[VHGT & ATGT] Những va chạm thường xảy ra và cách phòng tránh

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực


Giả sử chúng ta gặp chướng ngại vật cố định (màu đỏ) thì sẽ có 4 cách xử lý

1 - Phanh từ xa, dừng lại trước chướng ngại vật một khoảng đủ an toàn
2 - Phanh gấp, đến sát mới dừng lại
3 - Tránh, nhưng đến gần mới đánh lái gấp để vòng tránh
4 - Chuyển hướng xe từ xa để vòng tránh.

Nhìn vào đây thì có vẻ như là cách xử lý thứ 4 là "an toàn" nhất. Nhưng câu chuyện nó lại không đơn giản như vậy.
Cháu xin tiếp ạ.

PHANH

Nếu như bắt buộc phải phanh thì đương nhiên là không nên để đến gần chướng ngại vật mới đạp phanh gấp theo cách (2) rồi. Tuy nhiên, nói thì đơn giản như vậy, nhưng thực tế thì cũng không dễ đâu ạ.

Phanh phụ thuộc vào 4 yếu tố chính

1) Thời gian phản xạ sau khi phát hiện ra chướng ngại: Thời gian này theo các nhà thống kê học thì thường là 2 giây. Nghĩa là giả sử chúng ta đang đi với tốc độ 50km/h thì phải mất khoảng 15m sau khi phát hiện ra chướng ngại thì cơ thể mới có phản xạ để xử lý tình huống (phanh). Tuy nhiên, với tình trạng bộ não đang "ngủ đông" hay đang bận buôn điện thoại chẳng hạn thì thời gian phản xạ sẽ dài hơn nhiều, và gần như chắc chắn là sẽ va chạm với chướng ngại vật.
2) Tình trạng kỹ thuật của xe: Mỗi xe có độ dài quãng đường từ lúc bắt đầu đạp phanh đến khi xe dừng lại là khác nhau.
3) Tình trạng mặt đường: Điều này cũng cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến độ dài quãng đường phanh cũng như thao tác phanh của người lái. Với đường mấp mô, ổ gà mà đạp chết phanh thì khả năng bị lật xe sẽ là rất cao.
4) Thao tác phanh: Tất nhiên là cách người lái đạp phanh như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến quãng đường phanh rồi. Riêng về điều này thì CCCM phải hiểu rõ về các trang bị kỹ thuật trên xe của mình (Có ABS, BAS hay không?), tình trạng mặt đường để có thao tác phanh phù hợp.

Tuy nhiên, yếu tố thứ 5 lại cực kỳ quan trọng, đó là CÁC XE PHÍA SAU

4 yếu tố ở trên rất quan trọng, nhưng nó chỉ xét trong cái hoàn cảnh "Một mình một chợ" thôi ạ. Thực tế giao thông thì hầu như rất ít khi mà hành vi của một xe này lại không làm ảnh hưởng đến xe khác. Vấn đề này ở phần sau (chướng ngại vật di động) cháu sẽ nói thêm. Nhưng ở đây cháu cũng trao đổi thế này ạ.

Khi tham gia giao thông thì hành vi chúng ta phụ thuộc gần như là 100% vào việc "ĐOÁN" các hành vi của những người khác tham gia giao thông cùng. Giả sử khi phát hiện một chướng ngại vật từ xa và chúng ta đạp phanh gấp để cho AN TOÀN, nhưng xe đi sau chúng ta sẽ không thể "Đoán" được việc chúng ta phanh gấp vì họ không nhận biết được chướng ngại vật, hoặc họ nhận biết được nhưng không thể "đoán" được rằng xe phía trước sẽ phanh gấp vì chướng ngại còn ở xa. Và như vậy thì khả năng bị "hôn mông" là rất cao.

Tình huống khác là giả sử phía sau chúng ta là một xe có "quãng đường phanh" dài hơn (xe tải, xe chở nặng chẳng hạn), nếu chúng ta phanh gấp thì khả năng bị "hôn mông" cũng gần như chắc chắn.

Ở đây cháu lại nói thêm về việc "Mới lái" ạ. Thường thì những người mới lái chỉ quan sát phía trước, và hành vi của họ thì cũng rất "khó đoán". Thậm chí có nhiều trường hợp họ phanh gấp mà không hề có "lý do hợp lý" nào cả mà đơn giản chỉ là họ đột nhiên nhớ tới chuyện gì đó, hoặc họ thấy một chướng ngại ở rất xa. Với tình huống như vậy sẽ gây ra nguy hiểm cho xe phía sau. Do đó, trước khi đưa ra quyết định về việc phanh như thế nào thì CCCM phải ngó vào gương chiếu hậu giúp nhà cháu cái xem là đằng sau mình có những gì, khoảng cách giữa xe phía sau với xe mình là bao xa và dự đoán về "Quãng đường phanh" của xe phía sau so với xe của mình là như thế nào? Và không nên đạp phanh gấp mà phải có tín hiệu để báo cho xe phía sau là mình sẽ phanh trước khi thực sự phanh gấp. Tất nhiên là với tình huống bắt buộc phải đạp chết phanh luôn thì nó may rủi rồi ạ.

Cháu cũng xin nói thêm là với tình huống phải đạp chết phanh thì hầu hết cũng do bản thân người lái xe "Tự đâm đầu vào" thôi ạ. Vấn đề này trong các tình huống cụ thể cháu sẽ phân tích sau.
 

Cristian

Xe tải
Biển số
OF-188952
Ngày cấp bằng
9/4/13
Số km
260
Động cơ
333,200 Mã lực
Phanh chết 1 phần do chạy MT mà không quen xe, lái mới nên dễ dẫn đến tình trạng này - 1 lái mới chạy MT như vậy chia sẻ (chính em luôn đấy ạ)
 

buiviethung12

Xe đạp
Biển số
OF-561707
Ngày cấp bằng
30/3/18
Số km
19
Động cơ
149,890 Mã lực
Tuổi
28
cảm ơn cụ nhiều nhé cháu sẽ lưu ý hơn
 

Tay Lái Pro

Xe đạp
Biển số
OF-391213
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
23
Động cơ
237,130 Mã lực
Tuổi
42
nhiều khi kết quả không như mong muốn đâu các cụ ak
 

motconmot

Xe tải
Biển số
OF-31971
Ngày cấp bằng
22/3/09
Số km
241
Động cơ
481,670 Mã lực
Em oánh dấu cái ngâm kíu ạ :D
 

HoangDK

Xe đạp
Biển số
OF-519429
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
29
Động cơ
177,088 Mã lực
Tuổi
36
Em đọc để ngấm dần. Cảm ơn cụ Schu ạ :D
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
Bỏ bê 4Rum lâu quá rồi. Với lại dạo này 4rum mang tính thương mại nặng quá thành ra cháu cũng không có nhiều hứng thú vào ngó nghiêng. Cơ mà dạo này đi đường thấy ức chế quá. Một phần cũng do lượng xe cộ tăng nhanh mà những người cầm lái không phải ai cũng có đủ "trình độ" để vận hành xe.
Thôi thì nhà cháu cố gắng chém gió thêm chút vậy, được chút nào hay chút đó. Hy vọng nó hữu ích cho ai đó.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực


Túm lại là với chướng ngại vật cố định thì chúng ta cơ bản có 6 cách ứng xử khác nhau

1) Phanh từ từ
2) Đến sát chướng ngại mới phanh gấp
3) Chuyển hướng dần sang phải để tránh
4) Đến sát mới đánh lái gấp sang phải để tránh
5) 6) cũng tương tự nhưng tránh về bên trái.


Vấn đề là có mỗi cái chướng ngại vật thì tránh sao cho không va chạm với nó là được, sao phải phức tạp thế?

Vầng ạ, vấn đề là nếu chỉ mình ta với nồng nàn, à, mình ta một đường thì CCCM đi sao cũng được. Nhưng vấn đề nó nằm ở chỗ giao thông là một môi trường tương tác cao. Mỗi hành vi của 1 cá nhân đều ảnh hưởng tới nhều người khác. Và có nhiều khi, người gây ra tai nạn lại không phải chịu thiệt hại gì, trong khi người khác lại lãnh đủ.

Cháu tỷ dụ như một người phanh gấp thì người đi ngay sau có thể phản xạ kịp, nhưng người đi sau nữa sẽ rất khó phanh kịp. Và như thế thì người thứ 3 sẽ va chạm vào phía sau người thứ 2 trong khi người thứ 1 là người gây ra va chạm lại không bị sao. Hay một trường hợp khá phổ biến là người chuyển làn đột ngột làm cho một người khác phải đánh lái đột ngột để tránh và bị va chạm với người thứ 3.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
Vậy thì chúng ta nên ứng xử thế nào là hợp lý?

Cái này thì cháu nói trong phần sau. Ở đây cháu xin đề cập đến một vấn đề là :

Trường hợp nào thì chúng ta sẽ bị va chạm với chướng ngại vật?

Trước hết cháu xin "Định nghĩa" thế nào là "Chướng ngại vật cố định":
Đó là chướng ngại vật làm cản trở hướng di chuyển bình thường của xe. Nó có tính chất là khi phát hiện ra nó đển khi chúng ta vượt qua hoặc có thể va chạm vào nó thì nó không di chuyển.

Tỷ dụ một người tự dưng xuất hiện, xong họ đứng im thì cũng coi là chương ngại vật cố định.

Các trường hợp mà chúng ta sẽ va chạm với chướng ngại vật:

1) Phát hiện muộn quá, không kịp phanh hoặc vòng tránh. (trường hợp không phát hiện ra thì không tính, chẳng hạn một cái cọc hay hòn đá nằm thấp hơn tầm quan sát của người lái xe).

Trường hợp này xảy ra khá nhiều. Chẳng hạn như bám sát xe phía trước, xe đó đột ngột rẽ để tránh chướng ngại vật nào đó, nhưng xe sau khả năng cao là sẽ bị va chạm vào vì không kịp phản xạ. Hoặc lái xe không tập trung, lúc nhìn ra thì tự dưng thấy chướng ngại nằm giữa đường.

2) Khoảng cách phanh không đủ và không có đường vòng tránh.

Trường hợp 2 có vẻ như giống trường hợp 1. Tuy nhiên, cháu muốn nhấn mạnh là "Không có đường tránh", còn trường hợp 1 là tuy có đủ đường để tránh nhưng vì phát hiện muộn quá nên tránh không kịp.
 

TrungITC

Xe hơi
Biển số
OF-509320
Ngày cấp bằng
10/5/17
Số km
165
Động cơ
183,218 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn chia sẻ của cụ, chúc mứng cụ Schu đã quay trở lại !:-bd
 

tdtlc

Xe máy
Biển số
OF-365629
Ngày cấp bằng
6/5/15
Số km
94
Động cơ
256,660 Mã lực
Ủn các cụ nhé, mục tiêu 100 bài để chém bên rao vặt
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
Năm mới, cháu xin kính chúc CCCM một năm AN TOÀN TAY LÁI, THOẢI MÁI TIỀN TIÊU ạ !!!!
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
Cháu xin tiếp ạ:

Chỉ có tránh mỗi cái chướng ngại nào đó mà đã phải phức tạp thế rồi. Thực ra thì rất nhiều tài xế họ tránh chướng ngại một cách rất chi là "Hồn nhiên". Báo hại những người tham gia giao thông cùng không kịp phản ứng. Cái này cũng là một phàn do "Chúng ta là người Việt", cái gọi là "Nhường nhịn" hay "Quan tâm đến người khác" nó không còn trong từ điển Tiếng Việt nữa, nên mạnh ai thích làm gì thì làm thôi ạ. Giao thông cũng phản ánh phần nào sự "Văn minh" của xã hội. Thực ra thì nên nhìn nhận vấn đề theo quan điểm khác, chúng ta nên hành xử làm sao để không xảy ra va chạm giao thông theo cả 2 khía cạnh là người gây ra va chạm và người chịu tổn thất của sự va chạm. Đối với việc tham gia giao thông thì nếu cứ giữ đúng làn đường và tốc độ ổn định thì mọi chuyện sẽ không có gì xảy ra. Nhưng khi chúng ta phát hiện một chướng ngại vật nào đó và phản ứng bằng cách giảm tốc độ hoặc chuyển làn đường thì nguy cơ xảy ra va chạm đã bắt đầu xuất hiện.
Vậy thì nên tránh chướng ngại vật như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi này, cháu xin chuyển sang nội dung tiếp theo và sẽ quay lại vấn đề này sau ạ.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
1.2 - Chướng ngại vật di động:

Chướng ngại vật di động là chướng ngại vật thay đổi vị trí (hay nói cách khác là di chuyển) từ khi chúng ta phát hiện ra nó đến khi chúng ta vượt qua nó.

Vậy chúng ta tránh chướng ngại vật di động như thế nào:

1) Giảm tốc độ, thậm chí dừng lại cho đến khi chướng ngại vật di động không làm ảnh hưởng đến đoạn đường di chuyển của chúng ta. Cách này thì thường được áp dụng trong trường hợp chúng ta gặp 1 đàn gia súc (trâu, bò) đi ngang qua đường.

2) Trường hợp mà chúng ta không dừng lại được thì sao? Chẳng hạn đi trên đường cao tốc cho phép chạy 100km/h nhưng có xe phía trước cứ chạy 50km/h mà đường lại rất thoáng thì chúng ta không thể cứ đi mãi phía sau được.
Với cách này thì việc tránh chướng ngại sẽ có 3 bước:
B1: Phán đoán quĩ đạo di chuyển của chướng ngại vật di động
B2: Đưa ra phương án tránh
B3: Vừa tránh vừa quan sát đối tượng đến khi chúng ta vượt qua.

Nói thì đơn giản vậy, nhưng thực tế việc tránh chướng ngại vật di động là nguyên nhân của hầu hết các va chạm giao thông. Lý do xảy ra va chạm thường ở 2 lý do: Một là do chúng ta phán đoán sai quĩ đạo di chuyển của chướng ngại (chẳng hạn chúng ta đoán là xe phía trước rẽ trái, nhưng khi chúng ta tránh phía bên phải thì họ lại đột ngột đổi hướng sang phải); Hai là trên đường giao thông thường bao giờ cũng có lớn hơn 1 chướng ngại vật di động mà đa số các trường hợp lựa chọn một phương án để tránh tất cả các chướng ngại vật cùng một lúc nó lại không dễ dàng.

Túm lại là việc tránh chướng ngại vật di động hoàn toàn phụ thuộc vào việc PHÁN ĐOÁN quĩ đạo chuyển động của chướng ngại đó.
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
Quay trở lại việc nên tránh chướng ngại vật cố định như thế nào?

Những tài xế thiếu kinh nghiệm thì họ chỉ quan tâm đến việc tránh chướng ngại vật như thế nào để không va chạm vào nó là được. Cháu tỷ dụ là tài xế phát hiện ra chương ngại vật cố định trên đường và quyết định tránh sang phải.




Như cháu đã nói ở trên là nếu một mình một chợ thì tài xế thích tránh kiểu gì thì tránh. Nhưng vấn đề là ngay khi xe bắt đầu giảm tốc độ hoặc chuyển hướng để tránh chướng ngại vật thì tự họ đã biến thành một "Chướng ngại vật di động" đối với những xe khác.

Trường hợp này thì khi nào xảy ra va chạm giữa xe 1 và xe 2:
Xe 2 không phán đoán được việc chuyển hướng của xe 1 (vì có thể xe 2 không nhìn thấy hoặc không quan tâm đến làn đường của xe 1). Đến khi phát hiện ra xe 1 chạy sang làn đường của xe 2 thì không tránh kịp. Hoặc có thể xe 2 phát hiện ra việc chuyển hướng của xe 1 nhưng vì xe 1 chuyển hướng quá đột ngột trong khi xe 2 lại chở nặng, không giảm tốc độ kịp trong khi lại không có khoảng trống bên phải để tránh.

Như vậy xe 1 phải tránh thế nào?
Việc tránh chướng ngại của xe 1 phải đảm bảo được 2 điều kiện:
1) Các xe khác nhận biết được chính xác việc chuyển hướng của xe 1 trước khi xe 1 thực sự chuyển hướng. Điều này thì thường thực hiện bằng cách bật xi nhan.
2) Việc chuyển hướng phải đảm bảo các xe khác phải tránh được mình. Trường hợp phát hiện các xe khác chạy đến gần mình trên làn đường mình định chuyển sang thì nên đợi cho họ đi qua rồi mới chuyển làn.
Cũng đôi khi cũng xảy ra trường hợp là xe 1 không thể phanh để đợi xe 2 chạy qua rồi mới chuyển làn thì chỉ còn 1 cách duy nhất là "Chuyển làn nhưng giữ nguyên tốc độ", thậm chí còn tăng tốc để đảm bảo chạy trước xe 2. Tuy nhiên, đây là giải pháp cực kỳ nguy hiểm, chỉ nên sử dụng khi không còn cách nào khác vì chuyển làn đột ngột ở tốc độ cao rất dễ mất lái, thậm chí làm lật xe.

Túm lại, việc tránh chướng ngại vật cố định hay bất cứ các hành xử khác thì đều phải đảm bảo đủ cả 2 điều kiện:

1) Các xe khác nhận biết được chính xác việc chuyển hướng của xe mình trước khi xe thực sự chuyển hướng.
2) Việc chuyển hướng phải đảm bảo các xe khác phải tránh được mình.
 

motphat

Xe tải
Biển số
OF-380567
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
287
Động cơ
246,231 Mã lực
THAO TÁC QUAN TRỌNG CÓ TÍNH "SỐNG CÒN" ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE

Cháu phải làm cái "Tít" giựt gân như vậy để CCCM chú ý :-bd

Thao tác đó là:

NHẤC CHÂN GA THÌ PHẢI "RÀ" CHÂN PHANH

Nghĩa là thế nào ạ?

Nghĩa là trong mọi tình huống mà CCCM không nhấn hoặc giữ chân ga nữa, thì phải đặt ngay chân vào chân phanh. Chỉ đặt thôi chứ không nhấn chân phanh ngay. Việc này nên thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống. Cứ giảm chân ga là phải nhấc chân để vào chân phanh kể cả khi chúng ta không có nhu cầu phải sử dụng phanh. Thường thì CCCM khi cần giảm ga thì chúng ta chỉ nhả bớt chân ga, thậm chí nhấc hẳn chân không chạm vào chân ga nữa, nhưng chân thì vẫn ở vị trí chân ga.

- Như vậy thì có tác hại gì không?

- Không ạ, chả tác hại gì và cũng không có gì sai cả.

- Thế tại sao lại phải thực hiện cái động tác dở hơi, thừa thãi, không cần thiết tốn cơm ... kia?

- Tại sao thì mời CCCM đọc tiếp ạ :D

Trên thực tế đã có rất nhiều va chạm xảy ra mà người ta gọi là "Đạp nhầm chân ga với chân phanh". Hiện tượng này thì nó có nhiều nguyên nhân, cháu cũng có một bài riêng về vấn đề này rồi. Ở đây, cháu chỉ muốn đề cập đến việc phải rèn luyện việc đặt chân vào chân phanh (cháu nhắc lại là đặt chân thôi chứ chưa phải là nhấn chân phanh) cho nó thành một thứ như "Phản xạ tự nhiên". Làm sao cho mọi tình huống dù chủ động hay bị động, dù cho có phán đoán trước hay bị đột ngột, giật mình thì chân phải của chúng ta luôn ở vị trí chân phanh. Thao tác này muốn nó thành một thứ phản xạ thì chúng ta phải rèn luyện nó hàng ngày, hàng giờ trong mọi tình huống và không được ngại "mất việc".

Phải làm sao để:
- Khi nhìn thấy chướng ngại: Chân phải đã ở chân phanh
- Ho : Chân phải đã ở chân phanh
- Hắt hơi: Chân phải đã ở chân phanh
- Có chuông điện thoại: Chân phải đã ở chân phanh
- Giật mình vì bất cứ cái gì đó: Chân phải đã ở chân phanh
- ... vân vân và vân vân ....: Chân phải đã ở chân phanh

Khi thói quen này thuần thục thì CCCM sẽ thấy là tay lái của chúng ta tự tin lên rất nhiều. Và điều quan trọng là khi nó đã thành "phản xạ" thì nó sẽ tránh cho chúng ta tránh được rất nhiều va chạm đáng tiếc.
Cháu xin bổ sung thêm về chân phanh chân ga: theo kinh nghiệm từ khi lái đến giờ chân phải gót kê thảm sàn cứ đạp thẳng thì vào phanh mà đạp chéo thì vào ga và nó rất bổ ích cho bản thân cháu(về việc này cháu rút kinh nguyệt từ ngày đầu lái xe bị quáng hay nhầm xe tự lùi, tự tiến khi dừng).
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
654
Động cơ
513,963 Mã lực
Cháu xin bổ sung thêm về chân phanh chân ga: theo kinh nghiệm từ khi lái đến giờ chân phải gót kê thảm sàn cứ đạp thẳng thì vào phanh mà đạp chéo thì vào ga và nó rất bổ ích cho bản thân cháu(về việc này cháu rút kinh nguyệt từ ngày đầu lái xe bị quáng hay nhầm xe tự lùi, tự tiến khi dừng).
Cá nhân cháu thì thấy cách này tiện nhưng không ổn lắm ở chỗ là cách này thì thao tác nhanh nhưng lại có xu hướng chỉ dùng bàn chân để đạp phanh. Trong những tình huống bình thường thì không sao, nhưng với tình huống cần lực phanh lớn thì lại bị thiếu. Nên cháu vẫn đề nghị là khi đổi chân ga - chân phanh thì nên hơi co chân lại một chút để đổi bàn đạp. Cách này sẽ tạo phản xạ khi cần phanh gấp thì sẽ dùng cả chân (lực của đùi+bàn chân) để đạp phanh chứ không chỉ dùng lực của bàn chân.
 

vtt1987

Xe tải
Biển số
OF-369540
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
429
Động cơ
256,808 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Số 98 đường Bưởi, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Website
shopnoidianhat.vn
Các công cụ an toàn của người lái xe: Cháu xếp theo thứ tự ưu tiên ạ.

1) Vô lăng: Đương nhiên và tất nhiên
2) Phanh: Cũng là đương nhiên.

Việc tránh chướng ngại (vô lăng) và giảm tốc độ khi cần thiết (phanh) đương nhiên là nhưng hành vi cực kỳ quan trọng để đảm bảo giao thông an toàn. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa hai "Công cụ" này như thế nào để đảm bảo 3 điều kiện an toàn thì cũng có nhiều điều cần bàn. Cái này cháu sẽ từ từ trình bày sau.

3) Xi nhan: Đây là công cụ cực kỳ quan trọng, nhưng lại không được coi trọng một cách đúng mức. Sử dụng xi nhan hợp lý giúp cho điều 2 và 3 của điều kiện an toàn được đảm bảo một cách tốt nhất.

4) Còi: Tất nhiên là còi là một công cụ hữu ích, nhưng đồng thời lại là một thứ gây ra sự khó chịu cũng rất nhiều. Đối với công cụ này thì thường chia ra 2 quan điểm trái ngược là một bên thì "hạn chế tối đa" việc sử dụng còi để tránh làm phiền người khác còn một bên thì lại "lạm dụng" còi một cách thái quá. Tất nhiên là lạm dụng cái gì cũng không tốt. Nhưng theo cháu thì riêng với còi thì thà thừa còn hơn là thiếu. Và một điều lưu ý nữa là còi không phải luôn luôn báo hiệu cho người phía trước mà nhiều khi còn báo hiệu cho người phía sau và cả hai bên nữa ạ. Đặc biệt là với "Tệ nạn" sử dụng điện thoại một cách hồn nhiên khi tham tham gia giao thông như hiện nay thì CÒI là một công cụ rất hữu hiệu và cũng nên sử dụng kể cả khi có làm phiền cho những người khác.

5) Đèn: Với công cụ này thì lại phải chia ra làm 2 loại khác nhau:
5a - Chiếu sáng chủ động: đại khái là chiếu sáng để người lái nhìn đường mà đi. Với công cụ này thì CCCM chỉ lưu ý là trong trường hợp tránh xe đối diện thì phải sử dụng đèn chiếu gần để đảm bảo an toàn cho xe đối diện. Và việc "Nháy pha" cũng là một động tác an toàn hữu hiệu khi gặp xe đối diện vì cũng có rất nhiều trường hợp người lái xe đang mải buôn điện thoại, hoặc thậm chí là đang nhìn điện thoại để tìm phonebook hay đang nhắn tin. Việc "nháy pha" sẽ làm cho họ chú ý đến xe đối diện và tránh được sự cố đáng tiếc.
5b - Chiếu sáng thụ động: Đại khái là để người khác họ nhìn thấy mình. Điều này cực kỳ quan trọng khi giao thông trong môi trường ánh sáng yếu (sương mù, trời tối, đi vào đường hầm,...). Đèn chiếu sáng thụ động thì bao gồm cả đèn pha/cốt, đèn hậu, đèn phanh, xi nhan. CCCM nên thường xuyên kiểm tra các đèn thụ động (nhiều khi cháy đèn phanh hoặc xi nhan mà không để ý).

6) Cửa kính: Điều này có vẻ hơi buồn cười. Nhưng trên thực tế thì lại rất hữu dụng ạ. Khi đi vào những chỗ đông người, đặc biệt là khi lùi xe thì CCCM nên kéo cửa kính xuống. Lý do thì rất đơn giản là khi có ai đó kêu gì đó, đại khái như "Chèn vào trẻ con bây giờ !!!" .... chẳng hạn thì chúng ta còn nghe được mà dừng lại. Rất nhiều trường hợp CCCM đóng kín xe, có khi còn mở nhạc sàn nữa chứ và hồn nhiên lùi, mọi người xung quanh thì kêu gào ầm ĩ nhưng có nghe thấy gì đâu. Và hậu quả thì ...

Hôm nay tạm thời như thế đã .
e hóng cụ ơi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top