- Biển số
- OF-17312
- Ngày cấp bằng
- 13/6/08
- Số km
- 650
- Động cơ
- 513,980 Mã lực
Cháu xin tiếp ạ.
Giả sử chúng ta gặp chướng ngại vật cố định (màu đỏ) thì sẽ có 4 cách xử lý
1 - Phanh từ xa, dừng lại trước chướng ngại vật một khoảng đủ an toàn
2 - Phanh gấp, đến sát mới dừng lại
3 - Tránh, nhưng đến gần mới đánh lái gấp để vòng tránh
4 - Chuyển hướng xe từ xa để vòng tránh.
Nhìn vào đây thì có vẻ như là cách xử lý thứ 4 là "an toàn" nhất. Nhưng câu chuyện nó lại không đơn giản như vậy.
PHANH
Nếu như bắt buộc phải phanh thì đương nhiên là không nên để đến gần chướng ngại vật mới đạp phanh gấp theo cách (2) rồi. Tuy nhiên, nói thì đơn giản như vậy, nhưng thực tế thì cũng không dễ đâu ạ.
Phanh phụ thuộc vào 4 yếu tố chính
1) Thời gian phản xạ sau khi phát hiện ra chướng ngại: Thời gian này theo các nhà thống kê học thì thường là 2 giây. Nghĩa là giả sử chúng ta đang đi với tốc độ 50km/h thì phải mất khoảng 15m sau khi phát hiện ra chướng ngại thì cơ thể mới có phản xạ để xử lý tình huống (phanh). Tuy nhiên, với tình trạng bộ não đang "ngủ đông" hay đang bận buôn điện thoại chẳng hạn thì thời gian phản xạ sẽ dài hơn nhiều, và gần như chắc chắn là sẽ va chạm với chướng ngại vật.
2) Tình trạng kỹ thuật của xe: Mỗi xe có độ dài quãng đường từ lúc bắt đầu đạp phanh đến khi xe dừng lại là khác nhau.
3) Tình trạng mặt đường: Điều này cũng cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến độ dài quãng đường phanh cũng như thao tác phanh của người lái. Với đường mấp mô, ổ gà mà đạp chết phanh thì khả năng bị lật xe sẽ là rất cao.
4) Thao tác phanh: Tất nhiên là cách người lái đạp phanh như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến quãng đường phanh rồi. Riêng về điều này thì CCCM phải hiểu rõ về các trang bị kỹ thuật trên xe của mình (Có ABS, BAS hay không?), tình trạng mặt đường để có thao tác phanh phù hợp.
Tuy nhiên, yếu tố thứ 5 lại cực kỳ quan trọng, đó là CÁC XE PHÍA SAU
4 yếu tố ở trên rất quan trọng, nhưng nó chỉ xét trong cái hoàn cảnh "Một mình một chợ" thôi ạ. Thực tế giao thông thì hầu như rất ít khi mà hành vi của một xe này lại không làm ảnh hưởng đến xe khác. Vấn đề này ở phần sau (chướng ngại vật di động) cháu sẽ nói thêm. Nhưng ở đây cháu cũng trao đổi thế này ạ.
Khi tham gia giao thông thì hành vi chúng ta phụ thuộc gần như là 100% vào việc "ĐOÁN" các hành vi của những người khác tham gia giao thông cùng. Giả sử khi phát hiện một chướng ngại vật từ xa và chúng ta đạp phanh gấp để cho AN TOÀN, nhưng xe đi sau chúng ta sẽ không thể "Đoán" được việc chúng ta phanh gấp vì họ không nhận biết được chướng ngại vật, hoặc họ nhận biết được nhưng không thể "đoán" được rằng xe phía trước sẽ phanh gấp vì chướng ngại còn ở xa. Và như vậy thì khả năng bị "hôn mông" là rất cao.
Tình huống khác là giả sử phía sau chúng ta là một xe có "quãng đường phanh" dài hơn (xe tải, xe chở nặng chẳng hạn), nếu chúng ta phanh gấp thì khả năng bị "hôn mông" cũng gần như chắc chắn.
Ở đây cháu lại nói thêm về việc "Mới lái" ạ. Thường thì những người mới lái chỉ quan sát phía trước, và hành vi của họ thì cũng rất "khó đoán". Thậm chí có nhiều trường hợp họ phanh gấp mà không hề có "lý do hợp lý" nào cả mà đơn giản chỉ là họ đột nhiên nhớ tới chuyện gì đó, hoặc họ thấy một chướng ngại ở rất xa. Với tình huống như vậy sẽ gây ra nguy hiểm cho xe phía sau. Do đó, trước khi đưa ra quyết định về việc phanh như thế nào thì CCCM phải ngó vào gương chiếu hậu giúp nhà cháu cái xem là đằng sau mình có những gì, khoảng cách giữa xe phía sau với xe mình là bao xa và dự đoán về "Quãng đường phanh" của xe phía sau so với xe của mình là như thế nào? Và không nên đạp phanh gấp mà phải có tín hiệu để báo cho xe phía sau là mình sẽ phanh trước khi thực sự phanh gấp. Tất nhiên là với tình huống bắt buộc phải đạp chết phanh luôn thì nó may rủi rồi ạ.
Cháu cũng xin nói thêm là với tình huống phải đạp chết phanh thì hầu hết cũng do bản thân người lái xe "Tự đâm đầu vào" thôi ạ. Vấn đề này trong các tình huống cụ thể cháu sẽ phân tích sau.