[Funland] Những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa

huongchip

Xe tải
Biển số
OF-296942
Ngày cấp bằng
29/10/13
Số km
434
Động cơ
314,904 Mã lực
em thi thoảng cũng đi nhưng mình không biết cúng bái hay cầu khấn gì, thành tâm là chính, đi để được tĩnh tâm. Nhưng nhìn thấy một bộ phận phật tử chưa ý thức được xả rác bừa bãi, cười đùa, ăn mặc phản cảm, bỏ tiền công đức không đúng nơi... gây phản cảm quá. Hôm qua em đi đền Mẫu Đồng Đăng - Lạng Sơn còn có bác đeo kính râm vào khấn (không hiểu có bị đau mắt hay không)
Em cũng đồng quan điểm với cụ, đa số những thành phần này đi vãng cảnh là chính, vì vậy họ không thông tâm hoặc kiến thức về phật không có nên họ chỉ hùa theo đám đông, mồm thì cầu khấn còn tâm thì không tĩnh, tiền vứt bừa bãi.....Thậm chí có chị em còn mặc váy ngắn, ăn nói bô bô, chen lấn xô đẩy.... Thật chán với kiểu văn hóa cộc.
Thiết nghĩ tại sao chúng ta không tìm những ngôi chùa còn nhiều thiếu thốn để làm công đức, mà lại cứ tìm đến những chỗ hoành tráng, giàu có để quyên góp công đức. Có những người công đức họ đâu cần để lại danh tính.
 

gunner_hp

Xe tăng
Biển số
OF-189315
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
1,980
Động cơ
349,910 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ - phố nhỏ- nhà em ở đó.
Em nhớ đi Bái Đinh hồi tháng 6-2013, cô hướng dẫn viên nói khi vào chùa nên khấn đi theo vòng quay của bánh xe luân hồi gì đó.Khổ nỗi em ko nghiên cứu đạo Phật nên cũng ko rõ, ko hiểu lắm.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Em nhớ đi Bái Đinh hồi tháng 6-2013, cô hướng dẫn viên nói khi vào chùa nên khấn đi theo vòng quay của bánh xe luân hồi gì đó.Khổ nỗi em ko nghiên cứu đạo Phật nên cũng ko rõ, ko hiểu lắm.
Cái bánh xe luân hồi thì lên Đại bảo tháp Tây thiên nhiều lắm quay mỏi tay luôn mợ ạ
 

Jerry Minh

Xe tăng
Biển số
OF-58486
Ngày cấp bằng
7/3/10
Số km
1,578
Động cơ
459,200 Mã lực
Thật bổ ích cho những người hướng phật và theo phật ... E thi thoảng cũng hay đi chùa ... Nhưng e chỉ thắp hương, thành tâm cúi đầu chứ ko tham gia lễ bái mấy ... Nhưng e vẫn luôn nghĩ: Phật ở trong tâm, các kụ ạ ... :)
 

gunner_hp

Xe tăng
Biển số
OF-189315
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
1,980
Động cơ
349,910 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ - phố nhỏ- nhà em ở đó.
Cái bánh xe luân hồi thì lên Đại bảo tháp Tây thiên nhiều lắm quay mỏi tay luôn mợ ạ
Em là cụ ạ.Nhưng ý của em là cô ý bảo khi vào 1 ngôi chùa, thì nên đi theo vòng quay của bánh xe luân hồi, tức là thắp hương + khấn các ban theo như vòng xoay bánh xe luân hồi ý.
 

hoacomuaxuan

Xe hơi
Biển số
OF-296979
Ngày cấp bằng
29/10/13
Số km
190
Động cơ
312,770 Mã lực
Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục cổ truyền rất lâu đời có tính nhân văn thể hiện sự hướng thiện với những ước vọng chính đáng của người dân. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản khi đi lễ chùa như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Sự chia sẻ dưới đây cũng chỉ là những hiểu biết hạn hẹp sưu tầm dưới sự chỉ dẫn của nhiều người hiểu biết về đạo Phật, do vậy cũng mong là cách cung cấp thông tin để các cụ các mợ có phần hiểu thêm về những nguyên tắc cơ bản khi đi lễ Chùa đầu xuân này.
Nếu có điều gì chưa chính xác mong các cụ, các mợ góp ý. Cái này là những vấn đề tâm linh cơ bản của cuộc sống cộng đồng chứ không phải là vấn đề tôn giáo nên mong các Mod xem xét để mọi người có thể tham khảo và góp ý

1) Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

Sắm lễ

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.

- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Nguồn: http://bodetam.vn/c6/t6-127/nhung-nguyen-tac-co-ban-khi-di-le-chua.html#.UvieWGJ_s-E
Em thấy có 2 thắc mắc chỗ mầu xanh cụ có thể giải thích vì sao không? Vì em thấy nó như thế nào ý, hoa đem dâng Phật ở mình là hoa này , ở nước khác khu vực là hoa khác, Theo em miễn là hoa tơi thơm sạch là được, cớ sao lại cứ phải phân biệt?
 
Chỉnh sửa cuối:

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn

Bimmer

Xe điện
Biển số
OF-27178
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
2,652
Động cơ
506,793 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Em xin bổ xung là khi dự định đi đền chùa nào thì nên tìm hiểu nơi đó thờ những ai, sự tích phong thánh hiển thánh (thánh phả) như thế nào. Theo em cũng là một dịp hiểu thêm về văn hóa của dân tộc mà không nhất thiết phải quá nặng về vấn đề tâm linh. Ví dụ như là người sống ở Hà nội thì nên đi hành lễ Thăng long tứ trấn. Có đền Bạch Mã thờ thần Long đỗ là thành hoàng thổ địa của Thăng Long. Các bác vướng vào BĐS nhất thiết là phải đi lễ thần, :D. Thần Long Đỗ hóa thân thành con ngựa bạch dẫn Lý Thái Tổ xây tường thành Thăng Long nên gọi là đền Bạch Mã. Đền Voi phục thờ Linh Lang Đại Vương có công dẫn quân voi đánh giặc Lạ nên hay gọi là đền Voi phục. Đền Kim liên thờ Cao Sơn Đại Vương, vốn là Lạc tướng Vũ Lâm, một trong 50 người con lên rừng với bà Âu cơ. Trấn Vũ quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là vị thần xuất xứ từ phương Bắc đã diệt cáo 9 đuôi ở Hồ Tây, diệt gà tinh giúp xây Cổ Loa.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducngoc_y

Xe tải
Biển số
OF-50273
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
483
Động cơ
460,993 Mã lực
Nơi ở
Kim Mã -BĐ - HN
Tu đâu cho bằng tu nhà thờ cha kính mẹ mới là chân tu Phật tại tâm mà các cụ nhiều thằng ác bỏ m suốt ngày chùa chiền có ích chi
 

haphan

Xe buýt
Biển số
OF-54753
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
544
Động cơ
454,380 Mã lực
Ở Đền chỉ có thủ từ hay gọi là người trong coi chăm sóc thôi chứ không có sư, chắc mấy người mặc áo nâu nên cụ nhầm.
Việc thắp nhiều hương em thấy rất phản cảm, cũng vì hương nhang từ mùn cưa nên bán rẻ quá nên mọi người mua thắp vô tội vạ vứt bừa bãi, chứ bán toàn hương của nhà em thì mấy người dám hoang phí, hihi
Muốn thử mùi hương nhà cụ thì thử ở đâu?
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Em thấy có 2 thắc mắc chỗ mầu xanh cụ có thể giải thích vì sao không? Vì em thấy nó như thế nào ý, hoa đem dâng Phật ở mình là hoa này , ở nước khác khu vực là hoa khác, Theo em miễn là hoa tơi thơm sạch là được, cớ sao lại cứ phải phân biệt?
Đó là quan niệm cổ truyền mà mợ, giống như kiểu mợ thích hoa gì thì người yêu, rồi sau này chồng con mợ sẽ tặng hoa đó chứ tặng hoa khác mợ lại ko thích ấy, hihi
 

tit0e

Xe buýt
Biển số
OF-167920
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
905
Động cơ
851,015 Mã lực
Em thấy có 2 thắc mắc chỗ mầu xanh cụ có thể giải thích vì sao không? Vì em thấy nó như thế nào ý, hoa đem dâng Phật ở mình là hoa này , ở nước khác khu vực là hoa khác, Theo em miễn là hoa tơi thơm sạch là được, cớ sao lại cứ phải phân biệt?
câu hỏi hay
 

tit0e

Xe buýt
Biển số
OF-167920
Ngày cấp bằng
22/11/12
Số km
905
Động cơ
851,015 Mã lực
Đó là quan niệm cổ truyền mà mợ, giống như kiểu mợ thích hoa gì thì người yêu, rồi sau này chồng con mợ sẽ tặng hoa đó chứ tặng hoa khác mợ lại ko thích ấy, hihi
em thấy vấn đề này chẳng liên quan đến vấn đề trong câu hỏi
 
Chỉnh sửa cuối:

hoacomuaxuan

Xe hơi
Biển số
OF-296979
Ngày cấp bằng
29/10/13
Số km
190
Động cơ
312,770 Mã lực
Đó là quan niệm cổ truyền mà mợ, giống như kiểu mợ thích hoa gì thì người yêu, rồi sau này chồng con mợ sẽ tặng hoa đó chứ tặng hoa khác mợ lại ko thích ấy, hihi
EM nghĩ nếu cụ cop bết thì nên có link, còn nếu cụ viết ra thì nên lược bổ nớt.
Cảm ơn cụ
 

Duongbmg

Xe tải
Biển số
OF-294448
Ngày cấp bằng
1/10/13
Số km
440
Động cơ
316,870 Mã lực
Nơi ở
Nhà 31, ngõ 371 Kim mã - HN
cám ơn cụ chủ, rất bổ ích ạ, em cũng đang chuẩn bị đi chùa Hương nên sẽ thực hành ngay ạ!
 

Bebon

Xe điện
Biển số
OF-86082
Ngày cấp bằng
21/2/11
Số km
2,299
Động cơ
1,321,845 Mã lực
Nơi ở
Yên hòa, Cầu giấy
Nhà em có nhiều người theo đạo Phật cũng lâu và được hướng dẫn về việc đặt lễ như cụ chủ đã nói. Tuy nhiên về trình tự thì có hơi khác:
1. Lễ Tam Bảo
2. Lễ Đức Ông
3. Lễ Thánh Hiền
4. Lễ Tổ
5. Lễ Mẫu (nếu Chùa có ban thờ Mẫu riêng)
Sau đó nếu còn các Ban hoặc điện khác thì lễ tiếp ạ.
Còn việc đặt lễ thì tùy tâm thôi nhưng dứt khoát lễ Tam bảo là phải đặt đồ chay và không được đặt tiền, hoặc vàng mã lên Tam Bảo; Đức Ông thì có thể. Nhà em thì gửi giọt dầu cho cụ trụ trì rồi vào lễ
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Nhà em có nhiều người theo đạo Phật cũng lâu và được hướng dẫn về việc đặt lễ như cụ chủ đã nói. Tuy nhiên về trình tự thì có hơi khác:
1. Lễ Tam Bảo
2. Lễ Đức Ông
3. Lễ Thánh Hiền
4. Lễ Tổ
5. Lễ Mẫu (nếu Chùa có ban thờ Mẫu riêng)
Sau đó nếu còn các Ban hoặc điện khác thì lễ tiếp ạ.
Còn việc đặt lễ thì tùy tâm thôi nhưng dứt khoát lễ Tam bảo là phải đặt đồ chay và không được đặt tiền, hoặc vàng mã lên Tam Bảo; Đức Ông thì có thể. Nhà em thì gửi giọt dầu cho cụ trụ trì rồi vào lễ
Cũng có nhiều cách hiểu khác nhau mà mợ, nhà em cũng sưu tầm theo nhiều người thôi, hihi
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Hôm nay ngay rằm tháng riêng nhiều cụ mợ đi lễ chùa nhưng cũng chưa hiểu hết các nguyên tắc cơ bản, chúc các cụ mợ An Lạc!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top