[Funland] Những từ-ngữ khó hiểu trong nhạc vàng

Kim ngưu 101

Xe tải
Biển số
OF-472199
Ngày cấp bằng
22/11/16
Số km
497
Động cơ
203,323 Mã lực
Tuổi
38
Em nghe bài "Thói đời" có đoạn: ..soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt, cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi... " Cỏ ưu tư" ở đây là chơi cỏ hả các cụ, không lẽ thời đó đã có khái niệm phê cỏ phê cần, lại còn đưa vào bài hát.
 

TrungNguyen91

Xe máy
Biển số
OF-592390
Ngày cấp bằng
28/9/18
Số km
54
Động cơ
132,120 Mã lực
Tuổi
33
Lời ca của bản “Dạ cổ hoài lang”, nhịp đôi có nhiều “dị bản”. Thông thường, nghệ sĩ cải lương ca bản sau đây và coi đó là lời ca chính thức:
1. Từ là từ phu tướng
2. Báu kiếm sắc phán lên đàng
3. Vào ra luống trông tin nhạn
4. Năm canh mơ màng
5. Em luống trông tin chàng
6. Ôi! Gan vàng thêm đau!
7. Đường dầu xa ong bướm
8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9. Còn đêm luống trong tin bạn
10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu
11. Vọng phu vọng luống trông tin chàng
12. Lòng xin chớ phụ phàng
13. Chàng là chàng có hay
14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15. Biết bao thuở đó đây sum vầy
16. Duyên sắc cầm đừng lợt phai
17. Là nguyện – cho chàng
18. Hai chữ – bình an
19. Trở lại – gia đàng
20. Cho én nhạc hiệp đôi.
Khi Phạm Duy chép lời bài “Dạ cổ hoài lang” có một vài chỗ thay đổi như:
Câu 5: Luống trông tin chàng
Và trong một “dị bản” khác thì chép:
Câu 5: Trông luống trông tin chàng
Tôi không vội khẳng định là lời ca nào đúng nhứt. Nhưng đứng về mặt ngôn ngữ thì có nhiều điều làm tôi phải suy nghĩ. Tôi xin tuần tự đưa ra những nhận xét:
1. Từ là từ phu tướng (không có gì đổi)

2. Báu kiếm sắc phán lên đàng. Theo tôi chữ “báu” là tiếng Nôm thường không ghép chung chữ “kiếm”. Nếu có ghép thì nói là “kiếm báu” vì thế mà hai chữ “bảo kiếm” (hay là “bửu kiếm”) theo tôi là đúng hơn. Chữ “sắc” là chiếu chỉ của nhà vua. “Phán” là quyết định của nhà vua nhưng trong các truyện Tàu dịch ra tiếng Việt thường là những câu “sau khi nghe triều thần tâu Vua thì Vua phán rằng”. Thường chữ “phán” là có mặt ông vua mới dùng.
Còn chữ “phong” là phong tước, phong lộc, ban ơn cho triều thần. Trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh có cụm từ “sắc phong” mà không có “sắc phán”. Huống chi câu nhạc là “líu, công, líu, công, xê, xàng” nếu chữ đàn “liu” để ca chữ “sắc” thì chữ “cống” phải thấp hơn chữ “liu” một chút mới dễ ca. Bởi vậy “sắc phong” dễ ca hơn “sắc phán”.
Nhưng xét ra ngôn ngữ thì tôi có một nhận xét khác: chữ “lên đường” đúng giọng người miền Nam hơn “lên đàng”, là ngôn ngữ thường dùng ở miền Trung hay miền Bắc. Như cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đặt ra bài “Lên đàng” là lúc ông đang ở tại Hà Nội. Trong ngôn ngữ, ông có dùng một số từ miền Bắc trong một số bài ca.
Một số nhạc sĩ miền Nam, trong đó có Tôn Thất Lập, trong những bài “Hát cho đồng bào tôi” có bài “Xuống đường”. Nhưng nếu dùng chữ “đường” thì không cùng một vần với những câu sau:
Luống trông tin chàng
Năm canh mơ màng…
Và dài theo phía dưới:
Phụ nghĩa tào khang
Chớ phụ phàng…
3. Vào ra luống trông tin nhạn. Về thanh giọng và câu ca thì “tin nhạn” không ổn vì theo bản đờn, chữ chót là chữ Hò, nếu để chữ “nhạn”, khi ca cho đúng thì nghe ra chữ Xự. Nếu muốn dùng chữ “nhạn” thì nên đọc là “nhàn”. Theo dị bản “Vào ra luống trông tin chàng”, cũng có nghĩa và cũng dễ ca.
Hai chữ “vào ra” cũng không thực đúng giọng miền Nam. Trong những bài ghi cho quần chúng thường có câu “vô ra thong thả”. Khi đặt tên con cũng dùng chữ “vô ra”, bằng chứng là tên hai nhạc sĩ đồ đệ của ông Nhạc Khị là Bảy Vô, Tám Ra nhưng chữ “vào ra” lại dễ ca hơn “vô ra” vì câu đờn là Hò, Xê hạp với “vào ra” hơn “vô ra”.
4. Năm canh mơ màng. Có dị bản ghi “Đêm năm canh mơ màng”. Hai câu đều được cả.
5. Em luống trông tin chàng. Có dị bản “Trong luống trông tin chàng” thì theo tôi câu sau đúng phong cách người Việt hơn vì vào những năm 1919 và 1920 ít có người vợ nào xưng “em” với chồng mà thường nói “tôi” với “mình”.
6. Ôi! Gan vàng thêm đau! Có dị bản “Ôi tim vàng thêm đau”. Theo tôi, khi đau khổ, người Việt thường nói “bầm gan tím ruột” nên tôi thấy dị bản “ôi gan vàng quặn đau!” thì chữ “quặn đau” dễ ca hơn “thêm đau” vì câu đờn là “liu, liu, xàng, xệ, liu”. Vậy chữ “quặn đau” gần với chữ đờn hơn.
7. Đường dầu xa ong bướm. Có dị bản để “Đường dù xa ong bướm”. Chữ “dù” là không phải tiếng “dầu” của miền Nam và “ong bướm” thường chỉ mối tình không chính thức như “ong bướm hút nhụy hoa”. Vợ chồng xa nhau không ai nói “ong bướm xa nhau” mà có thể dùng “loan phụng”. Vì vậy mà câu trong dị bản “Chàng dầu say ong bướm” tức là trong khi đi xa nếu chàng có vài mối tình vụn vặt thì cũng xin “đó đừng phụ nghĩa tào khang”. Theo tôi phù hợp với hoàn cảnh của người vợ trong bài ca.
8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang. (không thay đổi)
9. Còn đêm luống trông tin bạn. Chữ “còn” là tiếng đệm. Các dị bản khác chép lại: “Đêm luống trông tin nhạn” hay "đêm luống trông tin bạn” đều đúng cả. Theo tôi, chữ “nhạn” phù hợp hơn chữ “bạn” vì trong xã hội Việt Nam cổ người vợ không dám xem chồng như bạn. Thường dùng chữ “phu quân”. Và chữ “nhạn” còn có nghĩa mong tin người ở xa nhắn tin về.
10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu. (không thay đổi)
11. Vọng phu vọng luống trông tin chàng. (không thay đổi)
12. Lòng xin chớ phụ phàng. Có dị bản ghi “Xin chàng chớ phụ phàng” thì câu sau rõ nghĩa hơn.
13. Chàng là chàng có hay. Có dị bản “Chàng ôi chàng có hay”. Hai câu đều được.
14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây. (Tất cả các bản đều giống nhau).
15. Biết bao thuở đó đây sum vầy? (không thay đổi)
16. Duyên sắc cầm đừng lợt phai. Chữ “sắc” nên viết lại là “sắt”, vì đây là đờn cầm, đờn sắt chứ không phải sắc diện, sắc đẹp. Đa số đều giống nhau, chỉ có trong dị bản của Phạm Duy hai chữ chót là “tình thương” không cùng vần với “sầu tây”, “sum vầy”. Vì thế tôi nghĩ rằng “Duyên sắt cầm đừng lợt phai” đúng hơn.
17. Là nguyện cho chàng. Có dị bản chép “Thiếp nguyện cho chàng”. Hai câu đều được. Nhưng câu “Là nguyện cho chàng” gần câu đờn hơn.
18. Hai chữ an – bình an. Có dị bản “Đặng chữ bình an”. Theo tôi câu sau có chữ “đặng” không phải cách nói của người miền Nam “được chữ bình an”. Vì vậy mà câu “Hai chữ an - bình an” dễ ca hơn.
19. Trở lại – gia đàng
20. Cho én nhạc hiệp đôi.
Sau những nhận xét trên, tôi đề nghị các bạn xem lại dị bản sau đây rồi nên có một Uûy ban để quyết định dị bản nào phù hợp với tinh thần của bản “Dạ cổ hoài lang” và đúng với ngôn ngữ Việt thời đó:
1. Từ là từ phu tướng
2. Bửu kiếm sắc phán lên đàng
3. Vào ra luống trông tin nhàn
4. Năm canh mơ màng
5. Trông luống trông tin chàng
6. Ôi! Gan vàng quặn đau!
7. Chàng dầu say ong bướm
8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9. Đêm luống trong tin nhạn
10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu
11. Vọng phu vọng luống trông tin chàng
12. Xin chàng chớ phụ phàng
13. Chàng ơi! Chàng có hay?
14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15. Biết bao thuở đó đây sum vầy
16. Duyên sắt cầm đừng lợt phai
17. Là nguyện cho chàng
18. Hai chữ an bình an
19. Trở lại gia đàng
20. Cho én nhạc hiệp đôi.
GS – TS Trần Văn Khê còn nhấn mạnh: “Nếu mai mốt đây, Dạ cổ hoài lang trở thành một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới thì khi ấy, chắc chắn sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng. Như vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những cuộc hội thảo và cả một hội đồng khoa học để cùng nghiên cứu, thảo luận làm sao đưa ra một bản thảo lời ca chính thức của Dạ cổ hoài lang phù hợp với ngôn ngữ Việt thời đó…”.
Thiết nghĩ, đây là một ý kiến rất đáng để các ngành, các cấp tham khảo và suy ngẫm!
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/da-co-hoai-lang-van-mai-ngan-vang-79042.html
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,022
Động cơ
551,235 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Các bài hát nhạc vàng nhiều khi tác giả viết lời để cho vần điệu được trơn tru thôi chứ nhiều từ cũng không có nghĩa lắm...
Ví dụ trong bài Hoa Trinh Nữ, em thấy cụm từ " đôi mi gầy " chả có nghĩa . Lông mi làm sao mà xác định gầy hay béo được (?) =))
Dĩ nhiên là không có cái gì gọi là "đôi mi béo", nhưng "đôi mi gầy" trong ngữ cành này là có ý của ló. "Ngỡ đôi mi gầy - khép đêm trăng đầy - cài then cung ái". Làm mường tượng đến cái cảnh cô gái héo hon về tình, dắm mắt lại không nhìn đến ánh trăng đêm ấy rất đầy đặn lung linh, khước từ cái ái tình giăng gió. Hay chứ!
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Dĩ nhiên là không có cái gì gọi là "đôi mi béo", nhưng "đôi mi gầy" trong ngữ cành này là có ý của ló. "Ngỡ đôi mi gầy - khép đêm trăng đầy - cài then cung ái". Làm mường tượng đến cái cảnh cô gái héo hon về tình, dắm mắt lại không nhìn đến ánh trăng đêm ấy rất đầy đặn lung linh, khước từ cái ái tình giăng gió. Hay chứ!
Cụ phân tích như giáo viên dạy môn Văn... hỹ hỹ...:))
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Em nghe bài "Thói đời" có đoạn: ..soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt, cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi... " Cỏ ưu tư" ở đây là chơi cỏ hả các cụ, không lẽ thời đó đã có khái niệm phê cỏ phê cần, lại còn đưa vào bài hát.
Công nhận lyrics nghe khó hiểu thật, nhiều từ em cảm như không có nghĩa . :D
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,129
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Em nghe bài "Thói đời" có đoạn: ..soi bóng đời bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt, cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi... " Cỏ ưu tư" ở đây là chơi cỏ hả các cụ, không lẽ thời đó đã có khái niệm phê cỏ phê cần, lại còn đưa vào bài hát.
Cỏ ưu tư là thuốc lá đó anh
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
4,126
Động cơ
-7,870 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Các bài hát nhạc vàng nhiều khi tác giả viết lời để cho vần điệu được trơn tru thôi chứ nhiều từ cũng không có nghĩa lắm...
Ví dụ trong bài Hoa Trinh Nữ, em thấy cụm từ " đôi mi gầy " chả có nghĩa . Lông mi làm sao mà xác định gầy hay béo được (?) =))
Cụ nói thế thì không thể yêu được ca từ của cụ Trịnh rồi. Đôi mi gầy theo em là rất hay vì hình tượng hoá đôi mi của cô gái mỏng và đẹp. Tất nhiên mỗi người một cảm nhận, có khi hát cụ lại sửa thành khép đôi mi sầu hoặc đôi mi gì đấy cụ lại thấy hay :)
 

Đi Lang Thang

Xe buýt
Biển số
OF-549985
Ngày cấp bằng
10/1/18
Số km
719
Động cơ
172,818 Mã lực
Nơi ở
Juve
Các bài hát nhạc vàng nhiều khi tác giả viết lời để cho vần điệu được trơn tru thôi chứ nhiều từ cũng không có nghĩa lắm...
Ví dụ trong bài Hoa Trinh Nữ, em thấy cụm từ " đôi mi gầy " chả có nghĩa . Lông mi làm sao mà xác định gầy hay béo được (?) =))
hay là mu nhỉ?
theo e biết, mu có lông, và có mu gầy mu béo.
mấy tạp chí sắc đẹp tụi tư bủn e cũng thấy hay có ảnh đặc tả lông mi/mu nhập nhèm rất ;))


long-mi-dai-benhvn (2).jpg
 

made in hp

Xe buýt
Biển số
OF-295060
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
653
Động cơ
318,357 Mã lực
Nơi ở
hải phòng-nội bài-lao cai
Các bài hát nhạc vàng nhiều khi tác giả viết lời để cho vần điệu được trơn tru thôi chứ nhiều từ cũng không có nghĩa lắm...
Ví dụ trong bài Hoa Trinh Nữ, em thấy cụm từ " đôi mi gầy " chả có nghĩa . Lông mi làm sao mà xác định gầy hay béo được (?) =))
đúng là chủ yếu cho vần điệu trơn chu nhưng dù vậy nó vẫn có nghĩa cụ ah ( cái này thì lại phụ thuộc người nghe ).
như cụ nói " đôi mi gầy " không có nghĩa nhưng nó lại có nghĩa chung khiến ta cảm nhận đến 1 người con gái nào đó hao hao ,gầy gầy, thương thương ...
 

made in hp

Xe buýt
Biển số
OF-295060
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
653
Động cơ
318,357 Mã lực
Nơi ở
hải phòng-nội bài-lao cai
Bài này là phần 4 của loạt bài viết giải nghĩa một số câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng. Đó là những câu, những chữ có thể gây khó hiểu hoặc thường bị ca sĩ hát sai nhất. Bài viết này nói đến hai bài hát “Vọng Gác Đêm Sương” và “Đà Lạt Hoàng Hôn”. Khi hiểu đúng ý nghĩa của từng chữ mà nhạc sĩ đã viết ra, chúng ta sẽ thấy bài hát hay hơn và thêm yêu những ca khúc bất tử đó.


Đọc lại 3 phần trước:
Phần 1: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-1/
Phần 2: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-2/
Phần 3: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-3/



1. Buông khói gây thơ, tôi kể người nghe một chuyện tâm tình…


Đó là câu mở đầu của bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Phát – bài Vọng Gác Đêm Sương. Tuy nhiên, khi search phần lời “buông khói gây thơ” này trên google, sẽ không ra bất kỳ một kết quả nào, thay vào đó, 100% kết quả hiển thị là câu “buông khói NGÂY thơ”, một câu khá tối nghĩa.

Khi nghe lại hàng chục phiên bản bài Vọng Gác Đêm Sương từ trước đến nay, người viết nhận thấy thế hệ ca sĩ sau 1975 hầu hết là hát sai câu mở đầu bài hát, đó là Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh… Chỉ có Tâm Đoan và Như Quỳnh là hát đúng “buông khói gây thơ”. Ngoài ra thế hệ ca sĩ trước 1975 cũng có rất nhiều người hát bài hát này, và đều hát đúng lời là Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Giao Linh…

Từ đó cho thấy, mặc dù Vọng Gác Đêm Sương là một bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích, nhưng hầu hết khán giả lại hiểu sai câu hát, ngay cả ca sĩ nổi tiếng cũng hát sai câu hát này.

Bài Vọng Gác Đêm Sương của Mạnh Phát kể về một người lính đang gác súng nơi biên thùy lúc nửa đêm giá lạnh. Mặc dù đang ở nơi đầu tuyến nguy hiểm, nhưng với anh lính, đó là một khung cảnh nên thơ, với sương rớt trên vai, gió về lạnh buốt, làm anh chạnh nhớ về thời thơ mộng của mình. Vì vậy mới có câu “buông khói gây thơ”.

Thoạt đầu, người nghe sẽ liên tưởng đến “khói” trong câu hát này là khói thuốc lá. Điều đó cũng có thể đúng. Tuy nhiên khi nghe các đoạn sau của bài hát, tác giả mô tả khung cảnh cô đơn và giá lạnh về đêm với hơi sương lan tỏa:

Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương…

và:

Đêm trắng hoen sương…

Vì vậy “buông khói” ở đây có thể không phải khói thuốc mà là khói sương tỏa ra khi người ta thở, điều thường thấy khi ở xứ lạnh.


em không nói là cụ phẫn tích sai nhưng " buông khói gây thơ " ở đây được hiểu là phút giây- quãng thời gian người lính gác buông bỏ , quên lãng khói lửa , hận thù chiến nơi chiến tuyến mà bỗng sống với tâm hồn thật của mình.
 

Hết xăng

Xe tăng
Biển số
OF-134139
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
1,786
Động cơ
383,321 Mã lực
chỉ là mấy bài cảm nhận âm nhạc vu vơ dạng tiểu học mà cũng chém gió được 14 trang ;))
Trải hơn nửa thế kỷ, đến nay nhiều người Việt vẫn thích nhạc vàng. Vậy hơn cả 14 trang, chứ 14 quyển nghiên cứu cũng nói sao hết đc
 

daovietnhat

Xe đạp
Biển số
OF-603993
Ngày cấp bằng
20/12/18
Số km
41
Động cơ
123,600 Mã lực
Tuổi
40
Các bài hát nhạc vàng nhiều khi tác giả viết lời để cho vần điệu được trơn tru thôi chứ nhiều từ cũng không có nghĩa lắm...
Ví dụ trong bài Hoa Trinh Nữ, em thấy cụm từ " đôi mi gầy " chả có nghĩa . Lông mi làm sao mà xác định gầy hay béo được (?) =))
Đôi my gầy là hình ảnh rất đẹp, nó liên quan đến phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ của tiếng Việt bác ạ.
 

Pachooc1

Xe hơi
Biển số
OF-408166
Ngày cấp bằng
3/3/16
Số km
152
Động cơ
226,855 Mã lực
Tuổi
46
Nhạc vàng đã đành, nhạc thiếu nhi em thấy còn có vấn đề nữa là.
Ví dụ bài "Chú voi con ở bản Đôn", theo một nghiên cứu chưa được công bố thì huyện gì đó ở tỉnh Đak Lak có bản Đôn, bản Đa và bản Đuôi, và chú voi con trong bài hát thực ra là ở bản Đa. Câu hát gốc là "Chú voi con ở bản Đa, chưa có ngà nên còn trẻ con..."
Còn ở bản Đôn và bản Đuôi thì người ta hát khác.
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,634
Động cơ
398,701 Mã lực
Ob la di, ob-la-da, life goes on bra
La-la, how the life goes on
Ob-la di, ob-la-da, life goes on bra
La-la, how the life goes on.
......
Hết nhạc Việt em sang nhạc tây.
Em hỏi câu 'life go on bra' là gì ah
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,994
Động cơ
451,275 Mã lực
Nhạc vàng đã đành, nhạc thiếu nhi em thấy còn có vấn đề nữa là.
Ví dụ bài "Chú voi con ở bản Đôn", theo một nghiên cứu chưa được công bố thì huyện gì đó ở tỉnh Đak Lak có bản Đôn, bản Đa và bản Đuôi, và chú voi con trong bài hát thực ra là ở bản Đa. Câu hát gốc là "Chú voi con ở bản Đa, chưa có ngà nên còn trẻ con..."
Còn ở bản Đôn và bản Đuôi thì người ta hát khác.
Chưa có "...." nên tính là trẻ con hết.
Có thể sai địa lý nhưng không sai bản chất bài hát :D
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,340
Động cơ
2,950,392 Mã lực
Nơi ở
Internet
Có lần diệu vào với ông anh họ, ổng hỏi: mày có biết câu: 'Còn hai con mắt khóc người một con.' nghĩa là gì không? Aka: đi lính đói ăn, VC dí méo ngủ đc, gầy trơ xương, còn mỗi 2 con mắt trố ra, bà già gửi thư bảo con bé người yêu mày lấy chồng rồi, nhận đc thư này thì chắc nó đã đẻ con. Thì chả là: còn mỗi 2 con mắt (mắt người) khóc vì crush bế con nó (bế em bé) chứ còn gì nữa =)) :))
Có lý, có lý.
 

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,211
Động cơ
201,204 Mã lực
Tuổi
34
Nhạc vàng đã đành, nhạc thiếu nhi em thấy còn có vấn đề nữa là.
Ví dụ bài "Chú voi con ở bản Đôn", theo một nghiên cứu chưa được công bố thì huyện gì đó ở tỉnh Đak Lak có bản Đôn, bản Đa và bản Đuôi, và chú voi con trong bài hát thực ra là ở bản Đa. Câu hát gốc là "Chú voi con ở bản Đa, chưa có ngà nên còn trẻ con..."
Còn ở bản Đôn và bản Đuôi thì người ta hát khác.
Bản Đôn thì phải là cô voi con cụ êi
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,298
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Nhạc vàng đã đành, nhạc thiếu nhi em thấy còn có vấn đề nữa là.
Ví dụ bài "Chú voi con ở bản Đôn", theo một nghiên cứu chưa được công bố thì huyện gì đó ở tỉnh Đak Lak có bản Đôn, bản Đa và bản Đuôi, và chú voi con trong bài hát thực ra là ở bản Đa. Câu hát gốc là "Chú voi con ở bản Đa, chưa có ngà nên còn trẻ con..."
Còn ở bản Đôn và bản Đuôi thì người ta hát khác.
Ngày xưA lâu lâu TW đoàn thành đoàn thường tổ chức “ trại sáng tác “ nên chất lượng và khúc cho thiếu nhi ve di good. Gần đây buông lỏng chả có ca khúc nào viết cho thiếu nhi ra hồn.
Ca khúc viết cho thiếu nhi hơi bị xuong nhé. NS non đố dám múa mảng này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top