[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,197
Động cơ
193,895 Mã lực
TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE NHÌN LẠI LỊCH SỬ QUAN HỆ HAI NƯỚC

I. BỐI CẢNH ĐỊA LÍ

1. Vị trí địa lí


Ukraine là quốc gia thuộc khu vực Đông Âu có diện tích 603.700km2, lớn thứ hai ở châu Âu; thủ đô là Kyiv (tiếng Nga là Kiev); dân số hiện nay là khoảng 50 triệu người. Các khu vực hành chính có 24 vùng, 1 nước cộng hòa tự trị1, 2 thành phố tương đương vùng2 (gồm: Cherkaska, Chernihivska, Chernivetska, Dnipropetrovska, Donetska, IvanoFrankiv-ska, Kharkivska, Khersonska, Khmelnytska, Kirovohradska, Kyiv, Kyyivska, Luhanska, Lvivska, Mykolayivska, Odeska, Poltavska, Cộng hòa tự trị Crimea, Rivnenska, Sevastopol, Sumska, Ternopilsk, Vinnyts, Volinska, Zakarpatska, Zaporizka, Zhytomyrska).
Ukraine giáp với Nga về phía Đông và phía Bắc, giáp với Belarus về phía Bắc, giáp với Ba Lan, Slovakia và Hungary về phía Tây, giáp với Rumani và Moldova về phía Tây Nam và giáp với Biển Đen và Biển Azov về phía Nam. Nước này có vùng biển giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Georgia. Hiện nay, biên giới trên bộ của Ukraine dài 6.993km, trong đó với Nga là 1.974km.

1677665829439.png


Tên Ukraine có nghĩa là vùng đất biên giới. Điều này có nghĩa là biên giới với thảo nguyên, ranh giới phân chia giữa người định cư và người du mục. Đây là nơi sinh sống của người Cossack, những người đóng một vai trò vượt trội trong lịch sử Ukraine. Theo cách hiểu hiện đại, Ukraine xuất hiện như một vùng đất biên giới theo ý nghĩa trung gian giữa Đông và Tây, giữa Chính thống giáo và thế giới Công giáo La Mã. Lãnh thổ của Ukraine là một phần của vùng đất thấp ở Đông Âu và không có ranh giới tự nhiên trên một dải đất dài. Các trường hợp ngoại lệ duy nhất là Biển Đen ở phía Nam và vùng đồi núi Carpathians ở phía Tây. Biên giới của Ukraine phần lớn là mang tính chất rộng mở. Do đó, nó luôn là khu vực trung chuyển và là hiện trường của các cuộc xung đột vũ trang.

Sông ngòi là một yếu tố cấu trúc quan trọng, trước hết là sông Dnepr (tiếng Ukraine: Dnipró), chia đôi Ukraine. Kể từ đầu thời Trung cổ, Dnepr đã là một tuyến đường thương mại quan trọng giữa Biển Baltic và Biển Đen, với thành phố Kyiv là điểm trung chuyển quan trọng nhất. Đây chính là nơi cư trú chính của những người Cossack thuộc Ukraine, do đó họ có tên là Zaporozhere Cossack.

1677666010923.png

1677666085024.png


Hầu hết các khu vực của Ukraine có đất đen màu mỡ, rất tốt cho các loại cây trồng như lúa mì, ngô, hoa hướng dương. Khí hậu lục địa ôn đới, lượng mưa tương đối ít ở các vùng thảo nguyên. Các tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất là các mỏ than đá ở lưu vực Donetsk (Donbass) và các mỏ quặng sắt ở hạ lưu sông Dnepr, vốn là động lực chính trong quá trình công nghiệp hóa của đế chế Nga.

2. “Tù nhân địa lí”
Vì Ukraine có vị trí chiến lược rất quan trọng, được mệnh danh là “cửa ngõ” giữa Đông và Tây Âu, từ lâu đã diễn ra sự giao lưu văn minh giữa phương Đông và phương Tây. Đây là con đường huyết mạch để phương Tây có thể tiến sâu về phía Đông, còn Nga có thể vươn mạnh về phía Tây. Từ xưa tới nay, cả Nga và phương Tây đều kiên quyết trong việc duy trì ảnh hưởng của mình ở Ukraine.
Ukraine mang số phận một vùng đất nằm giữa các đế chế lớn, trở thành “tù nhân địa lí”. Vùng đất này luôn là nơi diễn ra các cuộc tranh giành quyền thống trị hoặc ít ra cũng là tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn từ xưa đến nay. Nơi đây đã liên tục bị nhìn ngó, thống trị và chia cắt bởi khối thịnh vượng chung Balan - Litva ở hướng Bắc, Áo - Hung ở hướng Tây, Ottoman ở hướng Nam và Nga ở hướng Đông.

1677666272646.png


Ukraine đã nhiều lần trở thành chiến trường của các phe phái quốc tế, từ trước thế kỷ 20, trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất và trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Lãnh thổ Ukraine theo đó mà bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi cuộc xung đột giữa các đế chế lại là một cơ hội để Ukraine bứt ra khẳng định danh tính độc lập của mình.

1677666881550.png

1677666923272.png

Ukraine trong WW2

Vì thế, lịch sử vùng đất này là lịch sử của các sắc dân Ukraine liên tục nổi dậy và hòa hoãn, thần phục và phản kháng các đế chế cầm quyền. Cuộc giằng co để khẳng định danh tính văn hóa Ukraine luôn âm ỉ, bất chấp việc vùng đất này về mặt chính danh luôn là một phần của nhiều đế chế khác nhau.

II. SỰ KHAI SINH RA NGA, BELARUS VÀ UKRAINE

1. Lịch sử ban đầu - huyền thoại sáng lập Kievan Rus hay cội nguồn của Nga, Ukraine, Belarut


Khối dân tộc đồng nhất mà Tổng thống Nga V.Putin nhắc tới bắt nguồn từ một liên bang ở Đông và Bắc Âu, với tên gọi là Kievan Rus4 - nhà nước Đông Slav đầu tiên, gồm nhiều dân tộc, như: Đông Slav, Norse, và Finnic. Đế chế này được lập bởi bộ tộc Viking bắt nguồn từ khu vực Bắc Âu. Từ “Rus” trong tiếng Slavic có nghĩa là người Bắc Âu tóc đỏ.
Theo Biên niên sử sơ cấp, trong thế kỷ thứ 9, hầu hết lãnh thổ Ukraine ngày nay là nơi sinh sống của các bộ tộc người Rus. Vào cuối thế kỷ thứ 9, các chiến binh và thương nhân Norman, gọi là người Rus từ phía Bắc tràn xuống vùng đất Đông Slavơ. Họ nhanh chóng chinh phục người dân địa phương và thành lập một liên đoàn thống trị ở trung lưu sông Dnepr, lấy tên là nước Kievan Rus, thủ đô ở Kyiv.
Người cai trị đầu tiên, cũng là người thống nhất các vùng đất Đông Slavơ thành Kievan Rus là vương công Oleg (879-912) xứ Novgorod. Kievan Rus, trải dài từ Baltic đến Biển Đen, nằm trên một phần đất hiện tại của Ukraine, miền Tây nước Nga, cùng một số nước Bắc Âu và Baltic khác. Vì vậy, trong số những quốc gia này, ba nước Ukraine, Belarus và Nga đều coi Kyiv8 (thủ đô hiện nay của Ukraine) là quê hương đất tổ. Và tên nước của Belarus và Nga (Russia) cũng đều bắt nguồn từ chữ “Rus” trong Kievan Rus. Còn thủ đô của Ukraine hiện nay là Kyiv, tiếng Nga là Kiev cũng bắt nguồn từ chữ Kievan.

1677667241739.png


Về chữ “Rus”, nó bắt nguồn từ chữ “Ruotsi” có nghĩa là “Thụy Điển”. Và chữ “Ruotsi” lại bắt nguồn từ chữ “Rōþin” có nghĩa là “chèo thuyền”. Người Thụy Điển xưa là dân biển (Viking). Dân Viking cũng là thủy tổ của người Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy hiện nay. Người Viking có tài đi biển. Họ rất giỏi trong việc dong buồm ra khơi để khai phá các vùng đất mới, thiết lập nên các dòng chảy buôn bán và các khu vực thương mại. Vượt biển sang phía Tây, họ đặt chân lên châu Mỹ hàng trăm năm trước cả Christopher Columbus. Vượt biển sang phía Đông, họ men theo các con sông tiến sâu vào vùng Đông Âu, trở thành những thương nhân đầu tiên đặt nền móng cho các thị trấn sầm uất ở Kievan Rus.

Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, người Viking từ phương Bắc tiến hành xâm chiếm các vùng đất do các bộ tộc Slavic quản lý và sau đó kết hôn với tầng lớp quý tộc của những bộ tộc này. Vì vậy, có sự đan chéo về quyền quản lý các vùng đất giữa những người trong bộ tộc Slavic và Viking. Khi đế chế Kievan Rus ra đời, Kyiv đã được lập là thủ đô. Kyiv trở thành một trung tâm thương mại lớn của thế giới lúc đó. Còn Moscow lúc đó chỉ là một ngôi làng hẻo lánh.
Như vậy, Kievan Rus được thành lập bởi người Viking chứ không phải những người dân bản địa
sống ở đó.

2. Kỉ nguyên vàng của Kievan Rus

Trong thế kỷ 10 và 11, Kievan Rus trở thành nhà nước lớn nhất và hùng mạnh nhất ở châu Âu. Kievan Rus gồm một số vương quốc được cai trị bởi các tộc người Rurikid, họ thường chiến đấu với nhau để chiếm hữu Kyiv. Thời kỳ hoàng kim của Kievan Rus bắt đầu với triều đại của Vladimir Đại đế (980-1015). Năm 988, Vladimir Đại đế chuyển sang theo Cơ đốc giáo Chính thống, đặt nền móng cho giáo hội Nga sau này.

1677667558301.png


Đến nửa đầu thế kỷ 13, Nhà nước Kievan Rus bị quân Mông Cổ chinh phục, nhiều thành phố bị phá hủy, đến năm 1240, Kyiv thất thủ. Kievan Rus tan rã, đã phân chia người Đông Slavơ thành nhóm sắc tộc gồm người Nga, người Ukraine, người Belarus, rồi trở thành ba quốc gia riêng biệt: Nga , Ukraine và Belarus ngày nay. Như vậy, Kievan Rus có tuổi thọ chừng 5 thế kỷ, từ cuối thế kỷ 9 (năm 879) đến giữa thế kỉ 13 (năm 1240).

3. Bị thống trị bởi nước ngoài

a) Ukraine trong Vương quốc Ba Lan - Litva (thế kỷ 14-18) - hướng về phía Tây


Bị Mông Cổ thống trị, nhưng người dân ở đây đã nổi dậy chống lại người Mông Cổ. Khi người Nga vẫn nằm dưới sự cai trị của Mông Cổ, thì trong suốt thế kỉ 14, ở phía Tây Ukraine ngày nay, Ba Lan và Litva đã tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược Mông Cổ. Cuối cùng phần lớn lãnh thổ Ukraine được chuyển sang quyền cai trị của Ba Lan và Litva. Người Ukraine và người Belarus trở thành thần dân của Litva và Ba Lan.

1677667705671.png

Người Mông Cổ xâm chiếm Ukraine

Theo đó, các vùng đất ở phía Bắc và Tây Bắc thuộc quyền cai trị của Litva, trong đó có thủ phủ Kyiv. Các phần đất phía Tây Nam (Công quốc Galicia ) thuộc quyền kiểm soát của Ba Lan.
Năm 1490, không chấp nhận sự áp bức ngày càng tăng của người Ba Lan, một loạt cuộc nổi dậy của người Ukraine còn gọi là cuộc nổi dậy của Mukha do anh hùng Ukraine Petro Mukha lãnh đạo, cùng sự tham gia của những người Ukraine khác, như Cossacks, Hutsuls, Moldavians (người La Mã). Đây là một trong những cuộc nổi dậy sớm nhất được biết đến của người Ukraine chống lại sự áp bức của Ba Lan.

1677667825907.png

Petro Mukha

Đến năm 1569, hình thành Liên minh Lublin. Liên minh này thành lập Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Litva11, thì hầu hết các vùng đất cũ của Ruthenia (gồm các vùng của Nga, Belarus và Ukraine ngày nay) được chuyển từ Litva cho Vương quốc Ba Lan. Như vậy, Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm.

1677667915318.png

Liên minh Lubin

b) Thời đại của người Cossack Ukraine

Dưới sự cai trị của Ba Lan, rất nhiều nông nô Ukraine và người dân thị trấn đã chạy trốn đến hạ lưu sông Dnepr, thành lập một căn cứ “bên kia ghềnh thác”, Zaporozher Sich, từ đó lấy tên là “Cossack Zaporozher”. Người Cossack phục vụ nhà vua Ba Lan với tư cách là lính biên phòng và lính đánh thuê, đồng thời tiến hành các cuộc đột kích chống lại những người Ottoman “vô đạo”.
Trong nửa đầu thế kỷ 17, người Cossack Zaporozher liên minh với giới tinh hoa chính thống của Kyiv và tiếp thu những ý tưởng quốc gia của họ. Từ đây, đã bắt đầu hình thành lên ý thức quốc gia dân tộc của người Ukraine. Những người nông dân Ukrainee (khi đó gọi là Ruthenians) hay còn gọi là Cossacks bắt đầu nổi dậy chống lại áp bức. Đến giữa thế kỷ 17, dưới sự lãnh đạo của Hetman Bohdan Khmelnytskyi (1595-1657) người Cossack đã nổi dậy mạnh mẽ hơn chống lại sự cai trị của Khối thịnh vượng chung Ba Lan – Litva; từ năm 1648 đến năm 1654, người Cossack đã giải phóng gần như toàn bộ Ukraine khỏi sự cai trị của Ba Lan.

1677668189429.png

Hetman Bohdan Khmelnytskyi

Nhà nước Cossack được thành lập ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine, gọi là Cossack Hetmanate, thường được coi là tiền thân của Ukraine. Họ thiết lập chính quyền theo mô hình chính quyền quân sự Cossack, nhưng nông nô được thừa nhận là người Cossack tự do. Trong thời gian này, đế chế Nga cũng lớn mạnh.

c) Nhờ Nga bảo hộ để rồi mất nước

Nhận thấy mình đang ở trong tình thế đối đầu quân sự và ngoại giao ba mặt với người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman ở phía Nam, Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Liva ở phía Tây, Sa hoàng Nga ở phía Đông. Những người lãnh đạo Cossack Hetmanate đã tìm kiếm một hiệp ước bảo hộ với Nga vào năm 1654. Trong khi người Cossack coi mối liên hệ với Nga như một quốc gia bảo hộ tạm thời, thì Sa hoàng Nga coi đó là sự phục tùng đối với sự cai trị vĩnh viễn của mình. Những cách giải thích trái ngược này vẫn tồn tại cho đến ngày nay: trong tự sự quốc gia Ukraine họ luôn nhấn mạnh sự độc lập của Cossack Hetmanate (được coi là quốc gia đầu tiên của Ukraine), thì trong truyền thuyết Nga coi thỏa thuận năm 1654 là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình “tái thống nhất” với đất nước kể từ khi cuộc xâm lược của Mông Cổ chia cắt Ukraine ra khỏi Nga. Khi nhờ Nga bảo hộ, ban đầu, Cossack Hetmanate vẫn duy trì chính phủ tự trị của họ do họ bầu chọn.
Nga đảm bảo các quyền hạn và ưu đãi của người Cossack, cùng các nhóm sắc tộc khác. Nga triển khai quân đội ở Ukraine và giữ tiếng nói quyết định trong quan hệ đối ngoại. Sau một cuộc chiến tranh kéo dài, giữa Nga với Ba Lan - Litva, Ukraine lại bị chia cắt vào năm 1667: Cossack Hetmanate ở tả ngạn Dnepr với Kyiv làm đầu cầu, ở phía bên kia thuộc về Nga. Người Cossack Ukraine đến định cư ở Sloboda - Ukraine và pháo đài Kharkiv mới được xây dựng nằm dưới quyền cai trị của Nga.

1677668481772.png

Ukraine 1667

Đến năm 1686, Thủ đô Kyiv bị Tòa Thượng phụ Moscow sáp nhập thông qua Thư Thượng Hội đồng của Thượng phụ Đại kết Constantinople Dionysius IV.
Năm 1709, một lãnh đạo quân sự Cossack là Ivan Macepa (1639- 1709) đào thoát sang Thụy Điển chống lại Nga trong cuộc Đại chiến phương Bắc(1700-1721). Cũng trong năm 1709, Sa hoàng Nga Peter Đại đế đã đánh bại vua Thụy Điển cùng Masepa trong trận Poltava. Peter Đại đế đã đối xử nghiêm khắc với người Cossack phản bội. Bắt đầu từ đây và đến hiện nay, ở Nga và Ukraine có những đánh giá khác nhau về Masepa. Ở Nga Masepa được coi là nguyên mẫu của kẻ phản bội và những người Ukraine bị nghi ngờ là bất trung. Nhưng ở Ukraine, Masepa lại được tôn sùng như một vị anh hùng dân tộc.

1677668700940.png

Ivan Macepa (1639- 1709)

Chiến thắng của Sa hoàng Nga trước Charles XII của Thụy Điển trong trận Poltava (1709) đã phá hủy quyền tự trị của Cossack. Cuối cùng Sa hoàng Peter nhận ra rằng, để củng cố quyền lực chính trị và kinh tế của Nga, cần phải loại bỏ quyền tự chủ của Cossack Hetmanate cũng như nguyện vọng tự trị của người Ukraine.

1677668852952.png

Trận Poltava (1709)

Sau nhiều nỗ lực, văn phòng của Cossack Hetman cuối cùng đã bị Chính phủ Nga bãi bỏ vào năm 1764 và hợp nhất Cossack Hetmanate vào đế chế Nga. Đặc biệt đến thời trị vì của Nữ hoàng Nga Catherine II, quyền tự trị của Cossack Hetmanate càng bị “phá hủy” nặng nề hơn.
Vào ngày 7/5/1775, Nữ hoàng Catherine II đã ra lệnh rằng, Zaporozhian Sich phải bị tiêu diệt. Và ngày 5/6/1775, pháo binh và bộ binh Nga tiến công thủ phủ Sich và san bằng nó. Quân đội Nga đã tước vũ khí của quân Cossack. Những người lãnh đạo Cossack Hetmanate bị bắt và bị tống giam. Tầng lớp thượng lưu Cossack, buộc phải vào giới quý tộc của đế chế Nga và sau đó phần lớn bị Nga hóa.

1677669021612.png

Zaporozhian Sich

Trong những năm 1764-1781, Nữ hoàng Nga Catherine Đại đế còn tiến hành sáp nhập phần lớn miền Trung Ukraine vào đế chế Nga. Đến năm 1783, Crimea, các vùng đất mới giành được (ngày nay được gọi là Novorossiya) cũng được sáp nhập vào Nga, và người Nga được đưa đến đây định cư. Chế độ chuyên chế của Nga hoàng đã thiết lập chính sách Nga hóa, ngăn chặn việc sử dụng ngôn ngữ Ukraine và hạn chế bản sắc dân tộc Ukraine. Phần phía Tây của Ukraine ngày nay, cũng bị chia cắt giữa Nga và Habsburg - Áo, sau khi Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Litva sụp đổ vào năm 1795.
Điều này đánh dấu sự kết thúc của Nhà nước Cossacks Ukraine. Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người Belarus, 4% người Do Thái, và 11% các nhóm thiểu số khác. Có thể thấy, người Ukraine là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất, chỉ đứng sau người Nga chiếm đa số. Các Nga hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà họ chiếm giữ là “nước Nga nhỏ”. Trong ý thức của các Nga hoàng, dân tộc Nga là một dân tộc “toàn Nga”, trong đó bao gồm những người anh cả Nga/Nga lớn (Russia), Nga nhỏ/người em (Ukraine) và người Nga trắng (Belarus).

............
 
Chỉnh sửa cuối:

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,434
Động cơ
354,403 Mã lực
trận đánh Vugledar thế nào rồi bác chủ Top nhỉ?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
trận đánh Vugledar thế nào rồi bác chủ Top nhỉ?
Phía Ukr nói họ diệt khoảng 130 tăng, thiết giáp của Nga
Phía Nga nói có thiệt hại nhưng không như Ukr nói
Khả năng Ukr rút khỏi Bakhmut là rất cao, không chỉ TT mà cả các quan chức, tướng lĩnh Ukr đều đề cập đến việc này rồi
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE NHÌN LẠI LỊCH SỬ QUAN HỆ HAI NƯỚC

(Tiếp)

4. Cuộc chiến kí ức giữa Nga và Ukraine

Kievan Rus bao gồm các khu vực chính của các nước Ukraine, Nga và Belarus (Bạch Nga), và lịch sử của nó là huyền thoại khai sinh của cả quốc gia đó. Đến ngày nay, giới sử học Ukraine và Nga vẫn tranh giành di sản đó. Trong truyền thuyết quốc gia Ukraine, việc đề cập đến thời kỳ đầu của nhà nước Kievan Rus có tầm quan trọng đặc biệt. Kí ức về những việc làm vẻ vang và lí tưởng tự do và bình đẳng của người Cossack Ukraine vẫn còn tồn tại trong truyền thuyết dân gian và sau đó được phong trào độc lập dân tộc Ukraine tiếp nối. Huyền thoại Cossack ngày nay vẫn đóng một vai trò quan trọng, gần đây nhất là về Maidan ở Kyiv. Quốc ca Ukraine kết thúc với điệp khúc: “Chúng tôi từ bỏ thể xác và linh hồn vì tự do của mình, và chúng tôi sẽ cho các anh em thấy rằng chúng tôi thuộcbộ tộc Cossack!” Trong khi đó ở Nga, đế chế Kievan Rus được coi là tiền thân của nhà nước Moscow và đế chế Nga. Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ.
Cuộc tranh cãi lại bùng lên trong những năm gần đây, và trong bài phát biểu vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga V.Putin đã lên tiếng về điều đó theo cách nhìn lịch sử của mình. Như vậy, việc Nga coi một thành phố của Ukraine là đất Tổ cũng không có gì là lạ, bởi lịch sử loài người là lịch sử di cư và mở rộng. Tuy nhiên, việc Tổng thống Nga V.Putin coi Kyiv là đất Tổ, và vì thế Ukraine phải thuộc về Nga thì rất khiên cưỡng và khó chấp nhận trong một thế giới văn minh. Và điều này đã từng bị nhiều nhà nhà sử học coi là sự “ăn cắp danh tính”, trong đó có nhà sử học người Mỹ Alexander John Motyl.

III. UKRAINE TRONG THẾ KỶ 19 VÀ ĐẦU THẾ KỶ 20

1. Ukraine trong thế kỉ 19 và trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914-1918)


Từ thế kỷ 19, đã có cuộc di cư từ Ukraine đến các khu vực xa xôi của đế chế Nga. Theo điều tra dân số năm 1897, có 223.000 người Ukraine ở Siberia và 102.000 người ở Trung Á. Thêm 1,6 triệu người di cư sang phía Đông trong vòng 10 năm sau khi đường sắt xuyên Siberia mở vào năm 1906. Các khu vực Viễn Đông có dân tộc Ukraine được gọi là Green Ukraine.
Thế kỷ 19, do sự cai trị tương đối khoan dung của người Habsburgs, nên sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ukraine, đặc biệt là ở Galicia thuộc Áo cũng mạnh mẽ hơn. Nhà thơ Taras Shevchenko (1814-1861) và nhà lí luận chính trị Mykhailo Drahomanov (1841-1895) đã lãnh đạo phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraine phát triển. Từ đây, trong giới trí thức Ukraine lại tiếp tục xuất hiện ý tưởng về việc tái sinh quốc gia Ukraine, về công bằng xã hội.

2. Ukraine trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất

a) Ukraine trước Cách mạng tháng Mười Nga


Ukraine bước vào Chiến tranh thế giới thứ Nhất bên cạnh cả phe Liên minh là đế chế Áo - Hung và phe hiệp ước là Nga, Pháp, Anh. Ước tính có khoảng 3,5 triệu người Ukraine chiến đấu trong Quân đội đế chế Nga, trong khi 250.000 người chiến đấu cho Quân đội Áo-Hung.

1677754103718.png

Binh lính Ukraine trong WW1

Chiến tranh dẫn đến sự sụp đổ của cả 2 đế chế Nga và Áo - Hung. Sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga, Sa hoàng bị lật đổ. Tháng 3/2017, Hội đồng Trung ương Ukraine (Central Rada) do Mykhailo Serhiiovych Hrushevsky đứng đầu được thành lập ở Kyiv, thuộc Cộng hòa nhân dân Ukraine, và đến tháng 6/1917, họ yêu cầu quyền tự trị cho Ukraine. Chính phủ lâm thời Nga đã công nhận quyền tự trị của nước cộng hòa này. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, Cộng hoà nhân dân Ukraine tuyên bố độc lập khỏi nước Nga, ngày 22/1/1918.

b) Ukraine sau Cách mạng tháng Mười Nga, trước Chiến tranh thế giới thứ Hai

Sau chiến tranh và cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, một phong trào quốc gia Ukraine đòi quyền tự quyết tái xuất hiện. Trong giai đoạn 1917-1920, tại Ukraine đã xuất hiện nhiều quốc gia riêng biệt, như: Cộng hòa Nhân dân Ukraine, Cộng hòa Quốc gia Ukraine (Hetmanate), Tổng cục Ukraine và Cộng hòa Xô viết nhân dân Ukraine liên tiếp được thành lập trong các lãnh thổ cũ của đế chế Nga; đồng thời, Cộng hòa nhân dân Tây Ukraine và Cộng hòa Hutsul nổi lên một thời gian ngắn trên vùng đất Ukraine thuộc lãnh thổ Áo - Hung cũ; một phong trào vô chính phủ được gọi là Hắc quân lãnh đạo bởi Nestor Makhno cũng phát triển ở miền Nam Ukraine, cộng với Phong trào Trắng, Ba Lan, Quân đội Xanh…, đã chiến đấu liên tục với nhau, dẫn đến nhiều thương vong giữa những người Ukraine; đồng thời, cũng khiến Ukraine bị chia rẽ hơn.

Đáng chú ý là tháng 12/1917, những người Bolshevik và Menshevik Ukraina ban đầu tham gia vào Cộng hòa Quốc gia Ukraina. Ban đầu, những người Bolshevik Ukraina muốn tạo dựng một liên bang với những người Bolshevik Nga, nhưng thiếu sự hỗ trợ rộng rãi trong Cộng hòa Quốc gia Ukraina, nên họ đã lập một quốc hội riêng rẽ và tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Ukraina vào ngày 25/12/1917, sau đó chống lại Cộng hòa Quốc gia Ukraina. Những người Bolshevik Ukraina ban đầu còn yếu ớt, đã bị đẩy ra khỏi Ukraina, và bị giải tán trong hai lần kéo dài vài tháng (được thành lập lại vào ngày 20/11/1918, và 21/12/1919). Cuối cùng, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Ukraine.
Vào tháng 2 và tháng 3 năm 1918, Quân đội Đức và Áo - Hung chiếm đóng Ukraine và thành lập chính phủ dưới quyền của Pavlo Skoropadskyj (1873-1945) ở Kyiv. Ngày 3/3/1918, nước Nga xô viết phải kí Hiệp ước hòa bình Brest-Litovsk, với các quốc gia phe Trung tâm, bao gồm Đức, Áo - Hung, Bulgaria và Ottoman, chính thức chấm dứt sự tham chiến của Nga trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Chính phủ Nga phải công nhận nền độc lập của Ukraine.

1677754572336.png


Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, năm 1918, các vùng lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Nga tuyên bố độc lập với tên gọi Cộng hòa Nhân dân Ukraine, thủ đô tại Kyiv; còn các vùng lãnh thổ phía Tây Ukraine thuộc Đế chế Áo - Hung cũng tuyên bố độc lập với tên gọi Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraine. Nhưng cũng vào lúc này, một số khu vực của Ukraine lại bị Romania và Tiệp Khắc chiếm. Trong đó, quân Romania chiếm Bukovina, quân Tiệp Khắc chiếm Carpatho - Ukraine.

1677754703573.png

1677754748053.png

Ngày 22/1/1919, Cộng hòa nhân dân Ukraine và Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraine đã kí Đạo luật thống nhất

Ngày 22/1/1919, Cộng hòa nhân dân Ukraine và Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraine đã kí Đạo luật thống nhất, thống nhất hai nước cộng hòa thành một quốc gia duy nhất, điều mà giới trí thức cả hai bên Ukraine mong đợi từ lâu. Trong văn bản phổ biến của Cộng hòa nhân dân Ukraine nêu rõ: Lãnh thổ Ukraine, bị chia cắt qua nhiều thế kỷ, gồm Halichyna, Bukovyna, Carpathian Ruthenia và Dnepr Ukraine giờ đây sẽ trở thành một Ukraine thống nhất vĩ đại. Giấc mơ mà những người con ưu tú nhất của Ukraine đã chiến đấu và hy sinh, đã trở thành sự thật. Tuy nhiên, Đạo luật thống nhất chỉ được coi là mang tính biểu tượng thuần túy vì cả hai chính phủ vẫn giữ quân đội, cơ quan hành chính và cơ cấu chính phủ riêng biệt của họ. Mặc dù vậy, hành động thống nhất đất nước năm 1919 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong kí ức lịch sử của người dân Ukraine cho đến ngày nay.

1677754822946.png

Hồng quân tại Kiev năm 1919

Chính quyền Cộng hòa nhân dân Ukraine bắt đầu xây dựng một quốc gia dân tộc, nhưng tình hình rất bấp bênh và họ không bao giờ có thể kiểm soát được toàn bộ Ukraine và tranh thủ được đồng minh. Chính phủ Nga không còn công nhận nền độc lập của Ukraine, và Hồng quân đã chiếm đóng Kyiv nhiều lần vào những năm 1919 và 1920. Các đội quân Bạch vệ, đã tìm cách tái lập đế chế Nga và tỏ ra thù địch với Cộng hòa nhân dân Ukraine. Anton Denikin (1872- 1947), một vị tướng “Bạch vệ”, đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở miền Nam, miền Đông Ukraine và tạm thời chiếm đóng Kyiv vào mùa Hè năm 1919.

1677754875997.png

Anton Denikin (1872- 1947)

Chính phủ Cộng hòa nhân dân Ukraine ngày càng mất kiểm soát, tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ lan rộng. Các nhóm nông dân nổi loạn và binh lính từ đội quân Bạch vệ và Quân đội Ukraine đã sát hại hơn 4.000 người Do Thái vào năm 1919 và 1920. Chính trị gia vô chính phủ Nestor Makhno (1888-1934) lại thành lập một chính phủ tự trị tạm thời ở miền Nam Ukraine. Nội chiến bùng nổ và Hồng quân chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu đó. Họ chiếm các khu vực trung
tâm của Ukraine và tổ chức lại thành Cộng hòa Xô viết nhân dân Ukraine thuộc Nga. Tuy nhiên, sau đó nhiều cuộc chiến tranh giữa các nước lại nổ ra, khiến cho đất nước Ukraine lại tiếp tục bị chia cắt.

1677755138896.png

Quân đội Ukraine trong chiến tranh Ba Lan - Ukraine

Từ năm 1919 đến năm 1921, diễn ra các cuộc chiến tranh như Chiến tranh Ba Lan - Ukraine, Chiến tranh Ba Lan - Nga Xô viết, trên vùng lãnh thổ mà ngày nay là Ba Lan, Belarus, Latvia, Litva và Ukraine, dẫn tới Hiệp ước hòa bình Riga, được kí kết giữa người Nga Xô viết và Ba Lan, vào ngày 18/3/1921. Theo đó, Tây Ukraine bị sáp nhập vào Ba Lan, đổi lại Ba Lan công nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Bốn triệu người Ukraine phải sống trong các khu vực được nhượng cho Ba Lan, nhưng chỉ có 15% dân số là người Ba Lan. Và người Ukraine đã phải chịu chế độ thực dân hóa, tiếp tục là đối tượng bị đàn áp.

1677755167792.png

Quân đội Ba Lan trong chiến tranh Ba Lan - Ukraine

Như vậy, đến đây thì Ukraine đã bị Nga với Ba Lan phân chia thành hai, một thuộc Nga, một thuộc Ba Lan. Việc lãnh thổ Ukraine liên tục bị chia rẽ bởi các quốc gia hùng mạnh khác khiến cho Ukraine, trở thành một quốc gia khe hở với hai nền văn hóa khác biệt. Điều này dẫn tới tính phức tạp trong đời sống chính trị của Ukraine sau này.

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các phong trào đòi độc lập của Ukraine coi Hiệp ước hòa bình Riga là một bước lùi. Hậu quả của Hiệp ước một lần nữa làm cho đất nước Ukraine bị chia đôi, người Ukraine không thể thành lập được nhà nước thống nhất của riêng mình.
Những mẫu thuẫn trên đã góp phần vào sự tiếp tục trỗi dậy của các tổ chức dân tộc chủ nghĩa ở Ukraine. Một phong trào dân tộc chủ nghĩa và dân quân ngầm đã phát sinh trong những năm 1920 và 1930, phong trào này dần dần chuyển thành Tổ chức quân sự Ukraine và sau đó là Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine (OUN). Các phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine bắt đầu tiến hành các chiến thuật khủng bố.
Tháng 1/1919, Hồng quân tiến vào Ukraine, chiếm thành phố Kharkiv rồi đến Kyiv. Đến tháng 5/1919, Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Hồng quân. Tiếp đó, chính quyền Xô viết thiết lập Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ở Ukraine. Và đây chính là lý do mà ông Putin cho rằng “Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra hay nói chính xác hơn là bởi phe Bolshevik, bởi nước Nga Xô viết”.

1677900136124.png

Tháng 1/1919, Hồng quân tiến vào Ukraine

Thời gian này, vùng Donbass vẫn thuộc Nga. Sau đó, nước Nga Xô viết muốn thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) nhưng Ukraine còn lưỡng lự. Để Ukraine gia nhập Liên Xô, nước Nga Xô viết đã nhượng bộ và cắt vùng Donbass cho Ukraine. Kể từ đó, Donbass thuộc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Năm 1922, Liên Xô được thành lập, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine là một trong 4 thành viên sáng lập. Theo đó, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine gồm các vùng lãnh thổ, với đa số cư dân là người Ukraine.
Mặc dù quyền lực của nó vẫn còn hạn chế và phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng. Tuy nhiên, trái ngược với thời đế chế Nga hoàng, thời gian đầu, Liên Xô dưới sự lãnh đạo của V.I.Lenin, người Ukraine được công nhận là một quốc gia riêng biệt trong “mái nhà” Liên Xô. Tiếng Ukraine đã trở thành ngôn ngữ hành chính, trong trường học; chính sách Ukraine hóa được thực hiện vào thập niên 1920 càng củng cố, phát triển ngôn ngữ và văn hóa Ukraine.
Như vậy, cuộc cách mạng lật đổ Sa Hoàng năm 1917, đã tạo điều kiện cho Ukraine trở thành một quốc gia độc lập. Nhưng nó cũng biến Ukraine thành nơi hỗn chiến của 6 quân đội khác nhau. Kyiv bị đổi chủ 5 lần chỉ trong vòng 1 năm. Không giống như nhiều dân tộc châu Âu khác, người Ukraine đã thất bại trong việc thiết lập một quốc gia độc lập, ổn định sau Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất. Và không lâu sau đó, vùng đất này cũng không thoát khỏi lời nguyền địa lí. Thoát khỏi sự thống trị của đế chế Nga, năm 1922, Ukraine lại nhanh chóng sáp nhập vào Liên Xô. Tuy nhiên, nền độc lập của Ukraine dù ngắn ngủi, nhưng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc Ukraine.

3. Ukraine trong Chiến tranh thế giới thứ Hai

a) Ukraine - chiến trường đẫm máu


Ukraine là một trong những chiến trường rộng lớn đẫm máu trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, đã mang lại cho dân tộc này nỗi đau khổ khôn lường. Sau hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Hitler và I.V.Stalin, Quân đội Liên Xô đã chiếm đóng miền Đông Ba Lan vào mùa Thu năm 1939, gồm cả miền Đông Galicia và miền Tây Volhynia. Như vậy, năm 1939, Tây Ukraine mới nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Vào mùa Hè năm 1940, Romania bị Liên Xô buộc phải nhượng lại phía Bắc Bukovina cho Liên Xô. Người ta bắt đầu hợp nhất các khu vực mới vào Liên Xô.
Nhưng hoà bình chưa được bao lâu thì ngày 22/6/1941, Quân đội Đức tiến công Liên Xô, đến tháng 11/1941, toàn bộ Ukraine đã bị quân Đức và Romania (ở phía Tây Nam) chiếm đóng. Người Ukraine đã đứng lên chống lại Đức Quốc xã. Tổng cộng có khoảng từ 4,5 triệu đến 7 triệu người Ukraine đã chiến đấu trong hàng ngũ của Quân đội Liên Xô.

1677900501165.png

Đức tấn công Liên Xô ngày 22-6-1941

Trên chiến trường Ukraine đã xảy ra một số trận đánh lớn nhất, khốc liệt nhất của cuộc chiến. Điển hình như, trận chiến ở Kyiv, đã có hơn 660.000 binh sĩ Liên Xô bị chết, bị thương hoặc bị bắt, nhiều người bị ngược đãi nghiêm trọng. Thành phố Kyiv sau này đã được ca ngợi là “Thành phố anh hùng”. Nhiều thường dân đã trở thành nạn nhân của những hành động tàn bạo, lao động cưỡng bức, và thậm chí là bị quân Đức Quốc xã thảm sát cả làng để trả thù những người Ukraine dám
chống lại chúng.

1677900669793.png

Trận chiến Kyiv 1941

Trong cuộc chiến này, có khoảng 11 triệu quân nhân Xô viết đã ngã xuống, thì có tới 16% (1,7 triệu) là người Ukraine. Tổng cộng có khoảng từ 6,5 đến 7,5 triệu dân Ukraine đã chết, tức là hơn 1/5 tổng số dân. Tổn thất của người dân Ukraine trong cuộc chiến lên tới 40 đến 44% trong tổng số tổn thất của Liên Xô.
Rõ ràng, trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, quân và dân Ukraine đóng vai trò không nhỏ vào chiến thắng Phát xít Đức của Liên Xô. Các chiến sĩ Ukraine không chỉ chiến đấu quả cảm trên lãnh thổ Ukraine, lãnh thổ Liên Xô mà còn tham gia giải phóng các nước khác khỏi ách thống trị phát xít, góp phần đánh bại chế độ Đức Quốc xã. Hàng triệu chiến sĩ Hồng quân quê ở Ukraine đã anh dũng ngã xuống trước sự ngưỡng mộ và cảm phục của nhân dân thế giới. Chiến thắng Phát xít Đức là chiến thắng vĩ đại chung của toàn Liên Xô, trong đó có quân và dân Ukraine.

1677900828101.png

1677900869777.png

Ukraine bị tàn phá trong WW2

b) Dựa vào Đức để thành lập một nhà nước Ukraine độc lập

Mặc dù đại đa số dân chúng Ukraine không hợp tác với quân Đức, bị hứng chịu rất nhiều đau thương; hàng triệu người Ukraine đã chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân và lực lượng kháng chiến, thì ở miền Tây Ukraine một số người đã ca ngợi người Đức là những người giải phóng. Nắm bắt thời cơ này, Tổ chức những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine (OUN) đã tìm cách liên minh với Đức Quốc xã với hy vọng dựa vào Đức để thành lập một nhà nước Ukraine độc lập.

1677901059881.png

Lực lượng SS “Galicia”

Các nhóm OUN ở miền Tây Ukraine đã hợp tác với lực lượng chiếm đóng, tham gia vào việc sát hại người Do Thái. Sau đó, Sư đoàn SS “Galicia” còn chiến đấu bên phe Quân đội Đức. Trong chiến tranh, OUN đã thành lập Quân đội Kháng chiến Ukraine (UPA), dẫn đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Liên Xô, và chống lại những người định cư Ba Lan ở phía Tây Volhynia và Galicia, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

1677901217683.png

1677901307524.png

Lực lượng SS Ukraine sát hại người Do Thái

Nhưng sự cai trị tàn bạo của Đức Quốc xã đã khiến những người miền Tây Ukraine vỡ mộng. Từ ủng hộ họ lại quay ra chống lại Đức Quốc xã. Quân đội Kháng chiến Ukraine tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích chống lại Đức trong chiến tranh, và chống cả Liên Xô đến đầu những năm 1950. Sai lầm về chiến lược của OUN khiến những nỗ lực về thành lập một Nhà nước Ukraine độc lập của họ đã không thể thành công.

1677901139428.png

Quân đội Kháng chiến Ukraine (UPA)

..............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

c) Tiêu tan hy vọng thành lập một Nhà nước Ukraine độc lập

Chính sách chiếm đóng của Đức làm nhanh chóng tiêu tan hy vọng thành lập một Nhà nước Ukraine độc lập. Với Đức Quốc xã, Ukraine chỉ được coi là một thuộc địa để khai thác kinh tế phục vụ chiến tranh của Đức. Tháng 8/1942, Erich Koch, Thanh tra Đế chế Đức phụ trách Ukraine tuyên bố: “Không
có cái gọi là Ukraine tự do. Mục đích của chúng ta là Ukraine phải làm việc cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tìm kiếm hạnh phúc cho dân tộc này. Ukraine phải cung cấp những gì chúng ta thiếu. Nhiệm vụ này phải được thực hiện mà không quan tâm đến tổn thất… Trình độ học vấn của người Ukraine phải được giữ ở mức thấp… Cũng phải thực hiện mọi chuyện để hủy diệt tỷ lệ sinh đẻ của khu vực này”.

1677931045469.png

Erich Koch

Những chính sách của Đức Quốc xã đã khiến hơn 2 triệu người Ukraine bị lưu đày tới nước Đức để lao động cưỡng bức. Hàng trăm nghìn người Ukraine đã chết trong các trại tù binh. Hầu hết những người Do Thái Ukraine, vốn không thể chạy trốn vào nội địa Liên Xô đã bị giết một cách có hệ thống bởi lực lượng SS, và các đội sát nhân khác. Việc giết hại hơn 30.000 người Do Thái trong khe núi Babyn Yar ở Kyiv vào ngày 29/9 và 30/9/1941 đã trở thành một biểu tượng về sự tàn
bạo của Đức Quốc xã.

1677931149255.png

Đức thảm sát người Ukraine tại Babyn Yar trong WW2

Sau khi Liên Xô tái chinh phục Ukraine từ tháng 8/1943 (ở Kharkiv) đến tháng 10/1944 (ở Transcarpathia), tất cả khu vực sinh sống của người Ukraine được thống nhất thành một nhà
nước - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Do đó, đến thời điểm này các khu vực phía Tây Ukraine lần đầu tiên chính thức trở thành một phần của quốc gia Liên Xô. Điều này chính thức
được ca ngợi là “sự thống nhất” của người dân Ukraine. Tuy nhiên, khoảng 200.000 người miền Tây Ukraine, vốn bị Nga xem là không đáng tin cậy về mặt chính trị, đã bị lưu đày đến Siberia.

1677931279242.png

Người Ukraine bị đưa đến Siberia

4. Ukraine trong Liên Xô sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai

a) Về chính trị


Sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, Liên Xô đã chấp nhận cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine tiến hành một một số sửa đổi đối về Hiến pháp. Theo đó, về đối nội Ukraine vẫn là một bộ phận của Liên Xô; về đối ngoại thì được phép hoạt động như một chủ thể riêng biệt của luật quốc
tế trong một số trường hợp, và ở một mức độ nhất định. Đặc biệt, những sửa đổi này đã cho phép Ukraine trở thành một trong những thành viên sáng lập của Liên hợp quốc (LHQ) cùng với
Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Belarus. Đây là một phần của thỏa thuận với Mỹ để đảm bảo mức độ cân bằng trong Đại hội đồng, mà Liên Xô cho rằng không cân bằng, có lợi cho
Khối phương Tây. Với tư cách là thành viên của LHQ, Ukraine đã từng là một thành viên được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ năm 1948-1949 và 1984-1985. Một vai trò quan trọng như vậy dẫn đến ảnh hưởng lớn của giới tinh hoa địa phương. Nhiều thành viên trong ban lãnh đạo Ukraine, đã trở
thành những người lãnh đạo cao cấp nhất của Liên Xô nổi bật nhất là Nikita Khrushchov và Leonid Brezhnev; nhiều nhà thể thao, nhà khoa học và nghệ sĩ nổi tiếng của Liên Xô cũng xuất thân từ Ukraine. Năm 1954, Cộng hoà tự trị Crimea thuộc Nga đã được chuyển sang Ukraine.

1677931586482.png

1677931624350.png

Nikita Khrushchov và Leonid Brezhnev

b) Về công nghiệp, nông nghiệp

Trong những thập kỷ tiếp theo, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine tương đối phát triển, trở thành nước phát triển thứ hai trong Liên Xô, chỉ sau Nga. Đến năm 1950, công nghiệp và sản xuất của nước cộng hòa này đã vượt qua mức trước chiến tranh. Ukraine thuộc Liên Xô nhanh
chóng trở thành nước dẫn đầu châu Âu về sản xuất công nghiệp.

1677931685912.png


Không chỉ vượt qua mức trước chiến tranh về công nghiệp và sản xuất mà Ukraine còn là mũi nhọn của sức mạnh Liên Xô. Ukraine trở thành trung tâm của ngành công nghiệp vũ khí và nghiên cứu công nghệ cao của Liên Xô. Nhưng Ukraine cũng bị biến thành một tiền đồn quân sự của Liên
Xô trong Chiến tranh Lạnh. Trên lãnh thổ của Ukraine được bố trí các căn cứ quân sự được trang bị những hệ thống vũ khí tối tân nhất, cùng các đầu đạn hạt nhân.

1677931801278.png


Tương tự như phần lớn nền kinh tế Liên Xô, các sản phẩm của ngành công nghệ cao phát triển nhanh chóng ở Ukraine phần lớn được ưu tiên cho quân sự, nguồn cung và chất lượng hàng tiêu dùng còn thấp so với các nước láng giềng của Khối phương Đông. Hệ thống sản xuất và tiêu dùng
do nhà nước quản lý của Liên Xô nói chung và Ukraine nói riêng ít phát triển nên chất lượng cuộc sống giảm dần, cùng với nó là nạn tham nhũng, mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
Ngày 26/4/1986, Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl, ở thị trấn Pripyat, Ukraine phát nổ đã gây ra thảm họa nghiêm trọng. Bụi phóng xạ đã làm ô nhiễm nhiều khu vực rộng lớn ở miền Bắc Ukraine và thậm chí cả một số vùng của Belarus. Điều này, đã thúc đẩy một phong trào độc lập địa phương
gọi là Rukh, góp phần vào sự tan rã của Liên Xô.


................
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,197
Động cơ
193,895 Mã lực
(Tiếp)

c) Góp phần làm tan rã Liên Xô

Sau 69 năm thuộc Liên Xô, đến ngày 24/8/1991, Quốc hội Ukraine đã thông qua Đạo luật Độc lập tách Ukraine ra khỏi Liên Xô. Đến ngày 1/12/1991, Ukraine tiến hành trưng cầu dân ý về việc tách ra khỏi Liên Xô, hơn 92% cử tri bày tỏ sự ủng hộ đối với Đạo luật Độc lập, đồng thời bầu ông Leonid Kravchuk làm Tổng thống Ukraine. Khi đó, Tổng thống Nga Boris Yeltsin cũng chấp nhận kết quả bỏ phiếu.

1678006365953.png

Leonid Kravchuk

Ngày 8/12/1991, tại khu nghỉ dưỡng Viskuli trong Vườn quốc gia Belovezha của Belarus, Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, Tổng thống Nga Boris Yeltsin và Tổng thống Belarus Stanislav Shushkevich đã kí Hiệp định Belavezha, về việc giải thể Liên Xô và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Chính Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk là người đã đạo diễn hoàn hảo cho biến cố lịch sử mang tầm vóc toàn cầu này. Liên Xô đã không còn tồn tại.

1678006463070.png

Leonid Kravchuk, Stanislav Shushkevich và Boris Yeltsin

Vào ngày 26/12/991, Hội đồng các nước cộng hòa thuộc Hội đồng Xô viết tối cao Liên Xô đã tuyên bố giải thể Liên Xô và lá cờ Liên Xô trên Điện Kremlin được hạ xuống. Như vậy, ngày 26/12/1991, Liên Xô chính thức giải thể. Từ đây, một nhà nước Ukraine chính thức độc lập đã ra đời, có diện tích 603.730 km2, trở thành quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu sau Nga; có biên giới với Nga, Belarus, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Moldova.

1678007025126.png

Lá cờ Liên Xô được thay bằng lá cờ Nga

Ukraine là một nước cộng hòa tổng thống theo chế độ nghị viện, được chia thành 24 khu vực hành chính, 1 nước cộng hòa tự trị, 2 thành phố tương đương vùng. Bắt đầu từ đây, sau hàng thế kỉ nổi dậy và hòa hoãn, thần phục và phản kháng Ukraine chính thức trở thành một quốc gia độc lập theo đúng nghĩa của từ này.

1678008498673.png


IV. QUAN HỆ NGA – UKRAINE SAU KHI UKRAINE ĐỘC LẬP

1. Bản ghi nhớ Budapest 1994 khiến Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân


Ngày 5/12/1994, tại Budapest (Hungary) ba cường quốc hạt nhân: Nga, Anh và Mỹ đã kí Bản ghi nhớ Budapest 1994 về đảm bảo an ninh cho Ukraine, Belarus, Kazakhstan. Theo thỏa thuận Ukraine, Belarus, Kazakhstan sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân mà các nước này được thừa hưởng từ Liên Xô, từ bỏ tất cả kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tham gia vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo của quốc tế về sự độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ sẽ được tôn trọng. (Ukraine có kho dự trữ vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, gồm 130 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) UR-100N, với 6 đầu đạn/mỗi quả tên lửa; 46 ICBM RT-23 Molodets, với 10 đầu đạn/mỗi quả tên lửa; cùng 33 máy bay ném bom hạng nặng. Tổng cộng có khoảng 1.700 đầu đạn trên lãnh thổ Ukraine).

1678007491176.png

Tổng thống Nga, Mỹ, Ukraine và thủ tướng Anh tại Budapest (Hungary) 5/12/1994

Theo đó:
- Về phía Ukraine phải vận chuyển và bàn giao tất cả các đầu đạn hạt nhân cho Nga trước năm 1999. Một phần uranium được làm giàu cao trong các đầu đạn hạt nhân, sẽ được chuyển đến Mỹ. Ukraine nhận được 1 tỷ USD bán các đầu đạn hạt nhân này.
- Về phía Nga, Anh, Mỹ phải:
+ Tôn trọng độc lập và chủ quyền của Belarus, Kazakhstan và Ukraine ở các biên giới hiện có;
+ Kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đối với Belarus, Kazakhstan hoặc Ukraine;
+ Không sử dụng áp lực kinh tế đối với Belarus, Kazakhstan hoặc Ukraine để ảnh hưởng đến chính trị của họ;
+ Tìm kiếm hành động ngay lập tức của Hội đồng Bảo an LHQ để cung cấp hỗ trợ cho Belarus, Kazakhstan, Ukraine nếu họ “trở thành nạn nhân của một hành động xâm lược hoặc đối tượng của mối đe dọa xâm lược, trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng”;
+ Kiềm chế việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Belarus, Kazakhstan hoặc Ukraine;
+ Tham khảo ý kiến của nhau nếu có thắc mắc liên quan đến những cam kết đó.
Đến năm 2000, Ukraine đã hoàn tất việc vận chuyển và bàn giao vũ khí hạt nhân cho Nga, phá hủy xong các phương tiện mang phóng.

1678007778444.png

1678007726728.png

Ukraine phá hủy tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân

Mặc dù có bản ghi nhớ như vậy, nhưng trong khủng hoảng Ukraine năm 2014, Nga vẫn tiến hành sáp nhập Crimea vào Nga. Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ lên tiếng phản đối Nga đã vi phạm Bản ghi nhớ Budapest 1994, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Còn về phía Nga, ngày 4/3/2014, trả lời một câu hỏi về việc vi phạm Bản ghi nhớ Budapest 1994, Tổng thống Nga V.Putin cho biết: “một nhà nước mới xuất hiện, nhưng đối với trạng thái này, chúng tôi không kí bất kỳ văn bản bắt buộc nào”. Trước sự kiện này, nhiều nhà lãnh đạo, cựu lãnh đạo, các nghị sĩ, chính khách của Ukraine đã bày tỏ quan điểm của họ về Bản ghi nhớ Budapest 1994. Ví dụ:
- Cựu Tổng thống tạm quyền của Ukraine Aleksandr Turchinov đã gọi việc kí Bản ghi nhớ Budapest 1994, từ bỏ vũ khí hạt nhân là một sai lầm chiến lược của chính phủ khi đó, mà theo đó đã dẫn đến những hậu quả thảm khốc, những sai lầm tiếp theo đó là: Ukraine cắt giảm quân nhân, giải trừ quân bị, phá hủy tiềm lực quốc phòng; và cho phép Hạm đội Biển Đen cùng quân nhân Nga ở lại Crimea.

1678008017005.png

Aleksandr Turchinov

- Tháng 7 năm 2021, phát biểu trên kênh truyền hình Ukraine 24, ông David Arakhamia, người đứng đầu Đảng Người phụng sự nhân dân của Tổng thống Ukraine V.O.Zelensky đã gọi việc ký Bản ghi nhớ Budapest 1994 là một “sai lầm chết người”. Đây là một trong những thiếu sót chiến lược nghiêm trọng nhất của Tổng thống đầu tiên của Ukraine Leonid Kravchuk. Ông Arakhamia nhấn mạnh: “Nếu chúng tôi là một cường quốc hạt nhân, mọi người sẽ nói chuyện với chúng tôi theo cách khác. Chúng tôi có thể nắm quyền toàn thế giới và sẽ được cấp tiền để hoạt động, như hiện nay nó đang xảy ra ở nhiều quốc gia khác”.

1678008174202.png

David Arakhamia

- Ngày 20/2/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Kuleba phát biểu: “Chúng tôi đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình, còn các đảm bảo an ninh cho chúng tôi đã không có hiệu lực. Việc Ukraine giao nộp vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ, Anh và Nga khi Liên Xô giải thể là sai lầm”.
- Cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk cũng tỏ ra hối hận khi ông nói: hầu như không có cơ hội để làm khác, mặc dù vũ khí hạt nhân sẽ thực sự giúp kiềm chế thế lực xâm lược. Và bây giờ, nếu bị gây hấn, Ukraine không có gì để đáp trả.
Còn các nhà quân sự nước ngoài thì cho rằng: xét trên góc độ toàn cầu, việc Ukraine từ bỏ hạt nhân chắc chắn là vấn đề hòa bình và an ninh. Lịch sử Ukraine thiếu vắng những nhà lãnh đạo tài năng và Ukraine luôn trong tình trạng hỗn loạn kể từ khi giành được độc lập, một khi những kẻ khủng bố lợi dụng sự hỗn loạn, để có được vũ khí hạt nhân từ Ukraine thì đó sẽ là một thảm họa cho toàn thế giới. Còn xét về lợi ích của Ukraine thì rõ ràng, các nhà lãnh đạo Ukraine không chỉ thiếu tầm nhìn xa, mà còn không có tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc. Họ đơn giản chỉ nghĩ rằng mình có thể gặt hái được lợi ích và loại bỏ vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt, để có thể thu được USD của thế giới. Những ngây thơ về chính trị của các nhà lãnh đạo Ukraine, thời điểm đó, đã dẫn đến hậu quả làm cho Ukraine trở thành như bây giờ. Trong khi đó, sở hữu vũ khí hạt nhân là một điều kiện quan trọng để trở thành cường quốc thế giới hoặc cường quốc khu vực hoặc ít ra cũng là con bài để mặc cả trong quan hệ quốc tế. Các nước như Israel, Ấn Độ và Pakistan đã phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp sức ép từ khắp nơi trên thế giới. Còn Iran, Triều Tiên đã phải trả một cái giá quá đắt cho nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng họ vẫn quyết tâm phát triển.
Rõ ràng, sự sai lầm về đường lối lãnh đạo đất nước, có thể đẩy dân tộc đến bờ suy vong, và giờ đây, người dân Ukraine chỉ còn tự an ủi mình, họ đã từng là cường quốc quân sự thế giới.

...........
 
Chỉnh sửa cuối:

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,434
Động cơ
354,403 Mã lực
cụ chủ Top không cập nhật tình hình trận đánh Bakhmut nữa ah, hay để em cập nhật nhé.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
cụ chủ Top không cập nhật tình hình trận đánh Bakhmut nữa ah, hay để em cập nhật nhé.
Cụ giúp cập nhật tình hình Bakhmut đi!

Em cập nhật bên thớt kia


Bên này em đang sưu tầm tư liệu nói về lịch sử xung đột Nga - Ukraine ạ :D
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Bị giằng xé giữa Nga và phương Tây

a) Trước C..M ... cam 2004


Kể từ khi tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô năm 1991, Ukraine đã bị mắc kẹt giữa Moscow và các thể chế phương Tây mà Kyiv muốn gia nhập.
Mặc dù là nước thành lập SNG, nhưng Ukraine lại không phê chuẩn Hiến chương SNG do bất đồng với Nga, về việc Nga được coi là quốc gia kế thừa hợp pháp duy nhất của Liên Xô. Do đó, Ukraine không tự xem mình như một thành viên của SNG. Năm 1993, Ukraine trở thành một “thành viên liên kết” của SNG. Tháng 9/2015, Bộ Ngoại giao Ukraine xác nhận Ukraine sẽ tiếp tục là bộ phận trong SNG “trên cơ sở có chọn lọc”. Kể từ đó, Ukraine không có đại biểu trong tòa nhà Ủy ban Chấp hành SNG. Nga đáp trả bằng cách ủng hộ cho các khu vực li khai tại Ukraine.
Từ năm 1991 và 5 năm sau đó, Ukraine tìm mọi cách thoát khỏi sự giám hộ của Nga, vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ trước. Cho rằng SNG là nỗ lực nhằm đưa các nước thuộc Liên Xô tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Moscow, Kyiv đã tìm cách xích lại gần phương Tây, tìm kiếm mối quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu, điều mà Nga kịch liệt phản đối.
Sau khi Leonid Kuchma thay Leonid Makarovych Kravchuk làm tổng thống của Ukraine, ông theo đuổi đường lối “đa phương” nhằm giữ quan hệ cân bằng giữa Nga và EU nên trong 10 năm (19/7/1994-23/1/2005), dưới thời của ông Leonid Kuchma quan hệ Ukraine - Nga, Ukraine-phương Tây tương đối cân bằng.

1678583788410.png


Vào tháng 5/1997, Nga và Ukraine kí hiệp ước hữu nghị. Hiệp ước giải quyết bất đồng quan trọng, bằng cách cho phép Nga giữ quyền sở hữu phần lớn tàu trong Hạm đội Biển Đen đóng tại bán đảo Crimea, trong khi yêu cầu Moscow trả cho Kyiv một khoản tiền thuê khiêm tốn để sử dụng cảng Sevastopol. Moscow vẫn là đối tác thương mại quan trọng của Kyiv, Ukraine vẫn phụ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Leonid Kuchma cũng kí “Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và đối tác” với Nga. Ngoài ra, ông cũng coi tiếng Nga là “ngôn ngữ chính thức”.
Năm 2002, Leonid Kuchma tuyên bố rằng, Ukraine muốn kí một thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2003-2004, và Ukraine sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu về tư cách thành viên EU vào năm 2007- 2011. Đồng thời, ông đã kí một thỏa thuận đối tác đặc biệt với NATO và nâng cao khả năng trở thành thành viên của liên minh.
Chính sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây của Tổng thống Leonid Kuchma đã giữ Ukraine tương đối bình yên trong cạnh tranh Nga - Phương Tây. Tuy nhiên, chính sách cân bằng của ông Leonid Kuchma đã không được những người kế nhiệm duy trì. Sau này, các tổng thống của Ukraine như
Viktor Yushchenko (V.Yushchenko), Viktor Fedorovych Yanukovych (V.F.Yanukovych), Petro Oleksiyovych Poroshenko (P.O.Poroshenko), Volodymyr Oleksandrovych Zelenskyy (V.O.Zelenskyy) người thì có xu hướng thân Nga, người có xu hướng thân phương Tây, họ không giữ được cân bằng Đông - Tây, nên đất nước Ukraine luôn rơi vào tình trạng mất ổn định, bị giằng xé giữa các nước lớn mà đỉnh điểm là bị Nga tiến công quân sự vào tháng 2/2022, đến nay vẫn chưa rõ hồi kết.

b) Sau C...M... cam đến năm 2022 - “thoát Nga”

Ngày 22/11/2004, Ukraine nổ ra C...M... cam, sau khi phe đối lập thân phương Tây cáo buộc về chiến thắng của ông .F.Yanukovych, người có xu hướng thân Nga, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là có gian lận. Cáo buộc của phe đối lập đã kích động các cuộc biểu tình chưa từng có ở Ukraine, khiến kết quả bỏ phiếu bị hủy; và sau đó, vào tháng 12/2004, nhà lãnh đạo phe đối lập có xu hướng thân phương Tây V.Yushchenko trở thành tổng thống. Sự kiện này, đánh dấu khởi đầu kỷ nguyên chính trị mới ở Ukraine sau 10 năm dưới sự điều hành của Leonid Kuchma - người cân bằng giữa phương Tây và Nga.

1678584126904.png

V.Yushchenko

V.Yuschenko nhanh chóng khẳng định lại mong muốn gia nhập EU của Ukraine, bất chấp sự dè dặt của 27 quốc gia thành viên và NATO. Trong một hội nghị thượng đỉnh ở Bucharest năm 2008, các nhà lãnh đạo NATO đồng ý rằng, Ukraine sẽ có tương lai trong liên minh, làm dấy lên cơn giận dữ của Moscow. Năm 2006 và 2009, Nga với Ukraine lại vướng vào một số tranh chấp, đặc biệt là về khí đốt, khiến nguồn cung năng lượng cho châu Âu bị gián đoạn.

1678584334827.png

V.F.Yanukovych

Đến cuộc bầu cử vào năm 2010, V.F.Yanukovych đã trở thành tổng thống. Tháng 11/2013, ông từ chối một thỏa thuận liên kết với EU đang chờ phê duyệt, thay vào đó chọn theo đuổi gói cứu trợ cho vay của Nga, trị giá 15 tỉ USD, và quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình (còn gọi là cuộc đảo chính EuroMaidan) do phe ủng hộ hội nhập vào châu Âu tiến hành kéo dài nhiều tuần, yêu cầu ông V.F.Yanukovych từ chức tổng thống. Đến tháng 2/2014, những cuộc đàm phán giữa Tổng thống V.F.Yanukovych và phe đối lập thất bại. Các cuộc biểu tình đã trở nên căng thẳng, manh động hơn và xảy ra xô xát giữa lực lượng biểu tình với lực lượng an ninh, dẫn tới đổ máu cho cả 2 bên, làm cho 100 người biểu tình, 20 cảnh sát thiệt mạng, trong 3 tháng hỗn loạn. Tổng thống V.F.Yanukovych bị phế truất và chạy sang Nga.

1678584368778.png

EuroMaidan 2014

Chính quyền mới do P.O.Poroshenko làm tổng thống lên thay thế tỏ rõ tư tưởng thân Mỹ và phương Tây. Từ năm 2015, Ukraine phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô. Cụ thể, ngày 15/5/2015, Tổng thống P.O.Poroshenko kí phê chuẩn các dự luật “phi Xô viết hóa” và “phi C...S hóa” Ukraine.
Nội dung các luật trên đặt chủ nghĩa C... S ngang hàng với chủ nghĩa phát xít, lên án đồng thời hai chủ thuyết này và cấm tuyên truyền về chúng. Các đạo luật cấm sản xuất, phân phối và sử dụng ở nơi công cộng các biểu tượng (kể cả vật lưu niệm) gắn với thời Xô viết (như cờ, hình ảnh, huy hiệu búa liềm, sao 5 cánh…), cấm sử dụng quốc ca Liên Xô, quốc ca Ukraine (thời XHCN), quốc ca các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa khác trong Liên Xô. Ukraine thậm chí còn hình sự hóa việc sử dụng các biểu tượng gắn với Liên Xô.

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(tiếp)

Luật pháp mới của Ukraine đồng thời tôn vinh các phần tử dân tộc cực đoan đã hợp tác với Đức Quốc Xã để chiến đấu chống lại Liên Xô, coi các phần tử này là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Ukraine. Luật mới thông qua cũng cho phép công chúng tiếp cận kho hồ sơ mật của lực lượng an ninh Liên Xô.
Cùng với đó, Chính phủ Ukraine đổi lại tên của các thành phố mang tên các nhà lãnh đạo Xô viết trước đây. Như vậy, ở một chừng mực nào đó Ukraine đã tìm mọi cách để tẩy sạch các dấu vết và ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng vẫn công nhận Chiến thắng Phát xít của mình. Đây là một mâu thuẫn của Chính phủ Ukraine: phủ định Liên Xô, nhưng lại công nhận Chiến thắng Phát xít của Liên Xô.
Thông qua công cụ pháp lý, Ukraine tuyệt giao với Nga và một phần đáng kể quá khứ của chính mình, thực hiện chính sách ngả theo phương Tây. Chỉ 2 ngày sau khi Quốc hội Ukraine thông qua các dự luật nói trên (ngày 9/4/2015), các phần tử quá khích đã kéo sập nhiều tượng lãnh tụ Liên Xô, trong đó có tượng V.I.Lenin. Các hành động phản cảm này - diễn ra trước thái độ thờ ơ của cảnh sát - nối tiếp các vụ đập phá tượng lãnh tụ Liên Xô một cách tự phát vào cuối năm 2013, khi chính phủ của cựu Tổng thống V.F.Yanukovych đang lung lay vì biểu tình của phe đối lập thân phương Tây. Tổng thống Ukraine P.O.Poroshenko thì thẳng thừng so sánh đương kim Tổng thống Nga V.Putin với… trùm phát xít Hitler.
Trong khi đó, sau khi Liên Xô sụp đổ và nước Nga quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa, cũng đã xuất hiện nhiều tiếng nói cố phủ nhận những thành tựu thời Xô viết, định chôn vùi mãi mãi Liên Xô trong quá khứ. Nhưng thực tế đã chứng minh điều này là không thể. Sau thời gian gián đoạn đầu thập niên 1990, các lễ kỷ niệm Chiến thắng 9/5 được tổ chức trở lại rất rầm rộ và hoành tráng. Quân kỳ Hồng quân với biểu tượng búa liềm vẫn tung bay trên Quảng trường Đỏ vào những dịp như vậy. Phần nhạc của quốc ca Liên Xô được lấy lại làm quốc thiều Liên bang Nga hiện nay.

1678612238087.png


Chính phủ Nga từ thời Tổng thống V.Putin tiếp tục đề cao các giá trị truyền thống tốt đẹp thời Liên Xô, coi đó là niềm tự hào chung. Ban lãnh đạo Nga của thời hiện tại đã và đang chủ động phát huy các giá trị thời Liên Xô để cố kết dân tộc Nga, tăng thêm sức mạnh nội sinh vượt qua các khó khăn, thử thách. Những quan điểm trái ngược nhau giữa Nga với Ukraine làm cho cho hai nước ngày càng xa nhau hơn, căng thẳng giữa hai quốc gia ngày càng dâng cao, khiến Nga có hai động thái quan trọng: (1) sát nhập bán đảo Crimea; (2) hỗ trợ người gốc Nga ở vùng Donbass, Ukraine li khai.

Thứ nhất, sát nhập bán đảo Crimea

Mục tiêu đầu tiên là Crimea, khu vực Ukraine duy nhất có đa số cư dân là người Nga, với khoảng gần 60% dân gốc Nga. Đây vốn trước đây là vùng đất của người Nga, nhưng đã được Nikita Sergeyevich Khrushchyov, cho phép sáp nhập vào Ukraine. Cuối tháng 2/2014, những quân nhân không mang phù hiệu quốc gia đã chiếm giữ nghị viện, tòa nhà chính phủ và sân bay ở thủ phủ Simferopol. Chính phủ mới được thành lập vào ngày 6/3/2014, thông báo rằng Crimea sẽ được sáp nhập vào Nga, sau một cuộc trưng cầu dân ý, bất chấp sự phản đối của Ukraine và các tranh cãi về tính trung thực của quá trình trưng cầu. Ngày 20/3/2014, Tổng thống Nga V.Putin kí hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. Quyết định sáp nhập Crimea của Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất giữa Nga với Ukraine và phương Tây, kể từ khi Liên Xô tan rã.

1678612803527.png


Bằng cách sáp nhập Crimea, Chính phủ Nga đã phá vỡ luật pháp quốc tế, một số thỏa thuận song phương và đa phương về tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai, một quốc gia châu Âu thâu tóm lãnh thổ của một quốc gia láng giềng. Cộng đồng quốc tế gần như đồng loạt lên án hành động này. Mỹ, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và công ty ở Crimea và Nga.

Thứ hai, hỗ trợ người gốc Nga ở vùng Donbass li khai

Động thái thứ hai của Nga là hỗ trợ người dân gốc Nga ở vùng Donbass, gồm 2 tỉnh là Donetsk và
Luhansk, miền Đông Ukraine li khai; đồng thời cung cấp vũ khí, các thiết bị quân sự, cố vấn quân sự, các đơn vị quân đội nhỏ cho nhóm này, với lí do, bảo vệ người Nga tại vùng Donbass cũng như tiến hành cuộc “Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” chống lại Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ Hai. Đa số người dân Nga tin vào lời tuyên truyền này, và mức độ ủng hộ dành cho Tổng thống Nga V.Putin tăng vọt. Vấn đề này cũng có lí do của nó; đó là, sau Maidan 2014 và vụ Crimea, chính quyền Ukraine thay đổi hẳn thái độ, hướng về phương Tây và cự tuyệt hoàn toàn với Nga. Các trường học đã không dạy tiếng Nga, các viên chức liên quan đến Nga bị đào thải. Việc đó dẫn đến nỗi bất bình và lo sợ trong cộng đồng Nga, một lý do cho các phần tử li khai khu vực Donbass - nơi có nhiều người Nga sinh sống nổi dậy.

1678613233292.png


Được sự hỗ trợ của Nga, tháng 2/2014, các nhóm li khai thân Nga đã phát động một cuộc nổi dậy li khai trong khu vực Donetsk, Luhansk, chiếm giữ các cơ quan của Chính phủ Ukraine ở đây. Ngày 7/4/2014, các thành viên Hội đồng Quốc gia Độc lập Donetsk tự xưng đã thông qua tuyên bố li khai khỏi Ukraina và trở thành một nước độc lập là Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Ngày 8/4/2014, nhóm người thân Nga trong Hội đồng Hành chính Luhansk cũng tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Luhansk. Chiều ngày 24/5/2014, Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng là Alexander Borodai và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng là Alexei Karjakin đã ký văn bản sáp nhập hai nước cộng hòa tự xưng này thành “Quốc gia Novorossiya”. “Novorossiya” có nghĩa là “Nước Nga mới” - một thuật ngữ từng được dùng để chỉ lãnh thổ miền Nam Ukraine do đế quốc Nga chinh phục hồi thế kỷ 18.

1678613450617.png

.................
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự kiện trên khiến chính quyền Ukraine quyết định tiến hành các hành động quân sự mạnh mẽ hơn với các nhóm li khai. Một “chiến dịch chống khủng bố” được phát động vào giữa tháng 4/2014 nhưng thất bại. Quân đội Ukraine vốn được trang bị kém và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, mặc dù được tăng cường Vệ binh Quốc gia và các tiểu đoàn tình nguyện được thành lập từ một phần của các nhóm dân tộc chủ nghĩa, vẫn không thể chống lại lực lượng dân quân do Nga hậu thuẫn.

1678619945925.png

Dân quân do Nga hậu thuẫn tại Donetsk, 28/6/2014

Thất bại quân sự buộc phía Ukraine phải đàm phán, và một thỏa thuận hòa bình vội vã giữa Ukraine với Nga và phe li khai đã ra đời, vào ngày 3/9/2014, do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu làm trung gian gọi là Minsk I. Nhưng Minsk I mong manh ngay từ đầu đã sớm đổ vỡ. Đến tháng 1/2015, giao tranh toàn diện lại nổ ra. Thủ tướng Đức, Angela Merkel và Tổng thống Pháp, François Hollande đã can thiệp để khôi phục lệnh ngừng bắn, làm trung gian cho “Gói các biện pháp nhằm thực hiện các thỏa thuận Minsk”. Bốn nước gồm Nga, Ukraine, Pháp, Đức còn gọi là Bộ tứ Normandy, đã nhóm họp tại Minsk, thủ đô của Belarus để kí thỏa thuận mới (còn gọi là Minsk II), vào ngày 12/2/2015. Tuy nhiên, thỏa thuận chưa từng được triển khai đầy đủ, vùng Đông Ukraine biến thành một vùng xung đột toàn diện do Nga chống lưng, từ tháng 5/2014, cho đến nay, đã khiến hơn 14.000 người thiệt mạng. Từ năm 2014, Donbass chưa bao giờ yên tĩnh.

1678620058430.png

Thỏa thuận Misk II

Căng thẳng ở khu vực miền Đông Ukraine leo thang lên cao hơn khi Tổng thống Nga V.Putin ngày 21/2/2022 kí sắc lệnh công nhận độc lập của Donetsk và Luhansk, đồng thời kí hiệp ước hợp tác với lãnh đạo hai khu vực này. Căng thẳng được đẩy lên đỉnh điểm khi ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Donbass và kêu gọi Quân đội Ukraine trong khu vực hạ vũ khí. Như vậy, sau khi Liên Xô tan vỡ, Ukraine đã trở thành một nước độc lập, điều mong ước của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã thành sự thật. Từ thành công này, một số nhà lãnh đạo của Ukraine càng thể hiện quyết tâm “thoát Nga” ngay lập tức, bất chấp những yếu tố lịch sử. Tuy nhiên, những ý tưởng và mong muốn của một số nhà lãnh đạo Ukraine đến nay cho thấy họ đã không thành công. Họ đã vấp phải phản ứng rất cứng rắn của Tổng thống Nga V.Putin, khiến đất nước Ukraine không toàn vẹn, tiếp tục bị chia cắt, rơi vào cảnh chiến tranh chưa có hồi kết.

1678620387101.png

1678620405904.png

Quân đội Nga tiến vào Ukraine

Tình hình Ukraine cho thấy, đây cũng là bài học cho các nước vừa và nhỏ, ở vị trí chiến lược, nơi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Nếu các nhà lãnh đạo của những nước này không có những chiến lược cân bằng các bên, lại sử dụng chủ nghĩa dân tộc hay dân túy để đạt được những tham vọng về chính trị, thì trước sau cũng đưa đất nước đến bất ổn. Việc sử dụng tinh thần dân tộc chủ nghĩa giống như con dao hai lưỡi, việc có lợi song cũng có thể gây hại.

3. Chủ nghĩa dân tộc Ukraine cực đoan trỗi dậy

Chủ nghĩa dân tộc Ukraine đã có từ lâu, trong đó, người miền Tây Ukraine nói tiếng Ukraine và có quan điểm dân tộc chủ nghĩa rất mạnh. Chủ nghĩa dân tộc Ukraine trỗi dậy mạnh vào thế kỷ 18 đến C M Tháng Mười, liên tục “cựa quậy” trong thời kỳ Liên Xô, và bứt phá khi Ukraine trở thành một quốc gia độc lập khi Liên Xô tan rã, đến năm 2008, nó lại tiếp tục trỗi dậy mạnh hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, một nhánh nhỏ của chủ nghĩa dân tộc ấy đã chuyển màu cực hữu và cực đoan. Vùng Đông Ukraine trở thành chiếc nam châm thu hút nhiều phần tử cực hữu từ khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ người Ukraine.

1678620544057.png


Cuộc đảo chính EuroMaidan 2014, đánh dấu mốc cho những thành phần cực hữu của Ukraine chia hẳn thành hai phe: “thân Nga” và “thù Nga”. Xung đột giữa hai bên trở thành mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan hình thành, trong đó cái tên nổi nhất là Tiểu đoàn Azov. Tiểu đoàn Azov là một đơn vị bộ binh tình nguyện cực hữu có khoảng 900 thành viên. Lực lượng này theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bị cáo buộc có tư tưởng tân phát xít và cực đoan da trắng. Tháng 5/2014, đơn vị này được thành lập dưới hình thức tình nguyện kết hợp giữa nhóm dân tộc cực đoan “Người ái quốc Ukraine” và nhóm “Tân quốc xã SNA”. Cả 2 nhóm đều có lý tưởng bài ngoại, tân phát xít và tiến công những người di cư, cộng đồng Di-gan, Do Thái và những người có quan điểm trái ngược. Lực lượng này đã chiến đấu quyết liệt với lực lượng li khai thân Nga ở Donbass, cho đến khi được hợp nhất vào Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine, ngày 11/11/2014.

1678620733013.png

Thành viên tiểu đoàn Azov

Vào năm 2019, Tạp chí National của Mỹ đã mô tả rằng: “Ukraine là quốc gia duy nhất trên thế giới có một lực lượng theo hệ tư tưởng tân phát xít trong lực lượng vũ trang”. Tháng 10/2019, 40 nghị sĩ Mỹ do Hạ nghị sĩ Max Rose đã kí vào lá thư kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Tiểu đoàn Azov vào nhóm “tổ chức khủng bố nước ngoài”, nhưng nỗ lực này bất thành. Tháng 3/2015, Andriy Diachenko, phát ngôn viên của Tiểu đoàn Azov cũng thừa nhận rằng có từ 10% đến 20% thành viên Azov có tư tưởng cực hữu và phân biệt chủng tộc kiểu hậu Đức Quốc xã (Neo-Nazi).
Trong một phóng sự về trại hè dành cho thiếu niên của Azov, người ta thấy cả những bé gái xăm lên mình hàng chữ “white pride” (niềm tự hào da trắng). Trẻ nhỏ được đào tạo để trở thành những chiến binh.

1678620860759.png

Chiến binh tiểu đoàn Azov

Bộ máy tuyên truyền của Nga và Tổng thống Nga V.Putin cũng dùng chính lí do này để giải thích cho tính chính nghĩa của cuộc tiến công Ukraine. Đó là cuộc chiến nhằm cứu những người gốc Nga khỏi họa diệt chủng dưới bàn tay của Tổng thống Ukraine V.O.Zelenskyy - người mà theo Tổng thống Nga V.Putin - là một kẻ nghiện ngập, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và mang tư tưởng Đức Quốc xã.

1678620994455.png


Dù chỉ là thiểu số trong chính trường Ukraine, thậm chí còn không đủ sự ủng hộ để lấy ghế trong quốc hội, nhưng Azov và khoảng 30 nhóm cực hữu khác vừa là vũ khí đắc lực, vừa là mối đe dọa cho Ukraine.
- Họ là vũ khí đắc lực vì khi được kích động bởi tinh thần dân tộc, họ trở thành những chiến binh sẵn sàng xả thân. Các nhóm cực hữu từ sự kiện Euromaidan năm 2014 đã giúp chính quyền Ukraine đối mặt với quân li khai có vũ khí tối tân hơn do Nga tài trợ.
- Tuy nhiên, thành phần dân tộc cực đoan và da trắng thượng đẳng trong các nhóm này cũng gây ra các tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột với thành phần li khai thân Nga. Điều này đã được khẳng định bởi tổ chức Amnesty. Các nhóm cực hữu bị tố cáo có tư tưởng phát xít như vậy cũng là hiểm họa cho tương lai của Ukraine. Đối mặt với quân Nga, họ bây giờ là các anh hùng. Nhưng khi cuộc chiến này kết thúc, họ có thể là những kẻ phá hoại hình ảnh Ukraine. Nguy hiểm hơn, phần còn lại của dòng vũ khí viện trợ đang từ khắp nơi đổ về có khả năng trở thành chiến lợi phẩm của những “mujahidin Ukraine” (những người Ukraine tham gia thánh chiến) khi bom đạn ngừng rơi.

............
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Prigozhin bẩu - tòa nhà 5 tầng màu trắng kia là trung tâm hành chính Bakhmut, chúng tôi đang cách đó 1,2km.
Prigozhin luôn nói tướng tá Nga bất tài, Wagner mới là lực lượng chính đánh nhau tại Ukraine.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,201
Động cơ
654,693 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE NHÌN LẠI LỊCH SỬ QUAN HỆ HAI NƯỚC

(Tiếp)

V. CHÍNH SÁCH NGA HÓA UKRAINE CỦA GIỚI LÃNH ĐẠO NGA QUA CÁC THỜI KÌ

Chính sách Nga hóa Ukraine được các chính quyền Nga tiến hành từ năm 1709, bị gián đoạn bởi chính sách Korenizatsiya vào những năm 1920. Sau này dưới thời Liên Xô, chính sách Nga hóa Ukraine lại được tiếp tục bởi những nhà lãnh đạo Ukraine đến năm 1991. Kể từ khi Ukraine độc lập, chính phủ của họ đã thực hiện các chính sách Ukraine hóa để giảm việc sử dụng tiếng Nga và ưu tiên người Ukraine.

1. Nga hóa ngôn ngữ, văn hóa Ukraine

a) Thời kì trước khi Ukraine gia nhập Liên Xô


Việc tiếng Ukraine tuy cùng gốc Slavic nhưng vẫn rất khác với tiếng Nga đã luôn là sự đe dọa với khối Nga thống nhất. Chính vì thế, các Sa hoàng Nga theo đuổi chính sách Nga hóa. Đó là việc kìm hãm sự tiếp nối ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc nhỏ lẻ, thủ tiêu tiếng nói các dân tộc dân chủ, đưa người Nga vào các vùng đất mới, tuyển người Nga vào các vị trí giảng dạy. Với Ukraine, giáo viên Ukraine chỉ được giảng dạy bằng tiếng Nga, thậm chí Sa hoàng Nga còn cấm luôn việc sử dụng tiếng Ukraine. Ví dụ như: năm 1720, Sa hoàng Nga Peter I đã ban hành một sắc lệnh, trong đó ông ra lệnh loại bỏ tất cả các yếu tố ngôn ngữ “Nga nhỏ” trong tài liệu thần học được in trong các cơ sở đánh máy nhỏ của Nga.
Ngày 18/7/1863, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nga ban hành Thông tư Valuev ngày 18/7/1863, theo đó nhiều ấn phẩm (tôn giáo, giáo dục và văn học) bằng tiếng Ukraina đã bị cấm. Thông tư nêu rõ, vì ngày càng có nhiều sách giáo khoa bằng tiếng Ukraina và sách dành cho người mới bắt đầu bằng tiếng Ukraina là “lợi ích chính trị của người Ba Lan” và “ý định li khai của một số người Nga nhỏ”. Thông tư trích dẫn ý kiến của Ủy ban Kiểm duyệt Kyiv rằng “một ngôn ngữ Tiểu Nga riêng biệt không bao giờ tồn tại, không tồn tại và sẽ không tồn tại, và ngôn ngữ người Nga nhỏ của họ được dân thường sử dụng chẳng khác gì tiếng Nga bị biến chất do ảnh hưởng của Ba Lan”. Thông tư ra lệnh cho Ủy ban Kiểm duyệt cấm xuất bản các văn bản tôn giáo, văn bản giáo dục và sách dành cho người mới bắt đầu bằng tiếng Ukraina nhưng cho phép xuất bản các tác phẩm belles-lettres bằng ngôn ngữ này.

1678676561836.png

Hoàng đế Alexander II của Nga

Năm 1876, Hoàng đế Alexander II của Nga vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Nga hóa của những người tiền nhiệm, bằng việc ban hành một sắc lệnh bí mật, gọi là Sắc lệnh Ems. Sắc lệnh bắt đầu với nghị quyết “chấm dứt hoạt động của người Ukrainophile, một mối nguy hiểm cho nhà nước”. Các lệnh cấm được đưa ra bởi Thông tư Valuev đã trở thành vĩnh viễn và những lệnh cấm mới đã bị xâm phạm. Theo đó:
- Cấm nhập khẩu tất cả các ấn phẩm bằng tiếng Ukraine vào Nga;
- Cấm xuất bản không chỉ văn bản tôn giáo, ngữ pháp và sách bằng tiếng Ukraine cho người dân bình thường mà còn cấm xuất bản cho các cấp trên của xã hội, nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của văn học Ukraine trên mọi tầng lớp xã hội;
- Các ấn phẩm tiếng Ukraine hiện có đã bị xóa khỏi thư viện trường học;
- Cấm biểu diễn sân khấu, bài hát và đọc thơ bằng tiếng Ukraine.
Alexander II cũng ra lệnh áp dụng các biện pháp “đặc biệt” đối với các nhà hoạt động Ukraine. Mykhailo Drahomanov và Pavlo Chubynsky đều bị lưu đày khỏi Ukraine, Chi nhánh Kyiv của Hiệp hội Địa lý đế chế đã bị đóng cửa, Điện báo Kyivan bị đóng cửa, những người đứng đầu Kyiv, các khu giáo dục Kharkiv và Odesa được lệnh theo dõi những người Ukraine bị tình nghi. Các vị trí giảng dạy ở Ukraine chỉ do người Nga đảm nhiệm, trong khi các giáo viên Ukraine được cử sang dạy ở Nga.

Như vậy, chính sách Nga hóa của Sa hoàng Nga chủ yếu dựa trên sự đồng nhất về 3 vấn đề:
- Gốc đế chế Kievan Rus;
- Gốc tôn giáo dòng Chính Thống Orthodox;
- Gốc dân Slavic (gồm Ba Lan, Séc, Slovakia, Nga, Belarus, Ukraine, Bulgaria và Nam Tư cũ).
Về gốc đế chế Kievan Rus, như đã đề cập ở trên. Về gốc dân Slavic, nhà văn vĩ đại người Séc Karel Havlíček khẳng định vào năm 1844 rằng “hệ tư tưởng Slavic vừa là một tấm khiên phòng vệ trước người Đức hung hăng, vừa bị người Nga tận dụng để chính danh hóa những tham vọng đế chế của mình. Người Nga thích gọi mọi thứ của Nga là Slavic, để sau này có thể gọi mọi thứ của Slavic là Nga”.
Tuy nhiên, vẫn có những vùng đất là một phần của đế chế Nga, nhưng Nga không thể dùng 3 diễn ngôn trên (Kievan Rus, Chính thống giáo, Slavic) để giải thích cho tính chính danh. Đó là các vùng đất mà đế chế Thụy Điển mất cho Nga như Phần Lan và Estonia. Chính sách “diệt chủng văn hóa” đó khiến nhiều người trong tầng lớp trí thức Ukraine phải di cư về phía Tây. Nhưng ở phía Tây, người Ukraine dưới sự thống trị của đế chế Áo cũng bị gạt ra ngoài. Họ rơi vào tình huống phía trước là biển, phía sau là quân thù. Tuy nhiên, thế “một cổ hai tròng” đó lại trở thành động lực vô cùng mạnh mẽ đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Ukraine ngày càng trỗi dậy mạnh hơn.

b) Khi Ukraine thuộc Liên Xô

Chính sách của V.I.Lenin

Nhận thức được sức mạnh của danh tính văn hóa, V.I.Lenin hiểu rằng các sắc dân từng đổ máu lật đổ Sa hoàng Nga sẽ không chịu từ bỏ ngôn ngữ của mình. Chính vì thế, chính sách ban đầu của Liên Xô dưới thời V.I.Lenin là tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa bản địa của các nước cộng hòa thành viên. V.I.Lenin cho rằng, mối đe dọa lớn đối với tương lai của Liên Xô không phải chủ nghĩa dân tộc của các sắc dân nhỏ lẻ mà chính là “chủ nghĩa dân tộc Nga vĩ đại”. Thời kỳ V.I.Lenin, sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, văn hóa Ukraine được hồi sinh.

Chính sách của Iosif Vissarionovich Stalin

Tuy nhiên, người kế nhiệm V.I.Lenin là Iosif Vissarionovich Stalin (I.V.Stalin) lại theo đuổi một chính sách ngược lại, tương tự như các Nga hoàng. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô bị kiểm soát chặt chẽ hơn, sự ủng hộ dành cho tiếng Ukraine dần dần bị rút lại để chuyển sang tiếng Nga. Một bộ phận lớn người Ukraine, vốn dĩ đã vươn lên trở thành một phần của tầng lớp thượng lưu đô thị, cũng phải chịu sự Nga hóa, và tiếng Ukraine trở lại là một ngôn ngữ phụ mang tính chất địa phương. Vào giữa những năm 1930, với các cuộc thanh trừng ở một số khu vực quốc gia, chính sách của korenizatsiya đã có một bước ngoặt mới, đến cuối những năm 1930, chính sách quảng bá ngôn ngữ địa phương được bắt đầu bằng việc Nga hóa nhiều hơn. Từ năm 1937, báo chí trung ương bắt đầu ca ngợi tiếng Nga và văn hóa Nga. Các cuộc vận động quần chúng được tổ chức để tố cáo “kẻ thù của nhân dân”. Theo đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản là kẻ thù mới của người Nga, đàn áp ngôn ngữ Nga. Chính sách bản địa hóa bị từ bỏ. Những năm tiếp theo, tiếng Nga trở thành môn học bắt buộc trong tất cả các trường học ở Liên Xô. Chủ nghĩa dân tộc Nga trước cách mạng cũng được phục hồi. Nhiều anh hùng của lịch sử Nga đã được tái sử dụng để tôn vinh. Người Nga đã trở thành “anh cả” của “Đại gia đình xã hội chủ nghĩa của các quốc gia” . Một loại chủ nghĩa yêu nước mới, chủ nghĩa yêu nước Xô viết ra đời, được tuyên truyền là sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vào năm 1938, tiếng Nga đã trở thành môn học bắt buộc trong tất cả các trường học không sử dụng tiếng Nga. Nhìn chung, sự xáo trộn về văn hóa và ngôn ngữ phản ánh sự tập trung hóa tổng thể do I.V.Stalin áp đặt. Ngôn ngữ Ukraine gần như bị cấm ngoài phạm vi lãnh thổ. Các hoạt động văn hóa tại Ukraine bị kiểm soát chặt chẽ. Một số nhân vật chủ chốt của phong trào dân tộc Ukraine bị rơi vào tầm ngắm. I.V.Stalin đã đày 11.000 người Ukraine đi Siberia, với lí do những người Ukraine này có mầm mống phản bội Nga. Bởi vì, trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, khi Đức vẫn tôn trọng thỏa thuận chia đôi Đông Âu với Nga, nhiều người Ukraine nuôi hy vọng rằng, vì có lịch sử từng là một phần của đế chế Áo - Hung, Đức có thể cho phép Ukraine tuyên bố độc lập.
Chính sách Nga hóa được tiếp tục bởi các đời lãnh đạo sau của Liên Xô. N.S.Khrushchyov từng tuyên bố: “Chúng ta càng phổ cập tiếng Nga nhanh bao nhiêu thì càng xây dựng chủ nghĩa C S nhanh bấy nhiêu”.Dưới thời L.I.Brezhnev, sự Nga hóa đã trở thành chính sách chính thức ở Liên Xô. Việc loại bỏ các ngôn ngữ không phải tiếng Nga khỏi hệ thống giáo dục bắt đầu vào năm 1970, khi một sắc lệnh được ban hành yêu cầu tất cả các luận văn tốt nghiệp phải được viết bằng tiếng Nga và được Moscow phê duyệt. Chính sách Nga hóa diễn ra mạnh mẽ ở Ukraine khiến ngày nay, hầu hết người Ukraine có thể nói tiếng Nga, dù người gốc Nga chỉ chiếm khoảng 17%, chủ yếu ở phía Đông. Hậu quả là đất nước Ukraine bị chia đôi về văn hóa, tư tưởng, phía Tây thân châu Âu, phía Đông ngả về Nga.

..............
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,591
Động cơ
588,163 Mã lực
TỪ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE NHÌN LẠI LỊCH SỬ QUAN HỆ HAI NƯỚC

(Tiếp)

V. CHÍNH SÁCH NGA HÓA UKRAINE CỦA GIỚI LÃNH ĐẠO NGA QUA CÁC THỜI KÌ

Chính sách Nga hóa Ukraine được các chính quyền Nga tiến hành từ năm 1709, bị gián đoạn bởi chính sách Korenizatsiya vào những năm 1920. Sau này dưới thời Liên Xô, chính sách Nga hóa Ukraine lại được tiếp tục bởi những nhà lãnh đạo Ukraine đến năm 1991. Kể từ khi Ukraine độc lập, chính phủ của họ đã thực hiện các chính sách Ukraine hóa để giảm việc sử dụng tiếng Nga và ưu tiên người Ukraine.

1. Nga hóa ngôn ngữ, văn hóa Ukraine

a) Thời kì trước khi Ukraine gia nhập Liên Xô


Việc tiếng Ukraine tuy cùng gốc Slavic nhưng vẫn rất khác với tiếng Nga đã luôn là sự đe dọa với khối Nga thống nhất. Chính vì thế, các Sa hoàng Nga theo đuổi chính sách Nga hóa. Đó là việc kìm hãm sự tiếp nối ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc nhỏ lẻ, thủ tiêu tiếng nói các dân tộc dân chủ, đưa người Nga vào các vùng đất mới, tuyển người Nga vào các vị trí giảng dạy. Với Ukraine, giáo viên Ukraine chỉ được giảng dạy bằng tiếng Nga, thậm chí Sa hoàng Nga còn cấm luôn việc sử dụng tiếng Ukraine. Ví dụ như: năm 1720, Sa hoàng Nga Peter I đã ban hành một sắc lệnh, trong đó ông ra lệnh loại bỏ tất cả các yếu tố ngôn ngữ “Nga nhỏ” trong tài liệu thần học được in trong các cơ sở đánh máy nhỏ của Nga.
Ngày 18/7/1863, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nga ban hành Thông tư Valuev ngày 18/7/1863, theo đó nhiều ấn phẩm (tôn giáo, giáo dục và văn học) bằng tiếng Ukraina đã bị cấm. Thông tư nêu rõ, vì ngày càng có nhiều sách giáo khoa bằng tiếng Ukraina và sách dành cho người mới bắt đầu bằng tiếng Ukraina là “lợi ích chính trị của người Ba Lan” và “ý định li khai của một số người Nga nhỏ”. Thông tư trích dẫn ý kiến của Ủy ban Kiểm duyệt Kyiv rằng “một ngôn ngữ Tiểu Nga riêng biệt không bao giờ tồn tại, không tồn tại và sẽ không tồn tại, và ngôn ngữ người Nga nhỏ của họ được dân thường sử dụng chẳng khác gì tiếng Nga bị biến chất do ảnh hưởng của Ba Lan”. Thông tư ra lệnh cho Ủy ban Kiểm duyệt cấm xuất bản các văn bản tôn giáo, văn bản giáo dục và sách dành cho người mới bắt đầu bằng tiếng Ukraina nhưng cho phép xuất bản các tác phẩm belles-lettres bằng ngôn ngữ này.

View attachment 7723092
Hoàng đế Alexander II của Nga

Năm 1876, Hoàng đế Alexander II của Nga vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách Nga hóa của những người tiền nhiệm, bằng việc ban hành một sắc lệnh bí mật, gọi là Sắc lệnh Ems. Sắc lệnh bắt đầu với nghị quyết “chấm dứt hoạt động của người Ukrainophile, một mối nguy hiểm cho nhà nước”. Các lệnh cấm được đưa ra bởi Thông tư Valuev đã trở thành vĩnh viễn và những lệnh cấm mới đã bị xâm phạm. Theo đó:
- Cấm nhập khẩu tất cả các ấn phẩm bằng tiếng Ukraine vào Nga;
- Cấm xuất bản không chỉ văn bản tôn giáo, ngữ pháp và sách bằng tiếng Ukraine cho người dân bình thường mà còn cấm xuất bản cho các cấp trên của xã hội, nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của văn học Ukraine trên mọi tầng lớp xã hội;
- Các ấn phẩm tiếng Ukraine hiện có đã bị xóa khỏi thư viện trường học;
- Cấm biểu diễn sân khấu, bài hát và đọc thơ bằng tiếng Ukraine.
Alexander II cũng ra lệnh áp dụng các biện pháp “đặc biệt” đối với các nhà hoạt động Ukraine. Mykhailo Drahomanov và Pavlo Chubynsky đều bị lưu đày khỏi Ukraine, Chi nhánh Kyiv của Hiệp hội Địa lý đế chế đã bị đóng cửa, Điện báo Kyivan bị đóng cửa, những người đứng đầu Kyiv, các khu giáo dục Kharkiv và Odesa được lệnh theo dõi những người Ukraine bị tình nghi. Các vị trí giảng dạy ở Ukraine chỉ do người Nga đảm nhiệm, trong khi các giáo viên Ukraine được cử sang dạy ở Nga.

Như vậy, chính sách Nga hóa của Sa hoàng Nga chủ yếu dựa trên sự đồng nhất về 3 vấn đề:
- Gốc đế chế Kievan Rus;
- Gốc tôn giáo dòng Chính Thống Orthodox;
- Gốc dân Slavic (gồm Ba Lan, Séc, Slovakia, Nga, Belarus, Ukraine, Bulgaria và Nam Tư cũ).
Về gốc đế chế Kievan Rus, như đã đề cập ở trên. Về gốc dân Slavic, nhà văn vĩ đại người Séc Karel Havlíček khẳng định vào năm 1844 rằng “hệ tư tưởng Slavic vừa là một tấm khiên phòng vệ trước người Đức hung hăng, vừa bị người Nga tận dụng để chính danh hóa những tham vọng đế chế của mình. Người Nga thích gọi mọi thứ của Nga là Slavic, để sau này có thể gọi mọi thứ của Slavic là Nga”.
Tuy nhiên, vẫn có những vùng đất là một phần của đế chế Nga, nhưng Nga không thể dùng 3 diễn ngôn trên (Kievan Rus, Chính thống giáo, Slavic) để giải thích cho tính chính danh. Đó là các vùng đất mà đế chế Thụy Điển mất cho Nga như Phần Lan và Estonia. Chính sách “diệt chủng văn hóa” đó khiến nhiều người trong tầng lớp trí thức Ukraine phải di cư về phía Tây. Nhưng ở phía Tây, người Ukraine dưới sự thống trị của đế chế Áo cũng bị gạt ra ngoài. Họ rơi vào tình huống phía trước là biển, phía sau là quân thù. Tuy nhiên, thế “một cổ hai tròng” đó lại trở thành động lực vô cùng mạnh mẽ đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Ukraine ngày càng trỗi dậy mạnh hơn.

b) Khi Ukraine thuộc Liên Xô

Chính sách của V.I.Lenin

Nhận thức được sức mạnh của danh tính văn hóa, V.I.Lenin hiểu rằng các sắc dân từng đổ máu lật đổ Sa hoàng Nga sẽ không chịu từ bỏ ngôn ngữ của mình. Chính vì thế, chính sách ban đầu của Liên Xô dưới thời V.I.Lenin là tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa bản địa của các nước cộng hòa thành viên. V.I.Lenin cho rằng, mối đe dọa lớn đối với tương lai của Liên Xô không phải chủ nghĩa dân tộc của các sắc dân nhỏ lẻ mà chính là “chủ nghĩa dân tộc Nga vĩ đại”. Thời kỳ V.I.Lenin, sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, văn hóa Ukraine được hồi sinh.

Chính sách của Iosif Vissarionovich Stalin

Tuy nhiên, người kế nhiệm V.I.Lenin là Iosif Vissarionovich Stalin (I.V.Stalin) lại theo đuổi một chính sách ngược lại, tương tự như các Nga hoàng. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô bị kiểm soát chặt chẽ hơn, sự ủng hộ dành cho tiếng Ukraine dần dần bị rút lại để chuyển sang tiếng Nga. Một bộ phận lớn người Ukraine, vốn dĩ đã vươn lên trở thành một phần của tầng lớp thượng lưu đô thị, cũng phải chịu sự Nga hóa, và tiếng Ukraine trở lại là một ngôn ngữ phụ mang tính chất địa phương. Vào giữa những năm 1930, với các cuộc thanh trừng ở một số khu vực quốc gia, chính sách của korenizatsiya đã có một bước ngoặt mới, đến cuối những năm 1930, chính sách quảng bá ngôn ngữ địa phương được bắt đầu bằng việc Nga hóa nhiều hơn. Từ năm 1937, báo chí trung ương bắt đầu ca ngợi tiếng Nga và văn hóa Nga. Các cuộc vận động quần chúng được tổ chức để tố cáo “kẻ thù của nhân dân”. Theo đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc tư sản là kẻ thù mới của người Nga, đàn áp ngôn ngữ Nga. Chính sách bản địa hóa bị từ bỏ. Những năm tiếp theo, tiếng Nga trở thành môn học bắt buộc trong tất cả các trường học ở Liên Xô. Chủ nghĩa dân tộc Nga trước cách mạng cũng được phục hồi. Nhiều anh hùng của lịch sử Nga đã được tái sử dụng để tôn vinh. Người Nga đã trở thành “anh cả” của “Đại gia đình xã hội chủ nghĩa của các quốc gia” . Một loại chủ nghĩa yêu nước mới, chủ nghĩa yêu nước Xô viết ra đời, được tuyên truyền là sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Vào năm 1938, tiếng Nga đã trở thành môn học bắt buộc trong tất cả các trường học không sử dụng tiếng Nga. Nhìn chung, sự xáo trộn về văn hóa và ngôn ngữ phản ánh sự tập trung hóa tổng thể do I.V.Stalin áp đặt. Ngôn ngữ Ukraine gần như bị cấm ngoài phạm vi lãnh thổ. Các hoạt động văn hóa tại Ukraine bị kiểm soát chặt chẽ. Một số nhân vật chủ chốt của phong trào dân tộc Ukraine bị rơi vào tầm ngắm. I.V.Stalin đã đày 11.000 người Ukraine đi Siberia, với lí do những người Ukraine này có mầm mống phản bội Nga. Bởi vì, trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, khi Đức vẫn tôn trọng thỏa thuận chia đôi Đông Âu với Nga, nhiều người Ukraine nuôi hy vọng rằng, vì có lịch sử từng là một phần của đế chế Áo - Hung, Đức có thể cho phép Ukraine tuyên bố độc lập.
Chính sách Nga hóa được tiếp tục bởi các đời lãnh đạo sau của Liên Xô. N.S.Khrushchyov từng tuyên bố: “Chúng ta càng phổ cập tiếng Nga nhanh bao nhiêu thì càng xây dựng chủ nghĩa C S nhanh bấy nhiêu”.Dưới thời L.I.Brezhnev, sự Nga hóa đã trở thành chính sách chính thức ở Liên Xô. Việc loại bỏ các ngôn ngữ không phải tiếng Nga khỏi hệ thống giáo dục bắt đầu vào năm 1970, khi một sắc lệnh được ban hành yêu cầu tất cả các luận văn tốt nghiệp phải được viết bằng tiếng Nga và được Moscow phê duyệt. Chính sách Nga hóa diễn ra mạnh mẽ ở Ukraine khiến ngày nay, hầu hết người Ukraine có thể nói tiếng Nga, dù người gốc Nga chỉ chiếm khoảng 17%, chủ yếu ở phía Đông. Hậu quả là đất nước Ukraine bị chia đôi về văn hóa, tư tưởng, phía Tây thân châu Âu, phía Đông ngả về Nga.

..............
Chẳng thể ngờ được, có ngày con cháu của Paven Coosaghin lại bị những quả tên lửa từ nước Nga bắn vào những thành phố, làng mạc.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top