[Funland] Nông thôn trong cơn bế tắc

Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
44
Nói các chương trình khuyến nông là lừa đảo thì chỉ là cách nói cho sướng miệng.
Mụch đích chính của khuyến nông là hỗ trợ bà con nông dân làm ăn nhỏ tiếp cận với công nghệ, tăng hiệu quả cho công việc đồng áng của họ.
Hàng năm Nhà nước chi khá nhiều tiền cho chương trình này (trực tiếp từ chương trình khuyến nông quốc gia hay gián tiếp qua các chương trình khác+kinh phí cho khuyến nông địa phương).
Nhưng cũng như rất nhiều ọp phở cào phím trong phòng điều hòa trên này, rất nhiều cán bộ khuyến nông cũng thực hiện công việc của họ trong phòng lạnh. Tất nhiên là xa rời thực tế như vậy thì chẳng có hiệu quả.
Ngoài ra còn có các quy định ràng buộc của các cơ quan quản lý nhà nước đang trói buộc hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Rất nhiều quy định (và thực hiện được là chi phí của người sản xuất phải bỏ ra) chỉ để an toàn cho người quản lý khi xảy ra sự cố, chứ chẳng làm cho cái ngành này hoàn thiện hay tốt hơn được chút nào. Nếu bãi bỏ được những quy định rất chặt chẽ nhưng vô lý này, người sản xuất không chỉ bớt được chi phí mà còn dễ dàng hơn để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngành chăn nuôi lợn hiện nay đang đứng trước nguy cơ phải xóa sổ để dựng lại từ đầu. Cách chống dịch hiện tại có thể ví như trên 1 chiếc tuyền chở đầy hàng hóa đáy đang bị thủng. Phải vứt bỏ bớt hàng hóa cho thuyền nổi lên mới có cơ bịt được các lỗ thủng. Nhưng vứt hàng xuống biển thì tiếc và nước tiếp tục phá to những lỗ thủng dưới đáy thuyền!
Bác ví rất hay và sinh động dễ hiểu! Chưa bao giờ có cả triệu gia đình đang bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh như bây giờ. Số thực tế lợn chết chắc gấp nhiều lần con số thống kê 1,3 triệu vì nhiều nhà giấu, vì nhiều chính quyền cơ sở cũng giấu hoặc làm không hết trách nhiệm!
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Nói các chương trình khuyến nông là lừa đảo thì chỉ là cách nói cho sướng miệng.
Mụch đích chính của khuyến nông là hỗ trợ bà con nông dân làm ăn nhỏ tiếp cận với công nghệ, tăng hiệu quả cho công việc đồng áng của họ.
Hàng năm Nhà nước chi khá nhiều tiền cho chương trình này (trực tiếp từ chương trình khuyến nông quốc gia hay gián tiếp qua các chương trình khác+kinh phí cho khuyến nông địa phương).
Nhưng cũng như rất nhiều ọp phở cào phím trong phòng điều hòa trên này, rất nhiều cán bộ khuyến nông cũng thực hiện công việc của họ trong phòng lạnh. Tất nhiên là xa rời thực tế như vậy thì chẳng có hiệu quả.
Ngoài ra còn có các quy định ràng buộc của các cơ quan quản lý nhà nước đang trói buộc hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Rất nhiều quy định (và thực hiện được là chi phí của người sản xuất phải bỏ ra) chỉ để an toàn cho người quản lý khi xảy ra sự cố, chứ chẳng làm cho cái ngành này hoàn thiện hay tốt hơn được chút nào. Nếu bãi bỏ được những quy định rất chặt chẽ nhưng vô lý này, người sản xuất không chỉ bớt được chi phí mà còn dễ dàng hơn để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngành chăn nuôi lợn hiện nay đang đứng trước nguy cơ phải xóa sổ để dựng lại từ đầu. Cách chống dịch hiện tại có thể ví như trên 1 chiếc tuyền chở đầy hàng hóa đáy đang bị thủng. Phải vứt bỏ bớt hàng hóa cho thuyền nổi lên mới có cơ bịt được các lỗ thủng. Nhưng vứt hàng xuống biển thì tiếc và nước tiếp tục phá to những lỗ thủng dưới đáy thuyền!

Tuyên truyền dân có lợn bệnh thì phải tiêu huỷ
Tuyên truyền bệnh này (tả cháu Phi) không ảnh hưởng tới người; bà con cứ ăn thịt lợn bình thường để cứu nghành chăn nuôi

Dân tình nói chung cũng khó thực hiện nhỉ ? Ai biết miếng thịt trên phản từ con lợn nào ?
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
44
Nghèo và đói là 2 khái niệm khác nhau.
Tiêu chuẩn hộ nghèo của nước ta rất thấp chứ không cao đâu cụ
Cụ nói đúng. Phỏng vấn nhiều người già họ bảo xã hội bây giờ sướng gấp ngàn lần xưa, cảm ơn các cấp trên. Tuy nhiên đó là nhìn và so với ngày xưa, giống như kiểu ngày xưa dân ta bùn ngập đến cổ suýt chết chìm, nay bùn chỉ ngập đến đầu gối, thế là sướng. Nhưng nhìn sang nông dân khu vực và thế giới thì họ tiến đến đâu, chân họ chẳng còn ở dưới bùn nữa rồi!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,145
Động cơ
893,708 Mã lực
Bác ví rất hay và sinh động dễ hiểu! Chưa bao giờ có cả triệu gia đình đang bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh như bây giờ. Số thực tế lợn chết chắc gấp nhiều lần con số thống kê 1,3 triệu vì nhiều nhà giấu, vì nhiều chính quyền cơ sở cũng giấu hoặc làm không hết trách nhiệm!
Thực ra tham nhũng (như mấy cái vụ danh sách người hỗ trợ tiêu hủy chưa nuôi con lợn nào) cũng chỉ là 1 số nhỏ.
Chính là các cơ sở lớn không nằm trong diện đền bù nên họ chẳng khai báo vì như vậy còn có cơ bán chạy (và tiếp tục phát tán mầm dịch).
Rất nhiều địa phương không công bố dịch nên người dân cũng chẳng báo khi lợn của họ bị bệnh, vì họ sẽ chẳng được hỗ trợ, lợn tiếp tục được bán, lợn chết vứt lung tung (và tiếp tục phát tán mầm dịch).
....
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,214
Động cơ
340,278 Mã lực
Nông dân luôn là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất và được hưởng lợi ích thấp nhất trong chuỗi sản xuất nông sản.

Cái năm em đỗ Đh chính là 1 năm kiệt quệ chưa từng có.

Tháng 3.
Mùa lạc, đại hạn đến sớm, 3 tháng trời không có giọt mưa, nắng chang chang vắt kiệt cả dòng sông. Gọi là sông Ngàn Sâu, mà tháng 4 năm ấy sông cạn trơ đáy, ôm quần lội từ bờ này qua bờ kia còn chưa ướt hết bắp chân. Nhà em trồng 7 sào lạc, mọi năm được khoảng 1 tấn 2. Năm đó thu hoạch được đúng 3 tạ lạc. Củ lạc cũng gầy quắt queo. Mất mùa. Mất giá.
Tháng 4.
Trỉa đậu xanh, vẫn không có mưa, gieo 10 hạt chỉ mọc được 3, dù đã ngâm hạt qua nước cho dễ nảy mầm. Lại lụi cụi đi dặm, có những quãng dài cả mét không mọc được 1 cây nào. Thế rồi mưa. Nhiều nhà đem trâu đem cày xới hết lên trồng lại. Đậu gặp mưa lên vùn vụt, xanh ngắt. Một số nhà xen thêm ngô trong đậu. Cả ngô cũng xanh ngắt. Cánh đồng hồi sinh.
Tháng 6.
Ngô đã có bắp non, lác đác đậu xanh đã chín bói. 1 hôm trời mưa như trút. Mưa 1 ngày 1 đêm không tạnh. Chỉ 1 ngày mưa, nước sông dâng cao. Đa số lạc quan, tháng 6 làm gì có lụt. Từ năm 60 tới giờ không có năm nào lụt tháng 6. Những cụ già sống từ năm 2 mấy, 3 mấy cũng bảo chỉ mới thấy 1 trận lụt tháng 6 vào năm 60 mà thôi.
Hôm sau, nước sông tràn bờ. Làng xóm í ới gọi nhau ra đồng vớt vát được gì thì vớt vát. Em cầm liềm đi cắt ngô. Liềm cứa vào thân ngô như cứa vào da thịt. Buộc bó ngô lên xe dắt bộ về nhà, mưa gió giật người ngã, xe đổ.
Điện mất. Cái giếng cạn khô đã đầy trở lại.
Đêm, nước lũ tràn vào làng. Người ở những vùng đất thấp dắt lũ lượt nào trâu bò, bế theo lợn, gà đến gửi nhờ. Cái chuồng lợn đã 10 năm không nuôi lợn, giờ chật ních lợn bé lợn to.
3 ngày sau, mưa ngừng, nắng lên rực rỡ. Mưa ngừng thì nước sẽ rút, bao đời nay đều như vậy, mỗi năm 3-4 trận lũ, trận nào cũng như vậy hết. Mưa 3 ngày thì 3 ngày sau nước sẽ rút hết. Nhưng không, nước tiếp tục lên. Toàn bộ 4 xã quanh con sông chìm sâu dưới nước. Đứng trên đồi nhìn 4 phương 8 hướng, chỉ có một màu trắng mênh mông. Trực thăng cứu trợ lâu lâu lại bay về phía cuối con sông, ở đó là vùng ngập sâu nhất. Có khi họ dừng lại ở làng em, thả mì tôm cứu trợ. Người ta giành nhau đến gãy cả tay.
13 ngày sau nước mới rút hẳn. Để lại 1 lớp bùn dày nửa mét phủ lên mọi con đường, nhà cửa, vườn tược. Xác trâu bò, lợn gà chết khắp nơi. Rác rưởi mắc đầy ngọn cây.
Đó là trận lũ nước dâng cao nhất kể từ năm 1960.

Tháng 7.
Lũ rút rồi, chờ mưa rửa trôi bùn đất. Nhưng mưa không đến. Cỏ bị phủ lớp bùn dày cứng không thể ngoi lên được. Trâu bò nhìn cánh đồng héo úa ngẩn ngơ.
Em lên tàu nhập học ĐH. Mẹ đi vay mượn tứ tung được 2tr, đủ đóng tiền nhập học và ăn tạm 1 tháng.

Tháng 8.
Em trai viết thư gửi vào, bảo rằng mưa rồi, cỏ mọc lại rồi. Mà không biết sâu ở đâu bò lổm ngổm, cỏ bị sâu ăn hết, không còn cỏ cho trâu ăn nữa.

Tháng 12.
Em lên tàu về quê ăn tết. Từ Huế trở ra, đâu đâu cũng xơ xác tiêu điều. Những ruộng ngô, ruộng lúa lá trắng phau vì rét. Tính đến hôm em về là đã 39 ngày rét đậm rét hại liên tục. Trâu bò chết vì rét, và vì đói. Thịt trâu bán quanh làng đều là bán thiếu, bao giờ có tiền thì trả. Nhiều người chung nhau tiền, đi xuống những vùng ven biển để mua rơm về cho trâu ăn. 2tr 1 xe tải rơm, số tiền đủ mua hơn 5 tạ gạo.
Tết năm ấy xóm làng buồn hiu. Thanh niên bắt đầu soạn đồ đi Nga, đi Thái, đi Lào kiếm cơm. Có những gia đình bố mẹ đi Thái hết, để lại 4 đứa con gà vịt, đứa lớn nhất 10t, đứa bé nhất 2 tuổi. Bố em cũng đi Lào với hơn 2 chục người nữa. Sang tới nơi mới biết m đã bị bán cho chủ thầu người Việt. Mất mấy tháng bị bóc lột mới trốn được về VN, lúc qua biên giới bị biên phòng tóm được, bị phạt 600k.
------
Nhiều năm sau, mỗi lần em về quê, tới nhà bạn bè chơi vẫn thấy cái ngấn nước trên cột nhà. Ai nhìn lên ngấn nước đó cũng xót xa.
 
Chỉnh sửa cuối:

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,214
Động cơ
340,278 Mã lực
Tuyên truyền dân có lợn bệnh thì phải tiêu huỷ
Tuyên truyền bệnh này (tả cháu Phi) không ảnh hưởng tới người; bà con cứ ăn thịt lợn bình thường để cứu nghành chăn nuôi

Dân tình nói chung cũng khó thực hiện nhỉ ? Ai biết miếng thịt trên phản từ con lợn nào ?
phải tiêu hủy vì virus tả châu Phi lưu cữu rất lâu trong môi trường cụ ạ. Cho nên các địa phương tự tin công bố hết dịch toàn là lạc quan tếu. Dịch tả châu Phi này ít nhất trong vòng 6 tháng không tái phát mới có thể coi là dập dịch thành công.
còn tuyên truyền bệnh không lây sang người là để tránh dân vì lo sợ mà tẩy chay thịt lợn, khiến cho đã bị dịch mất đàn lợn lại còn mất giá.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
44
Nông dân luôn là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất và được hưởng lợi ích thấp nhất trong chuỗi sản xuất nông sản.

Cái năm em đỗ Đh chính là 1 năm kiệt quệ chưa từng có.

Tháng 3.
Mùa lạc, đại hạn đến sớm, hàng tháng trời không có giọt mưa, nắng chang chang vắt kiệt cả dòng sông. Gọi là sông Ngàn Sâu, mà tháng 4 năm ấy sông cạn trơ đáy, ôm quần lội từ bờ này qua bờ kia còn chưa ướt hết bắp chân. Nhà em trồng 7 sào lạc, mọi năm được khoảng 1 tấn 2. Năm đó thu hoạch được đúng 3 tạ lạc. Củ lạc cũng gầy quắt queo. Mất mùa. Mất giá.
Tháng 4.
Trỉa đậu xanh, vẫn không có mưa, gieo 10 hạt chỉ mọc được 3, dù đã ngâm hạt qua nước cho dễ nảy mầm. Lại lụi cụi đi dặm, có những quãng dài cả mét không mọc được 1 cây nào. Thế rồi mưa. Nhiều nhà đem trâu đem cày xới hết lên trồng lại. Đậu gặp mưa lên vùn vụt, xanh ngắt. Một số nhà xen thêm ngô trong đậu. Cả ngô cũng xanh ngắt. Cánh đồng hồi sinh.
Tháng 6.
Ngô đã có bắp non, lác đác đậu xanh đã chín bói. 1 hôm trời mưa như trút. Mưa 1 ngày 1 đêm không tạnh. Chỉ 1 ngày mưa, nước sông dâng cao. Đa số lạc quan, tháng 6 làm gì có lụt. Từ năm 60 tới giờ không có năm nào lụt tháng 6. Những cụ già sống từ năm 2 mấy, 3 mấy cũng bảo chỉ mới thấy 1 trận lụt tháng 6 vào năm 60 mà thôi.
Hôm sau, nước sông tràn bờ. Làng xóm í ới gọi nhau ra đồng vớt vát được gì thì vớt vát. Em cầm liềm đi cắt ngô. Liềm cứa vào thân ngô như cứa vào da thịt. Buộc bó ngô lên xe dắt bộ về nhà, mưa gió giật người ngã, xe đổ.
Điện mất. Cái giếng cạn khô đã đầy trở lại.
Đêm, nước lũ tràn vào làng. Người ở những vùng đất thấp dắt lũ lượt nào trâu bò, bế theo lợn, gà đến gửi nhờ. Cái chuồng lợn đã 10 năm không nuôi lợn, giờ chật ních lợn bé lợn to.
3 ngày sau, mưa ngừng, nắng lên rực rỡ. Mưa ngừng thì nước sẽ rút, bao đời nay đều như vậy, mỗi năm 3-4 trận lũ, trận nào cũng như vậy hết. Mưa 3 ngày thì 3 ngày sau nước sẽ rút hết. Nhưng không, nước tiếp tục lên. Toàn bộ 4 xã quanh con sông chìm sâu dưới nước. Đứng trên đồi nhìn 4 phương 8 hướng, chỉ có một màu trắng mênh mông. Trực thăng cứu trợ lâu lâu lại bay về phía cuối con sông, ở đó là vùng ngập sâu nhất. Có khi họ dừng lại ở làng em, thả mì tôm cứu trợ. Người ta giành nhau đến gãy cả tay.
13 ngày sau nước mới rút hẳn. Để lại 1 lớp bùn dày nửa mét phủ lên mọi con đường, nhà cửa, vườn tược. Xác trâu bò, lợn gà chết khắp nơi. Rác rưởi mắc đầy ngọn cây.
Đó là trận lũ nước dâng cao nhất kể từ năm 1960.

Tháng 7.
Lũ rút rồi, chờ mưa rửa trôi bùn đất. Nhưng mưa không đến. Cỏ bị phủ lớp bùn dày cứng không thể ngoi lên được. Trâu bò nhìn cánh đồng héo úa ngẩn ngơ.
Em lên tàu nhập học ĐH. Mẹ đi vay mượn tứ tung được 2tr, đủ đóng tiền nhập học và ăn tạm 1 tháng.

Tháng 8.
Em trai viết thư gửi vào, bảo rằng mưa rồi, cỏ mọc lại rồi. Mà không biết sâu ở đâu bò lổm ngổm, cỏ bị sâu ăn hết, không còn cỏ cho trâu ăn nữa.

Tháng 12.
Em lên tàu về quê ăn tết. Từ Huế trở ra, đâu đâu cũng xơ xác tiêu điều. Những ruộng ngô, ruộng lúa lá trắng phau vì rét. Tính đến hôm em về là đã 39 ngày rét đậm rét hại liên tục. Trâu bò chết vì rét, và vì đói. Thịt trâu bán quanh làng đều là bán thiếu, bao giờ có tiền thì trả. Nhiều người chung nhau tiền, đi xuống những vùng ven biển để mua rơm về cho trâu ăn. 2tr 1 xe tải rơm, số tiền đủ mua hơn 5 tạ gạo.
Tết năm ấy xóm làng buồn hiu. Thanh niên bắt đầu soạn đồ đi Nga, đi Thái, đi Lào kiếm cơm. Có những gia đình bố mẹ đi Thái hết, để lại 4 đứa con gà vịt, đứa lớn nhất 10t, đứa bé nhất 2 tuổi. Bố em cũng đi Lào với hơn 2 chục người nữa. Sang tới nơi mới biết m đã bị bán cho chủ thầu người Việt. Mất mấy tháng bị bóc lột mới trốn được về VN, lúc qua biên giới bị biên phòng tóm được, bị phạt 600k.
------
Nhiều năm sau, mỗi lần em về quê, tới nhà bạn bè chơi vẫn thấy cái ngấn nước trên cột nhà. Ai nhìn lên ngấn nước đó cũng xót xa.
Cụ tả sinh động và thấm thía quá. Năm đó có phải là 2008?
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,599
Động cơ
407,779 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Khi nông sản giá xuống quá thấp thì đúng là không nên dùng chính sách giải cứu để thị trường tự điều chỉnh nhưng nếu bị thiên tai, dịch bệnh thì nên hỗ trợ cho bà con cụ ạ!
Tiền nào cứu nổi hả cụ, lại in ra? Nông dân bây giờ toàn nuôi lớn. Trại có 1000-2000 con lợn là thường. Tỉnh như Hưng Yên số lợn có thể tính triệu. Nhân rộng ra cả nước, cụ có tính ra bao tiền cho đủ?
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,599
Động cơ
407,779 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Chưa bao giờ có chuyện tiêu hủy gần 2 triệu con lợn (trên giấy tờ) còn thực tế lợn chết gấp 3-5 lần số đó vì dân và chính quyền cơ sở đều giấu trên tổng số đàn lợn của mình khoảng 28-30 triệu con. Cũng trong khoảng 10 năm gần đây chưa bao giờ có chuyện nhãn, vải mất mùa nặng như thế này cụ ạ! Chỉ riêng mấy cái đó thôi đã thiệt hại nhiều ngàn tỉ rồi!
Nhãn Vải mất mùa đã đươvj các chuyên gia nông ngjieepj dự báo từ năm ngoái rồi cụ nhé, dựa vào thời tiết.
Việc biết trước cả nửa năm mà không có phương án dự phòng thì chịu thôi,
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,599
Động cơ
407,779 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cụ ấy đang nợ ngân hàng 5 tỉ, anh em 2 tỉ, cũng chỉ là nông dân nhưng chót cưỡi lên lưng hổ là nuôi lợn rồi, phải cố. Cố hết qua đợt giảm giá 2016, tai xanh 2017, lở mồm long móng 2018 thì đến giờ bị đốn gục!
Năm ngoái chỉ cuối 2018 mới có dịch lở mồm, nhưng tại thời điểm đấy giá lợn trên 40, vẫn có lãi, giữa năm 2018 thì được 2017 vì giá toàn hơn 50. Thêm nữa, dịch lở mồm có vắc xin nhé. Chỉ có không tiến hành tiêm đủ thì mới bị
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,214
Động cơ
340,278 Mã lực
Cụ tả sinh động và thấm thía quá. Năm đó có phải là 2008?
2007 cụ ạ. Lụt do ảnh hưởng của bão số 2 (bão không vào mà thiệt hại còn hơn cả bão vào nữa) một phần, nhưng phần chính là do thủy điện. 2008, 2010 cũng lụt to, nhưng không liên tiếp vừa đại hạn vừa lụt vừa sâu bọ vừa rét như năm đó.
Một năm sức cùng lực kiệt. Nhà em mất 5 năm mới gượng dậy nổi. Thằng em em đi học cấp 3, chậm đóng học phí nên bị hạ 1 bậc hạnh kiểm, dù trong lớp nó thuộc dạng ngoan nhất.
Bây giờ thế hệ bọn em rời quê hết rồi. Thiên nhiên quá khắc nghiệt, không thể nào trụ lại được. Một số thì đón luôn các cụ đi. Dần dần làng xóm sẽ thưa thớt tiếng người.
http://www.vacne.org.vn/thuy-dien-o-ha-tinh-canh-bao-tham-hoa-moi-truong-ky`-1/24284.html
Hà Tĩnh đã trải qua những đợt hạn hán khốc liệt, như mùa hè vừa qua gần 3 tháng liền Hương Khê không có một giọt mưa, cây chè chịu hạn rất tốt cũng bị chết cháy! Nước ngầm đang giảm sút rõ rệt, nhiều địa phương không đủ nước cho sinh hoạt, giếng khoan phải tăng thêm độ sâu, giếng đào tăng thêm cống…
Với những số liệu chúng tôi ghi lại được thì đây được xem là đợt lũ lớn nhất trong vòng mấy chục năm nay. Cuối tháng 7 những khu vực trên được coi là ’’chảo lửa’’ bởi những đợt nắng nóng dữ dội hoành hành. Thế nhưng giờ đã chìm trong biển nước. Trung tâm dự báo KTTV TƯ có dự báo được đợt lũ này không?
------------
Xem thêm: "Lũ lớn nhất trong vòng 30 năm qua" - Tin xa hoi, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Lu-lon-nhat-trong-vong-30-nam-qua/20727585/157/
Dòng sông Ngàn Sâu những ngày này đỏ quạch, cuồn cuộn chảy xiết. Hương Khê sau cơn đại hồng thuỷ chỉ còn gói gọn trong hai chữ: hoang tàn và tang thương. Chỉ còn biển nước 6h sáng ngày 10/8, chúng tôi có mặt tại dòng sông Ngàn Sâu. Ông Nguyễn Duy Nghị (Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê) mặt phờ phạc thông báo qua tình hình: "Cả huyện hiện còn 9 xã ngập sông trong nước. Nhân dân trong cơn đại hồng thuỷ đang từng ngày mỏi mòn chờ những gói mì tôm, thuốc men từ đoàn cứu trợ".
------------
Xem thêm: Rốn lũ Hương Khê: Dân sống cả tuần trên... nóc nhà - Tin xa hoi, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ron-lu-Huong-Khe-Dan-song-ca-tuan-tren-noc-nha/20728651/157/
Hồi đó em nghe trên tv là 39 ngày. Tháng 1/2008, chính là tháng 12 âm lịch 2007.
Đợt rét kỷ lục 38 ngày năm 2008 đã làm cho một số trẻ nhỏ và nhiều cụ già chết. Ngành nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề vì 52.000 trâu bò chết, 150.000 ha lúa đã cấy bị chết, thiệt hại ước tính 400 tỷ đồng. Thủ tướng phải hỗ trợ 50% giá giống lúa và bình quân một triệu đồng cho hộ chăn nuôi có một trâu, hoặc bò, bê, nghé chết vì giá rét.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
44
2007 cụ ạ. Lụt do ảnh hưởng của bão số 2 (bão không vào mà thiệt hại còn hơn cả bão vào nữa) một phần, nhưng phần chính là do thủy điện. 2008, 2010 cũng lụt to, nhưng không liên tiếp vừa đại hạn vừa lụt vừa sâu bọ vừa rét như năm đó.
Một năm sức cùng lực kiệt. Nhà em mất 5 năm mới gượng dậy nổi. Thằng em em đi học cấp 3, chậm đóng học phí nên bị hạ 1 bậc hạnh kiểm, dù trong lớp nó thuộc dạng ngoan nhất.
Bây giờ thế hệ bọn em rời quê hết rồi. Thiên nhiên quá khắc nghiệt, không thể nào trụ lại được. Một số thì đón luôn các cụ đi. Dần dần làng xóm sẽ thưa thớt tiếng người.




Hồi đó em nghe trên tv là 39 ngày. Tháng 1/2008, chính là tháng 12 âm lịch 2007.
Đúng như em nhớ mà bởi đợt đấy em đi công tác miền núi toàn được đãi thịt trâu chết...
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,214
Động cơ
340,278 Mã lực
Đúng như em nhớ mà bởi đợt đấy em đi công tác miền núi toàn được đãi thịt trâu chết...
rét thì nấu cháo cho trâu ăn, buộc áo mưa quanh bụng, che chắn chuồng, đốt trấu cả đêm giữ ấm cho trâu rồi cũng qua được. Nhưng đói thì chịu. Quê em người ta tích trữ từ rơm, thân cây lạc, ngọn ngô, đến cả lõi bắp ngô để mùa đông cho trâu ăn. Nhưng lụt lên cuốn trôi 1 phần, nước lại ngâm quá lâu nên mục hết. Đoạn tháng 7-8 thường là giai đoạn nông nhàn, cỏ mọc tươi tốt, trâu bò được vỗ béo sẽ trụ qua được mùa đông, thì lại bị nạn sâu.
Bởi vậy có trải qua rồi mới thấy sống qua được năm 2007 đó thì mọi khó khăn trên đời đều là muỗi. Chả hiểu bọn thanh niên bây giờ suốt ngày đòi chết vì chuyện gì cho được.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,113
Động cơ
557,090 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Quả thực, nhà nước mà cứ để yên cho nông dân tự tần tảo thì nước mình đã có một nền nông nghiệp bền vững. Đằng này nào thì quy hoạch nào thì kế hoạch nào thì mục tiêu nào thì chủ trương nào thì giải pháp. Thế là nông nghiệp thì khủng hoảng nông dân thì bần cùng nông thôn thì đô thị hóa. Nước mình lại sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp mới đau. Mấy chục triệu nông dân thành ra đội quân chạy thành tích nhiệm kỳ cho các quan huyện quan tỉnh quan trung ương.
 
Biển số
OF-660190
Ngày cấp bằng
25/5/19
Số km
221
Động cơ
109,930 Mã lực
Tuổi
40
Nước mình còn nghèo đành chấp nhận chứ biết làm sao, cái bọn cắp ô đi về nó ăn trên xương máu nhân dân, thì ngày càng béo và giàu ú ụ
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,301 Mã lực
Tuổi
44
rét thì nấu cháo cho trâu ăn, buộc áo mưa quanh bụng, che chắn chuồng, đốt trấu cả đêm giữ ấm cho trâu rồi cũng qua được. Nhưng đói thì chịu. Quê em người ta tích trữ từ rơm, thân cây lạc, ngọn ngô, đến cả lõi bắp ngô để mùa đông cho trâu ăn. Nhưng lụt lên cuốn trôi 1 phần, nước lại ngâm quá lâu nên mục hết. Đoạn tháng 7-8 thường là giai đoạn nông nhàn, cỏ mọc tươi tốt, trâu bò được vỗ béo sẽ trụ qua được mùa đông, thì lại bị nạn sâu.
Bởi vậy có trải qua rồi mới thấy sống qua được năm 2007 đó thì mọi khó khăn trên đời đều là muỗi. Chả hiểu bọn thanh niên bây giờ suốt ngày đòi chết vì chuyện gì cho được.
Nhưng em nghĩ năm đó thiên tai khắc nghiệt chỉ ở diện hẹp một số vùng, rét cũng chỉ chết trâu bò ở miền núi còn năm nay thì khó khăn rộng lớn hơn nhiều khi cả triệu gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng...
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,214
Động cơ
340,278 Mã lực
Nhưng em nghĩ năm đó thiên tai khắc nghiệt chỉ ở diện hẹp một số vùng, rét cũng chỉ chết trâu bò ở miền núi còn năm nay thì khó khăn rộng lớn hơn nhiều khi cả triệu gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng...
dịch tả châu Phi này nếu làm tốt công tác phòng dịch thì sẽ giảm hậu quả rất nhiều. E hiện ở Đồng Nai, thủ phủ nuôi lợn của cả nước. Từ tháng 3 nghe tin dịch ở TQ là người dân đã biết tin về dịch này và chủ động phòng dịch rồi.
Dịch này nguy hiểm ở chỗ mầm bệnh lưu cữu trong môi trường rất lâu. Chừng nào chưa dẹp lò mổ lậu, nhất là cái bọn ác ôn chuyên thu mua lợn chết về mổ làm giò, chà bông thì dịch sẽ còn trở lại thôi.
kiểm dịch cũng ko phải là quá khó. Chẳng qua dân chủ quan, quan thì bị động, thờ ơ nên nó thế. Giờ cứ tỉnh nào để dân thiệt hại nặng thì hạ thi đua, chậm nâng lương, ko xét thăng chức mà xem. Ào ào đi dập dịch ngay
 

chuotdong

Xe điện
Biển số
OF-24462
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
4,020
Động cơ
580,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực ra tham nhũng (như mấy cái vụ danh sách người hỗ trợ tiêu hủy chưa nuôi con lợn nào) cũng chỉ là 1 số nhỏ.
Chính là các cơ sở lớn không nằm trong diện đền bù nên họ chẳng khai báo vì như vậy còn có cơ bán chạy (và tiếp tục phát tán mầm dịch).
Rất nhiều địa phương không công bố dịch nên người dân cũng chẳng báo khi lợn của họ bị bệnh, vì họ sẽ chẳng được hỗ trợ, lợn tiếp tục được bán, lợn chết vứt lung tung (và tiếp tục phát tán mầm dịch).
....
Lợn CP chẳng hạn chết 1 con là phải tiêu hủy cả nghìn con, nhưng trại cứ giữ lại để "chữa" và " chữa" đc thế là mầm bệnh khắp cả nước, nên chắc 5 năm nữa may ra

Nói dại nó mà chuyển sang lây từ người sang người thì 1/2 người xóa sổ
Trái đất chờ đợi cách mạng 5.0
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
13,577
Động cơ
323,768 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Được mùa thì mất giá, đc giá thì mất mùa. Cảnh quê em :(
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,214
Động cơ
340,278 Mã lực
Lợn CP chẳng hạn chết 1 con là phải tiêu hủy cả nghìn con, nhưng trại cứ giữ lại để "chữa" và " chữa" đc thế là mầm bệnh khắp cả nước, nên chắc 5 năm nữa may ra

Nói dại nó mà chuyển sang lây từ người sang người thì 1/2 người xóa sổ
Trái đất chờ đợi cách mạng 5.0
trại CP là chục nghìn chứ ko phải nghìn đâu cụ.
nhưng dịch rất khó lan tới những trại này vì:
- nằm xa khu dân cư
- ko sử dụng thức ăn tận dụng
- nước uống khử khuẩn
- chất thải được xử lý
- quy trình ra vào trại nghiêm ngặt, khử trùng trước khi vào trại

Dịch này sẽ gây hại nặng nề cho các tỉnh phía bắc hơn phía nam, do ngoài đó chăn nuôi quy mô nhỏ, hay tận dụng thức ăn thừa, chăn nuôi trong khu dân cư.

----
chỉ có ở vn mới có cái gọi là quy hoạch vùng chăn nuôi. Hồi em xem chương trình gì nói về chăn nuôi ở Mỹ, các trại chăn nuôi của nó phải có khoảng cách tối thiểu hàng km để dễ dàng khoanh vùng cô lập khi xảy ra dịch. Mình thì đem nhồi hết vào một chỗ cho tiện lây lan
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top