Nhà phân tích Karina Karapetyan đã chỉ ra những sai lầm có tính chất "chí tử" khiến lực lượng Armenia ở Nagorno-Karabakh thảm bại và chấp nhận thỏa thuận mà họ cho là thua thiệt.
Không ai có thể phủ nhận rằng Quân đội Azerbaijan đã có một lợi thế rất lớn so với phía Armenia về trang thiết bị hiện đại.
Nhưng chiến tranh không chỉ vận hành bằng vũ khí mà còn là con người. Trong vấn đề nhân lực của cuộc chiến vừa qua, mọi thứ đã diễn ra hoàn toàn không đơn giản ở phía Armenia.
1. Vào đầu cuộc chiến, giới lãnh đạo Armenia ban hành lệnh thiết quân luật trên đất nước và tuyên bố tổng động viên. Các cơ quan chức năng cũng đã có những thay đổi về kế hoạch động viên lực lượng dự bị.
Nhưng chuyện gì đã xảy ra?
Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng theo thời gian, khi các báo cáo về tổn thất bắt đầu được công bố và khi đã rõ ràng rằng cuộc chiến lần này sẽ không chỉ giới hạn trong một vài ngày, sự nhiệt tình của mọi người giảm dần và không phải ai cũng muốn trở thành anh hùng.
Nhưng sau đó các nhà chức trách đã thực hiện các biện pháp cứng rắn theo thiết quân luật. Nam giới không muốn ra mặt trận đã bị bắt ngay lập tức khi khỏi nhà của họ và các công dân thuộc diện bắt buộc nhập ngũ được đưa lên xe buýt và tới các đơn vị quân đội.
Trong 44 ngày qua của cuộc chiến, thủ đô Yerevan của Armenia đã không biến thành một thành phố áp dụng thiết quân luật. Đàn ông, rõ ràng có trách nhiệm nhập ngũ, đi lang thang trên đường phố mà không bị cản trở.
Sau khi một nhóm người xông vào tòa nhà chính phủ vào đêm 10/11 và phá hủy mọi thứ trên đường đi của họ, thủ tướng có nên tự đặt câu hỏi rằng tại sao vẫn còn nhiều nam giới ở đây và không thực thi nghĩa vụ?
Nhận xét: Armenia có thừa thãi người đi biểu tình nhưng ko có đủ người tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương
2. Chiến tranh tâm lý:
Trong suốt một chuỗi ngày vừa qua, chúng tôi đã tin rằng Lực lượng Phòng vệ Karabakh đã làm hết sức của mình.
Các nhóm đặc nhiệm Azerbaijan chỉ đơn giản là xâm nhập vào các khu vực đông dân cư, treo cờ và quay video để tung lên mạng xã hội. Điều này đã xảy ra với Talish, Hadrut, Jebrail, Fizuli, Kubosystem, và cuối cùng là Shushi (Shusha).
Và đột nhiên, gần như chỉ sau một đêm, hóa ra là Quân đội Azerbaijan đã chiếm toàn bộ phần đồng bằng và tiến đến chân các ngọn đồi.
Nhiều chuyên gia quân sự, cũng như các cựu chiến binh của Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất, đều tỏ ra bối rối.
Tại sao và bằng cách nào mà các đơn vị Quân đội Azerbaijan lại chiếm được các khu vực "vùng đệm" một cách nhanh chóng và đơn giản như vậy?
Tại sao ở những khu vực này không có bãi mìn, các hàng rào bằng bê tông hay các rãnh sâu, thứ tạo nên cái gọi là "vành đai an ninh" của Nagorno-Karabakh, như các chuyên gia nói?
Nhận xét: Lãnh đạo của Armenia quá thờ ơ đến cac thực tế chiến trường
3. Sự co rúm của giới lãnh đạo
Chúng tôi được biết rằng Azerbaijan đã triển khai gần 5 quân đoàn đến Karabakh, nơi có chỉ có một lực lượng địa phương nhỏ và các tình nguyện viên Armenia.
Câu hỏi đặt ra là, điều gì đã ngăn cản Cộng hòa Armenia, bên bảo đảm an ninh cho Cộng hòa Artsakh tự xưng, mở mặt trận thứ hai và tự nhận lấy trách nhiệm và một phần đòn đánh của đối phương giáng vào mình?
Họ sợ người Thổ Nhĩ Kỳ vì đã can thiệp, gửi không quân, lực lượng đặc biệt và dân quân đến khu vực xung đột.
Hay họ sợ sự lên án của cộng đồng quốc tế? Vâng, cộng đồng quốc tế đã tỏ ra bình tĩnh và im lặng nhìn tên lửa và pháo kích dữ dội vào Stepanakert, Shushi, Martuni, Martakert, Hadrut và các khu dân cư khác ở Nagorno-Karabakh.
Tại sao trong suốt xung đột, Armenia chỉ phản ứng khi Azerbaijan có động thái? Tại sao lực lượng Armenia lại không có những đòn bất ngờ và chủ động?
Tại sao chỉ đến cuối cuộc xung đột, các lãnh đạo mới bắt đầu lắng nghe những vị tướng dày dặn kinh nghiệm đã đóng góp to lớn trong cuộc chiến lần trước?
Nhận xét: lãnh đạo Armenia quá phụ thuộc vào sự chỉ đạo của "cộng đồng quốc tế"
4. Danh dự
Nhà lãnh đạo của cuộc cách mạng quả mơ và là thủ tướng của Armenia đã nhiều lần và công khai hứa rằng ông sẽ không ký một văn bản nào về Nagorno-Karabakh mà người dân không biết. Mọi người đã tin điều này.
Nhưng tuyên bố ngừng bắn hôm 9/11 đã được ký trong đêm và trong bí mật đối với người dân Armenia.
Khi Nhật Bản quyết định đầu hàng trong Thế chiến 2, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anami đã tự sát bằng súng.
Các chỉ huy khác như Tư lệnh Quân đoàn số 1, Thống chế Sugiyama, cựu tư lệnh của đội quân Quan Đông, Tướng Honjo, tư lệnh của các mặt trận 10, 11 và 12... và các bộ trưởng đã hara-kiri (tự mổ bụng).
Bằng cách này, họ đã cứu vãn được danh dự của chính mình, gột rửa nỗi xấu hổ vì đã thất bại...
Chúng tôi không thúc ép ai thực hiện "hara-kiri" hoặc tự sát. Chúng tôi chỉ mong họ tìm thấy sự can đảm và ngừng trốn tránh.