[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2024 Vol 8

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,550
Động cơ
61,723 Mã lực
Thôi giờ cũng chỉ dc ly cafe nữa, có muốn gì hơn cũng ko dc. Nên các cụ đừng cười cụ Wat nữa, làm em đêm hôm còn fai nghĩ ko biết các cụ cười gì
Chuyện tình cảm không ở trong hoàn cảnh cuộc chiến như cụ Wat thì tán phét vậy thôi mợ.
Cụ ấy mất năm 2005 rồi cụ. Mr. Th giáo viên cũng ra đi năm 2015 sau một cơn bạo bệnh. Giờ chỉ còn cô Út và con bé Anh Vũ vẫn ở trên nền nhà cũ, nhưng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn😀.
Năm 2008, vợ chồng cô Út và Anh Vũ có ra HN chơi, trước khi Anh Vũ lấy chồng. Gia đình họ ra 10 ngày, em trở thành hướng dẫn viên du lịch kiêm lái xe đưa họ đi chơi những nơi khách du lịch hay đi. Hạ long, Sapa...
Vậy là cũng trọn tình, trọn nghĩa. Giờ thì thi thoảng tạt qua mời nhau ly cafe thủ thỉ chuyện ngày xưa, vui phết 😆😆😆
Vậy cũng may còn có cô con gái Anh Vũ lấy chồng ở cùng cô Út cũng đỡ buồn.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Kính Cụ Anh 1 ly ạ
Giờ ở cái thớt tâm linh này em cứ nghĩ số phận của em và cô Út dính đến số 8 nhiều quá nên bị khóa chân khóa tay nên hỏng :))
- Gặp lần đầu năm1978
- Gặp lần 2. 1988
- Gặp lần 3. 2008
Hỏng là phải cụ 😢😢😢
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Chuyện tình cảm không ở trong hoàn cảnh cuộc chiến như cụ Wat thì tán phét vậy thôi mợ.

Vậy cũng may còn có cô con gái Anh Vũ lấy chồng ở cùng cô Út cũng đỡ buồn.
Họ cũng chỉ có mỗi cô con gái thôi cụ ạ. Cậu em trai Út lập nghiệp trên SG em chưa gặp lần nào.
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,550
Động cơ
61,723 Mã lực
Ngoài ly cf cụ ấy cũng chẳng làm gì đc hơn đâu ạ. Cụ ấy viết thế để tỏ ra nhân văn thôi .:P
Ấy chết mợ số cứ đùa. Đàn ông chúng em như các cụ bảo là khi nào đầu gối không bò được thì mới thôi ạ.
Ông chú em năm nay 74 mà vẫn chiến lắm 😅
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,365
Động cơ
837,038 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Ấy chết mợ số cứ đùa. Đàn ông chúng em như các cụ bảo là khi nào đầu gối không bò được thì mới thôi ạ.
Ông chú em năm nay 74 mà vẫn chiến lắm 😅
Nhưng cô Út thì nghỉ thật rồi ạ. Nên chỉ có ly cf thôi ạ
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
6,828
Động cơ
384,912 Mã lực
Ấy chết mợ số cứ đùa. Đàn ông chúng em như các cụ bảo là khi nào đầu gối không bò được thì mới thôi ạ.
Ông chú em năm nay 74 mà vẫn chiến lắm 😅
Cụ ý viết thế để các cụ nuốt nước miếng mà thở dài ; thế mà không phải tay ông. Chứ với cụ ý có phải tay ông thì cũng chỉ ngồi ngoáy ly cf thôi .
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,365
Động cơ
837,038 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Sa đà vào mấy tiểu tiết này nên tối nay không viết tiếp được rồi nốt chuyện cô Út đc rồi .
Ôi em xin lỗi các cụ mợ đang hóng chuyện cô Út ạ. Nhưng mà cụ Wat có phản ứng mạnh mẽ với mấy tiểu tiết này quả là đáng mừng ạ. Các cụ anh trong thớt phấn đấu nha :))
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
6,828
Động cơ
384,912 Mã lực
Ôi em xin lỗi các cụ mợ đang hóng chuyện cô Út ạ. Nhưng mà cụ Wat có phản ứng mạnh mẽ với mấy tiểu tiết này quả là đáng mừng ạ. Các cụ anh trong thớt phấn đấu nha :))
Ngụy biện thôi mợ :D
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Chính những tiểu tiết như vậy mới làm cho câu chuyện sống động như mới vừa diễn ra mà cụ.
Khi em kể thì hầu như đã chìm đắm vào dĩ vãng ngày xưa nên mới nhớ được khá nhiều chi tiết của câu chuyện. Từng lời nói, cử chỉ đều tái hiện lại tương đối chính xác. Chỉ có điều kể đến đâu ? , và cái gì nên kể ? 🤓
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,615
Động cơ
1,367,844 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ngoài ly cf cụ ấy cũng chẳng làm gì đc hơn đâu ạ. Cụ ấy viết thế để tỏ ra nhân văn thôi .:P
Chậc

Nếu đúng theo truyền thống phi vật thể của các Cụ OFEr hễ cứ gặp NYC là ... hoạt động đậm tính nhân văn thì e là không có câu chuyện để lại nhiều tiếc nuối như Cụ angkorwat chia sẻ đâu Mợ ơi

Em kính tặng Cụ angkorwat cùng các Cụ Mợ đồng cảm nhạc phẩm này

Anh từ xa vắng có bao giờ nhớ thương bao ngày cũ
.....
Em từ xa vắng vẫn mang đầy xót xa những dấu yêu ngày cũ
Vẫn mãi cứ mong chờ



 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
349
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Mùa hoa gạo--- Có em trai thật là tuyệt vời!

Ở đầu làng nhà thầy u cháu có một cây hoa gạo cổ thụ ,không biết nó có từ bao giờ nhưng các cụgià ở làng cháu nói nó có từ khi các cụ còn bé lắm. Năm nào cũng vậy cứ vào độ tháng Ba khi cái rét Nàng Bân còn se se lạnh thì cây Gạo già đã cho những bông hoa đỏ thắm soi mình xuống cái ao trong veo như chiếc gương khổng lồ đặt dưới gốc cây.Ngày bé cháu cứ nghĩ cây gạo sẽ làm ra hạt gạo nhưng u cháu bảo là đó là báu vật do nàng tiên có mùi thơm của hạt gạo tặng xuống cho dân gian hằng mong mọi người sẽ ấm no đầy đủ nên nó có tên là Gạo.
Chúng cháu thường hay ra đấy chơi và nhặt những bông hoa gạo rụng xâu thành từng chuỗi đeo lên cổ thậm chí còn đội lên đầu như một chiếc vương miện vậy. Chơi vui lắm nhưng nếu gặp các cụ bà thì nhớ mà chạy về và vứt chiếc vòng hoa đó lại không là bị mắng đó. Còn tại sao mà bị mắng thì chúng cháu không biết.Chỉ sau này lớn lên chúng cháu mới hiểu và chỉ đi qua , cây Gạo không còn là chỗ chơi đùa của chúng cháu nữa.
Ở cuối làng có một gia đình hai bác là công nhân nghỉ hưu, nhà bác có có ba người con hai anh con trai và một cô con gái. Cô con gái của bác rất xinh, trắng trẻo nhỏ nhắn đang độ tuổi trăng tròn. Nhưng rất buồn cho hai bác là cô ấy không nói được, gia đình không cho cô đi học nên không biết chữ. Gia đình bác ấy cũng ở nơi khác chuyển về sống rất khép kín rất ít khi có giao tiếp với hàng xóm, ngày ngày người ta nhìn thấy cô con gái ra đầu làng đi chăn những con ngỗng, mua mớ rau hay quét lá cây về để đun nấu, cô ấy ngoan và chịu thương chịu khó lắm. Bẵng đi một thời gian không ai thấy cô ấy xuất hiện nữa, mới đầu mọi người cũng hỏi han nhưng rồi lại vào lãng quên khi nó trở thành bình thường.
Vào một ngày mưa gió người ta lại thấy cô ấy xuất hiện không nón mũ bước những bước chân nặng nề, mệt mỏi , đôi mắt quầng thâm vô hồn trên tay bế một đứa trẻ bụ bẫm đang ngủ gà ngủ gật trên vai cô. Có lẽ đứa bé là nguyên nhân người ta không thấy cô trong thời gian vừa rồi.Ánh mắt tò mò thương cảm đang đổ về phía cô, người ta lại xì xào về một tốp thợ mộc làm công cho một gia đình ở cạnh cái sân kho của làng. Giờ đây tốp thợ mộc đó không còn ở đây nữa,mọi người cũng không ai còn nhớ đến họ và cũng không biết họ đã ở đâu.
Thấy cô cũng có người ra giúp đỡ che mưa, ân cần hỏi han, ngỏ ý muốn bế đỡ đứa trẻ giúp cô, rồi người thì đưa ít hoa quả, người đưa hộp sữa cân đường , cô nhận tất,nhưng đứa trẻ thì cô không đưa cho ai bế hộ, cô cúi xuống cảm ơn mọi người, ánh mắt dường như ấm lại rồi cất bước vào nhà.
-Ông bố nói : sao lại về? (một chị kể lại)
-Thôi con nó đã về rồi thì cũng tốt ông ạ. Để tiện chăm sóc chúng .(người mẹ đáp lại)
Cô có đầy đủ tình thương của cha và mẹ , chỉ là lúc đó họ ngại định kiến của xã hội về có con gái với hai từ nặng nề là chửa hoang thôi.Hàng xóm họ cũng thương hai bác lắm vì đã già rồi mà còn phải lo cho hai mẹ con cô nữa.
Cứ chiều chiều người ta thi thoảng lại thấy cô bế cậu con trai đi ra đầu làng về phía gốc cây gạo như đứng ngóng trông ai.Rồi đêm đêm người ta lại nghe thấy tiếng trẻ con khóc to cũng nơi gốc gạo đó, cha mẹ cô cố gắng dỗ dành để cô bế đứa trẻ về nhưng cô không chịu, họ đành bất lực để mặc cô.
Một buổi tối mùa xuân khi người ta không thể nhìn thấynhữngbôngghoa gạo nhuốm một màu đỏ rực khoe sắc dưới làn nước trong xanh của hồ nước sâu thẳm, cả làng yên ắng lắm thì một cơn mưa to bất thường bất ngờ đổ về, và đêm đấy cũng không ai nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ kia nữa,. Mọi người nghĩ có lẽ đêm nay mẹ con cô ấy không còn ra đứng nơi gốc cây gạo kia nữa.
Sáng sớm hôm sau khi bình minh vừa hé sau cơn mưa thì ở đầu làng đã ồn ỹ một cách bất thường . Người ta vẫn thấy cô ấy bế đứa trẻ ngồi dưới gốc cây gạo như bao đêm khác. Nhưng hôm nay trông cô ấy khác lắm cô ấy không còn khuôn mặt ưu tư buồn bã nữa trên miệng cô ấy như đang nở một nụ cười, có lẽ trong giấc ngủ dài cô ấy đã mơ gặp lại người thương mà cô ấy khắc khoải mong đợi., trên ngực cô ấy đâu đó có mấy cánh hoa gạo rụng còn nằm lại đỏ như màu con tim của cô vậy.
-Mở tấm áo đang ủ, xem thằng bé như nào rồi!
Một bác nói với mọi người
-Ồ, nó vẫn đang ngủ trong vòng tay của cô ấy, một tay nó vẫn còn đang ôm lấy cổ mẹ, đêm qua nó không khóc, chắc nó cảm nhận được đây là đêm cuối cùng nó được ở cạnh mẹ của nó.
Cô ấy đã lạnh cứng, người ta gỡ bé ra khỏi mẹ, nó bật khóc lên khi
nhận thấy người bế nó không phải là mẹ nó nữa, và thật là bất ngờ người ta còn thấy trên tay của cô ấy đang nắm một con búp bê bằng gỗ trên có khắc một chữ " thương".
Sau đám tang đầy đau thương của cô ấy, ở làng cháu mọi người ít ra gốc cây gạo hơn ,và mọi người nói rằng cô ấy chết vì tình là thiêng lắm, họ dựng lên một quán nước nhỏ, một ban thờ ngay cạnh để mọi người qua lại hương khói cho cô.Một cụ bà già nhất ở làng nói rằng:
-Xưa , các cụ nhà ta đã dạy rồi: Thần cây Đa, ma cây gạo. Các cô gái trẻ hãy tránh xa cây gạo già này ra nhé vì nó linh ứng lắm đó.
Vâng chẳng cần cụ dặn chúng cháu cũng nhớ rồi, nhớ câu chuyện tình nồng thắm mãnh liệt đầy bất hạnh của cô gái trẻ kia mang tên một loài hoa đó là hoa gạo.
Cứ đến mùa hoa gạo ngoài những lễ vật cúng dâng bình thường , dân làng còn cúng thêm những con búp bê bằng gỗ được xếp ngay ngắn bên cạnh những bông hoa gạo đỏ rực......

Thời gian trôi qua, mọi người rồi cũng dần quên câu chuyện của cô gái ấy. Đám trẻ chúng cháu lại càng quên nhanh, cuộc sống học tập, và bao thứ khác đang vẫn diễn ra hàng ngày nó như một guồng quay cuốn lấy đưa con người vào quĩ đạo chung.
Chị em cháu sống ở đấy tuy là người ở trong phố về nhưng nhờ vào con của bác hàng xóm mà chúng cháu chơi được với các bạn đồng lứa ở đây. Thằng em trai cháu nó hòa nhập tốt lắm, ai rủ đi đâu làm gì nó đi ngay, khi thì đi câu cá , thả vó tép đánh dậm... nó ok tuốt, khi về là có chiến lợi phẩm. Ai cho gì ăn được là nó đem phần về cho chị và cho em. Nhưng nó cũng ăn tham lắm, nó ăn tham hơn cả cháu, và nó lại còn khôn hơn cháu nữa nên nhiều khi cháu cứ phải chịu thiệt hơn nó. Nó lại ăn nhanh xong nó lại xin , không cho không được, phải nghĩ cách dấu đi không để nó xin mất.
Mỗi lần u cháu về quê, ông bà ngoại cho nhiều tôm, cua cá , mực khô lắm, những con mực khô khi nướng lên nó vàng ươm thơm nhức mũi. Thỉnh thoảng u cháu nướng cho cả nhà ăn, chấm với tương ớt Hải phòng thì khỏi phải chê. Tiêu chuẩn mỗi đứa một con, cháu chỉ mới xé có mấy miếng mà nó đã từ nhà chạy xuống bếp định xin cháu rồi . Cháu nhanh tay dấu vào cạp quần rồi phủi tay ra điều đã ăn hết, cụ cậu sinh nghi cứ để ý cháu, cháu đi lại để nó hết nghi ngờ rồi một lúc lại quên thật , đến tối cứ thế đi ngủ . Đêm đó con mèo nó cứ sườn cháu chỗ cất mực nó cào, sáng ra ngủ dạy ,em gái cháu mắt nhắm mắt mở:
-Anh Tun ơi, chị béo ị đùn, kinh quá...
Nó chạy vào, nhìn nhìn, rồi nhanh chóng chộp lấy miếng cá mực vàng vàng tròn tròn mà út nhà cháu tưởng là cái kia, cuối cùng cháu vẫn cứ thua nó.
Một buổi chiều, sau tết âm lịch nó cùng bạn rủ nhau đi cau cá ở hồ Tây, nhưng không được vì cần câu của nó bé quá, về đến gần nhà thì có một thằng khác đưa cho nó một cái bị và nói khoai lang đó nhà tao mới đào cho mày mang về luộc mà ăn. Nó tin bạn mang về và đưa cho cháu, cũng đến giờ nấu cơm rồi, tiện đây cháu cũng bỏ khoai ra rửa để luộc , thầy u cháu đi làm về rồi cùng ăn.Mở bị ra cháu không tin vào mắt mình, có đến gần chục con búp bê bằng gỗ, chắc là thằng kia lấy trộm ở gốc gạo mang về trêu em cháu đây, cháu sợ lắm,cứ lập bập, cơm không nấu được, thầy u đi làm về cháu lại càng sợ hơn.Tay cầm cái bị đưa cho thầy u xem, thầy cháu giận quá tát cháu một cái ,đập cả đầu vào cột nhà đau mà không dám khóc, thầy u cháu đi ra đầu làng gặp cụ trưởng thôn nhờ cách giải quyết. Các cụ chỉ làm một cái lễ nhỏ rồi thả những chú búp bê đó xuống ao.
Tự nhiên cháu thấy mắt cháu cay cay , âm ấm.
- Mặt chị bị chảy máu nhiều lắm.
Cu Tun nói vậy rồi lấy khăn lau cho cháu, một lúc cũng cầm được vết thương ở trên trán.Nó khóc mà không nói gì nữa, chắc nó cũng buồn lắm, không phải cháu thì cũng là nó bị đòn thôi, mà lỗi không phải do nó.
Rồi một ngày cháu không thể nào quên, đó là ngày 26-2, em cháu đi câu ở cái ao đầu làng, gần gốc cây gạo, cháu trên đường đi học thêm về thì một cái xe công nông mất lái lao vào gốc gạo hông xe húc em cháu rơi xuống cái ao sâu, cháu buông xe lao tới nhìn thấy nó lóp ngóp dưới ao, nước ngập đầu nó, nó không biết bơi có một cành gạo gãy rơi xuống cháu kịp đưa cho nó cầm lấy cành gạo và giữ chặt, miệng kêu :
-Ai đó cứu với, cứu với..
Chú lái xe công nông bị thương nhưng vẫn cố gắng đến kéo em cháu lên bờ , thật là hú vía.
Một ngày kiakhi bước chân vào đại học cháu có người yêu, nhà cháu ở ngoại thành nhưng anh ấy vấn đều đặn tối thứ 7 từ trong phố đến thăm cháu. Vào một tối trời sắp nổi cơn mưa cháu vội cầm cái áo mưa ra cổng làng gần gốc cây gạo để đón anh. Đang đứng tựn nhiên Cu Tun chạy ra:
- Chị về đi, về ngay, ai cho chị đứng dưới gốc cây gạo, chị về đi, để em đứng đợi ở đây cho.
À, nó sợ cháu bị linh ứng bởi tình yêu hoa gạo đây, cháu về gần đến nhà thì cả nó và anh người yêu cháu cũngđèo nhau về đến nơi.
Sau khi u cháu mất thì cũng là lúc em cháu đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự vì nó trượt đại học. Thật là có sự trùng hợp, ngày lên đường nhập ngũ cũng là ngày 26-2. Trong làng nhiều bạn phải đi lắm , ai ai cũng có gia đình, đầy đủ, họ hàng đi đưa tiễn, riêng em cháu chẳng có ai ngoài cháu, quà mang cho em cũng chẳng có gì ngoài mấy gói bánh qui, tiền đưa cho em được mấy đồng nó trả lại sợ ở nhà hai chị em cần dùng lại không có, nó quay mặt đi để tránh nhìn thấy chị khóc và cũng là để dấu đi hàng nước mắt tủi thân của nó. Xe lăn bánh nó đưa tay vẫy vẫy tạm biệt chị để lên đường , cháu dơ tay rồi thầm nói :
- Mạnh mẽ em nhé, chị sẽ không bao giờ quên cái ngày 26-2 đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top