Cũng là tâm linh, nhưng như cụ đề cập hình như là đang hướng về “tâm linh nội tại” phải không, chứ “tâm linh rộng” như chủ đề thớt thì gồm cả “tâm linh nội tại” và các hiện tượng tâm linh từ bên ngoài khác nữa mà con người có thể “hình như thấy”.
Em cho rằng có lẽ sẽ rất lâu nữa mới khám phá/kết luận tương đối đủ về món này.
Cụ anh nói phải
con người có nhiều thì 100 năm tồn tại dương thế, trong đó muốn học hỏi kiến thức được chỉ có nhièu nhất là 40 năm thôi.( đa sô chỉ có 20 năm để học. )
vậy mà muốn có kiến thức của loài người, đúc kết từ hàng ngàn năm nay thì hơi vọng tưởng.
Nên cổ nhân có câu, chỉ biết ít biết nhiều. chứ khó có thể biết hết.
truyện kể rằng trong một cái đầm nọ có cá, tôm, cua, ốc, rùa sống với nhau rất vui vẻ. một ngày nọ rùa lên cạn phơi nắng với cua. chẳng may con cò bay qua cắp rùa bay đi, nhưng rùa rụt cổ vào nên cò liền cắp trượt vào mai khiến rùa văng lên trên đất , rất xa đầm. Phải mất 1 tuần sau nó mới bò về dầm nước.
Hôm nó về các loài cá tôm cua ốc đên chào hỏi ăn mừng.
Rừa mở tiệc đãi khách, và cá loài đang rất vui vẻ..
vì thoát chết nên rùa rất cao hứng và ngạo mạn nói với cá loài rằng nó là thần tiên không sợ gì hết, nào là trên đất liền đối với nó quả thực là thiên đường. Có núi ,có đồi, có cây khổng lồ, tòa nhà chọc trời , và các động vật khổng lồ ....( như ta hay nói là trên trời)
Cua nghe xong há hốc mình khen hay( cua vẫn thường lên cạn phơi mình)
Ốc cũng to mò hóng
Cá nó nói chả tin
Nhưng tôm thì khăng khăng rùa nói phét
Rùa tức giận hét cái loài đàu tôm nhà mi thì biết gì
Tôm tức giận ra về
từ đó bọn chúng nó chia 3 phe bất hòa( tin, trung lập, và không tin rùa)
Tại vì cái thấy biết không giống nhau
Tôm nó có bao giờ lên bờ đâu mà biết trên bờ còn có đại địa rộng lớn. cá cũng vậy( thậm chí nó sẽ chết khi không khịp nhìn thấy sơn hà đại địa)
Cua thườg hay phơi nắng, đào hang có biết chút
ốc thỉnh thoảng bò lên để trứng cũng hóng thôi
Còn rùa thì trên cạn dưới nước chỗ nào chả có mặt.Nhưng nó chưa bao giơ là tôm, có thể lên khỏi nước tôm sẽ chết. vì nó không hiểu tôm nên mới bất hòa.
Tôn giáo , tín ngường và vô thần chẳng qua cũng vậy. Vì chánh báo dều mang thân người, nhưng y báo khác nhau nên nhìn sự vật hiện tượng không đông nhất.
Ví như Ông bị mù màu cố chấp sẽ không bao giờ tin thê gian có nhiều hơn 7 sắc màu( trừ khi có công nghệ hỗ trợ, nhưng nếu họ cô chấp quá sẽ cho rằng đó là ảo giác của công nghệ mang lại, chứ thế gian không quá nhiều màu sắc). Với những người như vậy thì tốt nhất hãy đặt mình vào vị trí của họ, mới thông cảm được. Bàng không có giết họ thì trong lòng họ vẫn không tin chứ đừng nói là bảo họ nên tin theo cách mình nghĩ mình thấy.
Nếu mình sợ nhưng điều họ nói ra không đúng gây ảnh hương đến họ và người khác( tức là mình đang vị họ mà cố giúp họ, dù họ không tin theo) thì phải chờ thời và kiên nhẫn nỗ lực hết mình , mới mong giúp được họ thay đổi cáh nhìn. ( nhưng xem ra mọi người thường thiếu kiên nhẫn)
Không thì vẫn thế thôi. Thế gian này vẫn trên 10 ngàn tôn giáo lớn nhỏ, và vẫn vì bất đồng quan điểm + và lợi dưỡng => tranh đấu liên miên từ vô thỉ đên vô chung thôi.
Bác xem từ xưa đến nay có thể chế nào xếp đạo chích vào để luận về tam giáo không?
Rất nhiều nhà nho, các công thần của đạo Nho và đạo Giáo VN cũng trở thành thần, thánh, có nên xếp ngang hàng với mấy thằng móc túi không?