Chuyên hoá Ams3 đó cụ.Mợ lao tâm khổ tứ vì con quá, vậy cuối cùng cháu đỗ chuyên gì ạ?
Chuyên hoá Ams3 đó cụ.Mợ lao tâm khổ tứ vì con quá, vậy cuối cùng cháu đỗ chuyên gì ạ?
Để ứng biến với thay đổi có 3 góc nhìn như sau.Em mạo muội chia sẻ chút là em không thống kê các sự kiện "tốt", "xấu" đến với mình (thế nào là tốt, xấu cũng còn tranh cãi, phần nhiều do góc nhìn). Về mặt tâm lý, con người có xu hướng xác nhận những thứ mình nghĩ, mong ngóng (confirmation bias): các sự kiện tiêu cực thường được quan sát, lưu giữ, truyền đi mạnh hơn. VD cccm sẽ thường thấy ai đó kể về dây đen của họ chứ ít người kể về dây đỏ phải không ạ? Giả sử ai đó dính dây đỏ, tâm lý con người sẽ bảo người ta đó là do tài năng, ăn ở, vv chứ hiếm ai tự nhận đó đơn thuần là may mắn.
Mình càng để ý đến thứ tiêu cực sẽ càng thấy nó nhiều và ngược lại. Em không dám nói cái dây nào đó đến với ai đó là hoàn toàn ngẫu nhiên hay không. Tuy nhiên dù có hay không thì em đồng ý với cụ/mợ nào đã nói, quan trọng là làm thế nào để tránh, xử lý nó mới là thứ mình nên dồn năng lượng vào, với một thái độ tích cức như đang chơi game: muốn nâng level thì đá/dao kiếm phi vào người chỉ có cách nhảy tránh hoặc phang lại nó. Nếu không chơi lại thì hoan hỷ quay lại chơi lại từ đầu, nghĩ đến điều tiêu cực không giúp gì được cả.
Ký ức về quá khứ được ghi dấu ấn trong hệ thống biên duyên (limbic system) – hệ thống nằm phía dưới đồi não (thalamus), hỗ trợ các chức năng cảm xúc, hành vi, khứu giác, trí nhớ bền lâu – gây ra những ảnh hưởng suốt cuộc đời. Nó là bản đồ cảm xúc của con người, nơi những niềm tin sâu sắc và các giá trị quan trọng nhất được lưu giữ trong hệ thống biên duyên và chi phối cuộc sống của người ta ở cấp độ tiềm thức, nơi bản ngã (Id, das Es) thống lĩnh. Bố mợ là người rất hạnh phúc khi vào giờ phút lâm chung thì bác cụ lại gọi tên em....1.5 ngày trước khi mất, bác em luôn mồm gọi tên bố em, dù lâu nay tai biến bác chả nói năng gì được. Các anh gọi đt cho bố em mà ko được, vậy là ngay buổi sáng, khi bố em lên xe ra thăm bác, thì cũng là lúc bác nhắm mắt xuôi tay, anh em ko gặp được nhau lần cuối. Lần chia xa này không biết đến bao giờ mới được gặp lại ...
Nếu coi vũ trụ là một tổng thể thì nói mình là một phần tổ tiên, một phần vạn vật (vô lượng kiếp) nên có sự giao tiếp và kết nối với nhau (tâm linh) .Ký ức về quá khứ được ghi dấu ấn trong hệ thống biên duyên (limbic system) – hệ thống nằm phía dưới đồi não (thalamus), hỗ trợ các chức năng cảm xúc, hành vi, khứu giác, trí nhớ bền lâu – gây ra những ảnh hưởng suốt cuộc đời. Nó là bản đồ cảm xúc của con người, nơi những niềm tin sâu sắc và các giá trị quan trọng nhất được lưu giữ trong hệ thống biên duyên và chi phối cuộc sống của người ta ở cấp độ tiềm thức, nơi bản ngã (Id, das Es) thống lĩnh. Bố mợ là người rất hạnh phúc khi vào giờ phút lâm chung thì bác cụ lại gọi tên em.
Bác dâu em cũng không phải tệ, mà có lẽ chăm người ốm vừa lâu vừa khó tính như bác em bác ấy cũng kiệt quệ sức lực rồi, cuối đời bác em ko còn ý thức nữa, nếu thăm thực sự chỉ làm người khỏe an lòng chứ người ốm ko biết gì nữa rồi. Em cũng nói chuyện này với bố để ông đỡ nghĩ rồi. Bố em lúc nào cũng bảo biết ơn chị dâu vì chăm lo cho anh em, khi chúng em và các cháu ở xa ko đỡ đần được chị. Còn bác dâu và các anh chị đều bảo chỉ có khi chú ở đây, ông ấy mới dễ tính được chút .bà chị dâu nào mà tệ thế nhỉ? Anh em trai ra chơi với nhau đáng lẽ phải quý hóa chứ, nhiều gia đình ae nhạt như nước ốc, ỉ vào vợ con của người khác, không bao giờ tĩnh nghĩa mà ra thăm dài ngày đâu.
Cảm ơn cụ, em thương bố em cũng vì lẽ đó cụ ạ.Ký ức về quá khứ được ghi dấu ấn trong hệ thống biên duyên (limbic system) – hệ thống nằm phía dưới đồi não (thalamus), hỗ trợ các chức năng cảm xúc, hành vi, khứu giác, trí nhớ bền lâu – gây ra những ảnh hưởng suốt cuộc đời. Nó là bản đồ cảm xúc của con người, nơi những niềm tin sâu sắc và các giá trị quan trọng nhất được lưu giữ trong hệ thống biên duyên và chi phối cuộc sống của người ta ở cấp độ tiềm thức, nơi bản ngã (Id, das Es) thống lĩnh. Bố mợ là người rất hạnh phúc khi vào giờ phút lâm chung thì bác cụ lại gọi tên em.
Những gì là quan trọng nhất trong cuộc đời một con người thì không ai giống ai và chẳng nên suy đoán làm gì, đôi khi chúng chỉ là những điều giản dị nhất - như được ăn một bữa cơm thanh đạm do mẹ nấu hay khoảnh khắc nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của đứa em gầy đói lần đầu tiên trong đời được ăn bữa cơm no....Nhưng em thì nghĩ, điều bác ấy nhung nhớ không chỉ là em trai, mà còn là cả một miền quê nơi đó có tuổi thơ khó nhọc, có bố mẹ mất sớm, có các anh chị đã đi xa ... và có cả một người con gái thanh xuân mà tất cả những năm tháng sau này bác em nhung nhớ.
Cụ nói như là biết bác em vậy đó .Những gì là quan trọng nhất trong cuộc đời một con người thì không ai giống ai và chẳng nên suy đoán làm gì, đôi khi chúng chỉ là những điều giản dị nhất - như được ăn một bữa cơm thanh đạm do mẹ nấu hay khoảnh khắc nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của đứa em gầy đói lần đầu tiên trong đời được ăn bữa cơm no.
Ông bác mợ là người giàu tình cảm và không ngại thể hiện tình cảm đó. Tuy nhiên, thành thật xin lỗi vong linh ông cụ, điều đó có thể là nguyên nhân chính làm tổn hại tới quan hệ tình cảm của ông với bác dâu mợ (và cả với anh họ mợ). Đọc những gì mợ viết thì chúng ta có thể học để điều tiết các mối quan hệ xã hội và gia đình của bản thân mình.... Trong tập thơ bác em xuất bản em thấy có bóng dáng 3 người phụ nữ: mẹ ông, cô hàng xóm bên ao đình (người yêu cũ ông), và người yêu cũ của con trai ông nữa...
cảm ơn cụ theo dõi mạch chuyện và nhận định hợp tình. Ông bác em là người gia trưởng, cổ hủ, nhưng giàu tình cảm với con cháu quê hương.Ông bác mợ là người giàu tình cảm và không ngại thể hiện tình cảm đó. Tuy nhiên, thành thật xin lỗi vong linh ông cụ, điều đó có thể là nguyên nhân chính làm tổn hại tới quan hệ tình cảm của ông với bác dâu mợ (và cả với anh họ mợ). Đọc những gì mợ viết thì chúng ta có thể học để điều tiết các mối quan hệ xã hội và gia đình của bản thân mình.
chủ yếu tự con thôi cụ, em chỉ định hướng, và chia sẻ rút kinh nghiệm thôi ạ.Mợ lao tâm khổ tứ vì con quá, vậy cuối cùng cháu đỗ chuyên gì ạ?
Cảm ơn mợ đã đọc.Mấy chuyện kể của mợ thuyhtt nhẹ nhàng ấm áp quá
Em lại nhớ thêm mợ phuctapboiphan đã lâu không gặp.
Em cùng quan điểm với cụ ạ.Ông bác mợ là người giàu tình cảm và không ngại thể hiện tình cảm đó. Tuy nhiên, thành thật xin lỗi vong linh ông cụ, điều đó có thể là nguyên nhân chính làm tổn hại tới quan hệ tình cảm của ông với bác dâu mợ (và cả với anh họ mợ). Đọc những gì mợ viết thì chúng ta có thể học để điều tiết các mối quan hệ xã hội và gia đình của bản thân mình.
Cố lên mợ ơi! Còn trẻ thỉnh thoảng sóng gió tí để tuổi già yên bình là được ạ.Em cũng như vậy. Năm nay lúc nào cũng căng như dây đàn, tiền tiêu sạch bách. 1 năm như này em phải già mhanh gấp 3 lần các năm khác.
Cụ nói hết hộ cho bọn em khi đọc bài của mợ thuyhtt và như mợ ấy nói thì đúng là giờ người ở lại là bố của mợ ấy là người cảm giác nhớ thương anh trai mình nhưng với cương vị là vợ của bác trai thì đúng là thương thật khi cả đời chồng ở cạnh mình nhưng phần tâm hồn thì lại nhớ thương về người cũÔng bác mợ là người giàu tình cảm và không ngại thể hiện tình cảm đó. Tuy nhiên, thành thật xin lỗi vong linh ông cụ, điều đó có thể là nguyên nhân chính làm tổn hại tới quan hệ tình cảm của ông với bác dâu mợ (và cả với anh họ mợ). Đọc những gì mợ viết thì chúng ta có thể học để điều tiết các mối quan hệ xã hội và gia đình của bản thân mình.
Vâng em cảm ơn Mợ ạ. Em vẫn đang cố gắng cân bằng ạ.Cố lên mợ ơi! Còn trẻ thỉnh thoảng sóng gió tí để tuổi già yên bình là được ạ.
Em xem tay ai cứ khổ trước sướng sau em lại thấy mừng, chứ sướng trước khổ sau oải lắm mợ ạ. Già khụ rồi còn lo đứt gãy dòng tiền với sự vụ nọ kia thì không yên được.Vâng em cảm ơn Mợ ạ. Em vẫn đang cố gắng cân bằng ạ.
F1 nhà mợ học vất vả quá. Tuy nhiên quan điểm học hành của em khác mợ. Em để cho F1 phát huy hết sở trường của nó chứ em không lái nó theo ý em. Con sở trường món nào em ủng hộ hoàn toàn luôn.Nhân rảnh rỗi chờ thử thách mới, em trải lòng với ccm chuyện nhà.
Bác em (anh trai bố) vừa mất, em thấy thương bố em nhiều hơn.
Bố em là con út, ông bà nội em mất khi bố em còn nhỏ, các anh chị nuôi dạy ông khôn lớn trưởng thành. Bố em mang ơn các anh chị như cha mẹ. Các bác cũng già và về với tiên tổ, bao năm nay chỉ còn bố và bác ngay trên bố quấn quít nhau.
Mấy năm nay bác em yếu, bố em vẫn tranh thủ ra thăm anh, ở lại chăm anh dù bác em có y tá riêng chăm sóc rồi. Nhưng lần nào về bố em cũng ko vui, vì vợ bác có vẻ ko nhiệt tình với việc bố em ở lại. Để tránh những việc tế nhị, em và anh họ em sắp xếp ông về nhà anh ở, ban ngày chở ông qua chơi và bầu bạn với bác.
Hơn 1 tháng trc khi bác mất, bố em có mang theo balo quần áo ra thăm anh, chủ định ở lại với anh mấy ngày, nhưng vợ bác lại bảo ở đây có y tá lo lắng rồi, chú cứ yên tâm, chiều em lại thấy bố em mang balo về.
1.5 ngày trước khi mất, bác em luôn mồm gọi tên bố em, dù lâu nay tai biến bác chả nói năng gì được. Các anh gọi đt cho bố em mà ko được, vậy là ngay buổi sáng, khi bố em lên xe ra thăm bác, thì cũng là lúc bác nhắm mắt xuôi tay, anh em ko gặp được nhau lần cuối. Lần chia xa này không biết đến bao giờ mới được gặp lại ...
Bác em 85 tuổi, có một sự nghiệp trọn vẹn nhưng cuộc sống riêng ông vẫn nhiều hoài niệm: một cô người yêu cũ cùng làng mãi chỉ là người cũ, một cậu con trai chọn cuộc sống riêng không theo hy vọng của ông, và lúc ra đi miệng vẫn mãi gọi tên em trai của mình ...
Bố em năm nay hơn 70 tuổi, dù trải qua nhiều bươn trải, nhưng về già ông sống vui khỏe, ko vướng bận con cháu. Các con tuy ở xa, nhưng quanh nhà ông cả đàn cháu quây quần, ông làm nhà mà ngoài bỏ tiền thì còn đâu con cháu giúp hết, 1 cái cuốc cái xẻng các anh chị và các cháu em cũng ko để ông phải cầm .
Bác em mất, đưa bác đoạn đường cuối cùng không hẹn ngày gặp lại, em thấy thương bố em nhiều hơn ...
Ai cũng mong thế mợ ạ. Xưa còn trẻ em cứ nghĩ sao già có tiền thì làm gì có sức khỏe mà đi chơi hay hưởng thụ nhưng bị chị bạn hơn 10 tuổi nói là "Mày ngu lắm, trẻ thì nghèo tý, cố gắng làm còn được vì có thời gian và sức lực chứ già thì sức khỏe giảm nên cần tích trữ tiền do cả tuổi già là thế!" Càng có tuổi em càng thấm điều đó nhưng thú thật đúng là khi có tuổi sức thì giảm, sức ì thì tăng, thu nhập vì thế cũng giảm, có muốn cũng không đua được với tuổi trẻ nên chỉ mong cố gắng để không tụt hậu quá với thời cuộc chứ bảo mong có gì nổi bật hay hoành tráng thì thật sự là Mission: Impossible rồiEm xem tay ai cứ khổ trước sướng sau em lại thấy mừng, chứ sướng trước khổ sau oải lắm mợ ạ. Già khụ rồi còn lo đứt gãy dòng tiền với sự vụ nọ kia thì không yên được.
Đời người em chưa thấy ai giống ai cả, em cũng chưa xem trường hợp sinh đôi nào nên không biết tay có giống nhau không. Nhưng em cùng quan điểm với chị bạn của mợ.Ai cũng mong thế mợ ạ. Xưa còn trẻ em cứ nghĩ sao già có tiền thì làm gì có sức khỏe mà đi chơi hay hưởng thụ nhưng bị chị bạn hơn 10 tuổi nói là "Mày ngu lắm, trẻ thì nghèo tý, cố gắng làm còn được vì có thời gian và sức lực chứ già thì sức khỏe giảm nên cần tích trữ tiền do cả tuổi già là thế!" Càng có tuổi em càng thấm điều đó nhưng thú thật đúng là khi có tuổi sức thì giảm, sức ì thì tăng, thu nhập vì thế cũng giảm, có muốn cũng không đua được với tuổi trẻ nên chỉ mong cố gắng để không tụt hậu quá với thời cuộc chứ bảo mong có gì nổi bật hay hoành tráng thì thật sự là Mission: Impossible rồi