Kỳ 3:
Phần lớn những gì thế giới hiện đại quen gọi là “tiền” hiện nay thực chất đều là nợ / tín dụng. Nợ công của Mỹ, chưa tính các thể loại nợ cá nhân, doanh nghiệp v…v là khoảng $20 ngàn tỷ, trong khi đó số lượng tiền mặt lưu hành chỉ có khoảng hơn $3 ngàn tỷ, như vậy tức là nước Mỹ “hứa” với chủ nợ một khoản nhiều gấp 6-7 lần số lượng tiền thực có. Giả sử một thằng trong túi có mỗi 1 đồng mà nó đi vay cụ 6 đồng thì đương nhiên là cụ đá đít đuổi đi phỏng ạ, nhưng thực tế là ai cũng rất sung sướng được cho Mỹ vay tiền, ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại.
Sự phát triển như vũ bão của Châu Âu và Mỹ cả trăm năm trước, và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong 2 chục năm gần đây, đều có vai trò to lớn của nợ và tín dụng. Cũng không khác gì em ngồi toa lét mơ làm ô tô, một chính phủ nước nghèo mà muốn xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế v…v chỉ có một con đường nhanh và đơn giản nhất là đi vay. Khả năng vay được bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng chém gió của thằng đi vay và lòng tin của người cho vay vào sự phát triển của nước này về sau.
Trung Quốc từ một chú lùn giờ trở thành cường quốc, cũng đồng hành với việc mức vay nợ tăng phi mã: hiện nay, tổng nợ / GDP trong nền kinh tế TQ, tính cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp, là khoảng gần 300% GDP. Các cụ sẽ hỏỉ, thế sao nó chưa vỡ nợ?
View attachment 738250
Nhưng đương nhiên là nó không vỡ nợ, kinh tế Trung Quốc vẫn phát triển đều đều, và chính phủ TQ vẫn vay nợ đều đều, tại sao? Ấy là vì Trung Quốc nói riêng, và các nước đang phát triển nói chung, đều đang đi qua một giai đoạn gọi là Chu Kỳ Nợ Dài Hạn (Long-term debt cycle), thường kéo dài từ 50 đến 70 năm. Trong chu kỳ này, mức tăng trưởng của vay nợ + chi tiêu trong nền kinh tế cao hơn mức tăng trưởng của tiền mặt và thu nhập. Vì chi tiêu tăng nhanh hơn thu nhập nên sẽ dẫn đến nợ tăng nhanh, nhưng chi tiêu tăng thì cũng sẽ kéo theo thu nhập tăng, tức là tài sản cũng tăng. Khi tài sản tăng thì khả năng đi vay nợ cũng tăng (cụ có 1 tỏi thì sẽ vay được nhiều hơn thằng chỉ có 1 củ, đơn giản phỏng ạ?), khi vay nợ tăng thì sẽ dẫn đến sức mua và chi tiêu cũng tăng v…v
Cái vòng tròn kỳ diệu này có tác dụng cấp số nhân đối với tăng trưởng kinh tế, chính vì thế mà cụ thấy hiện tượng phát triển thần kỳ của Trung Quốc mà ai cũng biết.
Tất nhiên, cái gì cũng có giới hạn, phỏng ạ? Nếu cứ vay rồi lại tăng trưởng dễ thế thì thằng nào cũng tăng nhanh và thằng nào cũng làm được. Thế giới hạn của nó là gì? Khi nào là điềm dừng?