Bài này nhan đề là gì vậy cụ chủ? Em nghĩ mãi chưa ra
Em cũng có câu hỏi như cụ nên đã hỏi luôn anh Gúc. Và kết quả là một câu chuyện đẹp.
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm....
Bài thơ của một cựu chiến binh viết cho người bạn đã hy sinh được phổ thành ca khúc lay động lòng người.
Trong dịp ra bờ sông Thạch Hãn thả hoa nhớ về các đồng đội còn nằm dưới đáy sông, cựu chiến binh Lê Bá Dương ứng khẩu sáng tác bài thơ trong dòng cảm xúc nhớ thương. Bài thơ sau đó được khắc lên tường Thành Cổ Quảng Trị như một nén tâm hương của người ở lại dành cho đồng đội, chiến sĩ đã ra đi trong độ tuổi thanh xuân.
Năm 2007, vào một dịp tình cờ, ông Trần Bắc Hải (một tiến sĩ Y khoa, nguyên đại úy, giảng viên học viên Quân y, mê sáng tác nhạc) đang sống ở London lên Internet và bắt gặp 4 câu thơ trong bài
Đò lên Thạch Hãn của Lê Bá Dương.
"Đọc 4 câu thơ mà tôi sởn gai ốc. Cứ hỏi trong đầu Lê Bá Dương, anh là ai?”, ông Bắc Hải nhớ lại. Ngay lập tức, giai điệu cho một bài hát phổ từ bài thơ này hiện lên trong đầu ông.
Bài thơ nguyên bản chỉ có 4 câu:
"Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm".
|
Bìa album "Hành khúc ngày bình yên". |
Khi phổ thành ca khúc, 4 câu thơ trên được lặp lại 2 lần. Lần đầu ở âm vực thấp, trầm và sâu như "đáy sông còn đó bạn tôi nằm". Lần thứ hai, giai điệu bay lên cao, với 2 câu cuối được biến điệu (modulated) sang giọng trưởng.
"Tôi muốn hát lên rằng rằng thân xác các bạn tôi còn dưới đáy nước nhưng hồn đã bay lên cao. Từ trên ấy các anh nhìn xuống, chứng kiến cuộc đời thường nhật mà nhắc nhở: “Những người ở lại, hãy sống thay cho chúng tôi!", Trần Bắc Hải tâm sự.
Sau nhờ bạn bè tìm kiếm giúp, Trần Bắc Hải và Lê Bá Dương quen biết nhau. Nhờ ca khúc này mà trong suốt 5 năm qua, cả hai thư từ, email qua lại như bạn tâm giao. Đến đầu năm 2012, vợ chồng Trần Bắc Hải về Việt Nam và đến thăm Lê Bá Dương. Đôi bạn tri kỷ có dịp hàn huyên những câu chuyện về chiến trường xưa, về những người đã nằm xuống và về đồng đội. Câu chuyện nào cũng khiến cho các anh muốn trào nước mắt.
Em cũng nhớ nhất bài này.
Hay
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Xưa đi học lớp 1 mới a, bờ, cờ, cô còn cầm tay nắn chữ, giờ các con học nặng quá.
Xưa ta học chả có khái niệm học thêm, học nếm gì cả. Ngày đầu đến trường (đúng nghĩa đen luôn) cảm giác khó tả vô cùng. Đó là một chút háo hức, một chút lo lắng bởi lớp mới, trường lạ, bạn chẳng biết, chẳng quen... Rồi cô giáo mới bắt đầu dạy những nét chữ đầu đời bằng phấn và bảng con...
Giờ thì những cảm giác này trẻ nhỏ không còn cơ hội trải nghiệm nữa rồi. Học thì nhồi từ lúc 5 tuổi để đến khi vào lớp 1 đã biết đọc, biết viết hết cả, còn đâu cái cảm giác mới lạ của con trẻ mà ta đã từng trải...