[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2023 Vol 7

Trạng thái
Thớt đang đóng

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,940
Động cơ
628,164 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phong tục, truyền thống, thói quen thắp hương (nhang) là 1 trong những việc mà em nhìn nhận là đã và đang thay đổi khá nhiều trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt rõ ở các gia đình sống tại chung cư mới, hiện đại

Đầu tiên là kích thước Ban thờ sẽ nhỏ gọn hơn
Que hương - có cầu là có cung - cũng có size nhỏ (tăm), ngắn hơn... việc thắp hương do không gian nhỏ, kín, còn cả báo cháy ... cũng hạn chế hơn
Có nhà, em còn thấy 4.0 hơn, hương cắm điện, và đốt trầm trong lư
Những ngày mưa lạnh này mà có trầm hịn đốt thì còn gì bằng cụ nhỉ.
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,940
Động cơ
628,164 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
số là ngày trước em vào miền nam. thấy có hoa quả bằng nhựa đề bày cúng
thế là một hôm thấy mụ vợ vất vả cúng bái. mới gạ hay là ta trơi nhang điện với thứ kia
mụ ý bảo : ai lại trơi bời thế chứ :D
Em không dùng đồ giả, vàng mã cũng là đồ giả - "giả tướng".
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,342
Động cơ
125,699 Mã lực
Các cụ mợ cho em hỏi trên bàn thờ có trưng hoa giả được không. Em nhớ ngày trước ở quê em ngoại thành Hà Nội, nhà ở kiểu 3 gian 2 chái, tủ thờ đặt ở gian giữa lúc nào cũng có 2 bình hoa giả to để 2 bên. Mà nay nhiều cụ nói không được làm em cũng hơi bán khoăn.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Các cụ mợ cho em hỏi trên bàn thờ có trưng hoa giả được không. Em nhớ ngày trước ở quê em ngoại thành Hà Nội, nhà ở kiểu 3 gian 2 chái, tủ thờ đặt ở gian giữa lúc nào cũng có 2 bình hoa giả to để 2 bên. Mà nay nhiều cụ nói không được làm em cũng hơi bán khoăn.
Quan điểm cá nhân của em là: không dùng đồ giả để thờ cúng mợ ạ
Dù ít, xíu xiu thôi, như nén hương tăm loại nhỏ ngắn, vẫn hơn hương điện
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,342
Động cơ
125,699 Mã lực
Em cảm ơn cụ. Vì em nghĩ không sao nên xưa giờ trên bàn thờ gia tiên nhà em em để 2 bình hoa 2 bên, một bên hoa hồng giả và một bên chưng hoa thật, giờ nghe cụ khuyên vậy thì Tết này em sẽ thay 2 bình hoa tươi cho các cụ, dẹp bình hoa hồng đi thôi.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em cảm ơn cụ. Vì em nghĩ không sao nên xưa giờ trên bàn thờ gia tiên nhà em em để 2 bình hoa 2 bên, một bên hoa hồng giả và một bên chưng hoa thật, giờ nghe cụ khuyên vậy thì Tết này em sẽ thay 2 bình hoa tươi cho các cụ, dẹp bình hoa hồng đi thôi.
Vâng Mợ
Hồi Bố em mới mất, tính ông thích hoa, cây cảnh, nên ngoài 2 chậu cây đại và 2 cây tùng nhỏ ở 2 đầu mộ theo thiết kế tiêu chuẩn chung ở đó, anh em nhà em làm năm sáu chậu lan giả (loại nhìn như thật) để xung quanh Mộ Ông (các mộ hàng xóm thì có ít thôi, vài chậu nhỏ để thêm nhưng là cây hoa thật)

Được ít lâu, cây giả tàn tạ rất rất nhanh, khác với cây thật, nên nhà em bỏ hẳn
 

binhminh99

Đi bộ
Biển số
OF-843610
Ngày cấp bằng
17/11/23
Số km
1
Động cơ
0 Mã lực
Tuổi
44
Theo như em được biết, thì phong tục tang ma của người Sán Dìu khá giống với văn hóa của Đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của quan niệm tang chế từ Trung Quốc; hơn thế nữa, người Sán Dìu trấn trùng tang rất hiệu quả và cao tay
Sán Dìu là dân tộc gốc Hoa, phải vậy không cụ
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,940
Động cơ
628,164 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Các cụ mợ cho em hỏi trên bàn thờ có trưng hoa giả được không. Em nhớ ngày trước ở quê em ngoại thành Hà Nội, nhà ở kiểu 3 gian 2 chái, tủ thờ đặt ở gian giữa lúc nào cũng có 2 bình hoa giả to để 2 bên. Mà nay nhiều cụ nói không được làm em cũng hơi bán khoăn.
Dùng bày biện trang trí thì không sao cả, cũng chỉ là hình tướng thôi. Như cụ DurexXL nói dưới là chuẩn, mình thờ cũng bằng cái tâm nhưng thể hiện qua hình tướng, thà ít mà thật hơn nhiều mà giả.
 

Citronella

Xe buýt
Biển số
OF-528268
Ngày cấp bằng
23/8/17
Số km
921
Động cơ
223,488 Mã lực
Tuổi
47
Mọi người thì chỉ bao sái bát hương rồi rút chân hương ngày 23 tháng Chạp chứ ở nhà em, bàn thờ em luôn giữ sạch sẽ, cứ khi nào có thời gian và tĩnh tâm là em bao sát, dọn sạch sẽ. Còn đồ thờ thì thà ít nhưng thật, nhà em không dùng đồ giả, không dùng đèn thắp sáng mà chỉ đèn dầu hay nến. Khi thắp hương cần nhất là thay nước sạch, hương sạch, thơm cùng với đèn dầu thắp sáng không cần bật to mà chỉ cần đủ sáng. Cảm giác mỗi lần thắp hương thấy thanh thản, ấm êm, có điều gì cần Trời Phật cùng các Ngài Thần linh và Tổ tiên phù trợ thì em luôn thành tâm xin. Không dám xin nhiều mà chỉ dám nếu ốm đau thì gặp đúng thày đúng thuốc, gặp khó khăn thì phải tự cố gắng nhưng gặp được người giúp đỡ...
 

Khem

Xe buýt
Biển số
OF-627230
Ngày cấp bằng
27/3/19
Số km
836
Động cơ
123,860 Mã lực
Sắp Tết rồi các Cụ Mợ ạ, hôm nay lại mưa rét, thấy cứ như ... luộc bánh chưng đến nơi

Em đề xuất các Cụ Mợ cùng nhau trao đổi về truyền thống, tín ngưỡng và thực tế của gia đình chúng ta đối với các ngày cúng, lễ xung quanh Tết nguyên đán cổ truyền cho ấm áp, mạch hương khói này mà duy trì đón xuân mới thì hay quá

Nhà em, tính từ tháng chạp, thì có lẽ như đại đa số các gia đình đồng bằng Bắc Bộ, sẽ có những lễ cúng sau:

1. Ngày 23 tháng Chạp: tiễn 3 ông bà Táo về Trời
Trước đây, Mẹ em có cúng cả thí thực (chúng sinh) đêm 23 Chạp
Nhưng khi Mẹ em già yếu, em tiếp quản thì không còn nội dung này
Lễ cúng: mặn, có hoặc không bày thành mâm tùy năm (ngày làm việc thì đơn giản, ngày nghỉ thì kỹ hơn)
2. Ngày 29/30 chạp: Cúng Tất niên
Nhà em xưa nay chỉ cúng chiều, và quây quần ăn cơm tối Tất niên
Mâm cúng tất niên chủ chốt là gà luộc, xôi, bánh chưng, giò chả...nói chung là truyền thống
Tiền vàng: cúng xong là em hoá luôn
Có quan điểm là cúng cả tiền vàng quần áo Thần linh, hoá luôn tạ cụ Năm cũ

3. Đêm Giao Thừa: Nhà em soạn mâm lễ cúng ngoài trời, trước thì ở sân, giờ lên sân thượng
Xôi gà hoặc chân giò, rượu, hoa quả, tiền vàng quần áo Thần linh đón Cụ Năm mới

Lúc này cúng xong Thần linh thì lên hương các Ban trong nhà, để tiền vàng mới lên, món này để mấy ngày Tết, đến hôm hoá vàng thì hoá

4. Sáng mùng 1
Mâm cơm sáng mùng 1 này cũng ..... ngần ấy món truyền thống, nhưng lệch đi, hôm trc giò lụa thì hôm nay giò bò, hôm trc chả quế thì hôm nay chả cốm
Ngoài ra, các món mới em cũng cúng bình thường: thịt muối, thịt xông khói, mỡ muối ...
Và không thể thiếu được: Gà

5. Hoá vàng
Nhà em gần chợ, nên hoá vàng đi chợ mua mới, ko dùng đồ trữ trước Tết. Thường mùng 4 nhà em hoá vàng
Mâm cơm thoáng hơn: không gà qué gì nữa, thịt lợn quay, gà bỏ lò, tôm cá tùy tâm

Các ngày Tết em chỉ lên hương, trầm, bài cho ấm áp, không cúng bữa hàng ngày

Hiện nay em đang muốn giảm tải 3 con gà liên tiếp trong 24h ở mục 2,3,4. Chỉ gà luộc chuẩn truyền thống sáng mùng 1, còn tất niên gà quay, nướng, giao thừa thì chân giò, ba chỉ ...

Em mời các Cụ Mợ cùng chia sẻ
chon-hoa-dao-16738402943021859038843.jpg
Một năm nhà em cũng lo nhiều dịp lễ lạt, cúng giỗ: Giao thừa, Mùng 1 Tết, Mùng 2 Tết, Mùng 3 Tết, Hóa vàng (thường vào mùng 4), Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7 (cúng chúng sinh), Rằm tháng Tám, cúng Tất niên và giỗ ông bà nội chồng, giỗ các cụ là anh của ông nội chồng (không có gia đình hoặc không có con cái), giỗ cụ tổ ông, cụ tổ bà.

Năm nào cũng vậy, các dịp này là tay em chuẩn bị mâm cỗ mặn (hai hoặc nhiều, tùy theo bố em có mời khách không). Về cơ bản, các mâm cỗ đều có xôi (xôi gấc, xôi trắng, xôi đỗ, bánh chưng), gà (100% gà luộc, trừ mùng 1,2,3, hóa vàng mùng 4 là không có gà), canh măng (canh bóng), nem, củ quả luộc chấm muối vừng, 1 đĩa xào; còn lại tùy dịp mà có các món khác hợp lí kèm theo, trong đó phải có 1 món thủy hải sản. Theo tiêu chuẩn của bố chồng em thì đếm cả cơm trắng, hoa quả tráng miệng, phải có 12 món. Có lần bố em cho em chuẩn bị tới 29 mâm cỗ lận, hihi. Và với một người chậm chạp như em, em phải chuẩn bị trước cả tuần. Tối hôm trước, em phải đứng đến 2h sáng hôm sau là bình thường, và 5h30 phải dậy rồi. Gần đây thì em được đặt cỗ, vì đã tìm ra mối làm cỗ hợp ý bố em. Làm em thành ra lại nhàn quá, hihi...

Chuyện cúng kiếng cũng tùy quan điểm. Em giống bố chồng em. Ban thờ lúc nào cũng phải sạch sẽ xum xuê, cỗ phải ngon, đẹp mắt, đầy đặn. Em hay hỏi bố mẹ em sinh thời các cụ thích ăn gì là em cũng cố gắng nấu ngon món đó. Và mỗi đám giỗ, đông con nhiều cháu, nhưng thật là chỉ có một mình em hếch mũi lên nghe bố em kể chuyện về các cụ. Mãi cũng không chán. Nên bố em quý em lắm. Ở nhà em, mỗi góc nhà, góc vườn, em đều tưởng tượng ra từng bước chân các cụ đã từng đặt lên đây, bàn tay đã sờ vào góc này. Nhiều đến nỗi, có thể có những dấu chân em đặt nguyên khuôn lên dấu chân các cụ cũng không chừng.

Nhưng mẹ chồng em thì thích đơn giản, mẹ em tiết kiệm tiền cho tụi em. Nên rằm, mùng Một hàng tháng, em để mẹ em thích gì mua nấy. Thường cụ chỉ mua 3 bông hoa với một đĩa nhỏ quả. Dù trong lòng em thích khác, nhưng em vẫn muốn mẹ chồng em vui, nên khen bà suốt, hihi. Vì thực ra, làm mẹ vui ngay thời gian này, quan trọng hơn gấp nhiều lần để một ngày nào đó, em nghĩ vậy. Còn các dịp giỗ tết lớn, chắc có khách tới nên em có bày biện cũng không thấy bà cằn nhằn gì.

Chồng em thì bảo: mai sau anh sẽ học tập thầy Thích Nhất Hạnh, đi thiêu và cho rắc vườn, không thể cản cái sự tiếp nối của nắm xương tàn ấy được. Để cho nó làm cho hoa thắm, trái ngọt. Không cần cúng kiếng rùm beng gì cả. Em mí bảo: anh làm thế đố ai dám hít hà hương thơm của hoa, dám chén cái trái ngọt ấy đấy, hihi. Còn cúng kiếng, không phải là cho anh, mà là cho chính các con anh, nó như được sống nhiều hơn qua cuộc đời của anh ý. Chồng em chả ư cũng chả hừ, nên không hiểu có nhất trí không, hihi
 

ducati888

Xe hơi
Biển số
OF-448281
Ngày cấp bằng
25/8/16
Số km
176
Động cơ
210,721 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
reflection-westlake.com
Chuyện này có mà cụ...em đang ăn trưa cùng ông anh mới từ Mỹ về ở Nguyễn Thị Định...thầy nt nc với ông anh, và bảo đang ngồi ăn với thằng ABCD....em ứ tin bảo có thầy kiểm tra qua tn dt...thế mà ông nói sáng em vanh vách luôn..là trong nhà em bàn thờ để thế nào..nhà cửa ra sao ( mà đó là nhà e ở nhờ nhà vợ 1 thời gian thôi nhé...) làm em lạnh sống lưng luôn...Giữa trưa nắng vào được nhà vợ em ở nhờ ở Bùi Xương trách xem xét luôn..Vậy có nghĩa thày kia điều âm bình xét nét em luôn?? Vậy thần linh nhà mình đâu rồi? Câu hỏi này làm em.lăn tăn mãi tới giờ..
em cũng có cùng thắc mắc giống như cụ ,ví dụ như là nhà mình có bàn thờ cúng gia tiên, thần linh..thì như nhà có chủ vậy..tại sao vong lạ hay là âm binh vẫn vào được. Các cụ giải thích trường hợp này giùm e ạ :-w:-w:-w
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,805
Động cơ
576,204 Mã lực
em cũng có cùng thắc mắc giống như cụ ,ví dụ như là nhà mình có bàn thờ cúng gia tiên, thần linh..thì như nhà có chủ vậy..tại sao vong lạ hay là âm binh vẫn vào được. Các cụ giải thích trường hợp này giùm e ạ :-w:-w:-w
nó không vào nhưng đứng ngoài nhòm trộm mà cụ
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,742 Mã lực
Nếu quan điểm cúng lễ là dâng cái tâm thành kính của mình lên cho ông bà tổ tiên chứ ko phải dâng cái vật chất cụ thể thì lúc đó đồ cúng, hương hoa chỉ là phương tiện. Mâm cao cỗ đầy, đồ cúng cầu kì trang trọng cũng là 1 cách để thể hiện cái tâm, sự thành kính và người thành tâm thường chú ý làm tốt nhất có thể như vậy. Ngược lại lễ lạt sơ sài qua quít cũng thể hiện điều ngược lại.

Tuy nhiên, đó chỉ là hình tướng bên ngoài, và đúng trên đa số. Vẫn có các trường hợp ngược lại. Chẳng hạn, ko có điều kiện nhưng ra chợ cố chọn hoa quả tốt nhất, tỉ mỉ bày biện, thấy cái đĩa hơi bụi cũng mang đi lau lại, chăm chút nấu bát canh cũng cố nêm nếm cho vừa miệng,... thì cái tâm thành ý đó cũng được dâng lên cõi trên và đó mới là cái cõi trên cần ở người làm lễ. Thế nên theo quan điểm cá nhân em sẽ ko có câu trả lời là dùng hoa quả nhựa, hoa giả được ko, lễ thế này được ko? mà tất cả là tuỳ người cụ thể, tuỳ cái tư tưởng hình thành trong đầu người đó liên quan đến việc lễ lạt như thế nào, và cõi trên cũng chỉ biết, chỉ quan tâm đến cái này.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,662
Động cơ
293,544 Mã lực
Em không dùng đồ giả, vàng mã cũng là đồ giả - "giả tướng".
Quan điểm cá nhân của em là: không dùng đồ giả để thờ cúng mợ ạ
Dù ít, xíu xiu thôi, như nén hương tăm loại nhỏ ngắn, vẫn hơn hương điện
2 cụ có nhớ chuyện em từng kể về thằng bạn có ông bố bồ bịch gái gú loạn cào cào , con rơi con vãi có cả a. . Bọn y bảo trần sao âm vậy , mà có khi cũng là không dùng đồ giả nên chém sớm rằng bao giờ ông cụ kia mất thì cứ giỗ ông ấy là lên Cố Thổ ,Xuân Mai tuyển đôi lễ vật. Về cho tắm rửa trang điểm , nuy nằm trên cái bàn hay chiếu gì đó trước bàn cúng riêng ông ấy.
Thằng ông mãnh con trai ông còn ha hả cười..: trước cúng ông, sau thụ lộc 🤣🤣🤣.
Em cho rằng nó là văn hóa thôi ( tất nhiên vh yc có những lễ vật gì , làm cho tử tế chút ). Nghĩ sao nên vậy . Hồi xưa mẹ em còn..lâu lắm rồi bà cho con dao nhỏ để trên ban thờ các cụ. Lý do ý là " để các cụ có cái cắt gà bổ cau v v..." . Em bảo bỏ đi, nghĩ thế thì có mà phải thêm kéo, thớt ..v v🤣🤣
 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,944
Động cơ
867,908 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Một năm nhà em cũng lo nhiều dịp lễ lạt, cúng giỗ: Giao thừa, Mùng 1 Tết, Mùng 2 Tết, Mùng 3 Tết, Hóa vàng (thường vào mùng 4), Rằm tháng Giêng, Rằm tháng 7 (cúng chúng sinh), Rằm tháng Tám, cúng Tất niên và giỗ ông bà nội chồng, giỗ các cụ là anh của ông nội chồng (không có gia đình hoặc không có con cái), giỗ cụ tổ ông, cụ tổ bà.

Năm nào cũng vậy, các dịp này là tay em chuẩn bị mâm cỗ mặn (hai hoặc nhiều, tùy theo bố em có mời khách không). Về cơ bản, các mâm cỗ đều có xôi (xôi gấc, xôi trắng, xôi đỗ, bánh chưng), gà (100% gà luộc, trừ mùng 1,2,3, hóa vàng mùng 4 là không có gà), canh măng (canh bóng), nem, củ quả luộc chấm muối vừng, 1 đĩa xào; còn lại tùy dịp mà có các món khác hợp lí kèm theo, trong đó phải có 1 món thủy hải sản. Theo tiêu chuẩn của bố chồng em thì đếm cả cơm trắng, hoa quả tráng miệng, phải có 12 món. Có lần bố em cho em chuẩn bị tới 29 mâm cỗ lận, hihi. Và với một người chậm chạp như em, em phải chuẩn bị trước cả tuần. Tối hôm trước, em phải đứng đến 2h sáng hôm sau là bình thường, và 5h30 phải dậy rồi. Gần đây thì em được đặt cỗ, vì đã tìm ra mối làm cỗ hợp ý bố em. Làm em thành ra lại nhàn quá, hihi...

Chuyện cúng kiếng cũng tùy quan điểm. Em giống bố chồng em. Ban thờ lúc nào cũng phải sạch sẽ xum xuê, cỗ phải ngon, đẹp mắt, đầy đặn. Em hay hỏi bố mẹ em sinh thời các cụ thích ăn gì là em cũng cố gắng nấu ngon món đó. Và mỗi đám giỗ, đông con nhiều cháu, nhưng thật là chỉ có một mình em hếch mũi lên nghe bố em kể chuyện về các cụ. Mãi cũng không chán. Nên bố em quý em lắm. Ở nhà em, mỗi góc nhà, góc vườn, em đều tưởng tượng ra từng bước chân các cụ đã từng đặt lên đây, bàn tay đã sờ vào góc này. Nhiều đến nỗi, có thể có những dấu chân em đặt nguyên khuôn lên dấu chân các cụ cũng không chừng.

Nhưng mẹ chồng em thì thích đơn giản, mẹ em tiết kiệm tiền cho tụi em. Nên rằm, mùng Một hàng tháng, em để mẹ em thích gì mua nấy. Thường cụ chỉ mua 3 bông hoa với một đĩa nhỏ quả. Dù trong lòng em thích khác, nhưng em vẫn muốn mẹ chồng em vui, nên khen bà suốt, hihi. Vì thực ra, làm mẹ vui ngay thời gian này, quan trọng hơn gấp nhiều lần để một ngày nào đó, em nghĩ vậy. Còn các dịp giỗ tết lớn, chắc có khách tới nên em có bày biện cũng không thấy bà cằn nhằn gì.

Chồng em thì bảo: mai sau anh sẽ học tập thầy Thích Nhất Hạnh, đi thiêu và cho rắc vườn, không thể cản cái sự tiếp nối của nắm xương tàn ấy được. Để cho nó làm cho hoa thắm, trái ngọt. Không cần cúng kiếng rùm beng gì cả. Em mí bảo: anh làm thế đố ai dám hít hà hương thơm của hoa, dám chén cái trái ngọt ấy đấy, hihi. Còn cúng kiếng, không phải là cho anh, mà là cho chính các con anh, nó như được sống nhiều hơn qua cuộc đời của anh ý. Chồng em chả ư cũng chả hừ, nên không hiểu có nhất trí không, hihi
Chân thành, kính mợ ly vodka

Phụ nữ như Mợ bây giờ hiếm
 

datlui

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-352039
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,021
Động cơ
370,320 Mã lực
em cũng có cùng thắc mắc giống như cụ ,ví dụ như là nhà mình có bàn thờ cúng gia tiên, thần linh..thì như nhà có chủ vậy..tại sao vong lạ hay là âm binh vẫn vào được. Các cụ giải thích trường hợp này giùm e ạ :-w:-w:-w
Nhà em ko thờ gia tiên, có bàn thờ Phật. Vì em sống riêng nên bố mẹ em lo việc gia tiên ở nhà của hai cụ. Cô hồn các đãng ko vào nhà đc đâu, bận năm ngoái hay năm kia gì đấy, em thấy ba đứa nó bò lổn nhổn đến cửa nhà em thì tự động dừng lại ko vào đc. Còn vì sao nó biết trong nhà đang có ai (và việc gì) thì nó đứng bên ngoài cũng thấy mà. Cõi âm nó ko có ngăn tường ngăn vách như nhà chúng ta phân bổ phòng đâu; trống trơn mà mờ ảo ngẹt thở lắm.
 

datlui

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-352039
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,021
Động cơ
370,320 Mã lực
Nếu quan điểm cúng lễ là dâng cái tâm thành kính của mình lên cho ông bà tổ tiên chứ ko phải dâng cái vật chất cụ thể thì lúc đó đồ cúng, hương hoa chỉ là phương tiện. Mâm cao cỗ đầy, đồ cúng cầu kì trang trọng cũng là 1 cách để thể hiện cái tâm, sự thành kính và người thành tâm thường chú ý làm tốt nhất có thể như vậy. Ngược lại lễ lạt sơ sài qua quít cũng thể hiện điều ngược lại.

Tuy nhiên, đó chỉ là hình tướng bên ngoài, và đúng trên đa số. Vẫn có các trường hợp ngược lại. Chẳng hạn, ko có điều kiện nhưng ra chợ cố chọn hoa quả tốt nhất, tỉ mỉ bày biện, thấy cái đĩa hơi bụi cũng mang đi lau lại, chăm chút nấu bát canh cũng cố nêm nếm cho vừa miệng,... thì cái tâm thành ý đó cũng được dâng lên cõi trên và đó mới là cái cõi trên cần ở người làm lễ. Thế nên theo quan điểm cá nhân em sẽ ko có câu trả lời là dùng hoa quả nhựa, hoa giả được ko, lễ thế này được ko? mà tất cả là tuỳ người cụ thể, tuỳ cái tư tưởng hình thành trong đầu người đó liên quan đến việc lễ lạt như thế nào, và cõi trên cũng chỉ biết, chỉ quan tâm đến cái này.
Từ sau covid đến giờ, chỉ có 3 ngày Tết và ngày rằm tháng 4 là em là em dâng hoa quả lên bàn thờ thôi. Mỗi ngày sáng ngủ dậy đều thắp 1 nén hương, chiều đi làm về lại thắp 1 nén truóc giờ Tuất.

cũng do từ lâu em cảm thấy mọi việc ko cần quá hình thức, tâm kính và hành sự mọi việc đúng lẽ là được rồi. Nhưng em vẫn cảm thấy luôn khoan khoái, nhà cửa vẫn ấm áp. Mà em cho rằng, em đặt sự thành kính tuyệt đối bên trong mình, thì em cũng buông xả bớt đi là vừa. Không câu nệ, bớt chấp nhặt; trời xuân ta xuân - trời hạ ta hạ... thì thấy nhẹ nhõm, đỡ lăn tăn nhiều.
 

vuchanphong

Xe tải
Biển số
OF-115431
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
448
Động cơ
1,900,682 Mã lực
Từ sau covid đến giờ, chỉ có 3 ngày Tết và ngày rằm tháng 4 là em là em dâng hoa quả lên bàn thờ thôi. Mỗi ngày sáng ngủ dậy đều thắp 1 nén hương, chiều đi làm về lại thắp 1 nén truóc giờ Tuất.

cũng do từ lâu em cảm thấy mọi việc ko cần quá hình thức, tâm kính và hành sự mọi việc đúng lẽ là được rồi. Nhưng em vẫn cảm thấy luôn khoan khoái, nhà cửa vẫn ấm áp. Mà em cho rằng, em đặt sự thành kính tuyệt đối bên trong mình, thì em cũng buông xả bớt đi là vừa. Không câu nệ, bớt chấp nhặt; trời xuân ta xuân - trời hạ ta hạ... thì thấy nhẹ nhõm, đỡ lăn tăn nhiều.
em giống cụ em ko hình thức và thấy sao thành tâm là em làm.
1. ngày rằm em quên thì 16 em thắp hương và xin lỗi các cụ, mùng 1 quên có khi mùng 3 mới thắp:)
2. rằm, mùng 1 thắp hương cũng đơn giản : 1 nén nhang , hoa , quả , rượu , nước
3. mọi người hay kiêng di chuyển bát hương , nhưng em thấy bẩn là em nhẩm trong đầu xin phép lâu chùi , nhấc bát hương 1 bên rồi lau sạch và để lại chỗ cũ.
Sai hay đúng em chẳng biết, nhưng thấy bẩn ko lau chủi thì thấy sai sai.
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,079
Động cơ
187,927 Mã lực
Quê, nhiều cái phong tục phát khiếp. Như bà cô ruột em vừa gả con gái.
Nguyên lễ là làm 19 cái lễ, trong đó bên nhà em thì chỉ được 2 là lễ nhà ông nội em (bố đẻ cô), và nhà thờ họ. Còn bên ông chú rể 17 cái lễ, chả hiểu lễ những đâu mà nhiều vậy, em cũng không hỏi
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,374
Động cơ
704,958 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sắp Tết rồi các Cụ Mợ ạ, hôm nay lại mưa rét, thấy cứ như ... luộc bánh chưng đến nơi

Em đề xuất các Cụ Mợ cùng nhau trao đổi về truyền thống, tín ngưỡng và thực tế của gia đình chúng ta đối với các ngày cúng, lễ xung quanh Tết nguyên đán cổ truyền cho ấm áp, mạch hương khói này mà duy trì đón xuân mới thì hay quá

Nhà em, tính từ tháng chạp, thì có lẽ như đại đa số các gia đình đồng bằng Bắc Bộ, sẽ có những lễ cúng sau:

1. Ngày 23 tháng Chạp: tiễn 3 ông bà Táo về Trời
Trước đây, Mẹ em có cúng cả thí thực (chúng sinh) đêm 23 Chạp
Nhưng khi Mẹ em già yếu, em tiếp quản thì không còn nội dung này
Lễ cúng: mặn, có hoặc không bày thành mâm tùy năm (ngày làm việc thì đơn giản, ngày nghỉ thì kỹ hơn)
2. Ngày 29/30 chạp: Cúng Tất niên
Nhà em xưa nay chỉ cúng chiều, và quây quần ăn cơm tối Tất niên
Mâm cúng tất niên chủ chốt là gà luộc, xôi, bánh chưng, giò chả...nói chung là truyền thống
Tiền vàng: cúng xong là em hoá luôn
Có quan điểm là cúng cả tiền vàng quần áo Thần linh, hoá luôn tạ cụ Năm cũ

3. Đêm Giao Thừa: Nhà em soạn mâm lễ cúng ngoài trời, trước thì ở sân, giờ lên sân thượng
Xôi gà hoặc chân giò, rượu, hoa quả, tiền vàng quần áo Thần linh đón Cụ Năm mới

Lúc này cúng xong Thần linh thì lên hương các Ban trong nhà, để tiền vàng mới lên, món này để mấy ngày Tết, đến hôm hoá vàng thì hoá

4. Sáng mùng 1
Mâm cơm sáng mùng 1 này cũng ..... ngần ấy món truyền thống, nhưng lệch đi, hôm trc giò lụa thì hôm nay giò bò, hôm trc chả quế thì hôm nay chả cốm
Ngoài ra, các món mới em cũng cúng bình thường: thịt muối, thịt xông khói, mỡ muối ...
Và không thể thiếu được: Gà

5. Hoá vàng
Nhà em gần chợ, nên hoá vàng đi chợ mua mới, ko dùng đồ trữ trước Tết. Thường mùng 4 nhà em hoá vàng
Mâm cơm thoáng hơn: không gà qué gì nữa, thịt lợn quay, gà bỏ lò, tôm cá tùy tâm

Các ngày Tết em chỉ lên hương, trầm, bài cho ấm áp, không cúng bữa hàng ngày

Hiện nay em đang muốn giảm tải 3 con gà liên tiếp trong 24h ở mục 2,3,4. Chỉ gà luộc chuẩn truyền thống sáng mùng 1, còn tất niên gà quay, nướng, giao thừa thì chân giò, ba chỉ ...

Em mời các Cụ Mợ cùng chia sẻ
chon-hoa-dao-16738402943021859038843.jpg
Vậy nhà em cũng gần giống nhà cụ.

Ngày xưa ở quê với ông bà, em còn rửa lá dong để phụ việc gói bánh chưng, lúc nào em cũng được gói dư 1-2 cái bánh con con dành riêng khi vớt bánh.

Ông em là chuyên gia chặt thịt gà, thái thịt... bày cỗ. Mỗi lần ngồi mon men cạnh thớt xem ông chặt, kiểu gì cũng có miếng thịt tự dưng nó rơi xuống đất rất "ngẫu nhiên", ông lại nhặt lên thổi phù phù rồi "xin các cụ, cho con", vậy là em toàn được xơi trước "các cụ" 😂

Trưa 30 nhà em làm cơm cúng tất niên, đây thường là bữa bọn em mời bạn bè tới nhà tụ tập làm nồi lẩu cuối năm. Sau đó tới công đoạn dọn rửa, gói nem, kho thịt bò, soạn sửa xôi, gà.... để tối cúng giao thừa.
Chiều 30 Tết em mới tới công đoạn cắm hoa: hoa ban thờ, hoa để bàn. Tết năm nào em cũng ra ruộng cắt thược dược, violet, lay ơn mang về thành thói quen mặc định luôn. Em bổ sung từ thời điểm này là nhà em lục tục thay nhau tắm nước lá mùi già, tắm cho tới sắp giao thừa ai xong sau cùng thì dọn :) mùi nước lá mùi già với em rất thơm tho, yên bình, thanh tẩy và cả ấm áp nữa.
Tối 30 xong việc, bọn em thường lượn ra đường chơi hóng pháo nhà ai đốt trộm, nhớ mong về thời xưa cũ được đốt pháo. Rồi về vừa xem Táo quân vừa hông xôi, luộc gà...
Thắp hương cúng giao thừa xong, gia đình quây quần uống rượu vang, lì xì mừng tuổi. Đợi hàng xóm tới chúc Tết, xông nhà, uống rượu :D

Sáng mùng 1, làm cơm thắp hương xong, nhà em dẫn nhau đi du xuân, lễ chùa. Dù ở với ông bà, bố mẹ, gia đình riêng, nhà em vẫn chung thói quen này.
Mùng 3 làm cơm cúng hóa vàng. Giờ ăn uống không mấy nhưng các cụ vẫn thích mâm cúng đầy đủ xôi gà nem giò canh mọc.... thì mình chiều thôi :)


 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top