E thấy bài dọa đánh thuế lũy tiến bàn suốt 20 năm nay rồi
Thuế tài sản đặc biệt là đối với nhà đất đã được Tổng cục thuế đề xuất từ năm 2002 (cách đây 22 năm), đến 2007 (cách đây 17 năm) Bộ tài chính cũng đã nghiên cứu và đã đề xuất đưa ra mức thuế vào năm 2009 nhưng vẫn chỉ là bàn thôi á cụ
Đánh thuế tài sản để bình ổn thị trường BĐS 02/11/2007 09:12:00
Cỡ chữ:
A-A+
Đọc báo
00:00
00:00
Tương phản:
GiảmTăng
Thị trường bất động sản (BĐS) gần đây đã sôi động trở lại, thậm chí tại Hà Nội và TP.HCM, giá nhà, đất tại một số vị trí đang tăng chóng mặt. Theo nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội, hiện tượng này là do tình trạng đầu cơ. Trao đổi với Báo Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, muốn giải quyết triệt để tình trạng đầu cơ BĐS, cần ban hành chính sách thuế đánh vào tài sản.
Thưa ông, ngay những năm 2001 - 2002, Tổng cục Thuế đã đề cập việc xây dựng Luật Thuế tài sản (TTS), nhưng dường như tiến trình xây dựng luật này khá chậm?
Bộ Tài chính được giao chủ trì xây dựng Luật TTS, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu, tham khảo Luật TTS của nhiều nước và đang trong giai đoạn soạn thảo. Nếu không có gì thay đổi, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ Luật TTS vào năm 2009 hoặc đầu năm 2010. Trước mắt, để khắc phục một phần tình trạng đầu cơ BĐS, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh Thuế nhà đất.
Pháp lệnh Thuế nhà đất sẽ được sửa đổi theo hướng nào?
Đưa ra các biện pháp để có thể kiểm soát thị trường BĐS, cụ thể là làm sao để cơ quan quản lý nhà nước biết được một cá nhân đang sở hữu bao nhiêu tài sản là nhà cửa, đất đai; sở hữu nhà cửa, đất đai tại những địa phương nào mới có biện pháp xử lý kịp thời khi thị trường BĐS diễn biến bất thường do đầu cơ gây ra. Tôi cho rằng, sau khi sửa đổi Pháp lệnh Thuế nhà đất cùng với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác, việc chống đầu cơ BĐS sẽ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, để có thể xử lý triệt để tình trạng đầu cơ, cần ban hành Luật TTS và Luật Đăng ký tài sản.
Các khoản thu về đất đai đóng góp rất lớn vào ngân sách, thị trường BĐS vừa mới phục hồi, việc ban hành Luật TTS cùng chính sách đánh thuế lũy tiến đối với người sử dụng đất (SDĐ) vượt mức bình quân sẽ tác động không nhỏ tới nguồn thu ngân sách, thưa ông?
Đất đai là nguồn lực rất lớn của quốc gia, nên việc quản lý cần phải chặt chẽ. Ban hành Luật TTS nhằm quản lý chặt nguồn lực này đồng thời với việc quy hoạch SDĐ để làm sao mọi tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn lực đất đai một cách tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất. Việc đánh thuế lũy tiến nhằm điều tiết việc đầu cơ, bởi nếu anh càng đầu cơ nhiều, anh càng phải nộp nhiều thuế. Chính sách này buộc người có đất đai phải sử dụng có hiệu quả hơn. Trên thế giới, quốc gia nào cũng quản lý đất đai theo cách này. Hiện tại, nguồn thu từ đất đai được để lại cho địa phương tạo nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Khi Luật TTS được ban hành, ngân sách thu từ khoản TTS ở mức độ vừa phải, cùng với việc thực hiện quy hoạch tốt thì nguồn thu của ngân sách từ đất đai không bị tác động nhiều.
Thưa Bộ trưởng, nếu đánh thuế tài sản thì chỉ cần không đăng ký tài sản, người dân sẽ trốn được thuế?
Chính sách thuế phải nghiên cứu để làm sao buộc mọi tổ chức, cá nhân có tài sản phải đăng ký, nếu không đăng ký thì tài sản do tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng ký tài sản rất phức tạp. Hiện Chính phủ đã giao cho nhiều cơ quan, ban ngành phối hợp nghiên cứu để đưa ra chính sách hợp lý để vừa quản lý được tài sản, vừa không gây phiền hà cho người dân.
Theo ông, nếu đánh TTS, thị trường BĐS sẽ diễn biến ra sao?
Để thị trường BĐS phát triển theo đúng hướng, cần phải có cơ chế để thị trường vận hành. Cụ thể, phải có cơ chế quản lý “chợ” BĐS hoạt động minh bạch, chỉ có công khai, minh bạch mới góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển, mới chống được đầu cơ. Để thị trường BĐS phát triển đúng hướng, ngoài các chính sách kể trên, chính sách tài chính (thuế) cũng phải hoàn thiện, đồng phải đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở. Chỉ khi thực hiện được đồng bộ tất cả giải pháp kể trên mới định hướng được thị trường BĐS phát triển lành mạnh, mới chống được tình trạng một số cá nhân đầu cơ nâng giá đất.
Bộ trưởng nhận định thế nào về thị trường BĐS hiện nay?
Tôi cho rằng, thị trường BĐS đang dần đi vào ổn định, mặc dù có nơi, có chỗ, có thời điểm xảy ra tình trạng “sốt”. Cụ thể, theo quy định hiện hành, UBND cấp tỉnh công bố giá đất tại địa phương, nếu thị trường BĐS của địa phương có biến động lớn thì báo cáo Chính phủ để điều chỉnh lại khung giá đất. Cho đến thời điểm này, chưa có địa phương nào đề nghị Chính phủ điều chỉnh khung giá đất.