[Funland] Những thước phim tư liệu về Việt Nam từ đầu thế kỷ 20

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Cuộc tấn công của quân đội Pháp vào Hải phòng giai đoạn 11/1946-12/1946. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kiện Toàn quốc kháng chiến:
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa $-) $-) $-)


1982684.jpg


MA TÚY DƯỚI THỜI NGUYỄN

Nguồn: Lê Nguyễn.

Không thấy sử liệu nào nói đến thuốc phiện vào thời kỳ nước ta bắt đầu mở cửa buôn bán với phương Tây (thế kỷ XVI – XVII). Bộ Đại Việt sử ký toàn thư (1676 – 1760) của sử quán triều Lê và bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (chương Quốc dụng chí và Hình luật chí) không đề cập đến thuế nha phiến hay hình phạt đối với tội buôn bán, sử dụng thuốc phiện. Một tài liệu khá chi tiết của sứ bộ Macartney đến Việt Nam năm 1793 cũng không thấy nói đến thuốc phiện. Căn cứ vào những dữ kiện trên và những chỉ dụ do triều đình Huế ban hành vào đầu thế kỷ XIX, chúng ta có thể dự đoán là thuốc phiện đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và nhanh chóng lan tràn ngay trong thời vua Gia Long (1802 – 1820).
Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), vào tháng Bảy âm lịch, nhà vua đã dụ rằng: “Thuốc phiện là thứ thuốc độc từ nước ngoài đem lại, những phường du côn lêu lổng lúc mới hút cho là phong lưu, rồi chuyển thành thói quen, thường thường nghiện mà không thể bỏ được. Quan thì bỏ cả chức vụ, dân thì phá hết sản nghiệp, thậm chí gầy mòn thành tật, tổn thương cơ thể, sinh mệnh. Nên bàn để nghiêm cấm đi” (Đại Nam thực lục chính biên- Tập Hai - NXB Giáo Dục 2004, trang 77). Theo quy định của triều đình lúc đó, những người bị bắt quả tang hút, cất giấu hay buôn bán thuốc phiện, nếu là quan lại thì bị cách chức, nếu là dân thì bị xử tội đồ (đày làm khổ dịch). Cha, anh không răn cấm con em, xóm giềng biết mà không tố cáo, đều bị xử trượng (đánh bằng gậy). Tuy hình phạt khá nặng như thế nhưng hiệu quả vẫn chưa thực triệt để. Tháng Ba âm lịch năm 1824, vua Minh Mạng lại ban hành thêm quy định mới với nhiều hình phạt nặng nề hơn. Những khách buôn ngoại quốc bán thuốc phiện, lại dịch, quân dân cố ý hút trộm đều bị tội mãn lưu (đày đi xa 3.000 dặm), cha anh không ngăn cấm con em, hàng xóm không tố giác đều bị tội mãn trượng (đánh 100 gậy). Đặc biệt, các quan chức hút trộm đều bị phạt trượng và cách lưu, mãi mãi không được tái bổ dụng. Gia sản người phạm tội bị tịch thu, sung thưởng cho người cáo giác.
Năm 1838, Ngọc Vân quận chúa (tức công chúa Angmey, con vua quá cố Nặc Ông Chân) tại Trấn Tây thành (Campuchia) cho thương nhân Mãn Châu nấu và bán thuốc phiện để kiếm lời, còn dân thì có nhiều người mở sòng đánh bạc. Sau khi tìm hiểu, vua Minh Mạng được biết: từ lâu, thuốc phiện và cờ bạc đã là hai nguồn thu chính giúp chính quyền Trấn Tây thành trả lương binh lính và rèn đúc khí giới. Hậu quả của tình trạng này khiến chẳng những dân Chân Lạp phải gánh chịu mà cả quan binh Việt Nam đang có mặt tại đây (để giúp đỡ, bảo vệ chính quyền Chân Lạp) cũng bị ảnh hưởng lây. Để chấn chỉnh, vua Minh Mạng một mặt chỉ thị cho tướng quân Trương Minh Giảng nghiêm cấm thuốc phiện và cờ bạc tại Trấn Tây thành, mặt khác sai xuất kho nơi đây một vạn quan thưởng cho quận chúa Ngọc Vân, đồng thời sai tỉnh Vĩnh Long xuất kho tỉnh ba vạn quan chở đến cấp cho trấn để thanh toán binh lương. Lối giải quyết có tình, có lý đó đã hạn chế được rất nhiều tệ nạn đang phát triển tại đây.
Trong việc buôn bán và sử dụng thuốc phiện vào thời kỳ này, tình hình Việt Nam không giống Trung Quốc. Ở Trung Quốc, thuốc phiện được những thế lực tư bản phương Tây – chủ yếu là thực dân Anh - mang đến. Còn ở Việt Nam, thuốc phiện do những thương buôn người Trung Hoa lén lút đưa vào. Chính vì thế mà khi cuộc Chiến tranh nha phiến diễn ra vào năm 1839 giữa Anh và Trung Hoa, triều đình Huế không tỏ chút nao núng khi ngăn chặn triệt để nạn mua bán và hút thuốc phiện trong xứ. Trái lại, lúc đó, điều mà vua Minh Mạng lo sợ lại chính là phản ứng của Pháp và Tây Ban Nha, theo gương của Anh, do việc vua chủ trương cấm đạo và giết đạo. Nhà vua đã cử một phái đoàn sang Pháp và Anh để thăm dò tình hình, đồng thời “giải độc” dư luận về việc này (xin xem bài “Sứ mạng kỳ lạ của sứ bộ VN tại Pháp năm 1840”). Kể từ khi lên ngôi, vua Minh Mạng đã có những nhận định sáng suốt về tác hại của thuốc phiện và hạ quyết tâm tiêu diệt tận gốc. Có thể còn có khoảng cách giữa chính sách của nhà vua và sự thực hiện của quần thần, nhưng dù sao đây cũng chính là một điểm son đáng ghi nhận trong quãng thời gian 20 năm cầm quyền của ông.
Hai mươi năm sau ngày vua Minh Mạng thăng hà, khi vừa chiếm xong Gia Định và Biên Hòa, chính quyền Pháp đã hợp pháp hóa việc buôn bán và hút thuốc phiện, coi đó là công cụ tạo nên lợi nhuận một cách đơn giản và hữu hiệu nhất. Ngày 28 tháng 12 năm 1861, Đề đốc Pháp Bonard ban hành một bản quy định (disposition) gồm 84 điều khoản liên quan đến việc mua bán thuốc phiện tại Nam kỳ (Bulletin officiel de la Cochinchine française 1862 – 1863). Từ đó, việc nhập khẩu thuốc phiện vào Nam kỳ sẽ thông qua hai cảng Sài Gòn và Chợ Lớn, chính quyền thuộc địa thu 10% thuế trên trị giá thuốc phiện nhập khẩu. Hàng năm, chính quyền cho tổ chức đấu giá trưng thầu thuốc phiện. Người trúng thầu sẽ đứng ra độc quyền nhập khẩu, nộp thuế cho Nhà nước, phân phối cho mạng lưới bán sỉ và bán lẻ thuốc phiện, kể cả những nhà hút. Người trưng thầu có quyền tổ chức cả một đội ngũ “viên chức sở trưng thầu” để giám sát mạng lưới bán sỉ và bán lẻ thuộc trách nhiệm của mình.Trong thập niên 1860, một người Hoa là Ban Hap, cư ngụ tại Chợ Lớn, thường xuyên trúng thầu thuốc phiện và độc quyền nấu rượu tại Nam kỳ. Chính tay tư bản Hoa kiều này là người đầu tiên xây dựng nhà lầu tại Sài Gòn vào năm 1864.
Năm 1860, doanh số thuốc phiện nhập khẩu vào Nam kỳ lên đến 500.000 quan Pháp, trong khi tổng trị giá những hàng nhập khẩu khác cũng chỉ đến 1.000.000 quan. Năm 1862, Pháp cho nhập vào Nam kỳ 260 thùng thuốc phiện. Đây là một tỷ lệ rất lớn nếu chúng ta biết rằng trong năm này, tổng số thuốc lá nhập khẩu cũng chỉ đến 453 thùng. Điều đáng buồn hơn nữa là từ năm 1865, vua Tự Đức đã bỏ lệ cấm hút thuốc phiện mà cho trưng thầu để lấy thuế, hàng năm thu trên 300.000 quan. Nhà chép sử giải thích việc làm này như sau: “Nay tha cấm mà đánh thuế rất nặng để cho người bán ít đi mà người hút cũng ít theo. Tức là không cấm mà cấm” (Quốc triều chính biên). Đây là một lối giải thích gượng ép khá buồn cười, có lẽ lý do chính là triều đình thấy thực dân Pháp đã hợp pháp hóa việc mua bán thuốc phiện tại Nam kỳ rồi, có cấm cũng không mấy hiệu quả. Cũng không loại trừ trường hợp nhà vua thu thuế á phiện để có đủ tiền xây dựng Khiêm lăng cho mình. Tám năm sau, vào tháng Sáu âm lịch năm 1873, triều đình ban hành trở lại lệ “cấm thuốc nha phiến”: “Hễ cử nhân, tú tài, học trò có hút thời cho hạn trong một năm phải chữa ngay, ai không tuân thời tước tịch, bắt chịu xâu thuế, học trò không được dự khóa nữa” (Quốc triều chính biên). Tuy nhiên, sự cấm đoán trễ tràng đó không đem lại hiệu quả, việc hút thuốc phiện đã trở thành một thói quen phổ biến trong dân chúng, nhất là giới trung lưu. Năm 1881, một nhà nấu á phiện được chính quyền thuộc địa xây dựng trên đường Paul Blanchy, nay là đường Hai Bà Trưng. Đoạn dốc trên đường này, từ phía sau Nhà hát thành phố hướng về đường Lê Duẩn, gần với sở nấu á phiện xưa, vẫn được người Sài gòn thập niên 1940 trở về trước gọi là “Dốc nhà nấu”.
Đầu thế kỷ XX, thuốc phiện cùng với rượu và muối đã trở thành ba ngành công quản của thực dân Pháp. Nhà nước độc quyền mua và bán cho công chúng. Mức tiêu thụ hàng năm khoảng 160.000 kg thuốc phiện nhưng Nhà nước chỉ thực sự phân phối 60.000 kg, số còn lại xuất phát từ những tay buôn lậu chuyên nghiệp. Tuy vậy, thực dân Pháp cũng đã thành công lớn qua việc tận dụng sản phẩm độc quyền này để vừa nuôi bộ máy thuộc địa, vừa thực hiện chính sách ngu dân làm suy yếu tinh thần, sức khỏe của tầng lớp thanh niên thích “đi mây về gió”. Bên cạnh những dân nghiện bản xứ, một số sỹ quan, binh lính và cả viên chức Pháp cũng làm quen với thuốc phiện rồi nghiện ngập thực sự. Năm 1892, một người Pháp tên là Jean Robert đã xuất bản quyển sách nhan đề “Souvenir d’un fumeur d’opium” (Hồi ức của một người hút thuốc phiện) mô tả những kỷ niệm đáng nhớ về ả phù dung của chính ông ta.
Ngày nay, song song với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ đời sống, những tác hại do chính con người gây ra cũng ngày càng to lớn hơn. Thuốc phiện ngày xưa đã trở thành “đàn em” của những héroine, cocaine có tác dụng khốc liệt hơn và con người sẽ tự hủy diệt mình nếu không sớm ngăn chặn hiểm họa do những loại ma túy này gây ra.

#KoD
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nhà máy thuốc phiện, 74 Hai Bà Trưng quận 1. Bây giờ trong hẻm có cái bar Refinery (nghĩa là "tinh chế"), nhà hàng Túc; lưu giữ kỷ niệm xưa $-) $-) $-)

b2ap3_large_vietnam-history-opium-hai-ba-trung-opium-the-refinery.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Grande Monde (hý trường Đại Thế Giới) mở cửa từ 1937 nơi kiếm tiền của Pháp, Bảo Đại, Bảy Viễn, Hoa Kiều.

9-casino-1-8428-1450511964-7765-1454831130_m_460x0.jpg


hy-truong-dai-the-gioi-01.jpg
V0lV36m.jpg


Hiếm thấy phim về Đại Thế Giới hay những chốn ăn chơi xa hoa của Saigon Hanoi đầu thế kỷ 19 nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Saigon 1938. Nhà thờ Đức Bà, nhà hát Hòa Bình, Continental, vv

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cụ nào có kinh nghiệm xác nhận giúp em video ở dưới ghi lại cảnh ở Việt Nam hay Trung Quốc? Bối cảnh xưa quá, nhưng nhìn cách ăn mặc thì em thiên về là ở Việt Nam mình. Nhìn cảnh này, chỉ biết ngậm ngùi và biết ơn ông Cụ đã đóng góp rất lớn để nước Việt có thể đứng được trên đôi chân của chính mình. :(

Bản phim màu nét như sony 1900, Việt Nam

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Ảnh màu Nam Phương Hoàng Hậu, đẹp & quý phái

 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Cảnh lính Pháp tấn công các điểm đề kháng của Trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm 1947 ở Hà Nội:
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Miền Nam Việt Nam, Tết 1949.
Trong phim có cảnh thủ hiến Nam Kỳ Trần Văn Hữu đi lễ chùa.
(Trần Văn Hữu là người ra lệnh cho binh lính và cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình sinh viên năm 1950 bằng vũ lực làmTrần Văn Ơn, thiệt mạng, nhiều người khác bị thương và bị bắt):
 

batitus

Xe hơi
Biển số
OF-515057
Ngày cấp bằng
9/6/17
Số km
134
Động cơ
184,704 Mã lực
Tuổi
40

Em xin lót dép hóng
 

cshs2020

Xe buýt
Biển số
OF-135076
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
506
Động cơ
367,002 Mã lực
Cảm ơn các Cụ! Tư liệu quá quý! Cụ nào còn thì đăng tiếp đi ạ!
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Thêm tư liệu


Nhiều người có thú vui sưu tầm tư liệu
 

tôi yêu ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
6,067
Động cơ
441,714 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
Cụ nào có kinh nghiệm xác nhận giúp em video ở dưới ghi lại cảnh ở Việt Nam hay Trung Quốc? Bối cảnh xưa quá, nhưng nhìn cách ăn mặc thì em thiên về là ở Việt Nam mình. Nhìn cảnh này, chỉ biết ngậm ngùi và biết ơn ông Cụ đã đóng góp rất lớn để nước Việt có thể đứng được trên đôi chân của chính mình. :(

Khác gì cảnh cướp cô hồn ở Xì gòn đâu cụ!
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Quân Pháp theo đường sông với xe lội nước tấn công Thái Bình từ phía Tân Đệ (trong phim có biển ghi cách Nam Định 5km), nếu theo dòng lịch sử thì đoạn phim này vào quãng đầu 1950.
Nguồn: British Pathé
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Hay quá cụ ơi.
Em cũng thích tìm hiểu những thước phim, ảnh chụp về cuộc sống đất nước mình thời cuối thế kỷ 19, đầu tk 20 vì có một sự tò mò rất lớn về lịch sử và quá khứ.
Trước đây em có nghe 1 đoạn audio ghi âm giọng nói của người Việt tầm cuối thế kỷ 19. Rất ngắn mà nghe xong cứ bồi hồi cảm xúc.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top