Những người lính tôi quen

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,430
Động cơ
-317,190 Mã lực
Thấy mỗi khi nói đến bọn tùng của là các cụ nhà mình cũng hưởng ứng ghê nhỉ
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em cũng xin thỉnh giáo với các cụ một điều: Tại sao một số người cựu chiến binh thường rất gần gũi, thân mật với người khác mà lại rất khắt khe, nghiêm khắc với vợ với con!
Có một điều kỳ lạ là cứ mỗi lần có lễ lạt, tết nhất , hay chụp ảnh kỷ niệm gì là chuyên lôi quần áo bộ đội ra mặc, dù đang mặc áo dân thường rất đẹp. Khi đám cưới em, em mua bộ vest cho ông, mọi người khuyên nhủ mãi ông mới mặc, nhưng dứt khoát phải cà vạt của bộ đội:)
[/SIZE]
Theo em thì mọi người đều mong muốn những người thân của mình "hoàn thiện" hơn so với xã hội. Vì thế các ông bố bà mẹ lẽ thường hay khắt khe với con cái hơn. Đối với người lính thì có một cái thói quen (em tự thấy thôi nhé! :)) ) là cuộc sống kỷ luật. Ở đơn vị họ thường phục tùng các mệnh lệnh và đưa ra các mệnh lệnh. Về với xã hội, họ có thể hòa nhập được với lối xóm, bạn bè, nhưng với gia đình thì họ lại coi đó là "đơn vị mới". Mà trong đơn vị thì tất nhiên phải có cấp trên, cấp dưới... mệnh lệnh và kỷ luật rôi =)) Âu cũng là bệnh nghề nghiệp thôi! Cái này thì chúng ta cần thông cảm và coi đó là "thiện ý" giúp chúng ta hoàn thiện hơn. Nói gì thì nói, ngay bộ quốc phòng cũng nhìn nhân: Quân đội là một môi trường lao động đặc biết, trong đó chiến đấu là một loại lao động đặc biệt. Vậy, bệnh nghề nghiệp của những người lính cũng phải đặc biệt một chút chứ.

Về vấn đề trang phục thì khó có thể ép được. Mỗi người một sở thích. Người lính thường mặc quân phục trong những dịp trọng đại vì ẩn sâu trong họ luôn là nhưng ký ức đẹp. Con người thường lưu giữ những gì đẹp đẽ nhất trong các tình cảnh khó khăn.
Ví dụ tôi và bạn đói quá phải ngửa tay xin ăn. Được một nắm cơm, hai đứa chia nhau ăn. Mười năm sau, chúng ta có nhà lầu xe hơi thì ai còn muốn nhớ cảnh xin ăn nữa. Cái đọng lại chính là thằng bạn đã xẻ cơm với mình.
Đời lính có gian lao, tủi nhục... hào hùng, cũng như đời thương nhân lúc lên voi khi xuống chó. Cái nhục thì nuốt vào trong để mà thấm mà tránh, còn cái vinh, cái tình thì thể hiện nó ra ngoài để thấy đời nó đẹp, nó ý nghĩa.
Những năm tháng chinh chiên đâu phải chỉ người lính là khổ. Vợ con họ mất mát nhiêu lắm mà cái bù lại thì chẳng có là bao. Vì thế vợ con thì chẳng ưa gì mầu áo lính nhưng bản thân người lính lại muốn mặc nó để được sống lại với thời oanh liệt của mình, nhìn lại cái tình của vợ của con.

Mà lịch sử của quân phục thì gian nan và lắm chuyện y như đời lính.
Từ cái áo trấn thủ đến bộ K83, áo bay... và đến nay là dạng "đồ văn phòng"... Nếu có một nhà văn nào để tâm viết về áo lính thì tôi tin chắc là có thể ra được cả một thiên tiểu thuyết đấy bạn ạ! Yêu lắm. Thương lắm! Bỏ nó đi đôi khi cũng rới nước mắt.

Bản thân tôi, khi ra quân là lao vào kinh doanh ngay. Quần áo thì cũng tuềnh toàng nhưng dẫu sao thì vẫn thẳng ly, phẳng nếp. Còn anh hạ sỹ quan chiến sỹ thì đông hạ vẫn một bộ. Có khác nhau thì chỉ là có sắn lên (hè) hay không (đông) mà thôi. Làm sĩ quan thì oai hơi là có cái quân pho và áo bay (2005 về trước). Ăn đói, bụng co nên thắt lưng thì cứ rút mãi vào. Không có cái áo bay (cạp ngoài) phủ lên thì nhìn cái quần không khác gì cái bọc mắm tôm. Từ hàm tá thì có áo dạ. Nhưng theo đúng lễ tiết thì phải ăn mặc theo mùa. Mà mùa ở đây thì được quy định theo chỉ thị từ trên để toàn quân được thống nhất. Vì thế năm nào mà lính chẳng mất nửa tháng mùa hè mà vẫn phải mặt theo trang phục mùa đông và ngược lại, có nửa tháng mùa đông nhưng vẫn phải diện đồ hè. Năm nào rét sớm, rét đấm mà đơn vị lại đóng trong vùng đá vôi thì cả nhà khác gì lũ mèo gặp mưa. Anh nào anh ấy mồm tái như con đỉa hết cả lũ. Cái này chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng cũng được truyền miệng ở khối đơn vị rồi.
Có câu hát: "Mầu áo chú bộ đôi, mới trông là mầu xanh..." Mới trông thì thế, nhưng chỉ mặc một tháng là thành đỏ của đất, mầu đen của rêu... mầu trắng của mồ hôi muối. Rồi thì bạc mầu.
Thắt lưng dùng lâu cũng sờn, đứt. Lính thì chỉ biết lấy dây thép mà nối chứ có tiền đâu mà ra chợ để mua. Mãi đến nhưng năm 2000, khi mà quân đôi được phép làm kinh tế một cách đúng nghĩa, thì mới có một tổng công ty đủ sức sản xuất vải chuyên dụng (trước phải nhập). Từ đó tời nay thì mầu áo lính mới được đồng đều. Giá thành cũng hạ dần nên size quần áo cũng được phát triển hơn. Lính mặc còn đúng số.

Quần áo lính nó chứa đủ cái khổ nhục và vinh quang của người lính. Nếu không bắt buộc phải ruồng bỏ thì theo tôi cũng đáng để mặc!
 
Chỉnh sửa cuối:

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,004
Động cơ
469,507 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898
Cảm ơn bài viết của cụ.Không phải em nói là ruồng bỏ hay đáng hoặc không đáng, em chỉ kể về tính của bố em như vậy. Ngay em cũng rất thích màu áo lính,
một thời em đã từng được mặc áo chấn thủ của ông em để đi học.
Ngày trước em cũng rất thích đi bộ đội, năm 1995 đã từng bắt xe từ Tb lên HN rồi đạp xe từ Văn chương ra tận Học viện KTQS lúc ấy ở Từ liêm, đường còn toàn đất đồi để nộp hồ sơ, cuối cùng lại đi học BK.
Mà cụ có biết gì về chính sách trợ cấp cho những cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở chiến trường Biên Giới phía bắc không? Hôm rồi ông chú em có khoe là sắp có trợ cấp!
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Chính sách thì nghe to tát quá. Cái tiền trợ cấp vốn dĩ nó chỉ là "cấp" để "hỗ trợ" thôi cụ ạ! Nói chung là mang tính "động viên, khích lệ" là chính. Nếu mài cái lương lính ra mà ăn thì còn thấy tạm đủ chứ trông vào trợ cấp thì để cho vui thôi.

Đầu năm vừa có tiền lính Cam, cũng được một khoản. Tuy là chẳng làm được việc gì to tát, nhưng ít ra thì "người ta cũng không quên mình" :))
Nói chung tâm lí các cụ đi lĩnh phụ cấp là... vui vẻ.

Lính tại ngũ thì có thêm các khoản thâm niên(tuổi quân), xương máu(tham gia chiên trường). Nếu tính theo bậc thì cũng kha khá. Các cụ về hưu thì đã có lương. Cái trợ cấp, phụ cấp gọi là đồng quà tấm bánh thôi mà.
Hồi em ra quân tính bách tính lục cũng được đôi chục triệu đấy =)) làm con Atila ngon choét của bà chị=D>

Nói chung là chính sách thì kiểu gì cũng được quy ra tiền và sẽ đến nơi cần đến, có điều là không nhiều thôi.
Cụ và gia đình cứ chuẩn bị một bữa tươi để đón trợ cấp cho nó vui cửa vui nhà! Em xin góp một lời chúc sức khỏe nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

con cọp

Đi bộ
Biển số
OF-107976
Ngày cấp bằng
6/8/11
Số km
3
Động cơ
392,630 Mã lực
Trước khi mang trên mình một danh phận, dù là người lính hay bất kì một ai, thì trước nhất mỗi chúng ta đều là con người. Một con người với thất tình lục dục, với đầy đủ những phẩm chất tốt và xấu trời ban. Có những giai đoạn, chúng ta nhìn vào người lính với ánh mắt thiếu tôn trọng. Đôi khi, họ như những kẻ dư thừa và tẻ nhạt.

Đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh vệ quốc đầy hào hùng và oanh liệt. Ngàn vạn chiến binh trở về với ruộng vườn quê hương. Nhưng quê hương có thực sự như những gì luôn tồn tại trong tâm tưởng của người lính hay không? Có thể khẳng định là không.

Đằng sau mỗi cuộc chiến luôn là cảnh điêu tàn. Đó là sự thực không thể né tránh được. Máu xương của người lính rơi xuống chỉ có thể dành lại cho đất nước nền độc lập, còn viễn cảnh ấm no hạnh phúc thì còn quá xa vời. Những ai từng sống qua thập niên 1980 hẳn không thể quên hình ảnh của những người đàn ông khắc khổ, bất mãn đến bất cần. Người ta gọi là “lính 80”. Họ là thế hệ những người đánh quen trăm trận, nhưng lại gục ngã trước dòng chảy của cuộc đời.

Một đêm hè đầu những năm 1990 trước cửa bách hóa tổng hợp Thanh Xuân, cậu bé vá xe tên Ngọc đâm chết em trai của cô bán phở bằng một chiếc tô vít. Họ đều là con em của những người lính. Họ đều chưa từng có tiền án, tiền sự. Họ đều là những lao động chính trong gia đình.

Câu chuyện có lẽ chẳng có gì đáng để nhắc lại vì người chết thì đã lạnh ngắt trong nhà xác, còn kẻ thủ ác thì cũng co quắp trong phòng tạm giam. Cái đáng để tâm là ngay ngày hôm sau (thực chất là chỉ vài giờ sau khi xảy ra án mạng), hàng trăm người đằng đằng sát khí kéo từ Hà Đông đến phong toa khu nhà tập thể của cậu bé Ngọc. Hàng trăm người. Một lực lượng lao động quá lớn bỗng chốc trở thành một khối thuốc nổ đe dọa trực tiếp cho an ninh xã hội.

Khi con đường Nguyễn Trãi được thông xe tại Hà Nội, chúng ta có thể dễ dàng đếm được ít nhất 3 cơ sở chăm sóc thương binh nặng nằm rải rác từ Ngã tư Sở đến thị xã Hà Đông. Những người ở đây không ai không lưu giữ trong mình những kỷ niệm hào hùng của một thời lửa khói. Và kèm với những kỷ niệm đó tất nhiên có cả những mảnh đạn bom. Họ trở về từ mọi chiến trường và âm thầm chịu đựng những cơn đau cả về tinh thần lẫn thể xác. Âm thầm nghiến răng chịu đựng để giữ cái khí tiết của chiến binh… cho đến một ngày. Một ngày thật đẹp trời khi chiến tránh đã qua đi mười mấy năm, có một người nào đó hất hàm hỏi người lính: Mày là thằng nào?.

Những năm tháng đó, lũ trẻ chúng tôi thường nghê ngao một câu thơ:
“Đầu đường thiếu tá bơm xe
Giữa đường trung tá bán chè đỗ đen
Cuối đường thượng tá bán kem
Trong nhà đại tá trông em cho bà”
Nghe thì có vẻ thú vị đấy, nhưng đến một độ tuổi nào đó ta chợt thấy xót xa. Thì ra trong chúng ta, ngoài những phẩm chất tốt đẹp vẫn tồn tại biết bao điều thiển cận xấu xa. Mà điều xấu xa nhất mà tôi từng được chứng kiến đó chính là sự vô ơn.

Người lính dù ở cấp bậc nào thì trước tiên họ vẫn là con người. Họ cũng có thất tình lục dục. Trong họ cũng tồn tại đầy đủ những cảm xúc hỉ nộ ái ố như chúng ta. Và họ được quyền nổi giận. Họ nổi giận không phải bởi người đời không biết họ “là thằng nào” mà bởi cuộc đời đã đẩy con em họ đâm chém nhau… chỉ vì một miếng vá xe đạp.

Trong đời mình, tôi đã chứng kiến nhiều người tức giận, nhưng sự giận dữ bùng phát vào buổi trưa hôm đó là một trải nghiệm sâu sắc nhất đối với cá nhân tôi.
Đứng giữa một rừng người với đủ loại hung khí, thằng bé chưa hết tuổi dậy thì là tôi cảm thấy mình có thể bị thiêu cháy bất cứ lúc nào. Tôi cầu mong anh bạn tên Ngọc mà tôi quen có thể mọc cánh mà bay đi thật xa. Nhưng mơ ước đó quá viển vông. Thực tế hơn, tôi muốn mình tự bốc hơi ra khỏi cái đám đông dữ dằn ấy. Nhưng cũng chẳng có một khe hở để tôi có thể thực hiện được ý nghĩ của mình. Thời đó, lực lượng cảnh sát cơ động đã được thành lập. Tuy nhiên dù mỏi mắt chờ đợi thì tôi cũng chẳng tìm đâu thấy một bong rằn ri (cảnh phục cũ). Tôi chết cứng trên chiếc ghế băng trong quán nước của bà Tâm, nơi vô tình trở thành chỉ huy sở dã chiến của đám người nổi giận. Sự run rẩy có thể cảm nhận trong từng hơi thuốc của tôi.

Rồi vị cứu tinh của tôi cũng xuất hiện. Đó là một người to lớn, chai sạm và kiệm lời. Người đàn ông này thường lầm lũi đi trong bóng đêm của khu tập thể Thanh Xuân và mấy xóm bụi lân cận. Thi thoảng ông ta thường ghé nhà tôi vào buổi đêm để xem phim võ hiệp. Khi đó bố mẹ tôi đi công tác dài hạn ở châu Âu nên ông chú tôi đến “giám hộ” thằng cháu nghịch ngợm. Tôi không ưa ông bạn lầm lì của chú tôi cho lắm. Một phần vì chẳng biết thật ra ông ta tên là gì và cái thứ nữa là ông ấy làm công an.

Bước vào đời với thần tượng là những Lưu Đức Hòa, Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vĩ… bọn trẻ chúng tôi thường mộng đến nhưng đại ca Hồng Hưng và quen nhạo báng “bọn chó”. Khi đó thì không nhiều “đồ chơi” như bây giờ, nên đứa nào có máu mặt thì cũng chỉ dằn lưng cặp côn nhị khúc, cái ống tuýp nước… ngầu lắm mới dám găm một cái gọi là “phóng lợn”.

Cái ông công an lầm lỳ cười khẩy vào mấy món trẻ con của tôi. Ngay đến thanh kiếm Nhật đánh từ nhíp xe Kamaz mà tôi và thằng đồng môn Không Thủ Đạo phải lặn lội vào tận làng Đa Sỹ thửa về cũng không làm ông mảy may nhếch mép. Có lần ông thở một câu: “Võ vẽ cho nó khỏe người, còn muốn đâm chém thì đến lúc ấy mới biết cần dùng cái gì. Chất một đống ở nhà chỉ tổ chật chỗ”. Tôi hiểu, ông đã bóc mẽ lũ choai choai chúng tôi chỉ biết làm mẽ để lấy số má. Đánh được người không phải loại của chúng tôi.

Trong cái đám người hừng hực sát khí ngày hôm ấy, mọi hình mẫu kiểu xã hội đen mà tôi thấy trên phim ảnh bỗng trở nên sáo rỗng. Không có cảnh hô huynh gọi đệ, chẳng thấy ai thắp nhang khấn bái Quan nhị ca. Mắt mọi người vằn lên những tia máu. Vài người lấy rượu thay chè, nuốt từng chén để đè cục hận. Không có những bóng dao loang loáng. Tất cả đều im lặng trong cái không khí ngột ngạt của trưa hè. Bản thân tôi cũng không dám rít mạnh một hơi thuốc. Chừng như chỉ cần một tiếng động vang lên thì tất cả sẽ vỡ vụn bởi sự giận dữ đã quánh đặc đến độ uất hận của con người.

Vào đúng thời khắc đó thì ông công an tôi biết xuất hiện. Ông tách đám đông, đi thẳng vào quán nước của bà Tâm. Từ trong cái chỉ huy sở dã chiến nhìn ra, tôi chợt thấy người chiến sỹ an ninh ấy như một thiên thần. Anh nhẩn nha cở từng nút áo rồi hất ra sau để lộ khuôn ngực và phần eo lưng gọn gàng trên chiếc “thắt lưng Tầu” để trễ.

Không một tấc sắt, người đàn ông cao lớn bước vào quán. Anh phủi cái quần Tô Châu đã cũ trước khi ngồi xuống cái ghế băng.
“Tôi cũng là lính đây” – đó là câu nói duy nhất mà tôi được nghe khi người chiến sỹ an ninh nói chuyến với những người trong quán. Sau cái màn chào hỏi lạ lùng của mình với đám người gây rối, anh trừng mắt với tôi: “Thằng này về!”. Tôi như được tha bổng, rút nhanh theo cái lối nhỏ mà anh gạt rừng người để bước đến.

Mười năm phút sau, đám đông giải tán.
Ba tháng sau Ngọc được xử với tội danh ngộ sát, thụ án 7 năm tù.
Ngay hôm đấy, tôi vứt bỏ tất cả những thứ đồ chơi và gột sạch những khái niệm về bang hội.
Một năm sau, tôi đi du học và chuyển hẳn sang tập Vĩnh Xuân Nhu Quyền.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không có điều kiện để hỏi người chiến sỹ an ninh quân Đống Đa ấy tên thật là gì. Mà điều đó cũng chẳng quan trọng! Quan trọng là mỗi lần máu giang hồ chợt nổi trong tôi thì hình bóng của anh lại trờ về. Đối với mọi người, anh chỉ là một chú công an, "chó" hay xxx gì đó, còn với tôi anh chính là một "đại ca" thực thụ.
Em thích cách viết của bác quá! mong bác tiếp tục nhé!
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Hic, thế mà mình chảng còn giữ được bộ lính nào. E là lính không quần ợ
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em nhớ không lầm thì ngày trước các cụ (không quần) mặc phía trên thì giống bộ binh mà phía dưới thì giống hải quân hay sao ấy hỉ? =))
Giờ thì ngon trai hết òi :)) Cụ không thủ mấy bộ kể cũng hơi phí! hí hí.

 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
cụ nói đúng, áo giống bộ binh mà quần giống hải quân. Quả máy bay trên hình như là SU24b thì phải, bỏ lâu(20 năm) quá rồi nên ko nhớ rõ.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em cũng chẳng biết gì về máy bay tầu bò.
Có một lần, em phải làm 1 đoạn clip đồ họa cho quân chủng phòng không - không quân để đưa vào chương trình mô phỏng. Có một bài chống tên lửa đất đối không tầm nhiệt, đại loại: Tiêm kích ta bay vào vùng địch, bị phát hiện. Địch phóng tên lửa. Khi đến giới hạn báo động khẩn cấp thì ta bắn ra một chùm đạn gì đó... tên lửa địch bắn sai phần tử.
Tất cả chỉ là mô phỏng trên một màn hình nhỏ (trong một giao diện phần mềm) nên mọi thứ cứ như mấy cái chấm và đoạn thẳng. Em tìm mãi không thấy có mô hình (3d) của mig nên cho tạm con f16. Thế mà mấy ông viện ngiên cứu gì đó của quân chủng cứ nói là không phải máy bay ta. Thế mới đau!
Cuối cùng thì em không "ăn cắp" được nữa, phải tự dựng lấy.
Các cụ phòng không - không quần thánh thật! =))
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Em cũng chẳng biết gì về máy bay tầu bò.
Có một lần, em phải làm 1 đoạn clip đồ họa cho quân chủng phòng không - không quân để đưa vào chương trình mô phỏng. Có một bài chống tên lửa đất đối không tầm nhiệt, đại loại: Tiêm kích ta bay vào vùng địch, bị phát hiện. Địch phóng tên lửa. Khi đến giới hạn báo động khẩn cấp thì ta bắn ra một chùm đạn gì đó... tên lửa địch bắn sai phần tử.
Tất cả chỉ là mô phỏng trên một màn hình nhỏ (trong một giao diện phần mềm) nên mọi thứ cứ như mấy cái chấm và đoạn thẳng. Em tìm mãi không thấy có mô hình (3d) của mig nên cho tạm con f16. Thế mà mấy ông viện ngiên cứu gì đó của quân chủng cứ nói là không phải máy bay ta. Thế mới đau!
Cuối cùng thì em không "ăn cắp" được nữa, phải tự dựng lấy.
Các cụ phòng không - không quần thánh thật! =))
Cái đấy gọi là chùm chống nhiễu. Khi máy bay thả ra(trông như sợi giấy bac), radar không thể phát hiện. E là Dân kỹ thuật chuyên sửa mig21bis từ 1985-1989 mà. Về nước 1 cái là bị tổng thẳng lên trung đoàn KQ ở yên bái vì lý do thiếu kỹ sư, hê hê
 

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,004
Động cơ
469,507 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898
Cái đấy gọi là chùm chống nhiễu. Khi máy bay thả ra(trông như sợi giấy bac), radar không thể phát hiện. E là Dân kỹ thuật chuyên sửa mig21bis từ 1985-1989 mà. Về nước 1 cái là bị tổng thẳng lên trung đoàn KQ ở yên bái vì lý do thiếu kỹ sư, hê hê
Em hiểu là chùm làm nhiễu, sao lại là chống nhiễu nhỉ?
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Cái đấy gọi là chùm chống nhiễu. Khi máy bay thả ra(trông như sợi giấy bac), radar không thể phát hiện. E là Dân kỹ thuật chuyên sửa mig21bis từ 1985-1989 mà. Về nước 1 cái là bị tổng thẳng lên trung đoàn KQ ở yên bái vì lý do thiếu kỹ sư, hê hê
Đó không phải làm nhiễu đâu ạ. Nghe cái cụ chuyên gia nó là nó đại loại như pháo sáng. Họ còn bắt em mô phỏng "như một quả cầu lửa nhấp nhày" mừ.
Khi được bắn ra thì tên lửa sẽ lao về phía mấy quả "pháo sáng" đó. :D
Cái đề tài này binh chủng triển khai sau năm 2000 cụ ạ!
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Hì hì quả nhiễu này mình không nắm rõ. Nhưng đúng là từ 1 quả đạn như pháo sáng bắn ra, chùm nhiễu bật ra làm ra dar ko phân biệt đốm nào là máy bay, đốm nào là nhiễu
 

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Theo em mục đích của quả pháo sáng đó không phải là làm nhiễu rada mà để tạo 1 nguồn nhiệt để đánh lừa tên lửa tầm nhiệt các cụ ạ.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em thấy bác giải thích giống với suy nghĩ của e, nhưng cũng chẳng biết ae mình có đúng không nữa :D
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Theo em mục đích của quả pháo sáng đó không phải là làm nhiễu rada mà để tạo 1 nguồn nhiệt để đánh lừa tên lửa tầm nhiệt các cụ ạ.
Nó có 2 loại cụ ạ, 1 loại để làm nhiễu radar, 1 loại để tránh tên lữa như cụ nói. Lâu quá rồi e ko nhớ tên, 1 tên là flare thì phải, loại thứ 2 e ko nhớ tên, chaff thì phải
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top