Dạ, em xin tiếp tục ạ, các thông tin em chuyển tải lần lượt tới đây đều là từ các nguồn qua kể truyền miệng, qua 1 số tài liệu em được đọc, qua các tài liệu trên mạng internet
Em rất mong được các Cụ, Mợ am hiểu về khu vực Đống Đa, Thái Hà Ấp cùng phân tích và làm rõ thêm ạ
1. Thông tin thứ nhất
* Chùa Bộc: Wiki
Trước kia chùa có tên là Sùng Phúc (Sùng Phúc Tự), chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê hoặc trước nữa. Bia cổ nhất của chùa còn ghi niên hiệu Vĩnh Trị nguyên niên, thời Lê Hy Tông (1676). Bản lịch sử của chùa có ghi vào năm 1676, đời vua Lê Hy Tông, vị Tăng lục Trương Trung Bá cùng nhân dân xây dựng lại chùa đã bị chiến tranh tàn phá.
Trong trận Đống Đa, chùa bị thiêu trụi (1789) và ba năm sau, năm 1792, thời Quang Trung, chùa được trùng tu lại trên nền cũ làm nơi quy y cho vong hồn quân Thanh và được đổi tên là chùa Thiên Phúc. Tuy nhiên nhân dân vẫn quen gọi là Chùa Bộc để chỉ xác giặc bị phơi ra khắp nơi. Bộc có nghĩa "phơi bày" nghĩa là ngôi chùa được xây dựng ngay nơi chiến địa mà quân thù chết phơi thây.
Chùa có những liên hệ mật thiết với chiến thắng Kỷ Dậu (1789) của quân Tây Sơn. Ngay phía trước chùa Bộc vẫn còn một cái hồ được gọi là hồ Tắm Tượng, nơi đội hình voi của nghĩa quân Tây Sơn tắm sau khi hạ được đồn Khương Thượng. Ngày nay diện tích hồ bị thu nhỏ lại rất nhiều so với trước.
Sau lưng chùa còn có di tích Loa sơn, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống sau khi thất trận đã thắt cổ tự tử. Trong chùa còn có di tích Thanh miếu tức miếu thờ Sầm Nghi Đống cũng như quân lính xâm lược nhà Thanh đã chết trong chiến trận. Thanh miếu do chính vua Quang Trung ra lệnh cho xây dựng. Dân gian vẫn còn lưu truyền câu:
Đống Đa ghi dấu nơi đây Bên kia Thanh miếu, bên này Bộc am.
Như vậy, có thể nói, từ đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, Chùa Bộc đã là 1 kiến trúc tín ngưỡng tâm linh hiện hữu ở khu vực này, và có sự liên hệ chặt chẽ với trận chiến tại Đống Đa
* Gò Đống Đa: Wiki
Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu (1789) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy. Trận này diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.
Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:
Thánh Nam thập nhị kình nghê quánChiến điệu anh hùng đại võ công
Dịch là:
Thánh nam xác giặc mười hai đốngNgời sáng anh hùng đại võ công.
Tảng đá khắc câu nói của Quang Trung khi ra lệnh tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác "kình nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu). Theo truyền thuyết, 12 gò này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.
Như vậy, có thể ghi nhận là Gò Đống Đa được gom lại từ 12 gò xác giặc, và được hình thành từ 1851, sau đó trở thành duy nhất còn lại từ 1890
*Thái Hà Ấp, Lăng Hoàng Cao Khải: Wiki
Ấp Hoàng Cao Khải nằm rải rác trên tổng diện tích 17 ha phía Tây gò Đống Đa, cách đường Tây Sơn 200m. Ấp thuộc ấp Thái Hà cũ, nay nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn, thuộc địa phận phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ấp Thái Hà gắn với tên tuổi của chủ nhân là Hoàng Cao Khải, một đại thần dưới triều vua Thành Thái.
Hoàng Cao Khải là người có nhiều ý tưởng canh tân đời sống thôn quê. Tháng 11/1893, những ý tưởng ấy được thể hiện trong việc biến một vùng đất trũng ở phía Tây Nam Hà Nội thành một ấp mang tên Thái Hà (là sự kết hợp địa danh quê hương Đông Thái, Hà Tĩnh, và Hà Nội) tạo ra một mô hình quy hoạch khá mới mẻ tại vùng giáp ranh đô thị.
Chính tại đây, ông đã xây một sinh từ với một quần thể kiến trúc khá độc đáo gồm lăng tẩm và dinh thự.
Khu ấp Hoàng Cao Khải được xây dựng vào năm 1893, gồm 14 công trình kiến trúc lăng mộ, đình chùa... Ở quần thể kiến trúc lăng Hoàng Cao Khải, có thể dễ dàng nhận ra bản sắc kiến trúc triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX, thể hiện qua các họa tiết trang trí (lá thông, lá sen), hai hàng lính chầu, đôi rồng đá trên bậc tam cấp với dáng vẻ dữ tợn. Công trình kiến trúc này được đánh giá đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.
Quần thể ấp bao gồm
Lăng Hoàng Cao Khải
Công trình quan trọng nhất của quần thể là lăng Hoàng Cao Khải, nằm đối diện với lối lên xuống hồ Tẩm Nguyệt, vốn là lăng chính của vợ chồng Hoàng Cao Khải. Toàn bộ lăng được xây theo kiểu chữ Đinh, làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng, rất lớn và hoành tráng. Lăng dài 8m, cao 6m, ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng[1].
Hồ Tẩm Nguyệt
Đối diện với lăng Hoàng Cao Khải là hồ Tẩm Nguyệt (Dầm Trăng) và những dòng mương uốn lượn. Hồ có hình bán nguyệt rộng vài trăm m2 nên người dân cũng quen gọi là hồ Bán Nguyệt.
.......................
Như vậy, về thời gian, ta sẽ thấy Chùa Bộc có trước, sau đó là đến Gò Đống Đa, và Lăng Hoàng Cao Khải. Đây là 3 công trình, địa điểm liên quan đến Âm Linh khu vực này, trong đó, Lăng Hoàng Cao Khải được chọn và xây sau cùng
Về tên gọi Thái Hà ấp: Tương truyền (đây là nội dung truyền miệng em được nghe lại từ một số Cụ cao niên ở vùng này) sau chiến thắng Đống Đa, quân Thanh chết thảm dồn xác trong cả vùng Đống Đa, Yên Lãng, Thịnh Quang. Oan hồn uổng tử thường lang thang phá phách, quấy nhiễu dân lành
Quang Trung nghe vậy, cho phép dân ta lập cái miếu nhỏ để hương khói an ủi cho Sầm Nghi Đống ở sau Chùa Bộc, nơi ông ta tuẫn tiết, cũng là hương khói an ủi cho uổng tử vong linh đội binh mã nhà Thanh chết trận ở đây
Đây bản chất là vùng đồng trũng, âm khí tụ, nên sau này, khi Triều Nguyễn thống nhất đất nước, phân chia định danh, cũng nghe về chuyện âm linh quấy phá, bèn cho đặt thêm tên là Thái Hà, Thái Thịnh - với chữ Thái có ý nghĩa là Ánh Dương rực rỡ chiếu rọi (Thái Dương nhật), cũng là góp phần phá tan cái âm khí tích tụ ở đây
Đó là truyền thuyết, còn trên thực địa, các Cụ Mợ nhìn bản đồ này, sẽ thấy 1 tam giác gần đều ạ
Chính là Gò ĐỐng Đa, Chùa Bộc và Lăng Hoàng Cao Khải
Trong đó, hình vòng cung của Hồ Bán nguyệt trước Lăng Hoàng Cao Khải chính diện chiếu sang phía Chùa Bộc
Như vậy, liệu khi thi công Lăng Hoàng Cao Khải, người ta có chọn vị trí, hướng xây liên quan đến Gò Đống Đa và Chùa Bộc không?
Hay đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?