- Biển số
- OF-67530
- Ngày cấp bằng
- 2/7/10
- Số km
- 84
- Động cơ
- 433,440 Mã lực
Qua phim ảnh, internet, hẳn các cụ nhà mình ko lạ gì hình ảnh cả đoàn oto, xe gắn máy nhường cho ngừoi đi bộ qua đường ở nước ngoài.
Hà nội và các thành phố khác của nước ta đang ngày càng thu hút một lượng khách du lịch đông đảo ( theo thống kê của thành phố ) và điều này cũng rất dễ thấy mỗi khi các cụ đi qua các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở HN ( hồ HK , Văn Miếu, lăng Bác ... )
Không ít lần em chứng kiến cảnh cả đoàn người chở đợi một cách sợ hãi bên vỉa hè vườn hồng, ko biết làm thế nào đi sang phía lăng bác, mặc dù trước mặt là vạch kẻ cho người đi bộ qua đường. Hiện tượng như vậy có thể thấy hàng ngày trong thành phố, không chỉ ở mỗi vị trí này.
Không những khách du lịch mà ngay cả dân bản địa em chắc cũng không ít lần "vãi tè" khi qua đường.
Khi đèn xanh các phương tiện rẽ phải không nhường người đi bộ, có biển báo to đùng " Đèn đỏ các phương tiện được rẽ phải, chú ý nhường đường cho người đi bộ" mà vẫn chỉ người đi bộ phải sợ hãi nhường oto.
Tất nhiên, cũng có rất nhiều người đi bộ qua đường ko đúng chỗ, tự chuốc lấy hiểm họa cho mình, nhưng cũng một phần do các bác Giao Thông trình độ hạn chế ( Ví dụ các cụ ở giữa đường Thái Hà, muốn đi bộ qua đường đúng luật thì đi lên đầu Tôn đức Thắng hoặc đầu Láng Hạ, trên đường Kim mã cũng tương tự).
Có lần em dừng hẳn lại bên làn bên trái, nhường cho mấy bác sang đường ( từ trái qua phải) , co' cụ đằng sau lập tức sinh nhan vượt phải ngoi lên, mấy bác đi bộ tý nừa thì nát. Nghĩ mà sọ quả đấy lam sao thì mình cũng có một phần lỗi.
Với những bức xúc như vậy, em lập thớt này Kính mong các cụ , nhất là 4b, mỗi lần đi đường nếu có thể thì nhường cho đi bộ một vài lần, em ko dám đòi hỏi nhiều vì biết bác nào cũng vội nhưng ngồi thêm vài giây trong xe nghe nhạc, điều hòa thì cũng nhẹ nhàng hơn người ở ngoài hít bụi rất nhiều.
Cũng như vấn đề còi xe, giao thông ở mình nó có đặc thù riêng, cũng muốn trật tự nhưng nhiều khi còi còn hơn tai nạn.
Cùng chung tay xây dựng "văn hóa" giao thông. Tất nhiên "no'" không thể thay đổi ngay trong vài ngày hay thậm chí vài năm, chúng ta hãy góp phần nhỏ của mình hy vọng "nó" sẽ tốt lên trong vài thế hệ sau.
Ít còi , nhường nhịn, nếu có va chạm thì ứng xử có văn hóa, thắt dây an toàn, không đùa nghich sau tay lái, nghiêm chỉnh chấp hành luật ATGTDB là những hành vi mang tính giáo dục trực tiếp cho F1, F2 và những người đồng hành.
Em xin hết, mời các bác cho ý kiến
Hà nội và các thành phố khác của nước ta đang ngày càng thu hút một lượng khách du lịch đông đảo ( theo thống kê của thành phố ) và điều này cũng rất dễ thấy mỗi khi các cụ đi qua các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở HN ( hồ HK , Văn Miếu, lăng Bác ... )
Không ít lần em chứng kiến cảnh cả đoàn người chở đợi một cách sợ hãi bên vỉa hè vườn hồng, ko biết làm thế nào đi sang phía lăng bác, mặc dù trước mặt là vạch kẻ cho người đi bộ qua đường. Hiện tượng như vậy có thể thấy hàng ngày trong thành phố, không chỉ ở mỗi vị trí này.
Không những khách du lịch mà ngay cả dân bản địa em chắc cũng không ít lần "vãi tè" khi qua đường.
Khi đèn xanh các phương tiện rẽ phải không nhường người đi bộ, có biển báo to đùng " Đèn đỏ các phương tiện được rẽ phải, chú ý nhường đường cho người đi bộ" mà vẫn chỉ người đi bộ phải sợ hãi nhường oto.
Tất nhiên, cũng có rất nhiều người đi bộ qua đường ko đúng chỗ, tự chuốc lấy hiểm họa cho mình, nhưng cũng một phần do các bác Giao Thông trình độ hạn chế ( Ví dụ các cụ ở giữa đường Thái Hà, muốn đi bộ qua đường đúng luật thì đi lên đầu Tôn đức Thắng hoặc đầu Láng Hạ, trên đường Kim mã cũng tương tự).
Có lần em dừng hẳn lại bên làn bên trái, nhường cho mấy bác sang đường ( từ trái qua phải) , co' cụ đằng sau lập tức sinh nhan vượt phải ngoi lên, mấy bác đi bộ tý nừa thì nát. Nghĩ mà sọ quả đấy lam sao thì mình cũng có một phần lỗi.
Với những bức xúc như vậy, em lập thớt này Kính mong các cụ , nhất là 4b, mỗi lần đi đường nếu có thể thì nhường cho đi bộ một vài lần, em ko dám đòi hỏi nhiều vì biết bác nào cũng vội nhưng ngồi thêm vài giây trong xe nghe nhạc, điều hòa thì cũng nhẹ nhàng hơn người ở ngoài hít bụi rất nhiều.
Cũng như vấn đề còi xe, giao thông ở mình nó có đặc thù riêng, cũng muốn trật tự nhưng nhiều khi còi còn hơn tai nạn.
Cùng chung tay xây dựng "văn hóa" giao thông. Tất nhiên "no'" không thể thay đổi ngay trong vài ngày hay thậm chí vài năm, chúng ta hãy góp phần nhỏ của mình hy vọng "nó" sẽ tốt lên trong vài thế hệ sau.
Ít còi , nhường nhịn, nếu có va chạm thì ứng xử có văn hóa, thắt dây an toàn, không đùa nghich sau tay lái, nghiêm chỉnh chấp hành luật ATGTDB là những hành vi mang tính giáo dục trực tiếp cho F1, F2 và những người đồng hành.
Em xin hết, mời các bác cho ý kiến