- Biển số
- OF-499993
- Ngày cấp bằng
- 23/3/17
- Số km
- 250
- Động cơ
- 188,550 Mã lực
- Tuổi
- 36
cháu cũng vậy, việc vĩ mô dành cho cụ lớn tuổi thôiEm vào thớt chơi chứ chả muốn nói về chuyện này
cháu cũng vậy, việc vĩ mô dành cho cụ lớn tuổi thôiEm vào thớt chơi chứ chả muốn nói về chuyện này
Cụ nói đúng, Trung Quốc nó ho một tiếng thì Việt Nam nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung cũng bay luôn. Cái này thì không tránh vào đâu được.Đi sau TQ 15 năm nhưng nó ngã phát là mình chết tươi chứ ko cần chờ 15 năm sau mới chết nhé chủ thớt.
Trump cực khinh loại Howard RoarkChưa đọc thớt của cụ, cơ mà e đang đọc Suối nguồn dc cỡ nửa tháng nay. Idol Howard roark lắm lắm luôn. Hi vọng thớt của "Idol" ko bị bay.
Cụ fun hay thật vậy cụ. Người như Howard đúng là dễ bị một số ng xem thường thật, nhất là ở cái xã hội như ngày nay, họ lại thích tút hây với Piter hơn. E mới đang đọc dc nửa quyển, dài quá.Trump cực khinh loại Howard Roark
Thú vui của hắn là quỵt tiền của bọn đấy.
Nếu cụ tìm hiểu về Trump thì sẽ biết đó là sự thật.Cụ fun hay thật vậy cụ. Người như Howard đúng là dễ bị một số ng xem thường thật, nhất là ở cái xã hội như ngày nay, họ lại thích tút hây với Piter hơn. E mới đang đọc dc nửa quyển, dài quá.
Nhờ cụ khai sáng e chút, Trump gét loại người như Howard ở điểm nào ạ.Nếu cụ tìm hiểu về Trump thì sẽ biết đó là sự thật.
Tôi không phải chuyên gia tài chính tiền tệ nhưng đọc những phân tích của cụ thấy rất có lý. Đặc biệt là đoạn trích dẫn này, nó đúng cmn luôn. Phàm cái đếch gì trên đời này cũng không thoát được sinh-lão-bệnh-tử. Cái ý cụ nói nó phù hợp với quy luật tự nhiên, vì vậy nó nghiễm nhiêm chuẩn chỉ cấm có cãi được.Kỳ cuối:
Hải đăng Mark Twain đã nói rằng: “History does not repeat itself, but it often rhymes”, đại ý là lịch sử không lặp lại hoàn toàn, nhưng thường có nhiều điểm chung, nói nôm na là mày không hiểu lịch sử thì mày chết vì ngu chứ oan ức gì. Vì thế, để hiểu chúng ta đang ở đâu, em lại dẫn các cụ đi ngược dòng thời gian để biết chúng ta đã từng ở đâu. Chữ “chúng ta” ở đây là em dùng để chỉ nhóm những nước đang phát triển nói chung (TQ, Việt Nam, Ấn Độ v…v) để có một cái nhìn toàn-cảnh, và em cũng khuyến khích các cụ làm như vậy nếu như các cụ thực sự muốn tìm hiểu về xu hướng dài hạn.
Khi nhìn vào sự phân chia quyền lực của nền kinh tế thế giới trong suốt chiều dài lịch sử, thì những khái niệm như “đang phát triển” và “đã phát triển” bỗng trở nên lạc lõng và vô nghĩa, bởi vì ta nhận thấy rằng, tất cả đều chỉ là một đồ thị hình sin, thành-trụ-hoại-diệt, lên rồi lại xuống. Mời các cụ nhìn vào biểu đồ dưới đây:
Số liệu của em chạy ngược đến tận thế kỷ 15, và trong suốt 4 thế kỷ 15 – 18, thì nhóm nước mà ngày nay ta gọi là “đang phát triển” chiếm đến hơn 3/4 tổng GDP toàn thế giới, trong đó riêng TQ chiếm 30-40%. Tức là TQ khoảng 200 năm trước thì cũng như Mỹ bây giờ. Sau đó những nước “đang phát triển” này bị các nước “phát triển” ngày nay như Mỹ, UK chiếm ngôi và thống trị suốt gần 100 năm. Từ khoảng giữa thế kỷ 20, những thế lực kinh tế Châu Á là Ấn Độ, TQ, 4 con hổ Châu Á v…v lại dần dần vươn lên chiếm lại phần bánh đã bị tước mất. Bây giờ cán cân giữa “phát triển” và “đang phát triển” là cân bằng: 50 – 50.
Vầng, báo cáo các cụ, tất cả chỉ là một vòng tròn lặp đi lặp lại, mà nếu chỉ nhìn cận cảnh, thì sẽ không thể nào thấy được. Cái đó gọi là nhìn cây mà bỏ quên rừng, phỏng ạ?
Và cũng vì thế, mà em cho rằng, trong khoảng 15-20 năm nữa, những nước “đang phát triển” ngày nay sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội và tiến đến chiếm lại 70% tổng GDP toàn thế giới. Các khái niệm “phát triển” và “đang phát triển” đến đời F1 của chúng ta sẽ phải viết lại toàn bộ.
Thế còn Việt Nam chúng ta đang ở đâu? Lại mời các cụ nhìn vào hình bên dưới:
Hình này giải thích lý do tại sao mà em cho rằng muốn hiểu Việt Nam thì phải hiểu Trung Quốc: sự tương đồng quá lớn về văn hóa – chính trị - con người, và tiếp giáp về mặt địa lý khiến cho kinh tế Việt Nam sẽ luôn có sự gắn liền vô cùng mật thiết với ông hàng xóm. Thậm chí, có thể nói là kinh tế VN sẽ phát triển như một tấm gương phản chiếu TQ, mà bằng chứng rõ ràng là biểu đồ trên.
Có thể thấy, Việt Nam hiện nay đi sau Trung Quốc khoảng 15 năm, mốc thời gian này cũng khá trùng hợp với dự đoán của em về khả năng tăng trưởng của các nước đpt dựa vào lịch sử mấy thế kỷ ở trên. Các cụ sướng nhé, có thêm 15, 20 năm nữa mà ăn hút.
Đọc đến đây rồi, mặc dù em không nói trực tiếp về nợ, nhưng ắt hẳn là các cụ cũng cảm nhận được rằng câu hỏi về chuyện nợ lớn hay nợ bé, nguy hiểm hay an toàn ở Việt Nam hiện tại là lạc lõng. Con đường phía trước là như vậy, có thể trên đường đi có tí vấp này vấp nọ, nhưng đã là xu hướng của lịch sử thì rất khó thay đổi. Bọn giãy chết chúng nó nhìn thấy tiềm năng của 1 thập kỷ tăng trưởng trước mắt, đương nhiên là chúng nó 2 tay cúng tiền anh tiêu nhiều tí cho em nhờ.
Tuy nhiên, 15 năm thì không phải quá dài, nếu các cụ và em đây không ăn tàn phá hại quá thì lúc đó chắc vẫn còn thở, và chắc sẽ ăn một cú khủng khoảng tung mẹt. Từ bây giờ cho đến lúc đó, hành động của chúng ta là tích lũy, tích lũy và tích lũy.
Ở Việt Nam em thấy "tối ưu hóa chi phí vốn" bằng vay là cũng mệt đấy. Ở ta theo em được biết vay tín chấp loanh quanh 10%, vay thế chấp loanh quanh 8%; nếu tiêu cực phí khoảng 1-2% nữa thì tính ra là 11%-9%. Trong khi thế giới vay ví dụ LIBOR+spread, bây giờ LIBOR 12 tháng có 1,8%; cộng lại thấp hơn mình nhiều, hay thời hạn mortgage của họ rất dài. Nên em mới nói làm không khéo chỉ béo chủ nợ.
Một cái nữa là ở ta đảm bảo vay nặng về thế chấp nên hệ số nhân tiền không cao vì suốt ngày phải đi tìm tài sản thế chấp, mượn tài sản thế chấp, hoặc phải "chế" tài sản thế chấp, lại thêm một dạng "tiêu cực phí" nữa cuối cùng đổ đầu người vay phải lăn lưng làm trả nợ hết.
Em vẫn không khoái vay NH Việt Nam lắm, em nghĩ nên khơi thông các luồng vốn khác vẫn hay hơn, và nên tách ngân hàng bán lẻ ra khỏi ngân hàng đầu tư. Nếu ngân hàng thì tập trung cho vay dài hạn và cho vay tín chấp trên cơ sở đánh giá hiệu quả và rủi ro. Em chém gió vậy chứ đã lâu em không còn làm ngân hàng nữa nên mắt cũng hơi bị lác
Thớt rất hay, và cụ hãy dùng kiến thức hoặc lý lẽ để tham gia cho chúng em hóng với.Sau khi kiên nhẫn đoc hết 4 kỳ của chủ thớt tôi xin mạn phép nói rằng : xin lỗi, chủ thớt chả hiểu gì về kinh tế cả
Kiến thức về hệ thống tài chính tiền tệ của chủ thớt em đoán không phải từ nền tảng chính thống mà từ mấy loại sách tham khảo tay ngang kiểu "chiến tranh tiền tệ" gì gì đó.
Nếu có nền tảng kiến thức chính thống thì chả ai dám phán như chủ thớt cả. Sai ngay từ những nền tảng cơ bản
Em nói roanh nghiệp thì cụ đá sang cuốc da Vietnam "tốt nghiệp ODA" rồi đâu còn dễ như cụ nói "cuốc da kém phát triển thì dễ nhắm". Mà trong cái dễ nhắm (ODA) đấy có bao giờ cụ tính hết tổng vận động nội địa qua suốt chu kỳ vay để trả hết một đồng vay oda chưa? Chung quy cần tính hết 2 chữ: "trả giá"Hihi, cụ chuẩn ạ, DN thì khó tiếp cận vốn giá rẻ.
Nhg ở góc độ quốc gia, với các quốc da kém phát triển thì dễ nhắm, do họ được các thể chế tài chính qte ưu ái, nên cứ vay cho nó tối ưu vốn.
đúng sai thế nào thì cụ phải đưa ra dẫn chứng , luận điểm để các cụ trên này cùng nhau luận đàm thế mới hay chứ . Nói như cụ thì cụ chủ thớt lại bảo cụ :" vào nói cho sang miệng " thì có phải cãi nhau ko ?Sau khi kiên nhẫn đoc hết 4 kỳ của chủ thớt tôi xin mạn phép nói rằng : xin lỗi, chủ thớt chả hiểu gì về kinh tế cả
Kiến thức về hệ thống tài chính tiền tệ của chủ thớt em đoán không phải từ nền tảng chính thống mà từ mấy loại sách tham khảo tay ngang kiểu "chiến tranh tiền tệ" gì gì đó.
Nếu có nền tảng kiến thức chính thống thì chả ai dám phán như chủ thớt cả. Sai ngay từ những nền tảng cơ bản
Cụ muốn nói gì cứ nói hết đi sao phải "dập dìu" thế thế giới lãi suất danh định âm và thực vay dương em nghĩ trên OF nhiều người biết mà. Chung quy lãi suất nước phát triển luôn luôn thấp và rủi ro cũng luôn luôn thấp. Nên bối cảnh tâm lý hành vi cuar họ khác nhiều so với người vay VN.Có một sai lầm mà rất nhiều (nếu không muốn nói là phần lớn) các "chuyên gia" kinh tế mắc phải, đó là họ phớt lờ những tác động và hoàn cảnh hiện tại của thị trường. Thị trường ở đây, tức là những người mua bán kiếm cơm bằng nợ, bằng hối đoái, bằng cổ phiếu, bằng thị trường tài chính nói chung v...v hàng ngày. Khi ta nói, nợ của Việt Nam là 65% GDP cao quá bỏ mẹ rồi hay nợ của VN mới chỉ 65% lo cái đếch, thì điều đó hoàn toàn vô nghĩa nếu không đặt trong bối cảnh của thị trường: thằng chủ nợ nó đang cần gì ở thị trường nợ.
Hình dưới đây là danh sách những nước ở Châu Âu hiện tại có lãi suất âm của trái phiếu chính phủ thời hạn 2 năm (số liệu ngày 30/8/2017). Ví dụ, lãi suất của đảo Síp (Cyprus) là -0.084%, nghĩa là nếu các cụ quyết định cho chính phủ đảo Síp vĩ đại vay 1 triệu để mở sòng bạc thì ngoài việc cúng 1 triệu cho các tủ lạnh Síp, mỗi năm các cụ phải cúng thêm khoảng 800 đồng tiền lãi suất cho họ nữa. Nghĩa là các cụ cho vay nhưng lại phải trả tiền lãi suất cho họ để được cho vay.
Đương nhiên, đảo Síp nằm trong khối EU nên họ có sự hậu thuẫn của ECB, nhưng mà hoàn cảnh hết sức quái gở của thị trường nợ hiện nay là điều không thể phủ nhận. Khi các cụ đánh giá Việt Nam, Trung Quốc, Mẽo hay bất kỳ nước khỉ ho cò gáy nào, các cụ cũng không thể bỏ qua điều này.