Cụ duchathoithoi thường gặp trực tiếp chuyện tâm linh hoặc gặp các vong (ta hay gọi la bóng ma,... ) nghĩa là cụ có phần nhẹ vía, một phần Cụ cũng có tâm và có đức tin , nên hay có dịp tiếp xúc với thế giới tâm linh, từ đó Cụ thêm niềm tin của mình, đó cũng là phần phước vì từ đó Cụ biết nghĩ khác, có cách sống phù hợp có tâm hơn.
Nhiều cụ không bao giờ thấy, tiếp xúc với thế giới tâm linh một phần vì vía cứng, một phần cũng do tính bướng bỉnh, cố chấp của mình, và cũng một phần kém phước. Các cụ ấy đòi phải thấy, phải sờ, chứng minh được tâm linh thì mới tin. Nhưng ở TH trên, có Ông anh, ban đêm rình săn chim Cú (lợn). Dù mọi người thấy ánh sáng tung tóe nhưng Ông ấy vẫn cố không tin và cho rằng do mọi người hoa mắt, quáng gà,... Mà tâm linh , càng không tin càng khó gặp, càng ít có điều kiện biết. Tại sao?
Lòng tin phải tự xuất phát từ tâm, tự hiểu biết, thì mới có giá trị. Còn lấy lòng tin của con người bằng ép buộc (dùng quyền phép, hiện ra, gây họa), ban lợi lộc (báo mộng cho trúng số, chữa lành bệnh, nói ra trước tương lai để các cụ kiểm chứng,...) thì thần thánh không bao giờ làm mà còm ẩn thân hơn nữa. Vì bản thân ngừoi dương là ai mà Trên thần linh phải quan tâm, phải hiển linh cho chúng ta biết, tại sao phải cần làm cho người dương phải tin. Nếu Chúa, Phật làm phép hiện ra ban cho một cơn mưa vàng, hay ai nhìn thấy thì lành bệnh thì lòng tin lúc đó có giá trị không, hay là vì sợ hãi hoặc ham lợi mà tin theo.
Ở trên nói các Cụ không bao giờ thấy, tiếp xúc với thế giới tâm linh một phần vì kém phước là tại sao: sao cả thế giới này đa phần các dân tộc, các nước , các gia đình đều cảm nhận và tin vào thế giới tâm linh, một số người còn thấy được thần, vong, hay ma quỷ ,... để biết sợ, để biết tu đạo,... mà tại sao một số không thấy, không nghe, không biết, không tin,... thậm chí nghịch với mọi người trong gia đình (cha, mẹ, anh em, vợ,...) đó cũng là cái duyên cái phước. Nếu nếu thấy được, tin được thì đã tránh được sai lầm, nhưng do không thấy nên càng không tin và tự suy nghĩ theo thiên kiến của mính nên càng sai. Trước đã từng có thời kỳ, Các cụ Cán bộ xã vì không thấy, không nghe, không tin thần thánh nên đã lấy búa phá đình, đập tượng bể đầu, gãy tay ... thế các cụ đó, con cháu họ bây giờ ra sao? có ai tìm hiểu chưa ? Cũng vì do không biết mà ra, nhưng thời gian nào có quay ngược lại.
Nói thêm, Các Lờ Đờ của mình, là các nhà khoa học, là tướng cấp cao,... học hành khắp năm châu, dù trang bị kiến thức của Mat Lơ vững vàng, kiên trung như thế nhưng cuối đời sao không đề nghị con cháu hỏa thiêu, lấy tro cốt đắp tượng mang về nhà trưng kỷ niệm hoặc đem rải bón phân như pp của Bác để tốt cho moi trường sinh thái,coa sai dám làm không? Sao lại phải xây mộ phần kiên cố , to cao tại nơi xa xôi, hoang vu hẻo lánh khó thăm viếng, hoặc tốn nhiều ngàn m2 diện tích, hoặc phải mang về quê chổ đúng dòng họ mà không táng ở trung tâm thủ đô cho tiện, có tiếng. Nếu nghĩ "chết là hết" thì Các Cụ ấy cần gì phải khổ công với nắm xương tàn và hành con cháu như vậy, mà con cháu các cụ nếu tiến bộ và khoa học thì cũng làm ngọn đồi hoa ở sóc sơn , sau đó rải tro trồng bông làm công viên tập thể, có ai dám đề xuất vậy chưa. Trong khi cô một số cụ phê phán, cười cho sự mê tín của người Việt, các cụ hiểu đời làm sao bằng các vị tiền bối trên nhưng lại giỏi hơn , lại không tin thì đúng là vô phước chứ gì nữa.