Đúng là các cụ xưa còn nhiều cái mà giờ mình vẫn ko hiểu được. Như em đã từng kể ở đâu đó. Ông ngoại em có điện thờ. Ông mất cũng không dặn dò gì, thế mà mấy chục năm sau, gần ngày giỗ ông, tự nhiên có người - nghe nói gốc TQ - đến bảo sao ông mất lâu rồi mà không giải phóng âm binh. Cả nhà ngớ ra.....măm đó giỗ ông mới làm lễ giải phóng âm binh.
Ông ngoại em bị dạ dày - chắc bị K, vì thời đấy không có nhiều phương tiện chẩn đoán như bây giờ - đi bệnh viện mổ, ông bác sĩ mổ cho ông ngoại em bảo phải cắt 1/3 dạ dày, và khả năng sống thêm được 5 năm.
Đúng 5 năm sau ông em mất thật. Trước lúc mất, ông cũn bảo mọi người, con gái sẽ không vè đước đâu - là mẹ em ấy - chỉ có con rể và cháu ngoại ( là em) về được thôi. Bố con nó về ông mới yên tâm đi.
Đến hôm em với bố em về, ông ngoại ôm em rồi nói với bố em, sáng mai 9h là ông đi, mộ ngoài cánh đồng chỗ ông đã cắm cọc tre và ghi tên ông bằng chữ Nho rồi đấy.
Hôm sau đúng 9h thì ông em đang nằm, quay mặt vào tường đi luôn. Em hồi đấy bé tí có biết gì đâu, về còn khoe với mẹ, người ta cho ông vào cái hòm gỗ đỏ đẹp lắm rồi chôn xuống hố
À cụ Bác Sĩ mổ cho ông Ngoại em sau này là bác sĩ nổi tiếng ở ta, em ko nhớ tên. Chỉ nhớ có lần thấy trên TV mẹ em bảo ông này xưa mổ cắt dạ dày cho ông ngoại đấy. Cũng hơn chục năm trước rồi, giờ chẳng biết ông ấy còn ko?!