Những người lính tôi quen

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Trời đất miền Trung đến lạ! Mới đêm trước mưa như trút nước mà hôm sau đã trong vắt không một gợn mây. Tôi đứng giữa sân thành đội Đồng Hới, hít sâu vào lồng ngực làn gió mặn mòi của biển đông và đón nhận hơi thở tươi mới của một thành phố trẻ. Sức sống của một vùng đất từng in đậm những dấu tích của chiến tranh khiến cho ta càng thêm yêu, thêm quý, thêm trân trọng những con người bất khuất nơi đây. Những con người với nụ cười rạng rỡ đã trở thành biểu tượng của “vẻ đẹp tiềm ẩn” qua tác phẩm “Nụ cười Việt Nam” của nhiếp ảnh gia Vũ Quốc Khánh. Với nụ cười, nét đẹp hồn hậu ấy, chúng ta đã mở cánh cửa “hội nhập” đón bạn bè quốc tế với tất cả sự hiếu khách và thân thiện.


Đã có rất nhiều đoàn khách quốc tế đến Việt nam để khám phá “nụ cười của Phan Thị Như Quỳnh”. Khám phá nét đẹp tâm hồn của nàng trinh nữ Việt Nam. Tuy nhiên tự ngàn xưa, “hồng nhan” vốn “bạc phận”. Tấm thân ngọc ngà của mọi thiếu nữ đều khiến những gã đàn ông vô sỉ thèm khát chiếm đoạt. Điển hình cho “nhục vọng đê hèn” đó chính là sự bành trướng của các thế lực cầm quyền phương Bắc. Tên thất phu có thể thay đổi tên họ từ Hán, Đường, Tống, Nguyên… hay thay hình đổi dạng từ quân chủ, tam dân hay cộng sản, thì tham vọng vẫn không đổi. Ngay cả khi nhân dân hai nước Việt – Trung đang ca vang điệp khúc “núi liền núi, sông liền sông”, thì Bắc Kinh vẫn nuôi hy vọng thay chân người Mỹ để tiếp quản miền Nam đất Việt.


Nixon đến Trung Quốc năm 1972
Sau nhiều cuộc đi đêm với Hoa Thịnh Đốn và đặc biệt là sau chuyến viếng thăm năm 1972 của tổng thống Richard Nixon, Trung Quốc tự tin khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Điều này cho thấy sự khốn nạn của hai đồng minh lớn của hai miền nam bắc Việt Nam. Người Mỹ mặc nhiên bỏ rơi lợi ích của chính quyền Sài Gòn khi tuyên bố các cụm đảo trong biển đông không nằm trong kế hoạch triển khai hải đảo tiền đồn của Hạm đội 7 năm 1970. Kế đó, sau khi bị thua tan tác trong trận “Điện Biên Phủ trên không” Mỹ chính thức rút hẳn Đệ thất hạm đội của mình ra khỏi Trường Sa năm 1973. Đúng một năm sau, Trung Quốc đập tan Hải quân Việt Nam cộng hòa trên vùng biển Hoàng Sa. Chính thức chiếm đóng quần đảo này cho đến hôm nay.

Việc tranh chấp chủ quyền trên Hoàng Sa đã có từ rất lâu, nhưng từ thập niên 60 của thế kỷ trước chính quyền Việt Nam cộng hòa đã có tuyên bố chính thức trước thế giới về chủ quyền của Việt Nam và cho quân đồn trú trên đảo này. Việc một nước đưa quân đến một vùng lãnh hải có chủ quyền của nước khác (khi đó là Việt Nam Cộng Hòa) chiếm đóng và tàn sát binh lính chính là hành động xâm lược. Dù dùng bất kỳ một lời lẽ nào thì Trung Quốc vẫn không thể chối cãi được. Cho dù chính quyền Sài Gòn là người “bên kia chiến tuyến” đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhưng hành động tuẫn tiết theo tầu của 50 binh lính và hạn trưởng Nguyễn Văn Thà (HQ 10 VNCH) cũng thể hiện tinh thần xả thân vì biển đảo của người Việt Nam. Tinh thần Đại Việt là bất khuất trước giặc ngoại xâm! Tinh thần này lại được thể hiện sâu sắc hơn, oanh liệt và bi trang hơn vào năm 1988. Với hình ảnh một “vòng tròn bất tử”, các chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã dựng lên một tượng đài Ái quốc trên đảo chìm Trường Sa.


Thái độ của Trung Quốc trước cuộc chiến Việt Nam thể hiện một bản chất xảo trá của kẻ bất lương. Trong suốt chiều dài cuộc chiến, Bắc Kinh đã vận dụng chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Mỹ một cách tài tình. Họ bòn rút sức lao động của người dân Trung Quốc để nuôi một cuộc chiến. Trên danh nghĩa thì đây là chiến trường của hai cực thế giới vào thời gian đó. Bắc Kinh tham gia vào cuộc chiến với danh nghĩa là đồng minh Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực tế là họ đang lợi dụng tình trạng rối loạn trong khu vực để củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế, đồng thời tranh thủ rút ruột các nước anh em thông qua con đường vận tải liên vận. Khi mà Hải Phòng, cánh cửa duy nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi ra thế giới, bị Mỹ phong tỏa thì Trung Hoa đại lục chính là trạm trung chuyển của những chuyến hàng tiếp viện. Chiến trường lớn Hà Nội thì đói từng quả tên lửa, hậu phương Lớn Mạc Tư Khoa thì thốc tháo đổ khí tài lên các toa tầu chạy về Bai Can… còn Bắc Kinh thì tính bài “ngư ông đắc lợi”.


Tôi nhìn ông Trung tá Thông hí húi kiểm tra máy móc của chiếc UZA mà cười thầm. Chắc cụ già đang nhẩm tính quãng đường “ngon choét” phía trước và quyết định “bóp cổ” con la già đây. Đúng là đồ Liên Xô. Chẳng biết tốt xấu thế nào nhưng mỗi trăm cây lại uống cả hai chục lít xăng. Xót hết cả ruột!
“Mẹ! không tính thì tiễn với con nghiện này” Ông Thông lẩm bẩm: “Xe chạy là có định mức rồi. Tài chính nó chỉ tính km trên bản đồ thôi, chúng nó có biết thực tế chạy thế nào đâu? Nó cộng bản đồ thấy 1000 cây thì cho tiền chạy 2000 cả đi lẫn về. Đừng nói là nhầm đường, lùi lên lùi xuống là cũng bỏ mẹ. Khà khà..”
Vẫn cái giọng cười xả láng như phú nông được mùa, ông Thông nhìn tôi nháy mắt: “Ngày xưa thì bảo thiếu đã có Liên Xô, giờ thì lấy đếch đâu ra? Mày đi học ở bên ấy có thấy nó đi cái xe thế này không?”
“Vẫn chạy bình thường.” Tôi trả lời: “Nhưng mà cháu không đi!”
“Rồi cũng quen thôi, con ạ!” Ông Thông đá đá vào lốp trước, nhổ toẹt bãi nước bọt: “Chúng bố mày ngày trước mơ con GAZ 69 mà không được. Chúng nó cấp cho quả Hồng Kỳ. Tiên sư cái bọn Tầu! Cái đếch gì cũng làm nhái được. Thế mới tài!”. Ông ngửa mặt lên trời tặc lưỡi cái “chậc”, nói tiếp: “Hồi đánh Đồng Xoài, tao cũng phải vác khẩu AK nhái của chúng nó. Nặng vãi cả ***. Hình như nó đã nhái cả tầu vũ trụ nữa hay sao ấy. Bọn Mỹ té *** với thằng này…”


Mỹ không “té ***” với thằng nhà giầu mới nổi cũng là lạ! Trước khi ông Thông nhắc đến tham vọng vũ trụ của Trung Quốc, thì chương trình Thần Châu đã thành công. Đó là một bước tiến của khoa học, công nghệ của người Hoa. Và nó cũng đánh dấu một cuộc đua mới của thế giới. Một cuộc đua toàn diện hơn của những tham vọng khẳng định chủ quyền trên mọi mặt và ở mọi nơi.

Mỹ không “té ***” với kẻ đầu cơ quyền lực mới cũng là lạ! Sau khi ông Thông nhắc đến chiếc xe Hồng Kỳ nhái vài năm, Trung Quốc đã cho ra mắt chiếc limousine Hồng Kỳ copy kiểu dáng Rolls Royce một cách tài tình đến… đê tiện. Với chiếc xe “hoàng gia” này, ngài Hồ Cẩm Đào có thể vung vẩy tập trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1145 tỷ USD trên quản trường Thiên An Môn. Mộng tưởng đến một ngày thống trị thế giới.

Mỹ không “té ***” với bậc thầy tráo trở này cũng là lạ! Ngay khi anh lính trẻ Nguyễn Văn Thông ghì chặt khẩu AK nhái ở Đồng Xoài, ngay khi thiếu tá ngụy quân Phạm Châu Tài vung vẩy khẩu colt gào thét tử thủ tại Bộ tổng tham mưu… ngay trong khi cuộc chiến Việt Nam sắp đi vào hồi kết, thì Trung Quốc đã chìa con bài tẩy của mình. Đó chính là lúc đại tướng quân lực Việt Nam Công Hòa Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của chính quyền miền Nam, nhận được một lời đề nghị thầm kín rất ngọt ngào: “Phía Bắc còn một đồng minh lớn sẵn sàng giúp đỡ ngài!”. Nếu Dương Văn Minh trong giờ phút hấp hối của thể chế Cộng Hòa tại miền Nam là một con người khác, một con người chấp nhận bỏ qua quyền lợi dân tộc, một con người theo chủ nghĩa vũ trang cự đoan… thì mọi chuyện rất có thể sẽ khác.


4 vùng chiến thuật
Sau hiệp định Paris, nước Việt Nam chính thức bị phân chia vì thế lực lượng đấu tranh trực tiếp với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam. Trên lý thuyết là Việt Nam đã có hòa bình và mọi tranh chấp đều mang tính nội bộ. Dựa trên các điều khoản quốc tế thì Dương Văn Minh có thể thành lập một chính quyền mới theo đường lối “trung lập” với chính thể Quốc – Cộng liên hiệp. Để làm điều đó, ông ta chỉ cần bỏ Sài Gòn giữ Cần Thơ và dựa vào vùng 4 chiến thuật chưa bị mất mà cố thủ. Chiến sự khi đó sẽ giằng co thêm một thời gian nữa. Đây chính là nhận định hết sức thuyết phục mà Francois Vanuxem đã mở lời với Minh Lớn. Cũng theo lời của viên tướng Pháp đội lốt ký giả này thì Trung Quốc đã sẵn sàng tạo sức ép để “Áp đạt giải pháp trung lập hóa miền Nam”. Mưu đồ duy trì sự phân chia lãnh thổ Việt Nam là quá rõ ràng. Chỉ tiếc là mưu đồ ấy lại nằm trong đầu của những đồng chí Trung Quốc, người bạn, người anh lớn của chúng ta trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội. Quả là “Tri nhân tri diện bất tri tâm”. Tuy nhiên người Trung Quốc không hiểu một đạo lý rất hiển nhiên là Người Việt Nam dù đứng ở đâu và trong hoàn cảnh nào thì vẫn nghĩ đến quốc gia dân tộc. Và Dương Văn Minh cũng là một người Việt Nam. Sau khi tự bán mình làm công cụ cho người Mỹ sát hại anh em Ngô Đình Diệm rồi bị thất sủng đi đày ở Thái Lan, chắc hẳn ông ta quá hiểu nỗi nhục của kẻ tôi đòi cho ngoại bang. Chính vì thế ông đã làm một việc mà nên làm cho tổ quốc, đó là nói lời khai tử cho quân lực Cộng Hòa. Đặt dấu chấm hết cho một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Rất tiếc là còn rất nhiều đồng bào ở Hải ngoại đã không hiểu và cố tình không hiểu điều này!
 
Chỉnh sửa cuối:

cango

Xe máy
Biển số
OF-59764
Ngày cấp bằng
23/3/10
Số km
62
Động cơ
443,220 Mã lực
Hay quá. Nhờ cụ mà em hiểu ra nhiều điều. Lại ngồi hóng cụ
 

tungwalkalone

Xe tăng
Biển số
OF-25020
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
1,194
Động cơ
499,407 Mã lực
Hay quá bác Frech ạ! Đọc bài của bác em hiểu thêm đc nhiều điều lắm!
 

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,394 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
Thú thật với cụ là em trích lọc trong kịch bản của mình để hầu các cụ đới ạ! Lại phải tìm mối nối để nhồi cái thằng Tung Cửa vào nữa:))
Em làm bằng word nên cắt nhỏ ra thì cop/pas lôi thôi lém. Em sẽ rút kinh nghiệm và xuống dòng thưa hơn cho đỡ tức mắt cụ.
Viết văn mà người ta tức mắt thì bẻ bút cho roài=))
Ngưỡng mộ cụ quá, lâu lắm em mới đọc cái bài dài dài mà cuốn hút thế này!=D>
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trong cuộc đời mình, ai trong chúng ta chẳng hơn một lần thất hứa. Đối với một số người lời hứa đôi khi chỉ để trang điểm cho những câu truyện đầu môi, nhưng với nhiều người khác thì lời hứa gắn liến với trách nhiệm và lòng tự trọng. Bản thân những lới hứa cũng có “số phận” và sức nặng của riêng mình. Đưa ra lời hứa thì rất dễ, nhưng thực hiện nó thì chưa bao giờ đơn gian. Đôi khi chỉ cần thất hứa một lần cũng khiến con người ta cả đời day dứt. Đôi khi thất hứa một lần có thể khiến cả một quốc gia bị đẩy đến bờ khốn khó.

Tôi đã từng hứa. Và từng thất hứa.
Một ngày đẹp trời nào đó, tại một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Tôi đã nắm chặt bàn tay phải đọc lời thề thiêng liêng “Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc! Chiến đấu vì sự nghiệp Cách mạng và sự toàn vẹn lãnh thổ!”. Và cũng trong ngày đó, trước lá cờ đó, dưới bầu trời lồng lộng đầy nắng và gió của QK 3. Tôi đã hứa. Lời hứa của một quân nhân nguyện gắn bó lâu dài với Quân đội.

Ôi! Lời hứa. Khi cả đoàn quân vung tay lên đọc lời tuyên thệ, sao mà hùng tráng đến thế! Khi đứng trước đội ngũ nói những lời tâm can, sao mà đáng tự hào đến thế! Nhưng rồi cũng có ngày tôi phải giải ngũ. Phải bước qua lời hứa quân nhân. Phải… Phải làm những nhiệm vụ thực tế hơn. Phải thực hiện những lời hứa khác.

Ngày bước chân ra khỏi đơn vị tôi không buồn. Có cái gì đó bâng khuâng, day dứt nhưng tuyệt đối không phải là nỗi buồn. Khi đó, tôi còn quá non nớt để hiểu được những cảm xúc của mình. Chỉ đến hôm nay, khi các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về “căng thẳng biển Đông”, tôi mới lờ mờ định tính được cái tâm trạng hôm đó. Đấy là cái tâm trạng của một người tách mình ra khỏi hàng ngũ. Đó là cái tâm trạng khi ta bước qua một lời hứa. Bỏ lại lời hứa sau lưng. Đánh mất một cái gì đó rất trong sang, rất lí tưởng. Tôi hiểu rằng, mình yêu quân đội biết bao nhiêu.

Năm 25 tuổi, tôi nhận nhiệm vụ đầu tiên. Một chuyến công các dài ngày tại Tây Nguyên. Một chặng đường lí tưởng cho những ai thích phiêu bồng với mây nước núi sông. Đặc biệt hơn, đó là một nhành trình hàng ngàn cây số trên chiếc quân xa UAZ.
Chiếc xe chúng tôi đi không mới. Bác tài đã già. Chặng đường dài ngập trong mưa bão của những ngày tháng bẩy. Câu chuyện đường dài đưa đẩy tôi về một cõi xa xăm.
Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Thông vừa vần vô lăng vừa nhẫn nha thả từng lời hoài cổ: “Chúng mày cứ chê uaz. Ngày xưa chúng bố máy phải đi bộ vào trong ấy. Vừa đi vừa ngủ gật. Mẹ! Cắm bố nó mặt vào ba lô thằng đằng trước mà vẫn đi được.” Ông cười tủm nói, nói như độc thoại: “Vô phúc cắm mặt vào chảo của thằng nuôi thì nhục”. Tiềng cười già nua khùng khụng không làm mất đi chất lính trong ánh mắt sáng ngời của ông. Cái con người đã đi quá nửa đời người cùng mầu áo xanh cỏ lá này thường khiến con người ta ngạc nhiên. Ông có cách nói chuyện khơi khơi kiểu ruột để ngoài da rất đặc chưng của các lão nông lấn biển Thái Bình.
“Chậc! đánh một lèo rồi tụ ở Bù Đăng, Bù Đốp. Đánh tiếp được nửa trận thì giải phóng mẹ nó rồi…” Ông Thông nhìn qua màn mưa kể tiếp: “Lộn ra Bắc, học không hay cày không biết. Chưa được giao khoán đã được giao sung, bấy giờ về vườn có mỗi cái mác thương binh mới bỏ mẹ! Khà khà…”
Tôi đăm đắm nhìn cái gạt mưa lắc qua lắc lại. Có một màn nước mỏng tan trượt êm trên mặt kính. Ôi! Sao cuộc đời mong manh đến vậy. Những người nông dân bỗng chốc thành chiến binh. Những anh hùng bỗng chốc thành cát bụi. Tôi nghĩ là ông vui khi mình vẫn còn sống để trở về. Có bao nhiêu đồng đội của ông đã nằm lại trên con đường mà chúng tôi đang đi?
Ông Thông có lẽ cũng đồng cảm với tâm sự bồng bốt của thằng lính trẻ là tôi. Sau tiếng cười ngạo nghễ ấy. Ông im bặt. Mưa vẫn xối. Cái gạt mưa ken két cào vào lòng đêm.
“Tớ cũng dính phát sức ép vỡ hết cả mồm.” Ông đạo diễn già bất chợt góp chuyện. Hóa ra cụ này cũng không ngủ được. Thượng tá, một vợ, hai con, một cháu và… ngót sáu chục tuổi. Rất nhiều lần cắp cặp theo vị sỹ quan này đi lòng vòng Hà Nội tôi vẫn không thể hiểu hết được con người này. Ông là một trong những chàng lính tò te vừa kịp buông bút mực đã đội lên đầu chiếc mũ cối gắn sao. Ờ mà thời thế nó vậy. Trai thời loại thì “xếp bút nghiên theo việc đao cung” cũng là lẽ thường tình. Nhưng quân đội không trao cho cậu thư sinh Lê Hợi súng đạn. Thay vì đi huấn luyện tân binh, ông được cử đi học quay phim. Nản! ông từng nói với tôi như vậy. Trong khi bạn bè vác súng to, súng nhỏ thì mình cứ phải vật lộn với chiếc Arriflex 16… lại còn phải lên dây cót. Nghĩ cứ hèn hèn làm sao?! Nhưng chẳng thích thì cũng phải nhận. Quân lệnh như sơn! Những phóng viên chiến trường đi vào Nam như thế đó. Vũ khí của họ chỉ là một chiếc máy quay nhỏ bé còn trước mặt vẫn là bom, là đạn, là biệt kích, xe tăng. Và trong số nhưng “chàng thư sinh” ấy cũng có quá nhiều người không trở lại bao giờ. Tên của họ dài thăm thẳm trên bia tưởng niệm của đơn vị. Bản thân họ đã trở thành một phần của bộ phim bi tráng đậm chất anh hùng ca mang tên “giải phóng”.
“Em thấy anh làm thương binh ngày quái nào?” Trung tá Thông ngoái lại hỏi.
“Ngu gì?” Thượng tá Hợi hấp háy một cách tinh quái, nói tiếp: “Hồi đó mấy cô trong trạm nói chuyển bệnh án để làm chế độ. Tớ né ngay. Nằm bệnh xá một tháng thấy ổn, tớ chuồn. Mình đẹp trai như thế mà gán cái mác thương binh thì bố em nào dám lấy. Không cụt chân, cụt tay lại chẳng vỡ đầy mà nói là thương binh thì chị em nó sợ lắm”.
Cả xe phá lên cười. Đúng là chiến tranh. Có quá nhiều nhưng mất mát, có quá nhiều những điều oái oăm mà thường nhật ta không thể hình dung nổi. Câu chuyện của ông đạo diễn khiến tôi nhớ tới Đại tá Đặng Hương. Vị sĩ quan già này vốn là một cấp phó của Trung tướng Đổng Sĩ Nguyên. Đối với tôi, ông Hương là một kho tư liệu sống về con đường 559 huyền thoại. Những câu chuyện của ông không khiến ta vui hay buồn, chúng làm ta suy nghĩ.
Có lần ông kể:
Có một chiến sỹ vận tải làm nhiệm vụ đưa phà vượt sông. Một lần gặp trận oanh kích. Phà hỏng. Đạn hết. Đứng giữa hai làn đạn ngập trời, người chiến sỹ vận tải ngửa cổ lên trời tế tổ thằng lái máy bay. Chửi chán, anh ta vạch quần ra ***. Một mảnh rốc két thia lia trên mặt nước… xượt qua. Buồn! Nhưng vẫn phải cười. Cưới nhưng vẫn phải nghĩ. Cái đáng suy nghĩ nhất chính là cái giọng kể nhẩn nhả của người lính già. Và cái câu kết. Một trăm lần kể chuyện thì vẫn một câu kết. “Chuyện thật đấy, tin được không?”
Tôi luôn tin những người lính vì tôi được sinh ra trong một nhà toàn lính. Nhưng tôi không thể tưởng tượng ra được những gì họ kể. Mà sao họ kể giống nhau đến vậy. Cứ tưng tửng, đều đều. Chẳng biết là buồn hay vui.

Chiếc xe giảm tốc táp vô lề, khiến tôi giật mình trở về thực tại. Tôi ngơ ngác nhìn ông trung tá. Màn đêm xâm chiếm gần hết khuôn mặt người lính già giúp ta chợt nhận ra những nét khắc khổ. Bình nhật, ta hớn hở với những vận may đời thương và chỉ nhìn nhau trong ánh ban mai tươi sáng. Chỉ có đêm. Trong cái không gian tương phản cao của ánh sáng và bóng tối, ta mới nhận thấy những gì sót lại của chiến tranh. Đó là những vùng da không hấp thụ ánh sáng. Những vùng da bị cầy xới bởi mảnh bom, đạn AR15… Những vết sẹo.
“Chẳng lẽ ngủ đường?” Ông trung ta rít một hơi thuốc thật sâu, thở ra.
“Chạy đến Quảng Bình. Tính tiếp” Thượng tá Lê Hợi trả lời.
Tôi ngơ ngác nhìn qua cửa kính. Mưa.
Tôi không biết mình đang ở đâu, chỉ thấy loang loáng nước và mịt mù đêm đen. Tuy nhiên, câu chuyện của những người khác giúp tôi hiểu được tình huống. Đại loại chúng tôi đang đi trên địa bàn của một đơn vị pháo binh. Những tiền bối của tôi đã nhiều lần được đón tiếp nồng hậu ở đây. Nhưng lần này họ quyết định không vào nghỉ chân. Lí do cũng là bởi một lời hứa. Lần công tác trước họ hứa với đơn vị sẽ hoàn thành một bộ phim truyền thống về địa phương. Lời hứa chưa được thực hiện.

Quảng Bình còn được gọi với cái tên là “cán gáo”. Đây là vùng đất hẹp nhất trên dải bờ cõi hình chữ S của chúng ta. Thời chiến tranh, biết bao bom đạn của Mỹ đã trút xuống vùng này nhằm cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch.
Mưa kín trời. Tôi căng mắt ra tìm dấu vết của những trận địa Long Đại, Xuân Sơn. Tuyệt nhiên không thấy. Bóng đêm đã phủ kín vạn vật, nhưng càng về đêm thì tâm sự lại càng bùng cháy trong lòng người. Cả xe lặng ngắt. Bốn con người nhìn về bốn hướng tâm tư xa xôi.
“Có một bộ phim về một dòng sông bạc.” thượng tá Hợi lẩm bẩm. Tôi lắng nghe.
Dòng sông bạc đi vào điện ảnh Việt Nam trong một tác phẩm tài liệu rất xuất sắc. Tác phẩm này trong nhưng năm 1960 – 1970 đã được công chiếu và nhận giải thưởng ở nhiều quốc gia, nhiều liên hoan phim. Đó là một dòng sông mà nếu nạo vét nó, đong đếm nhưng khí tài chìm trong lòng nó, ta có thể thấy một lượng tiền bạc khổng lồ. Một dòng sông mà nếu soi xuống nó, ta sẽ thấy tro xương của đồng đội, đồng bào mình giát bạc long long.
Lời của ông đạo diễn khiến tôi rùng mình. Bộ phim ấy, tôi đã được xem. Hơn nữa tôi còn được gặp tác giả của nó. Cũng là một nghệ sỹ, một nhà quay phim. Một ông già có giọng kể chuyện khàn đục và đều đều. Một người lính. Ông nói: Thời đó bạn bè giúp ta nhiều lắm. Liên Xô cho súng ống, đạn được còn Trung Quốc cho quân nhu. Từ cái kim, sợi chỉ cho đến phong lương khô cũng từ Trung Quốc. Nhưng chuyển vào đến miền Nam là cả một thách thức. Mất. Mất nhiều lắm.
Nhưng ngay trong cái thời điểm anh em xương máu, nhường cơm sẻ áo cho nhau ấy, vẫn có kẻ tư lợi. Ngay trong những tháng năm quyết liệt nhất của chiến cuộc, vẫn có kẻ ăn không ăn hỏng của đồng chí. Ngay trong giai đoạn cả thế giới trông ngóng một ngày tàn cuộc của chiến tranh, vẫn có kẻ bằng cách này hay cách khác trì hoãn nó.
Đầu óc non nớt của tôi luôn nghĩ rằng người Mỹ cố tình dây dưa cái chiêu bài “dùng chiến tranh nuôi chiến tranh”. Ôi! Người Mỹ. Gã sen đầm quốc tế luôn muốn thống trị thế giới chẳng qua cũng chỉ là hạng võ biền. Người đứng cao muôn trượng, mưu lược khôn cùng lại đang hưởng lạc ở Trung Nam Hải kia. Thật vậy, trong khi nhân dân Trung Hoa vẫn còn nai lưng trên những cánh đồng bông, đồng lúa để thu hoạch những vụ mùa còm cõi và chia sẻ với người Việt Nam, thì Bắc Kinh đã sớm chơi trò hai mặt. Người dân luôn một lòng tin tưởng và ủng hộ chính quyền trung ương, còn Trung Nam Hải lại tìm cách đẩy chiến cuộc Việt Nam đi càng xa càng tốt.
Trong bộ phim “Chiến tranh lạnh” của hãng truyền thông BBC được đông chiếu trên đài NTV của Nga, rất nhiều nhân chứng đã chỉ rõ việc bớt xén và tráo đổi khí tài do Liên Xô viện trợ cho chiến trường Việt Nam. Việc làm ô nhục này được thực hiện trên chính mảnh đất của những Khổng Tử, Tống Giang. Hỡi những con người luôn rao giảng đạo lý và tình nghĩa. Họ thể hiện tín nghĩa bằng cách giữ lại phần lớn những khí tài hặng nặng và thay vào đó bằng súng bộ binh. Thật nực cười cho hai chữ “huynh đệ” và “bằng hữu” khi nó được thốt ra từ miệng của các hậu duệ Quan Công.
Úi trời lão này nhà mình thơ hay, uống thì tốn mà văn lại .. được quá đi .. lúc nào qua Thụy KHuê e mời bia nhá, động viên thì phải thực tế cụ nhể ... :-bd
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Ía cháu chào cụ Mèo! Cháu là kết nhất cái móc khóa Tung Cửa của cụ đới ợ!
Dạo này thú thật với cụ là cháu đói quá nên phải nằm nhà "bồi bút" cái phim truyền thống, vì thế lại có điều kiện đọc lại tài liệu... tiện thể phọt lên mấy chuyện cũ rích cho vui thôi cụ ợ.
Để mấy hôm nữa, cháu chăn được nhuận bút thì lại ọp với cụ (b)
Hé hé! Cụ mời nhà cháu thì cháu cũng phải tính bún chả mới vui:)) cụ nhể.

Nhân thể ủng hộ garage TÌNH VÀ TIỀN (266 Thụy Khuê), nhà cháu xin giới thiệu hồi sau sẽ là: Con đường tình nghĩa. Hồi này đặc biệt ghi chép về cái tình của lính dành cho nhau. Rất mong cụ vốt ủng hộ nhà cháu =))
 

qaz123

Xe tải
Biển số
OF-53330
Ngày cấp bằng
21/12/09
Số km
259
Động cơ
454,350 Mã lực
Rất ngưỡng mộ bác Frech. sau khi đọc qua một loạt bài viết của bác, em tự thấy mình học được rất nhiều thứ. thanks bác !
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Chiếc Uaz vượt qua thành phố Đồng Hới với hơi thở có phần khục khặc sau màn “kiểm tra máy” của bác tài xế. Tuy nhiên bốn vó của con ngựa sắt vẫn lướt êm trên con đường mới trải nhựa. Tôi dán mắt vào kính phụ để thu vào mình những hình ảnh của một mảnh đất đã hồi sinh. Thành phố không lớn nhưng quả thật là đẹp đẽ hơn những gì ta tưởng tượng. Sự đẹp đẽ được xây lên từ máu lửa và mồ hôi nước mắt của biết bao đời.



Tạm biệt chúng tôi là một tấm pa nô cực lớn với những lời nhắn gởi thân thương của đất người Quảng Bình. Trên nền tấm pa nô là phong cảnh kỳ thú của động Phong Nha. Một kỳ quan thiên nhiên thế giới. Ôi! Biết bao triệu năm kiến tạo địa tầng mới có được một phong cảnh vừa hùng vĩ vừa huyền bí đến vậy. Thế mà món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng cho nhân loại đã hơn một lần chao đảo trước sự hung hãn của chiến tranh. Hình ảnh “Túi bom” mà các nhà phân tích quân sự đã dùng để chỉ địa danh này quả không sai một chút nào.
Pháo đài bay B52

Dòng sông Son hiền hòa chảy qua huyện Bố Trạch vốn là một truyến giao thông quan trọng của Quảng Bình. Bao đời nay, dòng sông này làm nhiệm vụ kết nối cư dân miền sơn cước phía Tây với dải duyên hải phía đông của tỉnh nhà. Trong chiến tranh, dòng sông nhỏ phút chốc vươn mình trở thành nơi khởi nguồn của dòng thác người tri viện cho miền Nam ruột thịt. Hầu hết khí tài, khí giới và con người đều phải quá giang tại bến phà Long Đại và Xuân Sơn.

Thảm bom được rải xuống Việt Nam
Xác định được mục tiêu chiến lược này, giặc Mỹ đã triển khai hàng nghìn phi vụ oanh kích hòng cắt đứt mạch máu lưu thông quan trọng bậc nhất của con đường 559. Hàng cháy, đồng đội hy sinh là thảm cảnh diễn ra hàng ngày trước mắt người chỉ huy bến phà Xuân Sơn hồi đó, đại úy Tạ Sinh Kế.

Vào một ngày nắng quái xa xôi nào đó mà chúng ta có thể đã lãng quên, 2 sỹ quan công binh nhận nhiệm vụ mới. Nghiên cứu rà phá một loại bom mới tại C16 phà Xuân Sơn. Hai anh vừa tới đơn vị đã lập tức bắt tay vào nhiệm vụ, tranh thủ những giờ phút yên bình hiếm hơi nơi trận tiền. Buổi trưa ấy, bầu trời cũng cao rộng và bát ngát như hôm này. Và các anh đã ra đi mãi mãi chỉ sau một tiếng nổ hãi hùng. Tiếng nổ lạc loài giữa một buổi trưa im vắng nghe thật rùng rợn và âm ba của nó còn vang vọng mãi trong đầu những người đã từng nghe. Các anh ra đi quá nhẹ nhàng khi tóc vẫn còn xanh.
Đại úy Kế trầm giọng thì thầm: “Hai người gom lại được 5 cân thịt. Chia đều ra để an tang cho nó đỡ tủi…”.

Cổ họng đắng ngắt. Tôi cầm cây viết và cuốn sổ một cách vô hồn. Một cảm giác xúc động đến gai người xâm chiếm lòng tôi. Tim thắt lại.

Tạ Sinh Kế là một người đàn ôm có vẻ ngoài năng động nhưng lại sở hữu một giọng kể chuyện rất sâu lắng và quấn hút. Nghe ông nói tôi có cảm giác đang đối thoại với một cán bộ tuyên huấn cấp tiểu đoàn thay vì một chỉ huy đại đội đánh quen trăm trận. Ông nói về “con cá kình sông Son” Võ Thế Chơn như thể người ta đang ngâm vịnh một bản trường ca. Khi chắp bút lại lời kể của nhân vật này trong kịch bản đầu tay Hành trình Nhân nghĩa, tôi đã vô cùng hào hứng khi khắc họa hình ảnh người chiến sỹ giao thông mình trần cưỡi sóng trên sông Son. Về sau câu chuyện một người được đồng đội truy điệu sống trước khi nhận nhiệm vụ dùng ca nô chạy tốc độ cao để phá bom từ trường đã nở rộ trên nhiều trang báo. Ông Chơn sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã mở ra lực lượng công binh một cách đánh tài tình và quả cảm. Đây cũng là phương pháp chủ yếu mà ta dùng để khai thông bến cảng Hải Phòng, giúp mở toang cánh cửa viện trợ của các nước anh em theo đường biển. Kỳ tích của một cá nhân đã trực tiếp đóng góp vào việc hạn chế “mất mát” khí tài khi phải “nhờ vả” người bạn tốt láng giềng.

Cá Kình sông Son - Võ Thế Chơn
Khác với Đại tá Võ Thế Chơn, sau khi đóng góp rất nhiều sáng kiến cho đơn vị Tạ Sinh Kễ đã phục viên ngay sau khi nước nhà thống nhất. Thành tích lớn nhất của ông chính là việc thiết kế và chỉ đạo đơn vị dùng tời trên bộ để điều kiển phà (không người lái) giúp giảm thiểu được thương vong một cách đáng kể cho đồng đội. Việc làm này thể hiện ông luôn đau đáu về sự mất còn của từng chiến sỹ, từng vị trí mà mình quản lý.

Trở về với gia đình tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội đại úy Kế vẫn nặng lòng với Trường Sơn, với Đại đội 16 và những đồng đội cũ. Khi kinh tế gia đình tạm ổn đinh, ông quyết định một mình rong ruổi trên chiếc Dream cũ kỹ đi về chiến trường xưa. Đồng đội kẻ mất người còn. Với danh nghĩa trong ban liên lạc bộ đội Trường Sơn đoàn 559, ông Kế đã giúp ban chỉ huy quân sự Quảng Bình xác định lại chính xác những vị trí lịch sử mà thời gian và rừng núi đã dần phong bế. Trên con đường tìm kiếm lại những giá trị xưa cũ ấy, Đại úy Kế đã gặp Cao Thanh Đạm – một cựu binh 559 – đang sống chung với bệnh tật, thương tích và vô vàn những khó khăn đời thường. Người đàn gầy gò, xanh xao này hoàn toàn không được nhận bất cứ một chế độ nào từ chính sách “Thương bệnh bình”, lý do đơn giản là vì khi tham gia chiến đấu ông là dân công, khi hòa bình thì đơn vị chuển về bộ GTVT. Tuy vậy, Cao Thanh Đạm vẫn thanh thản sống đúng với cái tên của mình. Điều duy nhất khiến ông đau đớn chính là một lời hứa thiêng liêng với đồng chí, đồng đội. Một lời hứa mà vì nhiều lí do khách quan, ông không thể thực hiện được.

Quan ngại trước tình cảnh của người bạn chiến đấu năm xưa, Tạ Sinh Kế quyết định đưa ông Đạm về Hà Nội chạy chữa. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các y bác sĩ quân y viện 103, sức khỏe của ông Cao dần có chuyển biến khả quan. Trong thời gian đó, ông Kế miệt mài với chiếc xe máy cũ gõ cửa từng phòng của bộ LĐTBXH, bộ GTVT và các cơ quan đoàn thể khác… để cầu cứu choc ho bạn mình. Kết quả là đến lần nhập viện thức hai thì Cao Thanh Đạm đã chính thức được nhận chế độ xứng đáng của một người có công với nước. Sau trường hợp “lỡ quên” này, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình nói riêng và bộ LĐTBXH nói chung đã có một công cuộc đền ơn đáp nghĩ hết sức quy mô và khoa học. Từ đó, qua báo chí và cơ quan ngôn luận, rất nhiều “người hùng trong bóng tối” đã được vinh danh và ghi nhận công trạng một cách sát thực hơn. Đảm bảo công bằng xã hội.

Vượt qua bệnh tật, Cao Thanh Đạm cảm thấy đây là thời điểm duy nhất và tốt nhất để thực hiện lời hứa năm xưa. Đó là lời hứa khi ông tự tay chôn cất người bạn đồng hương, người đồng chí của mình hơn 30 năm về trước.
Rừng Trường Sơn ngập trong mưa bom. Một chiếc xe hàng bốc cháy, thốc tháo chạy vào công binh trạm. Người lái xe bật cửa. Đổ vật xuống sân. Bốn bề lửa cháy. Binh trạm đã được sơ tán. Người lái xe tuyệt vọng gào lên: “Cứu… cứ..u hàng!”

Cao Thanh Đạm và vài chiến sỹ công binh tình cờ có mặt tại hiện trường như thể có một sự sắp đặt của định mệnh. Lệnh chuyển trại đã được phát, nhưng họ không thể đến được địa điểm mới vì trận oanh kích bất ngờ của không lực Mỹ. Trở về trại trong bão lửa, nhưng thay vì trú ẩn họ lại quên mình cứu chuyến hàng tri viện vô giá đang bốc cháy. Sau một hồi chiến đấu với lửa, họ đã cứu được xe, cứu được hàng. Nhưng đồng chí lái xe thì đã vĩnh viễn ra đi. Cao Thanh Đạm đau xót khi nhận ra tử sĩ chính là người bạn đồng hương. Gạt nước mắt đưa đồng đội vào cõi vĩnh hằng, nhưng không ai dám phá một thùng đạn, một hòm thuốc hay một mảnh thùng xe để làm nắp ván thiêng. Họ bọc người sấu số trong tấm ny lông và dùng 2 chiếc lạch giường để làm chiếc áo quan cho người lính. Trong lòng họ thầm hứa sẽ có ngày trở lại để đưa di hài về một nơi trang trọng xứng đáng hơn đối với người liệt sỹ.
Sau ngày Tạ Sinh Kế và Cao Thanh Đạm hoàn thành những lời hứa thiêng liêng của mình ít lâu, tôi có cơ may được gặp mặt nhân vật của mình. Tôi đã hứa sẽ thực hiện một bộ phim về đức hy sinh cao cả của các ông, nhưng vì nhiều lí do nên kịch bản “Con đường nhân nghĩa” đã không được sản xuất. Tuy nhiên, sau này tôi đã có dịp khai thác rất nhiều tình tiết và gương chiến đấu hy sinh của chiến sỹ vận tải 559 trong kịch “Đôi bờ hữu nghị”. Bộ phim được Điện Ảnh Quân Đội sản xuất trên chất liệu phim nhựa và được đạo diễn Nguyễn Mạnh Hùng sửa lại nhan đề là “Thắm tình hữu nghị”.

Có hai lí do khiến tôi thấy mình phải làm một cái gì đó để vinh thăng tình đồng chí đồng đội cao cả của những người lính. Trước nhất là câu chuyện của ông Kế, ông Đạm khiến tôi quá xúc động. Thứ hai là một lí do hết sức cá nhân đối với riêng tôi.

Vào một ngày mùa xuân năm 1979, thiếu úy trinh sát đặc công Bùi Văn Hùng nhận nhiệm vụ đặc biệt từ Bộ tổng tham mưa. Anh và tổ trinh sát ba người của mình lên đường đi sâu vào trận địa của quân thù để khảo sát kế hoạch luồn sâu tập kích vu hồi, chống chiến tranh xâm lược của quân bành trướng Bắc Kinh. Hành động bại lộ. Một chiến sĩ hy sinh tại chỗ. Bùi Văn Hùng tử thủ để thu hút hỏa lực đối phương giúp đồng đội mở đường máu mang tài liệu trở về. Từ đó trở đi, trên quê hương Ninh Bình có hai ngôi mộ trống. Một ngôi nằm trang trọng tại đài liệt sĩ huyện Nho Quan, một ngôi khác nằm khiêm tốn trong nghĩa trang của dòng họ tại thôn Sào thượng. Đó chính là phần mộ người chú ruột của tôi.

Sau gần 30 năm kể từ ngày vượt vòng vây của địch trở về, người chiến sĩ sống sót năm xưa vẫn luôn mong mỏi đưa được di hài của liệt sĩ Bùi Văn Hùng về quê hương. Nhưng thực địa là một vùng nhạy cảm và cho đến nay hai nước vẫn không có một văn bản nào về việc tìm kiếm và quy tập hài cốt binh lính. Với sự thúc đẩy mãnh liệt của lương tâm, người lính ấy đã quyết định để lại gia đình yên ấm và một mình dấn thân đi tìm đồng đội. Vì một lí do đặc biệt, tôi không thể nhắc tên người cán bộ cao cấp hiện đang công tác tại bộ Quốc phòng này. Ông đơn thân cải trang thành kẻ buôn lậu, lần hồi theo bản đồ chiến lệ và trí nhớ, tìm đến vị trí chiến đấu năm xưa. Đây là một hành động hết sức mạo hiểm vì nếu bại lộ thì ông có thể bị truy tố ở bất cứ bên nào giới tuyến. Rất may cho ông và cả gia đình tôi là sau nhiều tháng tìm kiếm và thương lượng, ông đã hoàn thành nhiệm vụ với lương tâm mình.

Liệt sĩ Bùi Văn Hùng sau khi được đưa về nước đã được truy điệu trang trọng tại Nhà tang lễ bộ quốc phòng và được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê hương. Câu chuyện khi sống và chiến đấu của ông vẫn là tấm gương của đơn vị C 16 tổng cục 2, nhưng câu chuyện về ông khi chết và sau đó thì ít ai có thể tưởng tượng nổi.

Sau khi giết hại 2 trong 3 người của tổ trinh sát, các quân nhân Trung Quốc lùng sục người còn lại rất lâu nhưng không có kết quả. Điên cuồng trong cơn say của quỷ dữ, binh lính Tầu đã buộc dây dù vào cổ những cái xác và lệnh cho dân chúng kéo lê trên đường đồi đá sỏi. Không dừng lại ở đó, đám cuồng sát này còn bắt dân thường đào hố chôn đứng và đặt người chết xuống đó trong tư thế cắm đầu xuống dưới. Đây chính là một hành động phi luân bại lí nhất mà tôi từng được nghe nói đến.

Rất may là những người dân Trung Quốc vẫn còn hiểu được chữ NHÂN của ngàn năm văn hóa. Họ đã lén đặt lại thế nằm của hai người lính tử trận và còn cố ý đánh dầu để sau này họa may thân nhân, đồng đội có thể phân biệt được.

Qua trang viết nhỏ bé này, tôi cũng rất mong được tỏ lời tri ân đến những người dân Trung Quốc có lương tri, xin được cảm ơn Tổng cụ 2 Bộ quốc phòng. Và xin được một lần nữa cảm tạ nghĩa tình đồng đội trong sáng và cao cả của những người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

wusnat

Xe tải
Biển số
OF-54662
Ngày cấp bằng
10/1/10
Số km
291
Động cơ
452,590 Mã lực
Không biết chữ ở đâu mà nhiều thế bác? Xin bác vài đồng chú thích bên hình cho nó sáng tỏ.
Mà bác viết tiếp đi em vẫn đang đọc cùng bác đây.
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,867
Động cơ
496,762 Mã lực
Đang chờ bài của bác French. Chúc bác khỏe mạnh, vui vẻ và thông tuệ để tiếp tục viết cho mọi người thưởng thức và suy ngẫm
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,858
Động cơ
3,307,771 Mã lực
Quá hay cụ French ạ, em nể tấm lòng và khả năng phân tích của cụ.
Dù có những bài viết hay của cụ bên thớt Hiệp ước Việt Xô đã buộc phải tạm xoá nhưng em chắc chắn với cụ rằng, người xoá cũng đau lòng chẳng kém gì cụ và em.
Vài lời chân tình bầy tỏ và cũng như cụ đã động viên mọi người, em mong cụ dù thế nào vẫn giữ lửa nhiệt huyết trong tim.
Em cũng xin phép cụ cho em xin những phân tích của cụ sang một diễn đàn hải ngoại khác để đập vào mồm lũ Chống cộng cực đoan bẩn thỉu nhé.
Cám ơn cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Rất hay bác Frech ơi, iem đang chờ đọc típ:6:
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Quá hay cụ French ạ, em nể tấm lòng và khả năng phân tích của cụ.
Dù có những bài viết hay của cụ bên thớt Hiệp ước Việt Xô đã buộc phải tạm xoá nhưng em chắc chắn với cụ rằng, người xoá cũng đau lòng chẳng kém gì cụ và em.
Vài lời chân tình bầy tỏ và cũng như cụ đã động viên mọi người, em mong cụ dù thế nào vẫn giữ lửa nhiệt huyết trong tim.
Em cũng xin phép cụ cho emỡiinn những ý tưởng phân tích của cụ sang một diễn đàn hải ngoại khác để đập vào mồm lũ Chống cộng cực đoan bẩn thỉu nhé.
Cám ơn cụ.
Cảm ơn cụ đã và các ae OF đã ủng hộ những bài viết của em.
Thực ra ngay từ khi viết những dòng đầu tiên, em đã nghĩ đến việc bị xóa bài (dù người xóa có muốn hay không). Kinh nghiệm 5 năm viết và làm phim "công tác ****, công tác chính trị" tại Điện Ảnh Quân Đôi đã rèn luyện cho em biết chấp nhận "mọi sự kiểm duyệt". Chính vì thế trong thớt này, em chỉ viết những điều đã được TC thông qua.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các cụ!
Em sẽ tiếp tục kể lại những chuyện lặt vặt đời lính mà em đã gặp trong suốt chặng đừng binh nghiệp của mình.
 

dangthiet

Xe đạp
Biển số
OF-53707
Ngày cấp bằng
27/12/09
Số km
22
Động cơ
451,420 Mã lực
Các... các cụ cho em... khóc cái. Cảm động!
 

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,004
Động cơ
469,507 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898
Cụ Frech viết hay quá!
Em cũng nghe chuyện của bộ đội nhiều rồi vì ông em là bộ đội Điện Biên rồi sang Lào công tác, Bác em và bố em là bộ đội đánh Mỹ,chú em là bộ đội đánh ở chiến trường biên giới phía bắc.Nhưng toàn kể chiến công, khó khăn, và đánh nhau thôi.
Nghe chuyện của cụ Frech cảm động quá!
Hồi học phổ thông em cũng rất thích nghe mục: Chuyện kể ở Đại đội.
Rất thích đi lính, nhưng đi học rồi qua cái tuổi đi nghĩa vụ quân sự! Bây giờ 35 rồi mà đọc chuyện của cụ vẫn khóc!
 

honda_SH

Xe tải
Biển số
OF-23253
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
333
Động cơ
496,730 Mã lực
dù đang học tại trung quốc nhưng phải công nhận 1 điều là em rất rất ghét bọn tàu khựa......>"<
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,627
Động cơ
534,093 Mã lực
...
Qua trang viết nhỏ bé này, tôi cũng rất mong được tỏ lời tri ân đến những người dân Trung Quốc có lương tri, xin được cảm ơn Tổng cụ 2 Bộ quốc phòng. Và xin được một lần nữa cảm tạ nghĩa tình đồng đội trong sáng và cao cả của những người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Dù ở đâu thì cũng có người tốt. Tuy nhiên trong khi chưa thể có một hình thức "đại đồng" nào thay thế cho cách phân chia quốc gia hiện nay, thì dân tộc nào cũng chỉ nên phát triển trên đất nước của mình mà thôi.
Với TQ, càng không bao giờ được quên lời dặn của lịch sử.

Cảm ơn bác Frech.
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,076
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Em đánh dấu để sáng mai đọc ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top