Em diễn giải để Cụ ngẫm thêm:
Trong cuộc sống, người (hay gia tộc) giàu có, may mắn, danh gia vọng tộc (tức có nhiều phước đức) ví như người khoẻ mạnh, thể lực tốt. không cần làm gì vẫn tốt. Nhưng lâu ngày sức khoẻ sẽ suy giảm (phước đức giảm)
Người có cuộc sống bình bình (phước đức ít) nếu làm từ thiện, tu nhân tích đức như người yếu siêng tập thể dục, uống thuốc bổ, lâu ngày sẽ tăng thể lực (tích luỹ phước đức) . Việc từ thiện giống như uống thuốc bổ mang tính lâu dài về sau và tác dụng chậm.
Người hay gia tộc có cuộc sống nghèo hèn, khổ ải, nhiều bất hạnh, tai ương,... : tức đang trả nghiệp hoặc phước đức kém (như người thể lực yếu lại phát thêm bệnh lao). Có làm từ thiện giải cũng cần có thời gian. Như bệnh uống thuốc bổ sẽ cải thiện thể lực chứ không hết bệnh ngay được. Muốn hết bệnh phải có đúng thầy, đúng thuốc. Thuốc bổ (từ thiện) tuy bổ trợ nhưng cũng không thể thiếu.
Bệnh hay hạn về tâm linh có cái khó là thuốc nào, thầy ở đâu? Giữa thời vàng thau lẫn lộn.
Các Thầy ham tiền đều là thầy dởm, không có năng lực hoặc không có tâm. Thầy giỏi phải hiểu về tâm linh, càng hiểu càng không dám làm. Không được ham tiền bất chấp. Vì hạn tâm linh ngoài khả năng của người trần, hoặc chữa là đụng chạm tới âm quy.
Người đang có hạn, thầy vô giải hạn sẽ phải gánh nghiệp. Như người có tội đang lãnh án phạt, nay có người giải cứu thì có bị ảnh hưởng là can thiệp luật pháp không? Tâm linh cũng vậy , cũng có luật nhân quả. Cứ phạm tội, sau này bị nạn, báo ứng thì kiếm người giải cứu là hết sao?
Có cái nhìn thấy đúng với con người, nhưng về tâm linh, về góc độ XH có vẻ như trái ngược.
Theo nhân quả người gieo nhân xấu sẽ lãnh quả xấu ở kiếp sau,... vậy thầy hoá giải tai kiếp, sẽ phạm vào thiên mệnh, chống lại cơ Trời? vậy cứu người có phước hay có tội? Cái này đứng trên quan điểm triết học, trên bình diện chung chứ ko phải quan điểm nhân đạo thông thường. Nói cứu người bất kỳ ai là cứu nhân độ thế tạo phước đức là chưa đúng hoàn toàn. Phải tùy đói tượng và hoàn cảnh cụ thể, tùy nhân duyên, phước đức.
Bởi vậy muốn giúp ai trước tiên phải xem phúc phần gia đình, nếu thiếu phải làm từ thiện, tạo công đức,giảm bớt nghiệp quả, thầy mới dám chữa, mà thầy cũng phải giỏi nữa. Dạng như câu " Tiên tích đức, hậu tầm long".
Những chuyện tâm linh lớn liên quan vận khí gia tộc, sinh mệnh con người, Thầy thông thường không làm được. Thầy chỉ chữa trong phạm vi nhỏ, việc nhỏliên quan đến những vong nhỏ, lực yếu. Còn cấp cao hơn thì thầy nào giải được, kể cả nước ngoài. Cao Biền xưa ỷ học cao hiểu rộng nên phá long mạch, chuyển mệnh số nước Nam, đụng Thiên đị. Tuy giỏi nhưng thiếu tầm nên kết cục bi thảm.
Thế giới nào cũng tồn tại hai thái cực, chứa đựng những mặt trái ngược, đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn biện chứng . Đó là Âm - Dương; chính tà; Thần - Quỷ; Quỷ -Thần; Thiện - Ác. Nên mọi giải pháp đều có nguồn gốc từ đấy.
Chỉ khi thuận theo quy luật của thế giới mới hoá giải những vướng mắc. Còn khi trông chờ vào ông Thầy phù phép, trấn yểm phong thuỷ, hoặc nhờ Sư Thầy, Hoà thượng tụng kinh, cầu siêu, lập trai đàn,... cũng chỉ là phần ngọn chữa cháy tạm thời, vì cái gốc chưa thông. Có lòng tin, có tâm đạo sẽ có phúc, có phúc sẽ có duyên, có duyên sẽ có cơ may...
Bài viết trước viết vội, chưa có tg chỉnh, nay Em xin chỉnh sửa lại, có gì sơ sót xin các Vị thứ lỗi. Đây là đúc kết theo trải nghiệm và cái nhìn triết học chứ không theo sách vở nên sẽ có sự khác biệt.