[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cùng thời gian này, vào ngày 17/5/2023, một phái đoàn đại diện của 20 nước châu Phi đã gặp đại diện bộ ngoại giao Nga để bàn về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nga và các nước châu Phi ngày 26-29/7/2023 tới. Trong chương trình nghị sự của cuộc gặp này và cuộc gặp thượng đỉnh, không có bất kỳ chỗ nào đề cập tới vai trò của Wagner. Trong một thời gian dài, Wagner, dưới sự lãnh đạo của Prigozhin đã tự coi mình là một tổ chức đại diện không chính thức cho các quyền lợi của Nga – và đặc biệt là ở châu Phi, nơi họ cung cấp dịch vụ an ninh trực tiếp cho các lãnh đạo cao nhất của nước này. Và điều này có thể khiến ông cảm thấy vị thế đó của ông bị đe dọa.

Tiếp đó, Wagner nhận thấy việc Nga cho phép thành lập hàng loạt công ty quân sự tư nhân và cho họ tham chiến tại Ukraine đang dẫn tới việc Wagner mất đi địa vị độc quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quân sự tư nhân.

Thêm vào đó, Bộ quốc phòng yêu cầu tất cả các lực lượng quân sự tư nhân phải ký hợp đồng với Bộ quốc phòng Nga. Theo nội dung hợp đồng thì các công ty quân sự tư nhân sẽ chỉ là người cung cấp các nhân sự có kỹ năng quân sự hoặc các kỹ năng quân đội cần chứ không phải là các đơn vị chiến đấu. Họ có quyền tuyển dụng, đào tạo, tổ chức, huấn luyện các kỹ năng chiến đấu. Sau đó những người đó sẽ tham chiến như các đơn vị của quân đội Nga, chịu sự chỉ đạo của quân đội Nga và phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình với tòa án quân đội Nga.

Wagner không muốn như vậy. Họ muốn hoạt động theo cách họ đang làm. Họ tự tuyển dụng, huấn luyện và chiến đấu như một đội quân độc lập không chịu sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng. Trong khi đó, họ vẫn muốn Bộ quốc phòng cung cấp vũ khí, hậu cần với mức độ ưu tiên cho họ. Nói một cách khác, họ muốn sự độc lập còn hơn cả các đội quân Chechnya (các đội quân này vẫn phải chịu sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng Nga) – bất chấp một thực tế là Chechnya là một nước cộng hòa có quy chế đặc biệt trong Liên bang Nga, trong khi Wagner thì không là một quốc gia nào cả.

1697193802239.png


Sau chiến thắng ở Bakhmut, các đội quân của Wagner được bố trí về nghỉ ngơi tại các doanh trại trên đất Nga. Khi nhận thấy các đơn vị được bố trí rải rác ở nhiều nơi, họ lo lắng rằng quân đội Nga sẽ tiến hành giải giáp vũ khí của họ và yêu cầu đối thoại với bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng. Khi các yêu cầu này không được đáp ứng các sự kiện đã xảy ra như ở đã nói ở trên.

4. Đây có phải là một cuộc đảo chính?

Câu trả lời là đây không phải là một cuộc đảo chính mà chỉ là một cuộc binh biến. Một cuộc đảo chính sẽ dẫn đến thay đổi chính quyền. Muốn thay đổi chính quyền thì cần phải có một đảng chính trị với một mục tiêu rõ ràng và được nhân dân ủng hộ. Wagner không có tất cả các điều này.

5. Vậy Prigozhin muốn gì?

Khởi đầu của Wagner, Prigozhin nhìn nhận mình như một người quản lý Wagner cho Putin (tất cả các phát ngôn của ông, cho tới tận sáng nay đều thể hiện sự trung thành với Putin chứ không phải chính phủ Nga mà ông cho là toàn những kẻ tham nhũng). Tuy nhiên, cùng với nguồn lợi khổng lồ từ dầu ở Syria và vàng, kim cương, khoáng sản quý ở châu Phi cùng với điều kiện hoạt động độc lập (tương đối về cả hình thức lẫn thực tế hành động) khiến cho ông thấy mình từ một nhà quản lý công ty đã trở thành một lãnh tụ quân sự của một lực lượng quân sự thiện chiến. Từ chỗ coi Wagner là của nước Nga, ông đã noi nó thành của mình và bắt đầu đàm phán theo kiểu tống tiền với lãnh đạo quân đội Nga và rồi với cả nhà nước và tổng thống. Điều này có thể khiến ông có sự ủng hộ của một bộ phận binh sĩ của Wagner (rất nhiều người trong số này vẫn coi việc phục vụ trong Wagner là phục vụ nước Nga chứ không phải phục vụ ông chủ Prighozin) ủng hộ ông ta nhưng không làm cho nhân dân Nga ủng hộ ông.

1697193984423.png



.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

6. Sự việc này rồi sẽ đi tới đâu?

Sự việc này sẽ kết thúc như nhiều cuộc binh biến trước đó trong lịch sử Nga.

Ngày 25/12/1825, 3.000 binh lính của Trung đoàn Cận vệ Moscow, Trung đoàn Ngự lâm Pháo thủ, và đội ngự lâm hải quân Nga đã làm binh biến không chịu tuyên thệ trung thành với Sa hoàng Nicholas đệ Nhất. Tướng Miloradovich, vị tướng có nhiều quân công nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống Napoleon năm 1812 vẫn đang còn sống vào thời điểm đó đã tới cố gắng thuyết phục các đơn vị này giải giáp vũ khí. Ông đã bị một sỹ quan binh biến bắn chết. Sau đó, Sa hoàng Nicholas đệ Nhất đã cho pháo bắn đạn ghém bắn thẳng vào đội hình các binh sĩ làm binh biến khiến nhiều người chết và số còn lại bỏ chạy. Sau khi họ cố tập hợp trên mặt sông đóng băng, pháo binh đã bắn xuống băng làm đại đa số các binh sĩ nổi loạn chết đuối vì lạnh khi băng trên sông vỡ.

Năm 1921, 13.000 thủy binh hạm đội Baltic và 2.000 thường dân ủng hộ họ đã làm binh biến chống lại chính quyền Xô viết tại Petrograd, thủ đô của nước Nga Xô Viết lúc đó. Chính các thủy binh này là lực lượng nòng cốt giúp cho đảng Bolshevik của Lenin giành được chính quyền năm 1917. Zinoviev, chủ tịch hội đồng thành phố Petrograd và Trotsky, chủ tịch hội đồng chiến tranh cách mạng (tương đương bộ trưởng quốc phòng) đã tập hợp 60.000 Hồng quân và tấn công Kronstadt. Một số thủy binh nổi loạn đã bỏ chạy sang Phần Lan. Số còn lại bị giết và đầu hàng. Các lãnh đạo cuộc binh biến đã ra lệnh cho binh sỹ dưới quyền phá hủy các cơ sở hạ tầng, thiết bị và khí tài của hạm đội Baltic. Tuy nhiên, các binh sỹ dưới quyền, khi phát hiện ra các chỉ huy của họ đang chuẩn bị bỏ chạy đã bắt các chỉ huy của mình và giao nộp cho Hồng quân.

Ngày 9/11/1975, chính ủy của khinh hạm Storozhevoy đã tổ chức một cuộc binh biến, bắt giam thuyền trưởng và một số sĩ quan chống đối rồi cùng với khoảng 150 thủy thủ ủng hộ binh biến mang khinh hạm này sang Thụy Điển. Tuy nhiên, hạm đội Baltic đã ngăn chặn tàu này cách lãnh hải Thụy Điển 32 km. Sau đó chính ủy của tàu đã bị xử bắn và cách thành viên chính trong việc binh biến bị xử tù. Các thành viên thường bị sa thải khỏi hải quân Liên Xô.

Tôi nghĩ rằng cuộc binh biến của Wagner rồi sẽ kết thúc tương tự như những trường hơp trên. Prigozhin có thể được lòng một phần binh sỹ Wagner khi ông chỉ trích bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu trưởng. Tuy nhiên khi ông quyết định đưa quân về Moscow để “chúng ta sẽ có một tổng thống mới” như lời ông nói thì sẽ có nhiều binh lính từ bỏ lực lượng này vì họ chiến đấu cho nước Nga chứ không phải cá nhân Prigozhin. Và cuối cùng lực lượng của Wagner sẽ không thể chống lại được quân đội Nga.

Vấn đề của Nga bây giờ là làm sao có thể giải quyết vụ việc với ít máu đổ nhất và sau đó tái sử dụng các binh sỹ của Wagner cho cuộc chiến.

1697194099220.png

1697194486556.png

1697194510282.png

Máy bay chở Prigozhin bị rơi
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ở phần 8, chúng ta đã thấy rằng sau khi Liên Xô và khối quân sự Warsaw sụp đổ thì người Nga nhận ra rằng NATO không những không biến mất mà nó còn gia tăng cả về số lượng thành viên lẫn ngân sách quân sự. Các cuộc “Đông tiến” của NATO áp sát biên giới Nga là không ngừng nghỉ và NATO không chỉ thu nhận các nước Đông Âu vào làm thành viên mà thực sự đã vươn tới các nước cộng hòa cũ của Liên Xô ở cả phía Tây, Tây Nam và phía Nam (vùng Trung Á) của Nga.

Cùng với sự gia tăng của các nguy cơ về an ninh do việc Đông tiến của NATO, người Nga nhận thấy rằng những “giúp đỡ” của phương Tây (từ cả đầu tư tới tư vấn cải cách kinh tế, xã hội) không làm thay đổi nước Nga theo chiều hướng tốt hơn mà thực ra là tạo ra những chiếc vòng kim cô đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và quân sự của Nga.

Vào tháng 2/2023, khi nhìn lại một năm ngày nổ ra chiến tranh ở Ukraine, giới nghiên cứu và bình luận quốc tế đã thống nhất ở một điểm là cuộc chiến ở Ukraine chỉ là một phần nhỏ trong một cuộc chiến toàn cầu mà Putin đã phát động và các bên đều cho rằng Putin đã cảnh báo về cuộc chiến đó (mà vào thời điểm đó không ai nhận) thông qua bài phát biểu của ông tại hội nghị thượng đỉnh về chính sách an ninh tại Munich vào tháng 3/2007.

1697254823658.png

NATO năm 1988

Muốn hiểu về cuộc chiến toàn diện mà Putin phát động thì chúng ta phải hiểu về: (i) học thuyết nào là nền tảng cho các hành động của nước Nga để quay lại vũ đài, và (ii) nước Nga trở lại vũ đài quốc tế dưới mô hình nào.

Để hiểu được học thuyết làm nền tảng cho các hành động của nước Nga thì chúng ta cần phải biết (i) ai là tác giả của nó, (ii) người thực thi nó chỉ là một mình Putin hay là ai khác. Muốn hiểu được điều này thì chúng ta lại phải hiểu được quá trình Putin lên nắm quyền lực, ai là người đưa ông lên, quá trình đấu tranh về quyền lực trong nội bộ nước Nga trong quá trình cải tổ để quay lại vũ đài chính trị thế giới.

Tất cả các vấn đề trên nếu bị tách rời ra thì chúng ta sẽ không hiểu được toàn diện vấn đề. Do đó, phần này sẽ rất dài vì nó sẽ bàn tất cả các vấn đề nêu trên.

1. Sự trở lại vũ đài chính trị thế giới của nước Nga:

Vào tháng 3/2007, trong khuôn khổ cuộc thảo luận về chính sách an ninh toàn cầu tại Munich, với sự có mặt của lãnh đạo hầu hết khối NATO, Putin đã mở đầu bài phát biểu của mình rằng “cách thức tổ chức của cuộc hội thảo này cho phép tôi bỏ qua sự lịch sự quá mức và cách thức phải nói vòng vèo những ngôn ngữ ngoại giao nghe vừa tai nhưng sáo rỗng”. Đúng như lời mở đầu đó, Putin đã nêu thẳng những vấn đề mà ông thấy là nguy cơ với an ninh toàn cầu nói chung và Nga nói riêng.

1697255035816.png


Đầu tiên, ông nhắc lại rằng chỉ 2 thập niên trước, thế giới đã bị chia làm 2 cực, đứng đầu bởi hai siêu cường. Sự phân cực đó đã khiến cho cả thế giới bị chia rẽ cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế. Sự phân cực đó đã tạo ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng cho thế giới. Khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thì đạn dược, vũ khí của các bên vẫn còn nguyên và tương tự như vậy, cách tư duy theo hệ tư tưởng thời Chiến tranh lạnh, các tiêu chuẩn kép và tư duy kiểu khối quân sự của cuộc chiến đó vẫn như thế.

Thế giới đơn cực được hình thành sau Chiến tranh Lạnh, theo Putin, không giải quyết vấn đề chia rẽ của thế giới mà chỉ đơn thuần là tạo ra một thế giới mới trong đó chỉ có một trung tâm quyền lực (một trung tâm ra các quyết định cốt tử với thế giới) và một trung tâm của quyền lực quân sự. Putin nói rằng người Nga thường xuyên được “dạy dỗ” về dân chủ nhưng những người đi dạy nước Nga lại không tự mình học về điều họ nói.

1697255091086.png


Sau đó, Putin khẳng định “tôi cho rằng mô hình đơn cực này không chỉ không thể chấp nhận được mà còn là bất khả thi trong thế giới ngày nay”. Tôi cho rằng đây chính là nhận định quan trọng nhất của Putin và nó đã chi phối toàn bộ hành động của nước Nga từ tời điểm đó cho tới nay. Nhận định này cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai của thế giới.

Sau nhận định chính nêu trên, Putin diễn giải cụ thể hơn các vấn đề của thế giới.

Ông nói rằng đang có một cơn say sử dụng vũ lực quân sự trên trường quốc tế và không ai cảm thấy an toàn. Việc này diễn ra là do càng ngày càng có sự coi thường các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Các quy chuẩn pháp lý càng ngày càng bị ép khiến cho giống với một hệ thống pháp luật của một quốc gia – và quốc gia đó là Mỹ. Quốc gia này thường xuyên can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và sự can thiệp đó thể hiện rất rõ qua các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục mà Mỹ áp đặt lên các quốc gia khác.

1697255168456.png


Putin sau đó nhấn mạnh rằng “tôi tin rằng chúng ta đã tới thời điểm quyết định, khi mà chúng ta buộc phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về cấu trúc an ninh toàn cầu. Chúng ta phải tiến hành việc tìm kiếm một sự cân bằng về lợi ích của tất cả các bên tham gia quan hệ quốc tế.”

Việc Putin nói rằng năm 2007 là thời điểm quyết định để các bên cùng suy nghĩ về cơ cấu an ninh toàn cầu và cơ cấu đó phải cân bằng lợi ích của tất cả các bên đã bị các lãnh đạo phương Tây cười khẩy và bỏ qua. Các bạn có thể tận mắt thấy thái độ của họ trong khi nghe Putin phát biểu vì tường thuật toàn văn của bài nói này có thể tìm thấy trên YouTube. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra thì đa số các nhà quan sát đều cho rằng bài phát biểu ở Munich đánh dấu việc nước Nga chính thức thể hiện rằng mình đã trở lại với vũ đài chính trị toàn cầu.


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Một Liên bang Xô Viết kiểu mới hay là một đế quốc Nga Sa hoàng của thế kỷ 21?

Khi toan tính quay trở lại vũ đài chính trị thế giới, nước Nga biết rằng phương Tây sẽ áp dụng phương thức mà họ đã dùng để đánh bại Liên Xô trước đây. Đó là tuyên truyền cô lập, làm suy yếu cả về kinh tế, quân sự, và bước cuối cùng là gây bất ổn cho chính trị trong nước để dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước. Do đó, việc đầu tiên để quay trở lại vũ đài chính trị mà nước Nga phải làm là đối phó với cách thức mà phương Tây sẽ tuyên truyền để cô lập họ.

Cho tới nay, nước Nga trong con mắt thế giới chỉ có 2 mô hình:
(i) Liên bang Xô Viết và
(ii) đế quốc Nga Sa hoàng.
Với phương Tây thì trong cả hai trường hợp họ cũng đều có cách để tuyên truyền hiệu quả để lôi kéo các quốc gia khác chống lại Nga.

2.1 Tuyên truyền chống lại Liên Xô:

Một trong các mặt trận chống lại Liên Xô mãnh liệt nhất và được thực hiện xuyên suốt từ khi nhà nước này được thành lập tới tận ngày ngay (sau khi nhà nước này tan rã 32 năm (2023)) và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới là tuyên truyền của phương Tây về tư tưởng C..S. Việc tuyên truyền chống Liên Xô là để nhằm cô lập nước này và lôi kéo các bên trung lập về phía phương Tây trong cuộc đối đầu với Liên Xô và phong trào C..S do nước này đứng đầu.

Tuyên truyền chống Liên Xô được thực hiện theo cách thức dựa trên hệ thống chính trị, xã hội hiện có và chính đường lối tuyên truyền của Liên Xô rồi diễn giải, bóp méo nó ở những chỗ quan trọng nhất.

Trước hết, phương Tây nói rằng toàn bộ hệ thống chính trị, nhà nước, và định hướng chính sách của Liên Xô được xây dựng trên hệ tư tưởng của Đ..ảng C..S Liên Xô. Hệ tư tưởng C..S này có nguồn gốc từ thế kỷ 19 và dựa trên các tác phẩm của nhà tư tưởng số một của học thuyết C..S là Karl Marx. Họ nhấn mạnh rằng có ba tôn chỉ cốt lõi nhất của hệ tư tưởng C..S vào thế kỷ 19 và các tôn chỉ này được nêu trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đ...ảng C..S” do chính Marx viết.

Thứ nhất, hệ tư tưởng này coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của mọi xã hội (“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.” (Tuyên ngôn của Đ..ảng C..S)). Từ đó họ dẫn giải rằng nếu cuộc đấu tranh của người C..S thành công thì mọi tầng lớp của xã hội sẽ bị xóa bỏ, chỉ còn giai cấp vô sản, sẽ không còn tư hữu, gia đình riêng, tôn giáo, giáo dục. Tất cả sẽ là của chung – từ tài sản tới vợ con, không còn tôn giáo và cha mẹ sẽ không còn có quyền giáo dục con cái mình nữa!!!.

Thứ hai, đó là những người C..S sẽ sử dụng bạo lực một cách công khai trong việc giành chính quyền (“Những người C..S coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành.” (Tuyên ngôn của Đ...ảng C..S)). Điều này được diễn giải rằng nếu các quốc gia, các thành phần giai cấp khác không tiến hành đấu tranh vũ trang với những người C...S thì họ cũng sẽ bị những người cộng sản tiêu diệt bằng bạo lực cách mạng.

Thứ ba, cuộc cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng mang tính toàn cầu. (“Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” (Tuyên ngôn của Đ...ảng C..S)).

Với ba lập luận trên, phương Tây thuyết phục các nước thứ ba, trung lập trong thời gian chiến tranh lạnh rằng nhà nước Liên Xô chỉ là một công cụ của Đ...ảng C...S Liên Xô để thực hiện ý tưởng cộng sản của họ. Và ý tưởng đó dựa trên việc (i) xóa bỏ mọi giai cấp, mọi nền tảng cơ bản nhất của xã hội là tư hữu, gia đình, tôn giáo, giáo dục... (ii) Liên Xô sẽ sử dụng bạo lực cách mạng để làm điều đó, và (iii) không một quốc gia nào sẽ được an toàn vì cuộc CM của những người C..S có quy mô toàn cầu.

Điều thú vị là ngay trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đ...ảng C..S, Marx đã đề cập tới chính cách thức tuyên truyền chống lại tư tưởng C..S nêu trên và giải thích rõ những cách tuyên truyền này bóp méo tư tưởng C..S ở chỗ nào. Tuy nhiên, Liên Xô đã không thành công trong việc “phản tuyên truyền” đối với các tuyên truyền của phương Tây. Phương Tây đã khai thác tối đa các vấn đề liên quan tới chính sách kinh tế, chính trị, đối nội và đối ngoại của Liên Xô để làm “bằng chứng” cho lập luận của họ. Trong số “bằng chứng” này có
(i) chính sách tập thể hóa nông nghiệp và sự đàn áp tầng lớp trung nông ở Nga và Ukraine;
(ii) việc thành lập các trại lao động cải tạo (gulag) với số lượng lớn người bị đi đày tới đó thuộc các tầng lớp trí thức, chức sắc tôn giáo, tư sản...;
(iii) các cuộc thanh trừng trong nội bộ đảng;
(iv) việc hỗ trợ phong trào C..S quốc tế bằng cả tiền bạc, vũ khí, cố vấn và trong nhiều trường hợp là can thiệp quân sự trực tiếp,
(v) việc can thiệp quân sự vào các quốc gia anh em như Hungary 1956, Tiệp Khắc 1968 hay Afghanistan 1979 khi các đ..ảng C..S hoặc xã hội ở các quốc gia này có đường lối khác với đường lối của Đ...ảng C..S Liên Xô.
Tất cả các điều đó đều được phương Tây khai thác triệt để như là bằng chứng để chứng minh 3 lập luận nêu trên.

Việc tuyên truyền của phương Tây được tiến hành không chỉ trên phương diện nhà nước thuần túy (các đài phát thanh, truyền hình hay sách báo tiếng Nga được nhà nước phương Tây tài trợ) mà được thực hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, và dưới nhiều hình thức. Một ví dụ là cơ quan tình báo Mỹ có hẳn một chương trình liên quan tới việc theo dõi các tác phẩm văn học của các nhà văn Liên Xô (được phát hành hay không được phát hành) để nhằm chọn lọc ra các tác phẩm có lợi cho chính sách tuyên truyền chống Liên Xô. Họ đặc biệt nhắm vào các cuốn sách không được Liên Xô cho xuất bản để cho in, trao giải thưởng, nâng nó lên tầm thế giới. Ba ví dụ điển hình là về văn học của Nga trong thời kỳ Xô Viết được phương Tây biết nhiều nhất là ba ấn phẩm “Bác sỹ Zhivago” (được giải thưởng Nobel năm 1958), “Sông Đông êm đềm” (giải thưởng Nobel 1965) và “Quần đảo Gulag” (được giải thưởng Nobel năm 1970). Nếu đọc cả 3 tác phẩm này thì các bạn sẽ thấy rất nhiều các câu chuyện về sự hỗn loạn của những năm tháng Nội chiến và giai đoạn khốc liệt liên quan tới tập thể hóa nông trang và xây dựng công nghiệp trong 20 năm đầu của Liên Xô. Điểm giống của cả 3 tác phẩm là cả ba đều bị nhà nước Liên Xô không cho xuất bản (riêng trường hợp “Sông Đông êm đềm” sau này được xuất bản và được giải thưởng Stalin vì chính Stalin cho đọc tác phẩm và yêu thích nó). Bộ phim “Bác sỹ Zhivago” được Hollywood dựng thành phim và đoạt hàng chục giải thưởng quốc tế và trở thành một trong các tác phẩm kinh điển. Trường hợp tiểu thuyết “Bác sỹ Zhivago” thì thậm chí còn được CIA tự ý in bản tiếng Nga và phát miễn phí tại khu giới thiệu của Vatican trong Triển lãm Thế giới tại Brussels, Bỉ năm 1958. Đáng chú ý là, trong 30 năm Chiến tranh Lạnh, vào giai đoạn cao trào thì các tác giả Liên Xô có 3 giải thưởng Nobel trong đó 2 người được coi là những người đối lập với nhà nước Xô Viết. Tuy nhiên, 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ thì không có tác giả người Nga nào được trao giải Nobel – và có một sự trùng lặp đáng chú ý là cũng trong thời gian này, không có tác phẩm văn học nào “chống Putin” có tính chất tương tự như “Quần đảo Gulag” hay “Bác sỹ Zhivago”. Nếu có một tác phẩm chống Putin tương tự như các tác phẩm chống Liên Xô nêu trên, tôi đoán tác phẩm đó có khả năng lớn sẽ được giải Nobel.

Ngoài việc xuất bản các tác phẩm “đối lập” của Liên Xô, hệ thống phim ảnh của phương Tây (trong những thập niên 1950 tới tận bây giờ) luôn xây dựng một hình ảnh về Liên Xô đầy nguy hiểm. Tương tự như vậy, các trò chơi điện tử trong 30 năm từ lúc xuất hiện tới nay thì Liên Xô luôn được thể hiện ở vai người xấu.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Cách thức tuyên truyền toàn diện đó của phương Tây, nói một cách thẳng thắn, đã thành công.

Một ví dụ điển hình là cuộc hội thoại giữa Che Guevara (một trong những nhà cách mạng quốc tế kiệt xuất của Mỹ La-tinh và là người trong ban lãnh đạo phong trào giành độc lập của Cuba) và một du kích quân của ông khi họ chưa lật đổ chế độ độc tài Batista ở Cuba. Khi được Che hỏi là anh sẽ làm gì sau khi lật đổ được Batista, anh du kích nói rằng anh sẽ chiến đấu chống lại c..s. Khi được hỏi lý do thì anh du kích nói là vì c..s sẽ buộc mọi người từ bỏ mọi thứ đang có: tài sản, tôn giáo, gia đình và dân tộc. Tất nhiên là người du kích đã rất sốc khi Che nói rằng ông là một người c..s và Che phải giải thích rất nhiều cho anh để hiểu về phong trào mà anh đang tham gia. Ví dụ trên cho thấy nếu một du kích quân tham gia phong trào của đ...ảng c..s Cu-ba, chiến đấu ngay cạnh các lãnh tụ cao nhất của phong trào mà còn không hiểu về mục đích hướng tới của phong trào đó thì việc các nhà nước phi C..S coi Liên Xô là một nguồn nguy hiểm đối với sự tồn vong của họ là điều dễ hiểu.

Chúng ta sẽ bàn về cách mà nước Nga đối phó với chính sách tuyên truyền này để phá thế bị bao vây cô lập ở phần sau.

2.2 Tuyên truyền chống lại một nước Nga Sa hoàng mới

Cách thức tuyên truyền thứ nhất để chống lại nước Nga Sa hoàng là nói về quá trình mở rộng và chinh phục đất đai của các Sa hoàng. Thứ hai, sử dụng vấn đề chủng tộc, coi người Nga là một chủng tộc châu Á, man rợ.

Về mặt khách quan, chúng ta phải thừa nhận là, giống như các đế quốc khác, các Sa hoàng Nga đã sử dụng bạo lực để, trong 1000 năm, biến một một vùng lãnh thổ nhỏ quanh thành phố Novgorod thành một quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giới và chiếm 1/6 diện tích tất cả các lục địa trên hành tinh. Phương Tây sẽ nhắc nhở rằng lịch sử phát triển của nước Nga cho thấy hầu hết các đế quốc trên con đường tiến lên của Nga đều bị đánh bại. Điều khác nhau với các đế quốc khác là, tuy nước Nga đã mất đi nhiều phần lãnh thổ sau thế chiến thứ 1 và sự tan rã của Liên Xô thì nước Nga vẫn là quốc gia có lãnh thổ rộng nhất thế giới. Trong khi đó, người Anh, vào đầu thế kỷ 20 đã tự hào rằng “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” thì giờ đây đã thu về chỉ còn là vài hòn đảo bên rìa lục địa châu Âu.

Một cách thức kinh điển thứ hai để tuyên truyền chống lại một nước Nga Sa hoàng là coi nước Nga và dân tộc Nga là một quốc gia và dân tộc thuộc về châu Á để làm cho người dân các nước châu Âu thấy xa lạ và ghê sợ. Trong lịch sử phương Tây, các cuộc tấn công của các bộ tộc du mục châu Á dưới sự lãnh đạo của Attila (mà phương Tây gọi là “the Hun” (hay có thể dịch theo Hán việt là Hung nô)) đã tàn phá đế quốc Tây La Mã mãnh liệt tới mức dẫn tới sự sụp đổ của đế quốc này. Sự kinh sợ của người châu Âu đối với Attila và tộc người của ông lớn tới mức, sau này, từ “Hung nô” được người châu Âu dùng để chỉ tất cả các thế lực quân sự hùng mạnh nào tới từ phương Đông. Tùy từng lúc, từng thời kỳ mà người Nga, người Ottoman hoặc thậm chí là quân Đức trong Thế chiến thứ Nhất đều bị gọi là Hung nô để nói rằng các lực lượng đó là man rợ và tàn bạo. Phương Tây đã gọi nước Nga Sa hoàng nhiều lần trong quá khứ là Hung nô. Chính quyền Quốc xã Đức trong giai đoạn cuối 1944-1945 đã gọi việc Hồng quân tiến vào lãnh thổ Đức là một cuộc xâm lược của Hung nô và của đám man rợ châu Á.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này (việc sử dụng yếu tố dân tộc) trong các phản ứng chống lại mọi thứ liên quan tới dân tộc, văn hóa Nga trong thời kỳ đầu của cuộc chiến Ukraine. Các nước phương Tây đã kích động và tạo ra một cơn lên đồng tập thể dẫn tới việc cấm việc trình diễn các tác phẩm nghệ thuật của các tác giả Nga cũng như việc cấm các vận động viên Nga tham dự các cuộc thi thể bất chấp tinh thần thể thao là phi chính trị.

Điều đáng lưu ý là yếu tố này đã được đẩy lên ở một mức độ cao hơn cả cách thức phương Tây đối xử với kẻ thù trong chiến tranh thế giới thứ hai hay chiến tranh Lạnh.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đài phát thanh Belgrade (Nam Tư) bị Đức chiếm đóng thường xuyên phát bài hát Lili Marlene như nhạc hiệu kết thúc chương trình phát thanh. Đây là một bài hát do một nhạc sỹ thành viên đảng quốc xã Đức vào năm 1938 phổ một bài thơ một người lính Đức của Đế quốc Đức viết năm 1915 (trong thế chiến thứ 1) và được ca sỹ Đức Lale Andersen ghi âm năm 1939. Trong cuộc vây hãm Tonbruck ở Bắc Phi năm 1941, tướng Rommel chỉ huy quân Đức đang bao vây quân Úc trong thành phố đã cho phát bài hát này trên hệ thống phát thanh của liên quân Đức và Ý. Các binh sỹ Đồng Minh cũng nghe bài hát này trên đài phát thanh và cũng yêu thích nó không kém gì quân Đức. Có một lần đài phát thanh của quân Đức bị hỏng và trong một thời gian họ không thể phát bài hát. Sau đó một lính Úc trong lực lượng Đồng Minh xuất hiện với lá cờ trắng trước vị trí quân Đức. Khi được hỏi có phải anh ta định đầu hàng thì anh trả lời là “không”, điều anh muốn chuyển tới bộ chỉ huy Đức là các cấp trên của anh muốn biết bộ chỉ huy Đức có thể cho phát lại bài Lili Marlene mỗi tối như trước hay không. Mặc dù toàn bộ nhạc và lời bài hát là từ hai kẻ thù trong chiến tranh (Đế quốc Đức trong thế chiến thứ nhất và nước Đức phát xít trong thế chiến thứ hai) nhưng bài hát đã phổ được phổ biến trên toàn bộ mặt trận phía Tây trong và cả sau chiến tranh. Các ca sỹ hàng đầu của Mỹ trong thập niên 40, 50, 60 đều đã hát bài này với các thứ tiếng khác nhau và bài hát này được công nhận là bài hát phổ biến nhất đối với binh sĩ của tất cả các bên ở mặt trận phía Tây.


Trong chiến tranh Lạnh, các sự kiện thể thao quốc tế cũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. Tuy nhiên, khi một quốc gia không đồng ý với quốc gia còn lại, họ sẽ tẩy chay, không cử đoàn thể thao của mình tham dự chứ không có chuyện ban tổ chức cuộc thi cấm sự tham gia của đoàn vận động viên nước kia. Ví dụ, trong đại hội Olympic 1980 ở Moscow, các nước phương Tây đã từ chối cử đoàn vận động viên của mình tham dự để phản đối việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan.

Việc đề cập tới bài hát Lili Marlene và đại hội Olympic 1980 ở trên là để cho chúng ta thấy phản ứng giống như lên đồng của phương Tây đối với Nga trong cuộc chiến Ukraine đã vượt xa phản ứng của họ với các cựu thù trong quá khứ như thế nào. Có thể nói, nước Nga mới của Putin dường như bị phương Tây lo sợ hơn cả nước Đức Quốc xã và Liên Xô. Phản ứng thái quá này hoàn toàn có thể hiểu được và chúng ta sẽ bàn về nó ở bên dưới.

Cách thức thứ ba là kích động cảm giác khinh thường khi mô tả nước Nga nghèo đói như một nước thuộc thế giới thứ ba (những năm 1990-2000) hoặc cảm giác sợ hãi (giai đoạn sau năm 2000 tới nay) khi mô tả một nước Nga không có luật pháp, chỉ có mafia, độc tài, một chính quyền bất tài vô dụng, tham nhũng và một quân đội thường xuyên tìm cách chiếm lấy kho vũ khí hạt nhân để tống tiền thế giới. Hãy xem bất kỳ bộ phim của phương Tây nào có liên quan tới Nga, chơi bất kỳ trò chơi điện tử nào có đánh nhau nào thì các bạn sẽ thấy những điều tôi vừa nói.

Để tránh cả hai cách tuyên truyền nhằm cô lập nước Nga nêu trên (nước Nga như một Liên Xô mới hay như một nước Nga Sa hoàng mới), Putin đã cố gắng thực hiện hàng loạt các biện pháp khác nhau cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao, tôn giáo và tuyên truyền để chứng minh rằng: (i) nước Nga mới không phải là một Liên bang Xô Viết hay nước Nga Sa hoàng với tên gọi khác và (ii) đưa ra một quan điểm mới về vị trí của Nga trong bối cảnh quốc tế.

.....
 

hkm417

Xe điện
Biển số
OF-781052
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
3,997
Động cơ
67,492 Mã lực
Tuổi
124
Chiến thuật cổ điển của Nga trong trận đánh tại làng Rabotino


Nga đi đầu về tác chiến mặt đất
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Khái niệm về một nước Nga mới trong quan hệ quốc tế

Một trong những sai lầm của phương Tây là cho rằng sau khi Liên Xô sụp đổ thì quyền lợi của nước Nga sẽ bị đặt dưới quyền lợi riêng tư của tầng lớp lãnh đạo, hoặc thậm chí là quyền lợi riêng của một vài người đứng đầu nhà nước.

Sau khi Stalin chết và Liên Xô bước vào Chiến tranh Lạnh, quyền lực quyết định thực sự ở Liên Xô không còn tập trung vào trong tay một cá nhân nữa mà được thuộc về bộ chính trị. Bản thân bộ chính trị được định hướng bởi học thuyết C..S và các đường lối chính sách mà đại hội đ..ảng thông qua. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ và cuộc đối đầu giữa Tổng thống Liên bang Nga và quốc hội ngã ngũ (trong đó tổng thống Yeltsin đã dùng xe tăng bắn thẳng vào tòa nhà quốc hội để giải tán đối thủ chính trị của mình) thì về cơ bản, quyền lực ở nước Nga ở trong tay thổng thống và có vẻ như nước Nga không có bất kỳ học thuyết nào để thay thế học thuyết C..S trước đây chi phối hành động của họ. Do đó, nếu “nắm” được tổng thống thì sẽ có thể tác động rất lớn tới đường lối, chính sách của Nga.

1697625546289.png


Việc phương Tây đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tổng thống Yeltsin lật lại được thế cờ khi cuộc đảo chính của các lãnh đạo C..S cứng rắn nổ ra năm 1991 và việc ông giải tán quốc hội đối lập với đã khiến cho họ có thể tác động lớn tới Yeltsin. Trong trường hợp đảo chính 1991 thì sự hỗ trợ trực tiếp là việc các nhân sự tình báo Mỹ hỗ trợ cho Yeltsin các thông tin tình báo về tình hình di chuyển của các đơn vị đảo chính về Moscow cũng như thiết lập một hệ thống liên lạc trực tiếp giữa Yeltsin với các đơn vị quân đội để Yeltsin có thể thuyết phục họ ủng hộ mình. Trong trường hợp đối đầu với quốc hội thì đó là các khoản vay lớn được giải ngân trong thời gian ngắn để Yeltsin có thể sử dụng làm trợ cấp đột xuất cho người dân để mua được sự ủng hộ của họ. Với sự hỗ trợ như vậy và việc Yeltsin ngày càng phụ thuộc vào các hỗ trợ kinh tế, chính trị của phương Tây để duy trì quyền lực khiến cho phương Tây có thể tác động trực tiếp vào toàn bộ hệ thống, cơ cấu xã hội chính trị của Nga thông qua việc “nắm” được Tổng thống.

1697625632105.png


Với cách thức “nắm” người lãnh đạo cấp cao nhất như vậy đã khá thành công trong trường hợp Yeltsin, phương Tây đã tính toán là họ sẽ có thể lặp lại với Putin khi ông lên làm tổng thống.

Trong giai đoạn đầu, khi Putin yêu cầu các tập đoàn tài phiệt không được can thiệp vào chính trị và lũng đoạn nhà nước rồi sau đó bỏ tù, quốc hữu hóa tài sản của các nhà tài phiệt chống lại chính sách của ông thì thế giới cho rằng nước Nga mới sẽ là một nước Nga tương tự nước Nga của Boris Yeltsin. Theo đó, Putin, một tổng thống trẻ, khỏe và năng động hơn Yeltsin đang xây dựng một hệ thống sân sau riêng cho mình sau khi loại bỏ các “sân sau” của người tiền nhiệm. Điều đó có nghĩa là luật chơi với Nga (như phương Tây nghĩ là đã tạo ra dưới thời Yeltsin) sẽ vẫn như vậy. Rượu vẫn cũ, chỉ có bình là mới. Đây chính là thời kỳ mà phương Tây chìa bàn tay ra với “Yeltsin mới”. Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Slovenia năm 2001 (một năm sau khi Putin nắm quyền), tổng thống Mỹ nói “[khi] tôi nhìn vào thẳng mắt ông ấy. Tôi thấy ông ấy rất thẳng thắn và đáng tin cậy – tôi có thể cảm nhận được tâm hồn ông ấy.”

1697625710746.png


Việc nước Nga của Putin là quốc gia đầu tiên hỗ trợ Mỹ thực sự bằng cách cung cấp các thông tin tình báo và cơ sở hạ tầng quân sự tại Trung Á của mình cho Mỹ để mở màn cuộc chiến tranh ở Afghanistan sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001 vào tòa tháp đôi ở thành phố New York và việc xuất hiện quanh Putin những nhân vật như Yevgeny Prigozhin, người mà các hoạt động kinh doanh phất lên nhanh chóng nhờ mối quan hệ cá nhân với Putin (Prigozhin được gọi là “đầu bếp của tổng thống” vì các bữa tiệc của Putin với nguyên thủ nước ngoài luôn được đặt tại nhà hàng của ông này) càng khiến cho người ta nghĩ rằng Putin, sẽ hành động thân Mỹ và phương Tây như Yeltsin và ông cũng sẽ đi vào con đường Tổng thống-tài phiệt thân hữu như người tiền nhiệm. Vì lý do đó, khi nước Mỹ xâm lược Afghanistan năm 2001 và Iraq năm 2003 thì việc Putin trấn áp triệt để các phần tử ly khai ở Chechnya được phương Tây coi là một biểu hiện về sức mạnh chấp nhận được. (nói nôm na là “anh bạn Putin có vẻ hơi rắn với mấy tay Chechnya, nhưng mà điều này cũng chấp nhận được vì anh ta trẻ hơn Boris thân yêu của chúng ta nhiều”).

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khi Putin bắt đầu dùng các nguồn tài chính thu được từ các cơ sở dầu mỏ bị quốc hữu hóa để chi trả cho các chương trình nâng cao phúc lợi xã hội, đặc biệt là với những người về hưu, cựu chiến binh từ thời Liên Xô và có được sự ủng hộ lớn từ những người vẫn còn nhớ về Liên bang Xô Viết và có sự hợp tác của đ..ảng C.S Nga (tân lập và là chính đảng lớn thứ hai ở Nga) thì phương Tây cho rằng đó là những biện pháp dân túy của Putin để lấy phiếu bầu. Phương Tây bắt đầu nhìn nhận lại Putin khi ông phản ứng cứng rắn với việc phương Tây thúc đẩy việc tỉnh Kosovo tự tuyên bố độc lập khỏi Serbia và vấn đề Georgia (Gruzia trước kia) liên quan tới khu vực thung lũng Pankisi.

Việc coi Yeltsin chỉ là một con rối của phương Tây và Putin sẽ là một Yeltsin mới là sai lầm chiến lược nghiêm trọng nhất của phương Tây – và sai lầm này sẽ dẫn tới tình hình thế giới hiện nay. Để hiểu được điều đó, chúng ta lại phải tạm dừng câu chuyện nước Nga chuẩn bị cho việc quay lại vũ đài quốc tế để đi ngược về quá khứ để hiểu được quá trình thay đổi nhận thức của ban lãnh đạo Nga về phương Tây.

3.1 Nam Tư và sự thay đổi nhận thức của lãnh đạo Liên bang Nga về phương Tây

Sự tan rã của Liên bang Nam Tư và các cuộc nội chiến ở nước này sau đó, sự kiện Kosovo được phương Tây hỗ trợ để ly khai khỏi Serbia, việc truy tố và quá trình xét xử tổng thống Milosevic của Serbia liên quan tới các cáo buộc về hàng loạt “tội ác” của ông trong các cuộc nội chiến là những sự kiện khiến Yeltsin và giới lãnh đạo Nga bắt đầu nhận ra cái gì có thể sẽ đến với nước Nga nếu như họ không thay đổi. Nói đơn giản là, muốn hiểu được sự thay đổi nhận thức của các lãnh đạo nước Nga về phương Tây thì phải hiểu được những gì đã diễn ra với Nam Tư. Trong suốt 25 năm (từ 1991, năm Nam Tư sụp đổ, tới 2008, khi Kosovo tuyên bố độc lập và được phương Tây công nhận), những gì diễn ra với Nam Tư liên hệ mật thiết với những thay đổi nhận thức của các lãnh đạo Nga với phương Tây.

1697625882543.png

Quân đội Nga tại Kosovo

Trước hết, ta cần hiểu mối quan hệ đặc biệt giữa nước Nga và Serbia. Sau khi đế quốc Byzantine bị đế quốc Ottoman tiêu diệt vào thế kỷ 15, nước Nga trở thành nước Chính thống giáo mạnh nhất và được thế giới Chính thống giáo phương Đông coi là người bảo trợ cho họ khỏi các ngược đãi bởi đế quốc Ottoman Hồi giáo và các Công giáo La Mã. (Alexander Nevsky, anh hùng dân tộc đầu tiên của người Nga, là người đã đánh bại các hiệp sỹ Thánh chiến người Đức tại hồ Peipus năm 1242 và chặn đứng nỗ lực buộc người Nga phải từ bỏ Chính thống giáo để theo Công giáo La Mã). Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20, đế quốc Nga đã nhiều lần có chiến tranh với Ottoman ở các khu vực miền Nam nước Nga ngày nay và bán đảo Balkan dưới danh nghĩa bảo vệ Chính thống giáo. Trong các cuộc chiến tranh này, người Serbia luôn là đồng minh chủ chốt và trung thành nhất với Nga. Vào năm 1914, nước Nga đã tuyên chiến với đế quốc Áo-Hung khi nước này tuyên bố sẽ tiến quân vào Serbia sau khi các phần tử ly khai người Serbia đã ám sát thái tử của Áo – Hung. Sự kiện này đã khởi đầu cho cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và cũng là sự khởi đầu cho sự diệt vong của đế quốc Nga Sa hoàng.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phong trào kháng chiến chống phát xít Đức do những người C..S Nam Tư lãnh đạo được sự hỗ trợ trực tiếp từ Liên Xô và là lực lượng chống phát xít hữu hiệu nhất ở bán đảo Balkan. Nhờ sự thuyết phục của Stalin đối với Anh và Mỹ, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Tư được thành lập với nguyên soái Tito, lãnh tụ C..S, đứng đầu.

1697626016259.png

Nguyên soái Tito

Vào năm 1948, Nam Tư và Liên Xô có sự chia rẽ. Lý do thực sự của việc chia rẽ giữa hai quốc gia C..S này là việc Nam Tư muốn hỗ trợ vũ khí và tiền bạc cho đ..ảng C..S Hy Lạp để giành chính quyền ở nước này và ý định sáp nhập Albania vào Nam Tư. Liên Xô phản đối cả 2 dự định này vì: với trường hợp Albania, Liên Xô không muốn một nước Nam Tư quá mạnh và bản thân đ..ảng C..S Albania phản đối điều này. Đối với trường hợp Hy Lạp, Liên Xô phản đối vì giữa Liên Xô và Anh/Mỹ đã có thỏa thuận rằng nếu phương Tây từ bỏ sự công nhận đối với chính phủ lưu vong Ba Lan và công nhận nước Ba Lan C..S thì để đổi lại, Liên Xô sẽ từ bỏ hỗ trợ cho đ..ảng C..S Hy Lạp. Điều đáng lưu ý ở đây là Liên bang Nam Tư của Tito là quốc gia đầu tiên công nhận tư nền độc lập của Việt Nam và tư cách của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1949. Tuy nhiên, do Nam Tư công nhận Việt Nam sau khi đã chia rẽ về đường lối với Liên Xô nên việc công nhận này không được công bố rộng rãi ở Việt Nam.

Trong thập niên 1970, để phát triển kinh tế, Nam Tư đã vay vốn rất nhiều từ nước ngoài. Do cuộc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn căng thẳng nhất, Nam Tư đã được phương Tây cung cấp nhiều khoản vay với điều kiện ưu đãi để tạo ảnh hưởng. Do nền kinh tế của Nam Tư không hiệu quả nên Nam Tư không có khả năng trả nợ và chính phủ duy trì sự ổn định kinh tế bằng cách vay nhiều hơn để trả nợ cũ và duy trì những thành tựu kinh tế đã có. Khi Tito chết vào năm 1980, sự rạn nứt do vấn đề dân tộc giữa các nước cộng hòa bắt đầu xuất hiện. Sau khi Gorbachev bắt tay với phương Tây, phương Tây không còn quan tâm tới việc ve vãn Nam Tư để gây sức ép cho Liên Xô nữa nên đã dừng cho Nam Tư vay mới để trả nợ cũ và duy trì kinh tế. Việc không có một chính đảng, một cá nhân (như Tito) để có thể giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc và khủng hoảng kinh tế do chính sách thắt lưng buộc bụng để trả nợ đã dẫn tới sự nổi lên của các phong trào đòi độc lập dân tộc. Cùng trong thời gian này, Romania, một quốc gia C..S láng giềng của Nam Tư và cũng vay được vốn rẻ của phương Tây khi có những bất đồng với Liên Xô, cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng tương tự. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới cuộc nổi dậy của dân chúng và việc xử bắn vợ chồng chủ tịch Nicolae Ceaușescu vào năm 1989 sau một phiên tòa chớp nhoáng và bản án được thực thi ngay sau khi tuyên án.

1697626214453.png

Nicolae Ceaușescu

....
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
Ác mộng.
Kênh- Z phàn nàn tổn thất lớn mất 40 tăng thiết giáp 1 ngày tại Avdiivka.
IMG_20231020_184711_134.jpg
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Chiến thuật cổ điển của Nga trong trận đánh tại làng Rabotino


Nga đi đầu về tác chiến mặt đất
Ác mộng.
Kênh- Z phàn nàn tổn thất lớn mất 40 tăng thiết giáp 1 ngày tại Avdiivka.
IMG_20231020_184711_134.jpg
Đi đầu mà vẫn bị người nhà phàn nàn!
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,927
Động cơ
97,692 Mã lực
WSJ bẩu trên mặt trận Zaporijskye thiệt hại pháo binh Nga cao gấp 5 lần Ukr bởi pháo hệ PT bắn chính xác và có hiệu quả cao.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 10

(Tiếp)

Sau khi các nước cộng hòa Bosnia và Croatia tuyên bố độc lập, nội chiến đã nổ ra giữa những người Serbia sống tại các nước này và chính quyền mới tuyên bố độc lập. Cộng hòa Serbia, quốc gia hỗ trợ các phong trào đòi độc lập của người Serbia tại các nước mới tách ra khỏi liên bang đã bị phương Tây cấm vận để ngăn chặn sự tiếp viện cho người Serbia.

1697854167793.png

NATO tấn công Serbia

Sau khi Serbia đã công nhận sự độc lập của các quốc gia tách khỏi Nam Tư, vào năm 1999, tới lượt chính bản thân họ phải trải qua sự ly khai khi tỉnh Kosovo có đa số người Albania đòi tách ra độc lập. NATO đã tiến hành một chiến dịch ném bom dữ dội nhất trên đất châu Âu kể từ sau Thế chiến Thứ hai và phá hủy các cơ sở hạ tầng cơ bản và quan trọng nhất của Serbia cùng với tiềm lực quân sự của quốc gia này. Năm 2001, cựu thổng thống Milosevic bị đưa tới Hà Lan để Tòa án tội phạm quốc tế về Nam Tư của Liên Hợp Quốc xét xử. Năm 2007, ông chết trong khi tòa vẫn đang xét xử và cái chết này xảy ra trong một thời gian rất ngắn sau khi tòa từ chối đề nghị của ông được đưa sang Nga chữa vì tình trạng bệnh lý nguy kịch. Năm 2008, Kosovo, với sự ủng hộ của phương Tây cả về kinh tế lẫn quân sự, đã tuyên bố độc lập. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chuyển vấn đề liệu tuyên bố này có hợp pháp không cho Tòa án Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Tòa án này đã quyết định (với 10 phiếu thuận và 4 phiếu chống) rằng tuyên bố độc lập của Kosovo là “không vi phạm luật pháp quốc tế vì không có quy định nào của luật pháp quốc tế cấm tuyên bố độc lập”. Chính Nga đã sử dụng phán quyết này của tòa quốc tế để biện minh cho việc hai nước cộng hòa ly khai Luhansk và Donetsk ở Ukraine tuyên bố độc lập.

Ở trên chúng ta đã tóm tắt một cách ngắn gọn về lịch sử quan hệ 400 năm Nga – Nam Tư và 25 năm tan rã và chia cắt của Nam Tư. Vậy lịch sử này đã tác động tới nhìn nhận của lãnh đạo Nga về phương Tây ra sao?

Đầu tiên, chúng ta thấy rằng dù khác nhau về quy mô dân số và diện tích, Serbia và Nga có rất nhiều điểm giống nhau. Thứ nhất, cả hai đều là dân tộc chiếm đa số và nắm quyền trong các quốc gia đa-dân-tộc do họ tạo ra. Thứ hai, cả hai đều theo Chính thống Giáo và phải đối đầu với các quốc gia theo Công giáo La Mã ở phía Tây và Hồi giáo ở phía Nam và Tây Nam. Thứ ba, vận mệnh của hai quốc gia này gắn liền với nhau ở các sự kiện quan trọng nhất. Vì bảo vệ Serbia mà nước Nga tham gia Thế chiến thứ Nhất và cả hai cùng bị diệt vong bởi cuộc chiến này. Nam Tư ra đời sau Thế chiến thứ Hai trùng với sự vươn lên trở thành một siêu cường của Liên Xô và hai quốc gia cùng là C..S. Tiếp đó, cả Liên Xô và Nam Tư đều lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế những năm 1980s và cuối cùng, cả hai đều tan rã vào những năm 1991-1992 vì các quốc gia thành viên đòi độc lập do vấn đề mâu thuẫn dân tộc.

Trong giai đoạn đầu tiên, 1991-1996, người Nga đi từ lờ mờ nhận biết tới bắt đầu tin vào việc phương Tây đang dùng chung một phương pháp để loại bỏ sức mạnh của Serbia và Nga. Vào giai đoạn đầu 1990, người Nga cho rằng sự suy thoái và tan rã của Nam Tư và Liên Xô là hậu quả của cuộc đối đầu về ý thức hệ giữa phương Đông và phương Tây. Giới tinh hoa Nga cho rằng, cái mà phương Tây lo sợ là chế độ chính trị C..S của quốc gia này. Họ cho rằng, sau khi đã giải tán Đ..C..S, đã làm mọi thứ mà phương Tây mong muốn từ thay đổi cơ cấu kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo, quân sự tới sửa lại toàn bộ lịch sử bằng cách quy mọi thứ xấu xa về cho chủ nghĩa C..S thì phương Tây sẽ mở rộng vòng tay đối với họ.

1697854387414.png

Chính biến tại Nga năm 1991

Người Nga cho rằng những gì diễn ra với Nam Tư – các cuộc nội chiến, sự ủng hộ công khai của phương Tây với các quốc gia ly khai, các biện pháp toàn diện nhằm làm suy yếu Serbia – sẽ không diễn ra với nước Nga vì nước Nga có lực lượng quân sự mạnh, có vũ khí hạt nhân và dù không còn chiếm 1/6 diện tích đất liền trên trái đất (như thời Liên bang Xô Viết) thì họ vẫn là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Ngoài ra, nước Nga có tất cả các tiềm năng kinh tế, tài nguyên mà Nam Tư không có. Từ đó, ban lãnh đạo Nga cho rằng, chỉ cần mình không còn là nguồn đe dọa về quân sự, tư tưởng, chính trị đối với phương Tây nữa, thì kịch bản Nam Tư sẽ không thể xảy ra với họ.

1697854431760.png

Chính biến tại Nga năm 1991

....
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
WSJ bẩu trên mặt trận Zaporijskye thiệt hại pháo binh Nga cao gấp 5 lần Ukr bởi pháo hệ PT bắn chính xác và có hiệu quả cao.
Gấp 5 lần là con số ước đoán không chính xác, bởi vì cả hai bên đều không thống kê chính xác thiệt hại của mình. Nhưng về độ chính xác và cơ động của hệ pháp phương tây thì chắc chắn chính xác. Cùng một loại vũ khí thì hệ phương tây bao giờ cũng có độ chính xác cao và gọn nhẹ hơn. Đơn cử chỉ một mẫu Himars của Mỹ rất gọn nhẹ mà lại có chức năng tương đương với nhiều hệ pháo phóng loạt nặng nề của Nga. Đã thế pháo Nga thường không chính xác nên phải dùng chiến thuật phóng rải thảm theo khu vực, trong khi Himars theo kiểu điểm hỏa chính xác mục tiêu. Trên chiến trường rộng lớn mà Ukr chỉ có hơn 30 giàn Hirmas thôi, mà theo thông tin của Nga thì họ đã tiêu diệt hết từ lâu lắm rồi.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
CHIẾN TRANH Ở UKRAINE – CON ĐƯỜNG DẪN TỚI CHIẾN TRANH (PATH TO WAR) – Phần 10

(Tiếp)

Tuy nhiên những gì diễn ra ở Nam Tư cho Nga thấy rằng việc tan rã Liên bang Nam Tư mới chỉ là bước đầu tiên. Các nước mới tách ra khỏi liên bang Nam Tư đã có các chính sách phân biệt đối xử với người Serbia sống trên đất của họ. Khi tất cả các đối thoại về quyền của nhóm dân tộc thiểu số này (người Serbia) không được giải quyết và dẫn tới bạo lực thì phương Tây sẽ nhắm vào Serbia, quốc gia đang cố gắng bảo vệ đồng bào của mình và lờ đi những gì xảy ra với người Serbia thiểu số ở ngoài Serbia. Người Nga nhận ra rằng, cũng như ở Nam Tư, ở Liên Xô, phương Tây coi phong trào đòi độc lập ở 3 nước vùng Baltic là một phong trào đòi quyền dân tộc; sau đó ở Nga thì phương Tây cũng luôn lên tiếng về các vấn đề quyền dân tộc với người Chechen hay các nhóm dân tộc có ý định ly khai khác. Tuy nhiên, với các phong trào đòi quyền dân tộc (tiếng nói, chữ viết, giáo dục, văn hóa...) của người Nga ở các nước cộng hòa cũ của Liên Xô thì phương Tây sẽ gắn cho cái mác là dân tộc chủ nghĩa, ly khai hay thậm chí là khủng bố.

1697969101272.png

Xung đột Kosovo 1999


Khi cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất nổ ra, người Mỹ đã không hề hỗ trợ Yeltsin trong việc trấn áp các lực lượng ly khai. Hơn thế nữa, không chỉ lôi kéo các quốc gia hậu Liên Xô về phía mình, Mỹ đã ngấm ngầm khuyến khích các quốc gia này trở thành căn cứ hỗ trợ cho phe ly khai Chechnya (như trường hợp Georgia với việc lờ đi rằng thung lũng Pankisi trên lãnh thổ nước này đã trở thành căn cứ để tập hợp vũ khí, hậu cần và tập hợp các lực lượng Hồi giáo cực đoan quốc tế để xâm nhập vào Chechnya). Việc Kosovo tuyên bố độc lập và chiến dịch ném bom dữ dội của NATO vào Nam Tư cũng cho Nga thấy rõ rằng, dù rằng hiến chương của NATO nói rằng tổ chức này là một tổ chức tự vệ tập thể và chỉ bảo vệ các nước thành viên hiệp ước nhưng việc ném bom Serbia cho thấy họ đã trở thành công cụ chiến tranh tấn công một bên thứ ba ở ngoài lãnh thổ NATO khi mà bên đó không hề tấn công bất cứ thành viên nào của tổ chức này.

1697969198883.png

Lực lượng NATO tiến vào Kosovo

Người Nga cũng nhận thấy rằng, sự tham gia của lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO dẫn đầu ở Kosovo (KFOR) không hề khách quan mà chủ yếu nhằm vào kiểm soát người Serbia. Có lẽ điều này đã khiến cho Nga không ngạc nhiên khi hệ thống camera theo dõi, giám sát do lực lượng giám sát ngừng bắn của OSCE triển khai tại hai nước cộng hòa ly khai Donetsk và Luhansk được nối với hệ thống của tổng cục tình báo Ukraine (trong khi đó hai nước này lại không được tiếp cận với hệ thống camera giám sát phần lãnh thổ Ukraine tiếp giáp).

Nga cũng nhận thấy rằng nếu áp dụng công thức Kosovo thì bất kể một vùng lãnh thổ của một quốc gia nào cũng có thể được tách ra và tuyên bố độc lập. Công thức đó là:
(i) gây mâu thuẫn dân tộc tới mức đổ máu,
(ii) tiến hành các chiến dịch quân sự của NATO buộc quốc gia có vùng ly khai phải chấp nhận sự có mặt của “lực lượng gìn giữ hòa bình” do NATO dẫn đầu,
(iii) một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức dưới sự giám sát không khách quan của lực lượng gìn giữ hòa bình,
(iv) vùng ly khai tuyên bố độc lập, (v) đưa vấn đề ra tòa án công lý quốc tế của Liên Hợp Quốc để xem xét tính hợp pháp của tuyên bố độc lập,
(vi) tòa án công lý quốc tế sẽ tuyên bố tuyên bố độc lập không trái với luật pháp quốc tế (chứ không xem xét vấn đề có trái hiến pháp nước sở tại không) với lý do là “không có quy định nào của luật pháp quốc về cấm tuyên bố độc lập.”

1697969330196.png

Binh lính NATO tại Kosovo

Việc tòa án hình sự quốc tế của Liên Hợp Quốc truy tố các lãnh đạo Serbia vào năm 1999 (và sau đó dẫn độ tổng thống Milosevic năm 2001) khiến tổng thống Yeltsin thấy rằng phương Tây sẽ không chỉ dừng lại ở việc làm sụp đổ, chia cắt một quốc gia mà họ sẽ nhắm tới việc hủy diệt các nhà lãnh đạo của các quốc gia đó nếu như trái ý họ. Bản thân Yeltsin, với tư cách là tổng thống, đã có nhiều hành động tương tự như tổng thống Milosevic để bảo vệ quyền lợi của nước Nga và người Nga ở các nước cộng hòa cũ của Liên Xô. Xin lưu ý rằng chính Yeltsin là người đã làm mọi cách để có thể giữ được các tiềm năng quân sự quan trọng nhất của Nga sau này khi Liên Xô sụp đổ. Đó là toàn bộ số vũ khí hạt nhân, toàn bộ các máy bay ném bom chiến lược, phần lớn nhất của hạm đội Biển Đen, việc giữ được căn cứ Sevastopol trên đất Ukraine, toàn bộ hệ thống vệ tinh và cơ sở hạ tầng và thiết bị vũ trụ, vệ tinh.

1697969442901.png

Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol

Chính Yeltsin, trong thời gian là tổng thống, đã ra lệnh triển khai các lực lượng quân đội Nga ở các vùng có người Nga với mâu thuẫn dân tộc tới mức xung đột quân sự tại Transnistria (Moldova), Abkharzia và Nam Ossetia (Georgia). Chính nhờ các lực lượng gìn giữ hòa bình mà Yeltsin cử tới, các căn cứ quân sự mà Yeltsin giữ được (đặc biệt là Sevastopol) bất chấp sự phản đối của phương Tây thì Putin sau này mới có thể sử dụng làm bàn đạp để kiềm chế các quốc gia liên quan hoặc là để tiến hành sáp nhập lãnh thổ vào Nga (như trường hợp Crimea).

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vào nhiệm kỳ thứ 2 của mình, Yeltsin nhận thức rõ rằng cái mà phương Tây thực sự nhắm tới để làm suy yếu, ngăn chặn không phải là tư tưởng cộng sản mà là một nước Nga hùng mạnh. Điều đó có nghĩa là các hành động của phương Tây sẽ không dừng lại sau khi Liên Xô đã tan rã và Đ..C..S Liên Xô không còn tồn tại. Nó sẽ chỉ dừng lại cho tới khi nước Nga không còn tiềm năng để trỗi dậy. Nói một cách khác, chừng nào nước Nga còn là một con gấu trong rừng taiga (bất kể nó có màu trắng của gấu Bắc Cực, màu nâu hay màu khoang như của gấu trúc) thì phương Tây sẽ còn làm mọi cách để biến nó thành một con chó cảnh. Phương Tây nhắm tới nó vì nó là gấu chứ không phải vì nó có màu gì.

1697969536433.png


Khi nhận ra điều đó, Yeltsin hiểu rằng, cho dù ông có thể thân thiện đến mấy với phương Tây, chừng nào ông còn là một tổng thống Nga mong muốn một nước Nga hùng mạnh thì ông sẽ còn là một “Milosevic” tiềm năng đối với họ. Yeltsin cũng nhận ra rằng, hệ thống chính trị và các doanh nghiệp thân hữu mà ông tạo ra đã bị chịu sự chi phối quá nhiều của phương Tây. Hơn nữa, bản thân sức khỏe của Yeltsin cũng không cho phép ông có thể tạo ra một cuộc thay đổi cho nước Nga. Khi nhận thấy tất cả các điều đó, ông bắt đầu tìm kiếm một người để thay mình. Cuối cùng, sau nhiều lần thử, ông tìm ra một nhân vật vốn là học trò và trợ lý thân tín nhất của kẻ thù chính trị cũ của mình, Anatoly Sobchak. Người đó cho tới lúc đó hầu như không ai biết tới với cái tên là Vladimir Putin. Vào đêm giao thừa 31/12/1999, 6 tháng trước khi hết nhiệm kỳ tổng thống, Yeltsin đã tuyên bố từ nhiệm trong diễn văn chúc mừng năm mới. Trong diễn văn ông nói:

Tôi xin các bạn tha thứ vì đã không thực hiện được niềm hy vọng của những người đặt vào tôi khi tôi nói rằng chúng ta sẽ có một bước nhảy vọt từ một quá khứ độc tài trì trệ, tăm tối tới một tương lai văn minh, sáng lạn và thịnh vượng.... Chúng ta đã không làm được điều đó. Tôi đã quá ngây thơ trong nhiều chuyện và có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ.... Chúng ta đã cố gắng tiến lên vượt qua các sai lầm và thất bại... Tôi đã làm tất cả những gì tôi có thể. Tôi không từ nhiệm vì lý do sức khỏe mà vì rất nhiều lý do. Một thế hệ mới sẽ thay thế tôi, một thế hệ những con người có thể làm nhiều và tốt hơn tôi...”.

Khi ôm hôn chia tay Putin, Yeltsin nói với ông rằng “Hãy chăm lo cho nước Nga!”. Người mà ông lựa chọn, Putin, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức và trong ngày đầu tiên của năm mới đã bay tới Chechnya để thể hiện quyết tâm thực hiện đến cùng một cuộc chiến không khoan nhượng với chủ nghĩa ly khai - cuộc chiến mà sau này người ta gọi là Cuộc chiến Chechnya lần Hai.

1697969620797.png


3.2 Lịch sử từ hai góc nhìn khác nhau

Cho tới nay, chúng ta hay được nghe về giai đoạn sụp đổ của Liên bang Xô Viết và sự trỗi dậy của nước Nga đơn giản như sau.
Gorbachev đã đẩy Liên Xô tới khủng hoảng.
Phái cứng rắn trong Đ.C..S Liên Xô đã cố gắng lật ngược tình thế bằng một nỗ lực đảo chính năm 1991.
Yeltsin đã thành công trong việc kêu gọi người dân bảo vệ phong trào dân chủ.
Gorbachev với tư cách là Tổng thống Liên Xô đã giải tán Đ..C..S Liên Xô vì nỗ lực đảo chính.
Tổng thống 4 nước cộng hòa lớn đã ký một thỏa thuận mới về cộng đồng các quốc gia độc lập và vì thế khiến cho sự tồn tại của Liên Xô là vô nghĩa. Gorbachev từ chức, Liên Xô chấm dứt tồn tại.
Yeltsin nắm quyền ở nước Nga và trong 10 năm liền nước Nga rơi vào khủng hoảng cùng với đầy rẫy các scandal của Yeltsin về sự nát rượu của ông.
Putin được Yeltsin đặt lên làm tổng thống để bảo vệ mình sau khi về hưu (sắc lệnh đầu tiên mà Putin ký là sắc lệnh miễn trừ mọi trách nhiệm đối với Yeltsin).

1697969747675.png


Khi đã thắng cử chính thức chức vụ tổng thống, Putin bắt đầu đàn áp các thế lực thân Yeltsin. Sau đó, ông dùng tiền bạc thu được từ các thế lực này để củng cố quyền lực của mình và mua chuộc quần chúng. Sau đó, Putin đàn áp phe đối lập và tiêu diệt tự do báo chí, lập ra một chế độ độc tài. Khi đã nắm quyền tuyệt đối thì Putin bắt đầu trở nên hiếu chiến với cộng đồng quốc tế để tái lập lại Liên bang Xô Viết. Sau khi thành công ở các hoạt động nhỏ thách thức cộng đồng quốc tế như ám sát các chính trị gia đối lập, các điệp viên người Nga chạy trốn sang phương Tây, Putin đã nâng cấp mức độ gây hấn lên tới xung đột vũ trang với Georgia, sáp nhập Crimea và cuối cùng là quá ảo tưởng về sức mạnh của mình, ông ta gây ra cuộc chiến ở Ukraine. Ông ta làm như vậy vì hệ thống của ông ta hoàn toàn mục ruỗng vì tham nhũng và luôn báo cáo cho ông ta không phải là sự thật mà là những gì ông ta muốn nghe.
Nếu tin vào tất cả những điều trên, bạn sẽ tin rằng sự sụp đổ của Putin và nước Nga đã gần kề. Tuy nhiên, nếu nhìn theo phiên bản này, các bạn sẽ có rất nhiều sự kiện đã và đang diễn ra hoàn toàn không thể giải thích được.

Tuy nhiên nếu bạn nhìn lịch sử theo một khía cạnh khác, bạn sẽ thấy bức tranh hoàn toàn thay đổi.

Ngay sau khi cuộc đảo chính của phe cứng rắn trong Đ..C..S thất bại, vào tháng 11/1991, một người được tổng thống Gorbachev, dưới sức ép của Boris Yeltsin, bổ nhiệm vào vị trí đầy quyền lực lúc đó là Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB). Ông tên là Yevgeny Primakov và trước đó là chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô Viết Tối cao Liên Xô.

1697969859947.png

Yevgeny Primakov

Primakov đã tổ chức thực hiện một việc rất khó là giải thể về mặt hình thức hệ thống KGB và chuyển giao toàn bộ bộ máy của tổ chức này về Liên bang Nga. Sau khi việc chuyển giao được hoàn thành, trong tổ chức của Liên bang Nga, KGB về cơ bản bị tách ra làm ba phần phần: Cục Tình báo Đối ngoại, Cục Phản gián và các chức năng an ninh đối nội thì bị đưa về Bộ Nội vụ. Primakov trở thành Giám đốc của Cục Tình báo Đối ngoại. Cục Phản gián sau này được tổ chức lại thành Cục An ninh Liên bang với Putin sẽ làm giám đốc trong thời gian 1998-1999.

Ở phần dưới đây, chúng ta sẽ thấy sự trỗi dậy của nước Nga ngày nay là kết quả của mối quan hệ phức tạp giữa ba con người mà rất nhiều người nghĩ rằng hoàn toàn không chung một ý chí: Boris Yeltsin, Yevgeny Primakov và Vladimir Putin. Muốn hiểu được sự trỗi dậy của nước Nga thì chúng ta không thể không biết về Primakov.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3.2.1 Yevgeny Primakov và học thuyết của ông

Primakov là một người Do Thái tính theo mẹ ông (mẹ Primakov là người Do Thái và vì thế, theo cách tính của người Do Thái, ông là một thành viên của dân tộc này). Primakov sinh ra tại Kiev năm 1929 và có bố từng bị đi cải tạo trong trại tập trung Gulag do bị thanh trừng dưới thời Stalin. Ông lớn lên tại Tbilisi, thủ đô của Gruzia (Georgia ngày nay). Mặc dù có bố từng bị đi cải tạo nhưng ở tuổi 27, Primakov đã là phóng viên của báo Pravda (Báo Sự thật), cơ quan ngôn luận chính thức của Đ..C..S Liên Xô (tương tự như Báo Nhân dân ở Việt Nam). Vì thành thạo tiếng Arab, ông đã được cử sang Trung Đông làm đại diện cho báo Pravda và Đài phát thanh toàn liên bang Xô Viết (tương tự như Đài Tiếng nói Việt Nam) ở khu vực này.

1698047772478.png


Chúng ta không biết Primakov đã gia nhập lực lượng tình báo của KGB vào lúc nào nhưng đến giờ chúng ta biết là trong suốt 14 năm hoạt động tại Trung Đông từ năm 1956 tới 1970, ông là một cán bộ tình báo của KGB. Điểm đáng lưu ý là, chính trong khoảng thời gian này Liên bang Xô Viết đã tạo lập được mối quan hệ chiến lược với Ai Cập và Syria. Hai quốc gia này có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Liên Xô vì thông qua Ai Cập, Liên Xô có thể khống chế kênh đào Suez, kênh vận tải huyết mạch sống còn đối với châu Âu. Qua Syria, Liên Xô có thể tác động tới các quốc gia có trữ lượng giàu mỏ lớn ở Trung Đông là Iraq và Iran, kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ (tiền đồn phía Nam của khối NATO) và Israel, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông.

1698047852439.png


Tuy rằng các cuộc chiến tranh giữa một bên là Ai Cập, Syria và một bên là Israel, đồng minh của Mỹ, là các thất bại về quân sự đối với Bộ quốc phòng Liên Xô (cơ quan đã cung cấp vũ khí, tổ chức và huấn luyện cho quân đội hai quốc gia trên) nhưng đối với KGB thì việc Liên Xô, trong một thời gian ngắn, đã đi từ chỗ chưa bao giờ có mối quan hệ với khu vực này tới việc có được hai đồng minh quan trọng, có căn cứ quân sự và trở thành người có tiếng nói quan trọng đối với tình hình chính trị khu vực – là một thành công chưa từng có. Nước Nga trước thời Liên Xô, trong lịch sử 1000 năm của mình, hoàn toàn không có bất kỳ quan hệ hay ảnh hưởng nào tới khu vực này.

Chúng ta không biết Primakov đã làm gì ở Trung Đông giai đoạn này nhưng vào năm 1974 (4 năm sau khi ông rời khỏi Trung Đông về nước), ông được Ai Cập trao giải thưởng mang tên cố tổng thống Nasser, một giải thưởng cao quý nhất của nước này cho các nhân vật dân sự cả trong và ngoài nước. Chúng ta biết rằng trong giai đoạn 1950 tới 1975 là giai đoạn mà các lực lượng tình báo Liên Xô và Mỹ, Anh và Pháp đối đầu nhau khốc liệt nhất để tranh giành ảnh hưởng tại khu vực cung cấp dầu khí lớn nhất cho toàn thế giới này. Do đó, đối thủ của Primakov tại đây chính là các quốc gia nòng cốt của khối NATO.

1698047921772.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,102
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vào năm 1963, cả Liên Xô và Mỹ nhận thấy rằng cả thế giới đã kề cận sát một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các tài liệu được công bố sau khi Liên Xô sụp đổ cho thấy vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân của Liên Xô đã được lệnh ém dưới đáy biển sát nước Mỹ và chỉ nhận tín hiệu một chiều từ Moscow (để không bị người Mỹ phát hiện do tàu truyền tin về Liên Xô). Tín hiệu một chiều đó từ Liên Xô sẽ được phát định kỳ. Nếu như các tàu ngầm nhận được một mệnh lệnh tấn công hạt nhân rõ ràng thì tàu sẽ tiến hành bắn tên lửa hạt nhân vào Mỹ theo kế hoạch định trước. Nếu không nhận được một mệnh lệnh rõ ràng và tín hiệu định kỳ từ Moscow không còn thì tàu phải coi trường hợp đó là Liên bang Xô Viết đã bị tiêu diệt bởi một cuộc tấn công vũ khí hạt nhân và lúc đó họ sẽ tiến hành bắn tên lửa vào Mỹ mà không đợi một mệnh lệnh cụ thể nữa. Điều làm cho tất cả các bên toát mồ hôi là trường hợp một tàu ngầm của Nga đã không nhận được tín hiệu thường xuyên của Moscow.

1698048068956.png


Theo quy định, họ sẽ phải hành động theo điều lệnh là sau một thời gian không nhận được tín hiệu báo an toàn của Moscow, họ sẽ phải tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Tuy nhiên, thuyền trưởng tàu ngầm đã nghi ngờ rằng hiết bị nhận tín hiệu của tàu có vấn đề nên đã không ra lệnh tấn công mà quyết định nổi lên mặt biển và để lộ vị trí tàu cho hải quân Mỹ để kiểm tra tín hiệu. Khi nổi lên khỏi mặt nước, họ phát hiện ra là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã chấm dứt từ 2 tuần trước đó và ăng ten nhận tín hiệu dưới nước của tàu thực sự có vấn đề nên họ đã không nhận được lệnh cho phép rút quân của Moscow.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, việc phối hợp giữa Liên Xô và Mỹ trong việc ép tất cả các bên Ai Cập, Israel, và cả Anh và Pháp buộc phải chấm dứt cuộc chiến tranh 6 ngày vào năm 1973 khiến cho Mỹ và Liên Xô thấy rằng cần phải có một kênh đối thoại thường xuyên, có vai trò trên danh nghĩa là không chính thức nhưng lại phải phản ánh sát quan điểm của hai chính phủ để trao đổi các vấn đề quan trọng nhất giữa hai bên nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh Lạnh biến thành một cuộc chiến tranh nóng. Kênh trao đổi được hai bên lựa chọn là các cuộc hội thảo Dartmouth. Đây là các cuộc hội thảo thường kỳ giữa một số nhà khoa học xã hội không thuộc các cơ quan chính phủ của Mỹ và Liên Xô được tổ chức hàng năm. Điều đặc biệt của các cuộc hội thảo này là nhân sự tham gia chính của hai bên gần như không thay đổi và các nội dung trao đổi thực sự giữa hai bên lại không được công khai. Đoàn đại biểu tham dự của cả hai bên đều có quan hệ mật thiết với chính quyền và thậm chí, việc cung cấp các quan điểm ngầm của chính phủ mỗi bên cho đoàn tham dự hội thảo trở thành một thủ tục đương nhiên.

Người đứng đầu phía Liên Xô là nhân vật của chúng ta, Yevgeny Primakov. Sau khi trở về từ Trung Đông, Primakov trở thành phó giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Kinh tế Thế giới. Sau này ông kiêm thêm chức vụ phó giám đốc của Ủy ban Hòa bình Quốc tế Liên Xô. Cả hai cơ quan này đều được Liên Xô sử dụng như các kênh ngoại giao phi chính thức để làm việc với Mỹ (trường hợp Viện nghiên cứu) và với phần còn lại của thế giới (trường hợp Ủy ban Hòa bình).

1698048131217.png


Mặc dù là phó giám đốc thường trực của cả hai tổ chức trên nhưng Primakov lại gần như không tham gia vào công việc điều hành của hai tổ chức này trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Do đó, có quan điểm cho rằng tới lúc đó, ông thực ra là một quan chức cao cấp của KGB và các chức vụ trên chỉ là vỏ bọc để ông đại diện cho nhà nước Liên Xô một cách không chính thức trong các cuộc mặc cả ngầm của thời kỳ chiến tranh lạnh. Vì các hoạt động này, ông đã được huân chương Lenin, huân chương cao quý nhất trao cho các cá nhân dân sự ở Liên bang Xô Viết.

.....
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top