Khung cảnh Saigon 1930 với cảnh sinh hoạt buôn bán, quang cảnh góc đường Đồng khởi, cảnh mặc cả của phu xe kéo và khách hàng người Pháp:
Ở Việt Nam cụ ơi.Cụ nào có kinh nghiệm xác nhận giúp em video ở dưới ghi lại cảnh ở Việt Nam hay Trung Quốc? Bối cảnh xưa quá, nhưng nhìn cách ăn mặc thì em thiên về là ở Việt Nam mình. Nhìn cảnh này, chỉ biết ngậm ngùi và biết ơn ông Cụ đã đóng góp rất lớn để nước Việt có thể đứng được trên đôi chân của chính mình.
Cảm ơn thông tin của cụ!Ở Việt Nam cụ ơi.
Do Gabriel Veyre thực hiện quãng cuối 1899 đầu năm 1900. Ông này quay được khoảng gần 40 bộ phim tư liệu về Đông Dương trong quãng thời gian 1899 -1900.
Trong phim là vợ và con gái toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đang ném tiền xu cho trẻ con Việt Nam.
Em nghĩ do họ học được từ cảnh người Việt mình cúng rằm tháng 7.
Annamite thì là gì hả cụ?Cảm ơn thông tin của cụ!
Nếu thực sự họ có tư duy chạm tới vạch mức văn minh thì họ nên đưa tận tay cho từng người thay vì làm thế này dù có thể nó giống một cảnh nào đó của người bản xứ. Chỉ chắc chắn một điều, nước mình đã từng ở trong một giai đoạn mà rất nhiều người sống nghèo đói, mông muội ... mà họ gọi là Annamite.
Theo em được nghe lại thì đó là từ chỉ người Việt Nam mình, nhưng họ dùng với cách nói phân biệt, kỳ thị. Nó sẽ khác với từ Vietnamese trong tiếng Anh bây giờ chỉ mang nghĩa là người Việt Nam.Annamite thì là gì hả cụ?
Ân phi Hồ Thị Chỉ khi nhập cung khi mới 15 tuổi, nhìn hình ảnh của bà khi đó non nớt thật, cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện...Trong đoạn phim này có hình ảnh vua Khải Định, Nhất giai ân phi Hồ Thị Chỉ, Thượng thư Bộ lễ - Cơ mật viện Đại thần, kiêm quản Khâm Thiên giám Hồ Đắc Trung, thái tử Vĩnh Bảo.
Phim do British Pathe của Anh sản xuất năm 1921:
Không phải đâu cụ.Annamit là từ hỗn biến của dân chém gió ám chỉ người VN, nước VN... Nó xuất phát từ từ An Nam - danh từ chỉ tên nước VN trước năm 1945.
à có nhiều tư liệu hơn chứ ạ:Ít người hòa niệm lắm cụ ơi,lôi về để có cái nhìn với quá khứ thôi cụ...
Phở nào do Pháp tạo lên. cụ toàn nghe thuyết vớ vẩn.à có nhiều tư liệu hơn chứ ạ:
thí dụ:
bàn chân, phu khiêng kiệu cho vua vẫn đi chân đất. Quan mới đi hài
Phở gánh: có từ rất lâu
Vậy món phở k phải do ng Pháp tạo ra như giả thuyết nào đó.
Cái clip có âm thanh càng tuyệt hơn. Cho phép mình hiểu về ngôn ngữ thời đầu t kỷ 20
Em thì lại nghĩ đấy là 1 giai đoạn trong quá trình phát triển của lịch sử thôi cụ ạ! Như các nước thuộc địa khác trên thế giới, dù không có "ông Cụ" của riêng họ, nhưng rồi cũng thành quốc gia độc lập, vì đó là xu thế của thời đại!Cụ nào có kinh nghiệm xác nhận giúp em video ở dưới ghi lại cảnh ở Việt Nam hay Trung Quốc? Bối cảnh xưa quá, nhưng nhìn cách ăn mặc thì em thiên về là ở Việt Nam mình. Nhìn cảnh này, chỉ biết ngậm ngùi và biết ơn ông Cụ đã đóng góp rất lớn để nước Việt có thể đứng được trên đôi chân của chính mình.
Em thì nhìn đơn giản thôi ạ, mỗi giai đoạn lịch sử đều có những dấu ấn của những cá nhân nhất định. Nhớ về một cá nhân có nhiều dấu ấn cũng là một cách để dòng chảy nó liền mạch. Một đất nước có nhiều cá nhân có dấu ấn như vậy, em cho là sẽ tốt hơn những dứt gãy, xáo trộn cụ ạ.Em thì lại nghĩ đấy là 1 giai đoạn trong quá trình phát triển của lịch sử thôi cụ ạ! Như các nước thuộc địa khác trên thế giới, dù không có "ông Cụ" của riêng họ, nhưng rồi cũng thành quốc gia độc lập, vì đó là xu thế của thời đại!