Ngày những năm 198x, đi học cấp 1, SGK cũ nát mèm, màu nâi ngả vàng vì có khi chuyền tay nhau học. Anh chị trong nhà học xong chuyển cho em, hàng xóm chuyền cho nhau hoặc mượn, thuê ở thư viện nhà trường. Sách vở cũ, đời sống cả xã hội những năm trc đổi tiền và cả sau đổi tiền 1985 khó khăn tột độ nhưng những vần thơ trong SGK những năm cấp một ấy thì hay tuyệt, hay đến nỗi nó ăn sâu trong tiềm thức, nó vang mãi, thi thoảng vọng về mấy chục năm sau khi tóc cậu học trò năm xưa giờ đã điểm sợi bạc.
Có những câu thơ tả về cảnh đẹp quê hương đất nước, có câu thơ tả về cảnh vật xung quanh, có câu thơ lại răn dạy về đạo làm người, về chữ hiếu, chữ nhân để đến bây giờ trưởng thành, sướng khổ, buồn vui đều nếm trải mà vẫn thấy như những lời nhắn nhủ, những bài học đầu tiên của sự học trong SGK qua văn thơ vẫn đúng, vẫn còn nguyên giá trị đến thế!
Theo thời gian, SGK được cải biên, thay đôi nhiều lần. Giờ đọc SGK của con trẻ, thấy những bài thơ văn ngày xưa không còn. Đó cũng là lẽ thường để phù hợp với bối cảnh, tư duy, phương pháp dạy học và điều kiện kinh tế xã hội mỗi thời kỳ. Song, với mỗi người, ít nhiều những vần thơ trong SGK thuở đi học chắc mãi là những kỷ niệm, những hình ảnh, nhịp điệu không quên, kiểu những câu, những bài như thế này:
....”Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió con chăng hơi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây...”
**********
....”Ăn một bát cơm
Ơn người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống
Nhớ người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò
Sang đò
Nhớ người chèo chống
Nằm võng
Nhớ người mắc dây
Đứng mát gốc cây
Nhớ người gieo hạt...”
*********
“Ta đi ta nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống
Nhớ cà dầm tương”
*********
...“Đố ai đến được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm đủ vì sao
Đố ai đếm được công lao Mẹ,Thầy...”
.
Các Cụ thời ấy chép thơ, văn thêm ạ!