[ATGT] Những va chạm thường xảy ra và cách phòng tránh

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Tiếp theo cái thớt
Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!
Cháu cũng muốn làm cái thớt này từ lâu rồi, nhưng bận quá. Thực ra thì có nhiều điều cháu cũng đã trao đổi với các cụ ở cái thớt kia rồi. Nhưng có lẽ là làm một cái thớt riêng nó sẽ tiện theo dõi hơn.

Trong thớt này những vấn đề liên quan đến Luật giao thông và vấn đề Đạo đức cháu xin phép không bàn đến để tránh lan man sang những nội dung khác. Và những điều trong này cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân nên CCCM đâm chém thoải mái ạ.

Một vấn đề nữa là các bài viết có thể sẽ không được liền mạch vì cháu nghĩ ra cái gì thì viết cái đó và cũng phải có "thai" mới viết được ạ. Kính mong CCCM thông cảm !
 
Chỉnh sửa cuối:

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Muốn "đi đến nơi, về đến chốn" thì chúng ta phải đảm bảo 2 điều:
1) Không va chạm vào ai.
2) Không bị ai va chạm vào.

Hai điều này tưởng như là một nhưng thực tế là 2 điều khác nhau. Nó phụ thuộc rất nhiều vào hành vi ứng xử của chúng ta khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, điều thứ 3 cũng không kém phần quan trọng, đó là:
3) Không gây ra và chạm.

Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp người gây ra va chạm trên đường lại không bị va chạm và không phải chịu hậu quả của việc va chạm đó. Tỷ dụ như có một ai đó phanh gấp hoặc rẽ đột ngột thì có thể gây ra và chạm nhưng bản thân họ lại không bị sao vì xe đi ngay sau họ có thể phanh hoặc tránh kịp nhưng những xe sau đó thì lại không phản ứng kịp. Do đó, việc không gây ra va chạm cũng quan trọng không kém 2 điều ở trên.

Giao thông là một môi trường mà tính tương tác giữa các yếu tố nó cực kỳ chặt chẽ và qui luật nhân quả phát huy tối ta ảnh hưởng của nó.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Các công cụ an toàn của người lái xe: Cháu xếp theo thứ tự ưu tiên ạ.

1) Vô lăng: Đương nhiên và tất nhiên
2) Phanh: Cũng là đương nhiên.

Việc tránh chướng ngại (vô lăng) và giảm tốc độ khi cần thiết (phanh) đương nhiên là nhưng hành vi cực kỳ quan trọng để đảm bảo giao thông an toàn. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa hai "Công cụ" này như thế nào để đảm bảo 3 điều kiện an toàn thì cũng có nhiều điều cần bàn. Cái này cháu sẽ từ từ trình bày sau.

3) Xi nhan: Đây là công cụ cực kỳ quan trọng, nhưng lại không được coi trọng một cách đúng mức. Sử dụng xi nhan hợp lý giúp cho điều 2 và 3 của điều kiện an toàn được đảm bảo một cách tốt nhất.

4) Còi: Tất nhiên là còi là một công cụ hữu ích, nhưng đồng thời lại là một thứ gây ra sự khó chịu cũng rất nhiều. Đối với công cụ này thì thường chia ra 2 quan điểm trái ngược là một bên thì "hạn chế tối đa" việc sử dụng còi để tránh làm phiền người khác còn một bên thì lại "lạm dụng" còi một cách thái quá. Tất nhiên là lạm dụng cái gì cũng không tốt. Nhưng theo cháu thì riêng với còi thì thà thừa còn hơn là thiếu. Và một điều lưu ý nữa là còi không phải luôn luôn báo hiệu cho người phía trước mà nhiều khi còn báo hiệu cho người phía sau và cả hai bên nữa ạ. Đặc biệt là với "Tệ nạn" sử dụng điện thoại một cách hồn nhiên khi tham tham gia giao thông như hiện nay thì CÒI là một công cụ rất hữu hiệu và cũng nên sử dụng kể cả khi có làm phiền cho những người khác.

5) Đèn: Với công cụ này thì lại phải chia ra làm 2 loại khác nhau:
5a - Chiếu sáng chủ động: đại khái là chiếu sáng để người lái nhìn đường mà đi. Với công cụ này thì CCCM chỉ lưu ý là trong trường hợp tránh xe đối diện thì phải sử dụng đèn chiếu gần để đảm bảo an toàn cho xe đối diện. Và việc "Nháy pha" cũng là một động tác an toàn hữu hiệu khi gặp xe đối diện vì cũng có rất nhiều trường hợp người lái xe đang mải buôn điện thoại, hoặc thậm chí là đang nhìn điện thoại để tìm phonebook hay đang nhắn tin. Việc "nháy pha" sẽ làm cho họ chú ý đến xe đối diện và tránh được sự cố đáng tiếc.
5b - Chiếu sáng thụ động: Đại khái là để người khác họ nhìn thấy mình. Điều này cực kỳ quan trọng khi giao thông trong môi trường ánh sáng yếu (sương mù, trời tối, đi vào đường hầm,...). Đèn chiếu sáng thụ động thì bao gồm cả đèn pha/cốt, đèn hậu, đèn phanh, xi nhan. CCCM nên thường xuyên kiểm tra các đèn thụ động (nhiều khi cháy đèn phanh hoặc xi nhan mà không để ý).

6) Cửa kính: Điều này có vẻ hơi buồn cười. Nhưng trên thực tế thì lại rất hữu dụng ạ. Khi đi vào những chỗ đông người, đặc biệt là khi lùi xe thì CCCM nên kéo cửa kính xuống. Lý do thì rất đơn giản là khi có ai đó kêu gì đó, đại khái như "Chèn vào trẻ con bây giờ !!!" .... chẳng hạn thì chúng ta còn nghe được mà dừng lại. Rất nhiều trường hợp CCCM đóng kín xe, có khi còn mở nhạc sàn nữa chứ và hồn nhiên lùi, mọi người xung quanh thì kêu gào ầm ĩ nhưng có nghe thấy gì đâu. Và hậu quả thì ...

Hôm nay tạm thời như thế đã .
 

Mr.Tùn

Xe tăng
Biển số
OF-19189
Ngày cấp bằng
28/7/08
Số km
1,257
Động cơ
511,792 Mã lực
Nơi ở
Sói hoang lang thang...
Website
www.incensetravel.com
Em bổ xung thêm một kinh nghiệm nữa: Đừng quá phụ thuộc vào camera lùi! Khi lùi các cụ hãy kết hợp gương hậu, cam lùi và quay mặt lại quan sát; cam lùi chỉ có tác dụng hỗ trợ. Em lùi ngõ hẹp mấy lần quẹt vào tường vì quá tin cam lùi và cảm biển va chạm!
 

0love

Xe tải
Biển số
OF-88179
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
265
Động cơ
409,360 Mã lực
Muốn "đi đến nơi, về đến chốn" thì chúng ta phải đảm bảo 2 điều:
1) Không va chạm vào ai.
2) Không bị ai va chạm vào.

Hai điều này tưởng như là một nhưng thực tế là 2 điều khác nhau. Nó phụ thuộc rất nhiều vào hành vi ứng xử của chúng ta khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, điều thứ 3 cũng không kém phần quan trọng, đó là:
3) Không gây ra và chạm.

Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp người gây ra va chạm trên đường lại không bị va chạm và không phải chịu hậu quả của việc va chạm đó. Tỷ dụ như có một ai đó phanh gấp hoặc rẽ đột ngột thì có thể gây ra và chạm nhưng bản thân họ lại không bị sao vì xe đi ngay sau họ có thể phanh hoặc tránh kịp nhưng những xe sau đó thì lại không phản ứng kịp. Do đó, việc không gây ra va chạm cũng quan trọng không kém 2 điều ở trên.

Giao thông là một môi trường mà tính tương tác giữa các yếu tố nó cực kỳ chặt chẽ và qui luật nhân quả phát huy tối ta ảnh hưởng của nó.
Cụ dậy trí phải, ra đường tuân thủ luật giao thông đi điềm đạm luôn giữ tỉnh táo xử lý chính xác tình huống trên đường (kiểm soát được bao quát xung quanh) thì sẽ tránh được điều 1 và điều 3 còn điều 2 thì e là khó do những trường hợp bất khả kháng như gặp xe máy say rượu tông vào, dừng đèn đỏ xe sau mình cũng dừng nhưng vẫn bị dồn toa do xe thứ ba thì biết tính sao?
 

otootooto

Xe điện
Biển số
OF-443721
Ngày cấp bằng
9/8/16
Số km
2,171
Động cơ
224,359 Mã lực
Em hóng kinh nghiệm các cụ. Mời cụ Schu phọt tiếp ợ
 

Koenigsegg One 1

Xe buýt
Biển số
OF-471383
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
675
Động cơ
596,905 Mã lực
Mời Huyền thoại công thức 1 tiếp tục ạ!
 

hgb

Xe container
Biển số
OF-66600
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
7,157
Động cơ
415,112 Mã lực
Tiếp theo cái thớt
Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!
Cháu cũng muốn làm cái thớt này từ lâu rồi, nhưng bận quá. Thực ra thì có nhiều điều cháu cũng đã trao đổi với các cụ ở cái thớt kia rồi. Nhưng có lẽ là làm một cái thớt riêng nó sẽ tiện theo dõi hơn.

Trong thớt này những vấn đề liên quan đến Luật giao thông và vấn đề Đạo đức cháu xin phép không bàn đến để tránh lan man sang những nội dung khác. Và những điều trong này cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân nên CCCM đâm chém thoải mái ạ.

Một vấn đề nữa là các bài viết có thể sẽ không được liền mạch vì cháu nghĩ ra cái gì thì viết cái đó và cũng phải có "thai" mới viết được ạ. Kính mong CCCM thông cảm !
Cụ gạch chân dòng in đậm để mọi người biết đó là link dẫn đến thớt trước nhé.
 

tulipman

Xe buýt
Biển số
OF-24606
Ngày cấp bằng
22/11/08
Số km
870
Động cơ
494,019 Mã lực
Hóng post tiếp của cụ Sumakhơ
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Trong 3 điều kiện an toàn

1) Không va chạm với ai
2) Không bị ai va chạm vào
3) Không gây ra va chạm

Thì có lẽ là điều thứ 3 nó hơi "mơ hồ", điều này thì tùy tình huống cháu sẽ phân tích sau. Tuy nhiên, cháu xin nói qua là thế này ạ:
Cháu cũng đã nói là giao thông là một môi trường mà tính tương tác giữa các yếu tố rất chặt chẽ, hành vi của một thực thể có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thực thể khác. Cháu tỷ dụ như một ai đó rẽ đột ngột hoặc phanh gấp có thể gây ra một va chạm liên hoàn. Hoặc đơn giản như việc dừng hay đỗ ở đoạn đường vòng làm khuất tầm nhìn, hay buộc những người khác phải đi sang làn ngược chiều chẳng hạn thì có thể người dừng, đỗ xe đó không bị làm sao nhưng lại gây ra va chạm cho người khác. Cái đó nó thuộc điều kiện thứ 3 ạ.
 

QuietmanQ

Xe điện
Biển số
OF-193774
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
3,467
Động cơ
360,554 Mã lực
Em vào OF thì bài đầu tiên em đọc là của cụ Schumacher và mê OF từ đó.
Em hóng tiếp bài này.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
Ý THỨC GIAO THÔNG

Đây là một vấn đề làm tiêu tốn không biết bao nhiêu bàn phím của các anh hùng rồi. Tuy nhiên, theo quan điểm của cháu thì CCCM muốn an toàn khi tham gia giao thông thì trước hết xin hay ném mịa cái món "Ý thức giao thông" này vào sọt rác giúp nhà cháu. Cơ mà cháu nói vậy thì có lẽ lại làm tiêu tốn thêm nhiều bàn phím nữa của các anh hùng bây giờ. Cháu xin cờ lia nó thêm một chút là khi tham gia giao thông (trên đất Việt ngàn năm văn hiến thôi CCCM nhớ) thì xin hãy đừng bức xúc về cái việc "Ý thức tham gia giao thông của người Việt quá kém", hay đại loại là như vậy vì cái đó chỉ tổ làm cho chúng ta căng thẳng thêm, bực mình thêm và đôi khi dẫn đến những hành động nóng tính, mất kiểm soát. Hãy kệ mịa đời, không cần quan tâm đến vấn đề to nhớn đó làm gì. Chỉ cần quan tâm đến việc đảm bảo 3 điều kiện an toàn là được gồi ạ.

Tiện đây thì cháu xin bình loạn thêm chút xíu.

Có rất nhiều người, bao gồm cả các anh hùng, em hùng, chị hùng, bác hùng, ... vân vân gì đó ngày đêm phá bàn phím với một mong muốn tột cùng là mong một ngày đẹp trời nào đó tự dưng ý thức tham gia giao thông của người Việt bỗng dưng thay đổi để có thể sánh ngang với một dân tộc văn minh ở xứ sở tây lông xa xôi Never Land nào đó. Vầng, tất nhiên cháu không nói việc đó là vô ích. Tuy nhiên, giao thông là bài toán của số đông nên tình hình giao thông chỉ cải thiện khi đa số người tham gia giao thông có ý thức tốt. Cháu cũng là người lạc quan, nhưng với vấn đề này thì cháu lại không được lạc quan cho lắm.

Thế vấn đề nó nằm ở đâu ạ?

Một thực tế là những "Anh hùng xa lộ" có ý thức "Văn minh lúa nước" kia khi đặt chân sang một "Đất nước lúa mạch" nào đó thì bỗng dưng lại trở thành một "Công dân kiểu mẫu" tuân thủ pháp luật cực kỳ nghiêm chỉnh. Tại sao thì CCCM cũng thấy rồi. Luật pháp nghiêm khắc và minh bạch thì tự dưng mọi người sẽ phải tuân thủ, còn kêu gọi cái gọi là "Ý thức" một cách mơ hồ như vậy thì cháu sợ có khi phải đợi đến CNCS ạ.

Nói chung là khi nào luật còn qui định và hành xử theo kiểu đại khái như link cháu gửi dưới đây, và còn vô số các tình huống tương tự nữa thì CCCM tạm thời quên cái gọi là "Ý thức giao thông" đi và chỉ cần tập trung vào 3 điều kiện an toàn thôi ạ.

Đi đúng vẫn phải bồi thường
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
2 VẤN ĐỀ CỐT LÕI CỦA AN TOÀN GIAO THÔNG

THỊ TRƯỜNG


Chúng ta đang sống trong cơ chế "Thị trường định hướng XHCN" hay "XNCH định hướng thị trường" gì gì đó. Cái gì định hướng cái gì không quan trọng, quan trọng là cái "Thị trường" kìa. Mà thị trường là nơi mua bán, nghĩa là tất cả mọi thứ đều có thể mua bán được. Túm lại là CCCM đừng có bức xúc khi người ta đem tất tần tật mọi thứ ra mua bán vì nó là "Thị trường" mà, chỉ cần tiền thôi ạ, tất nhiên là có những thứ không mua được bằng tiền, khi đó thì sẽ cần "rất nhiều tiền" ạ :-bd

Thế "Thị trường" thì liên quan gì đến an toàn giao thông ạ?

Nói vui thôi chứ cái "Thị trường" mà cháu đề cập đến là cái khác cơ ạ. "Thị trường" ở đây là phạm vi không gian mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt. Cơ mà cái "Thị trường" này cũng có phần giống cái "Thị trường" ở trên là nó cũng có cái liên quan đến TIỀN, đến mua-bán ạ. Đó là mắt kém thì CCCM kiếm cái kính xịn vào giúp cháu. Ngoài ra có thể mua thêm camera lùi, tiến, mua gương chiếu hậu to hơn dài hơn để mở rộng thị trường ạ.

Túm lại thì "Thị trường" là tầm nhìn hay có thể nói là phạm vi không gian có thể nhìn được bằng mắt của người lái xe bao gồm cả phía trước, phía sau và hai bên. Nói đến tầm nhìn thì lại phải nói đến cái gọi là "Điểm mù" là phần không gian mà người lái xe không nhìn thấy được.

Vấn đề này thì cháu sẽ phân tích thêm trong từng tình huống, nhưng xin lưu ý CCCM một số điều:

- Rất nhiều va chạm xảy ra khi có một chướng ngại nằm trong điểm mù hoặc chúng ta di chuyển vào điểm mù của xe khác.
- Nếu "Thị trường" là chất liệu của đôi tất chân của em ngồi bên cạnh hoặc không có tất nhưng bác tài đang cố đoán xem là em đó dùng mỹ phẩm dưỡng da chân hiệu gì thì kết quả là ... 8-x
- Nếu "Thị trường" là màn hình điện thoại thì kết quả là ... 8-x
- ...


CHƯỚNG NGẠI

Chướng ngại là bất cứ thứ gì làm người lái xe phải thay đổi tốc độ hay lộ trình di chuyển đã tính trước.

Cháu nói vậy cho nó "khó hiểu" chút :D Túm lại là bất cứ cái gì, thứ gì, ai gì làm chúng ta phải phanh, phải tránh, phải lẩm bẩm chửi vài câu thì đều là "Chướng ngại". Và như vậy sẽ có "Chướng ngại vật" và "Chướng ngại nhân" ạ :D

Theo khái niệm này thì chỉ có những yếu tố làm ảnh hưởng hay nằm trong phạm vi di chuyển dự kiến của chúng ta thì mới cần quan tâm còn những thứ không liên quan thì kệ mịa nó. Như vậy, mặc dù trên đường có rất nhiều yếu tố, nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến phạm vi di chuyển dự kiến của chúng ta mà thôi. Điều này nói thì đơn giản, nhưng cũng phải có trải nghiệm nhất định mới ý thức được. Với những người mới lái thì hay bị một tình trạng là bị ảnh hưởng bởi gần như tất cả mọi yếu tố trên đường và đôi khi cái cần thì lại không quan tâm.

Về vấn đề này cháu xin lưu ý một số nội dung:

- Còi và đèn là công cụ hữu hiệu để biến một yếu tố có thể là "Chướng ngại" trở thành một yếu tố không cần quan tâm.
- Bản thân chúng ta cũng là chướng ngại đối với người khác.
- Các yếu tố trên đường có tính "động" và "Tương đối".

Yếu tố thứ 3 này thì cháu xin nói thêm một chút nữa là giả sử 2 xe chuyển động đồng tốc thì cả 2 đều là yếu tố "Không cần quan tâm" đối với xe kia. Nhưng một xe thay đổi tốc độ thì một xe sẽ trở thành chướng ngại của xe kia hoặc cả hai sẽ trở thành chướng ngại của nhau. Hoặc chúng ta gặp một xe rẽ phía trước xe mình thì xe đó là chướng ngai. Nhưng chúng ta giảm tốc độ thì xe kia sẽ trở thành yếu tố không cần quan tâm nhưng khi đó thì chúng ta lại thành chướng ngại đối với các xe phía sau.
 

Tuấn Peter

Đi bộ
Biển số
OF-437808
Ngày cấp bằng
16/7/16
Số km
7
Động cơ
211,970 Mã lực
Tuổi
42
Trong 3 điều kiện an toàn

1) Không va chạm với ai
2) Không bị ai va chạm vào
3) Không gây ra va chạm

Thì có lẽ là điều thứ 3 nó hơi "mơ hồ", điều này thì tùy tình huống cháu sẽ phân tích sau. Tuy nhiên, cháu xin nói qua là thế này ạ:
Cháu cũng đã nói là giao thông là một môi trường mà tính tương tác giữa các yếu tố rất chặt chẽ, hành vi của một thực thể có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thực thể khác. Cháu tỷ dụ như một ai đó rẽ đột ngột hoặc phanh gấp có thể gây ra một va chạm liên hoàn. Hoặc đơn giản như việc dừng hay đỗ ở đoạn đường vòng làm khuất tầm nhìn, hay buộc những người khác phải đi sang làn ngược chiều chẳng hạn thì có thể người dừng, đỗ xe đó không bị làm sao nhưng lại gây ra va chạm cho người khác. Cái đó nó thuộc điều kiện thứ 3 ạ.
Bác Ma Khơ giải thích rất tường tận và dễ hiểu như kiểu triết học luôn!
 

Anh Nguyen 1991

Xe buýt
Biển số
OF-405475
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
914
Động cơ
233,636 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hoàng Mai Hà Nội
Em bổ xung thêm một kinh nghiệm nữa: Đừng quá phụ thuộc vào camera lùi! Khi lùi các cụ hãy kết hợp gương hậu, cam lùi và quay mặt lại quan sát; cam lùi chỉ có tác dụng hỗ trợ. Em lùi ngõ hẹp mấy lần quẹt vào tường vì quá tin cam lùi và cảm biển va chạm!
Cụ nói rất đúng ý em. Thực ra vẫn nên lùi theo cách truyền thống, còn camera chỉ mang tính chất tham khảo.
 

echnikj

Xe container
Biển số
OF-448979
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
6,407
Động cơ
259,408 Mã lực
Nơi ở
Ngay đây
Em chốt trang này, cụ Su mở đầu dài như sách :))
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
THAO TÁC QUAN TRỌNG CÓ TÍNH "SỐNG CÒN" ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE

Cháu phải làm cái "Tít" giựt gân như vậy để CCCM chú ý :-bd

Thao tác đó là:

NHẤC CHÂN GA THÌ PHẢI "RÀ" CHÂN PHANH

Nghĩa là thế nào ạ?

Nghĩa là trong mọi tình huống mà CCCM không nhấn hoặc giữ chân ga nữa, thì phải đặt ngay chân vào chân phanh. Chỉ đặt thôi chứ không nhấn chân phanh ngay. Việc này nên thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống. Cứ giảm chân ga là phải nhấc chân để vào chân phanh kể cả khi chúng ta không có nhu cầu phải sử dụng phanh. Thường thì CCCM khi cần giảm ga thì chúng ta chỉ nhả bớt chân ga, thậm chí nhấc hẳn chân không chạm vào chân ga nữa, nhưng chân thì vẫn ở vị trí chân ga.

- Như vậy thì có tác hại gì không?

- Không ạ, chả tác hại gì và cũng không có gì sai cả.

- Thế tại sao lại phải thực hiện cái động tác dở hơi, thừa thãi, không cần thiết tốn cơm ... kia?

- Tại sao thì mời CCCM đọc tiếp ạ :D

Trên thực tế đã có rất nhiều va chạm xảy ra mà người ta gọi là "Đạp nhầm chân ga với chân phanh". Hiện tượng này thì nó có nhiều nguyên nhân, cháu cũng có một bài riêng về vấn đề này rồi. Ở đây, cháu chỉ muốn đề cập đến việc phải rèn luyện việc đặt chân vào chân phanh (cháu nhắc lại là đặt chân thôi chứ chưa phải là nhấn chân phanh) cho nó thành một thứ như "Phản xạ tự nhiên". Làm sao cho mọi tình huống dù chủ động hay bị động, dù cho có phán đoán trước hay bị đột ngột, giật mình thì chân phải của chúng ta luôn ở vị trí chân phanh. Thao tác này muốn nó thành một thứ phản xạ thì chúng ta phải rèn luyện nó hàng ngày, hàng giờ trong mọi tình huống và không được ngại "mất việc".

Phải làm sao để:
- Khi nhìn thấy chướng ngại: Chân phải đã ở chân phanh
- Ho : Chân phải đã ở chân phanh
- Hắt hơi: Chân phải đã ở chân phanh
- Có chuông điện thoại: Chân phải đã ở chân phanh
- Giật mình vì bất cứ cái gì đó: Chân phải đã ở chân phanh
- ... vân vân và vân vân ....: Chân phải đã ở chân phanh

Khi thói quen này thuần thục thì CCCM sẽ thấy là tay lái của chúng ta tự tin lên rất nhiều. Và điều quan trọng là khi nó đã thành "phản xạ" thì nó sẽ tránh cho chúng ta tránh được rất nhiều va chạm đáng tiếc.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top