếp tục tách ra khỏi hai nước trên làm cho Chân Lạp càng suy yếu.
Tên gọi Campuchia, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10. Đây chính là thời điểm hình thành Đế chế Angkor hùng mạnh, thiết lập nên một vương quốc của người Khmer. Các thế hệ vua của Đế chế Angkor được cho có nguồn gốc từ Ấn Độ và quần đảo Java thuộc Indonesia, Họ thay nhau cai trị trong khoảng 650 năm trên một lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ Miến Điện (Myanmar) ở phía Tây ra tới Biển Đông của Việt Nam và phần Nam Lào ngày nay.
Chính các vua của Đế chế Angkor đã xây dựng vô số các đền tháp, cung điện được xem là kỳ quan của loài người. Các công trình này được xây dựng khắp lãnh thổ của Đế chế, Angkor Wat là thành tựu rực rỡ nhất. Các vị vua được nhắc nhiều nhất thời kỳ này là:
Jayavarman II, Indravarman I, Suryavarman II, Jayavarman VII.
Bên cạnh các công trình kiến trúc hũng vĩ bậc nhất thế giới, các vị vua này còn phát triển nền văn minh nông nghiệp với hàng loạt kênh tưới tiêu phức tạp, các hồ dự trữ nước và vô số hệ thống giao thông thủy vận chuyển lương thực. Nhiều hệ thống này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Angkor trở thành kinh đô của Đế chế, tập trung quyền lực, giáo dục, tôn giáo và thương mại. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 13 một cuộc binh biến đã xảy ra. Angkor bị xâm lược và cuối cùng hoàn toàn tan rã. Một trong những thành tựu sáng tạo vĩ đại nhất của loài người bị tàn phá nặng nề. Toàn bộ cư dân và sự hùng mạnh đáng tự hào trước đây trở nên bị lãng quên và dần bị rừng rậm che phủ và tàn phá.
Sau khi Angkor bị lãng quên, kinh đô của Campuchia dời về phía nam tại Long Vek, rồi Ou Đông, và cuối cùng là Phnom Penh. Sự tàn phá kinh đô Angkor hùng mạnh cũng gây ra một sự suy sụp, thay đổi trong tôn giáo, Đạo Phật Tiểu thừa (còn gọi là Nam Tông) đã chiếm vị trí độc tôn của Đạo Hindu, trở thành quốc đạo.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, Campuchia thường xuyên bị người Thái và người Việt xâm lấn. Luôn sống trong cảnh phải kháng cự với các thế lực ngoại bang. Sự định cư của
người Việt ở
châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ
17 dẫn tới việc VN sáp nhập vào năm
1757, ở phía tây
người Thái tiếp tục xâm lấn và sáp nhập các tỉnh
Battambang,
Siem Reap vào lãnh thổ của họ.
Năm 1863 vua
Norodom ký một hiệp ước với
Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn quốc trong 90 năm sau đó. Người Pháp bảo hộ Campuchia từ năm
1863 đã dần lấy lại phần lãnh thổ Battambang, Siem Reap cho Cam từ Xiêm La vào Năm
1906. Nhờ vậy Campuchia thoát khỏi nguy cơ bị Xiêm và Đại Nam (VN) thôn tính. Nhưng đất nước này lại rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp.
Năm 1884, Pháp đòi vua Norodom phải ký thoả ước để người Pháp được nắm toàn quyền về hành chánh, tư pháp, tài chánh, thương mại và thu tất cả mọi thứ thuế. Vua Norodom từ chối, Lagrandière tự đem tàu chiến lên Phnom Penh, vào tận hoàng cung, ép vua Norodom phải ký.
khi vua Norodom chết năm 1904, một người trong hoàng tộc là Sisowath trở thành vị vua mới của Vương quốc Campuchia, vẫn dưới sự cai trị của người Pháp.
Tự ái dân tộc bị tổn thương, nhân dân Campuchia nổi loạn dưới sự lãnh đạo của hoàng thân Si Vatha. Người Pháp phải đánh dẹp hai năm mới yên. Vua Norodom chết năm 1904, em của ông là Sisowath nối ngôi, trị vì đến năm 1927 thì con là Monivong nối nghiệp.
Tuy nhiên, ngai vàng sau đó lại quay trở lại với dòng chính thức của vua Norodom, Khi Monivong mất năm 1941 thì toàn quyền Decoux lại chọn
Norodom Sihanouk là chắt của vua Norodom lên ngôi vua, khi đó ông mới 18 tuổi. vì người Pháp nghĩ là ông ta còn trẻ và ham chơi, thiếu kinh nghiệm.
Trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, người
Nhật cho phép chính phủ Pháp (chính phủ
Vichy) đang hợp tác với Đức Phát xít tiếp tục cai quản Campuchia và các lãnh thổ Đông Dương khác
Nước Campuchia, dưới sự bảo hộ của Pháp, có được một thời kỳ tương đối yên tĩnh, và họ may mắn không bị liên quan đến thế chiến thứ hai. CQ cũng bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và đã làm được vài công trình có ích. Trước hết là sự phát hiện và trùng tu lăng tẩm Đế Thiên Đế Thích, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. thứ hai là họ đã canh tân hệ thống giáo dục, mở mang dân trí, trong đó có sự thành lập hai cơ sở chính là Viện nghiên cứu Phật học và trường trung học Sisowath. Hai cơ sở này đã là nơi đào tạo ra những lãnh tụ tương lai của Campuchia.
Viện nghiên cứu Phật học Phnom Penh được thành lập năm 1930, với sư giúp đỡ của bà Suzanne Karpelès, một học giả người Pháp, là nhân viên Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà nội. Viện chủ trương phát huy những tinh tuý của Phật Giáo tiểu thừa gạt bỏ những lễ nghi mê tín, đồng thời làm sống lại niềm kiêu hãnh và khát vọng của nhân dân Campuchia.
Trong một xứ không có giai cấp sĩ phu hay quan lại và Phật Giáo được coi gần như là quốc giáo, tầng lớp sư sãi đã có một uy tín và ảnh hưởng rất lớn. Họ sống khổ hạnh, đạo đức. Họ nuôi cô nhi, làm việc thiện, dạy dỗ trẻ con. Người Campuchia khắp nơi đổ về học, nhất là những người Khmer Hạ từ vùng đồng bằng Cửu long (trước kia là Thuỷ Chân Lạp ) thuộc Việt nam.