Cụ không đọc kỹ vụ án mà chém khoẻ phết.
Trong vụ giải cứu này, các cán bộ rất 4.0 khi mà đưa số tài khoản để các doanh nghiệp chuyển khoản cho nhanh, thế nên là bằng chứng rõ ràng, muốn chối cũng không được.
Còn cái sự không có bằng chứng đưa nhận tiền, cụ đọc lại vụ án xe vừa ở Đồng Nai thì rõ. Xác định được các anh doanh nghiệp đưa hối lộ, các anh cò mồi môi giới hối lộ nhưng 78 anh CSGT Đồng Nai thì không đủ căn cứ tội nhận hối lộ.
Những bị cáo chuyển khoản tiền hối lộ thì ngâu rồi, ko nói làm gì. Những bị cáo đưa, nhận tiền trực tiếp trong vụ này thì bằng chứng là gì hả cụ?
Về cơ bản thì chủ yếu nhận tiền mặt tại phòng làm việc và tại quán cà phê.
Nhận chuyển khoản thì chủ yếu là thư ký Kiên 228/253 lần trên tổng số 515 lần hối lộ của cả vụ án.
(Do Kiên thường xuyên phải đi công tác nên chắc không có thời gian ở nhà để trực tiếp nhận tiền)
Nói chung là nhận tiền mặt thì đều không có chứng cứ trực tiếp, đều không có được chứng cứ được như cái cặp của Hưng. Nhưng với các chứng cứ là lời khai, động cơ và mục đích đều khớp, hợp lý và khách quan thì nó là căn cứ để buộc tội (chị Hương Lan gần đây mới nhận tội, trước phiên tòa vẫn chối như anh Hưng).
Nói chung VKS không chấp nhận lý do vô tình nhận hối lộ do tình cảm, không đòi hỏi nhưng vẫn nhận tiền và chạy án vì đam mê
.
CCCM cũng nên rút ra bài học qua vụ án này, nhận tiền mà số đen phải ra tòa thì không thể cãi được.
Trích:
Đưa tiền như thế nào?
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong 515 lần đưa hối lộ, các địa điểm giao nhận tiền hối lộ phổ biến nhất là phòng làm việc, với 132 lần. Địa điểm nhiều thứ hai là quán cà phê và hàng ăn, quán bia, được sử dụng 48 lần. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đến quán cà phê tới 15 lần để nhận quà, cũng là người sử dụng địa điểm này nhiều nhất trong các bị cáo bị truy tố tội
Nhận hối lộ.
Cựu thư ký Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất vụ án, cả về số lần và số tiền với 253 lần nhận, tổng 42,6 tỷ đồng trong 11 tháng. Tính trung bình ông nhận mỗi tháng gần 4 tỷ đồng, mỗi ngày 130 triệu đồng.
Với 253 lần nhận hối lộ, ông Kiên thu 228 lần qua chuyển khoản. Trong số này, 198 lần được các doanh nghiệp chuyển vào tài khoản ngân hàng của ông Kiên, và 30 lần, qua tài khoản của mẹ vợ và con trai ông, theo cáo buộc.
Nhờ người thân nhận giúp tiền hối lộ cũng là hình thức nhận phổ biến tại vụ án này. Phần lớn người thân của các bị cáo đã chuyển trả lại tiền cho chủ doanh nghiệp.
Riêng bị cáo Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải) bị cáo buộc 5 lần nhận tiền của bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty ATA) thông qua tài khoản của chị gái, tổng 1,3 tỷ đồng. Song tại tòa, ông Tuấn không thừa nhận, nói không gặp, không quen Vy.
Được gọi đối chất, bị cáo Vy cho hay, ông Tuấn chủ động đưa số tài khoản của chị gái, rồi yêu cầu chuyển tiền vào. Đúng yêu cầu, bà Vy 5 lần chuyển tiền, đều ghi nội dung "Masterlife ck", "LHV ck", tức là công ty Masterlife và Công ty Lữ Hành Việt chuyển khoản.
Chị gái bị cáo Tuấn được tòa gọi đối chất song ba lần khẳng định tiền đó vay Vy để làm ăn, không liên quan em trai. Khi chủ tọa hỏi "cho vay mà để nội dung chuyển khoản vậy à?", chị ông Tuấn đáp "khi đó chỉ quan tâm số tiền, không để ý nội dung chuyển khoản là gì".
Bị cáo Vy sau đó tái khẳng định không quan hệ làm ăn, cho vay mượn. Việc chuyển tiền vào tài khoản chị này do Tuấn yêu cầu "lại quả".
Hà Nội- Nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay 8 lần đều bị đánh trượt trong khi công ty khác lại suôn sẻ, Vũ Minh Thắng, Giám đốc Công ty Thuận An, nhận ra phải đi tìm "cửa sau".
vnexpress.net