Ah ko cụ ơi, chữ ký ấy chỉ là tên bài hát em yêu thích thôi. Còn các hãng mỹ phẩm trông vào em thì phá sản hàng loạt ạ
Em mới tìm đuợc tấm hình minh họa chụp lại từ trang sgk xưa:
View attachment 4608907

Giữa trăm nghề chọn nghề thợ rèn
Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi.
Suốt tám giờ, chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề chọn nghề thợ rèn.
Làm thợ rèn, mùa hè có nực
Quai một trận nuớc tu ừng ực,
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi,
Cũng có khi thấy thở qua tai.
Làm thợ rèn vui như diễn kịch,
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau,
Nên nụ cuời nào có tắt đâu.
Những bài tập đọc tiểu học ngày ấy rất phong phú đa dạng chủ đề. Lời thơ trong trẻo không chỉ nhân cách hóa những đồ vật thân quen, thổi hồn vào cỏ cây hoa lá chim muông, miêu tả khung cảnh yên bình như hàng cây, giếng nuớc, lũy tre, con đuờng làng ngày ngày đi học, khơi gợi nên tình yêu quê huơng đất nuớc; mà vần thơ, áng văn còn khắc họa chân thực hình ảnh nguời lao động chân chính trong bất cứ lĩnh vực nào. Từ chú thợ rèn 'lưng trần bóng nhẫy mồ hôi", chú thợ mộc có bàn tay tài hoa "duới luỡi bào lưỡi đục của bố, gọt hết lớp da ngoài xấu xí thì mặt gỗ nào hiện ra cũng đẹp". Hay nguời bác sĩ với "khuôn mặt hiền từ, mái tóc sợi đen sợi trắng, đôi mắt đầy yêu thuơng và lo lắng". Cho đến cô xã viên nuôi cá "đẹp như cô Tấm trong chuyện của bà", cô xã viên nuôi gà "mẹ đẹp như tiên sa"...
Có phải thế nên những cô cậu học trò nhỏ năm nào, đã nên nguời, làm nên sự nghiệp, nay tuy đã bạc đầu, cũng vẫn thổn thức xao xuyến mỗi khi đọc lại lời thơ xưa....