Những người lính tôi quen

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Đồng ý sẽ đứng lên bảo vệ TQ, bảo vệ nguồn lợi. Dưng mà nhìn cách người ta tiêu xài tài nguyên, phân bổ nguồn lợi e lại thấy nản. Niềm tin vào nhà nước chỉ mạnh khi nhà nước kô đại diện cho nhóm lợi ích.
 
Chỉnh sửa cuối:

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Chính xác là không vào cái thớt này được đúng không cụ?
Em thấy cụ lượn ầm ầm ở mấy thớt bên box khác :))
Cứ mỗi lần úp ủng bài là lại thấy báo lỗi thì em mới bỏ nhà bỏ cửa đi lang thang chứ :))
 

Liz

Xe buýt
Biển số
OF-93920
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
800
Động cơ
409,550 Mã lực
Em cảm ơn Frech rất nhiều ah, em hiểu nhiều thứ hơn khi đọc những bài của kụ.
Tối nay em dành một buổi tối để đọc những điều kụ viết, tuy nhiên, được mấy trang thì em hoa hết mắt lên. Đành để mai em đọc tiếp vậy, tâm huyết của kụ thế này, phải biết nâng niu chứ kụ nhể !
Đọc cái tiêu đề những người lính tôi quen, em định vào ném một viên đá về một người lính em quen nhưng đọc những bài của kụ em chẳng dám viết gì nữa ! :D
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Trước khi mang trên mình một danh phận, dù là người lính hay bất kì một ai, thì trước nhất mỗi chúng ta đều là con người. Một con người với thất tình lục dục, với đầy đủ những phẩm chất tốt và xấu trời ban. Có những giai đoạn, chúng ta nhìn vào người lính với ánh mắt thiếu tôn trọng. Đôi khi, họ như những kẻ dư thừa và tẻ nhạt.

Đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh vệ quốc đầy hào hùng và oanh liệt. Ngàn vạn chiến binh trở về với ruộng vườn quê hương. Nhưng quê hương có thực sự như những gì luôn tồn tại trong tâm tưởng của người lính hay không? Có thể khẳng định là không.

Đằng sau mỗi cuộc chiến luôn là cảnh điêu tàn. Đó là sự thực không thể né tránh được. Máu xương của người lính rơi xuống chỉ có thể dành lại cho đất nước nền độc lập, còn viễn cảnh ấm no hạnh phúc thì còn quá xa vời. Những ai từng sống qua thập niên 1980 hẳn không thể quên hình ảnh của những người đàn ông khắc khổ, bất mãn đến bất cần. Người ta gọi là “lính 80”. Họ là thế hệ những người đánh quen trăm trận, nhưng lại gục ngã trước dòng chảy của cuộc đời.

Một đêm hè đầu những năm 1990 trước cửa bách hóa tổng hợp Thanh Xuân, cậu bé vá xe tên Ngọc đâm chết em trai của cô bán phở bằng một chiếc tô vít. Họ đều là con em của những người lính. Họ đều chưa từng có tiền án, tiền sự. Họ đều là những lao động chính trong gia đình.

Câu chuyện có lẽ chẳng có gì đáng để nhắc lại vì người chết thì đã lạnh ngắt trong nhà xác, còn kẻ thủ ác thì cũng co quắp trong phòng tạm giam. Cái đáng để tâm là ngay ngày hôm sau (thực chất là chỉ vài giờ sau khi xảy ra án mạng), hàng trăm người đằng đằng sát khí kéo từ Hà Đông đến phong toa khu nhà tập thể của cậu bé Ngọc. Hàng trăm người. Một lực lượng lao động quá lớn bỗng chốc trở thành một khối thuốc nổ đe dọa trực tiếp cho an ninh xã hội.

Khi con đường Nguyễn Trãi được thông xe tại Hà Nội, chúng ta có thể dễ dàng đếm được ít nhất 3 cơ sở chăm sóc thương binh nặng nằm rải rác từ Ngã tư Sở đến thị xã Hà Đông. Những người ở đây không ai không lưu giữ trong mình những kỷ niệm hào hùng của một thời lửa khói. Và kèm với những kỷ niệm đó tất nhiên có cả những mảnh đạn bom. Họ trở về từ mọi chiến trường và âm thầm chịu đựng những cơn đau cả về tinh thần lẫn thể xác. Âm thầm nghiến răng chịu đựng để giữ cái khí tiết của chiến binh… cho đến một ngày. Một ngày thật đẹp trời khi chiến tránh đã qua đi mười mấy năm, có một người nào đó hất hàm hỏi người lính: Mày là thằng nào?.

Những năm tháng đó, lũ trẻ chúng tôi thường nghê ngao một câu thơ:
“Đầu đường thiếu tá bơm xe
Giữa đường trung tá bán chè đỗ đen
Cuối đường thượng tá bán kem
Trong nhà đại tá trông em cho bà”
Nghe thì có vẻ thú vị đấy, nhưng đến một độ tuổi nào đó ta chợt thấy xót xa. Thì ra trong chúng ta, ngoài những phẩm chất tốt đẹp vẫn tồn tại biết bao điều thiển cận xấu xa. Mà điều xấu xa nhất mà tôi từng được chứng kiến đó chính là sự vô ơn.

Người lính dù ở cấp bậc nào thì trước tiên họ vẫn là con người. Họ cũng có thất tình lục dục. Trong họ cũng tồn tại đầy đủ những cảm xúc hỉ nộ ái ố như chúng ta. Và họ được quyền nổi giận. Họ nổi giận không phải bởi người đời không biết họ “là thằng nào” mà bởi cuộc đời đã đẩy con em họ đâm chém nhau… chỉ vì một miếng vá xe đạp.

Trong đời mình, tôi đã chứng kiến nhiều người tức giận, nhưng sự giận dữ bùng phát vào buổi trưa hôm đó là một trải nghiệm sâu sắc nhất đối với cá nhân tôi.
Đứng giữa một rừng người với đủ loại hung khí, thằng bé chưa hết tuổi dậy thì là tôi cảm thấy mình có thể bị thiêu cháy bất cứ lúc nào. Tôi cầu mong anh bạn tên Ngọc mà tôi quen có thể mọc cánh mà bay đi thật xa. Nhưng mơ ước đó quá viển vông. Thực tế hơn, tôi muốn mình tự bốc hơi ra khỏi cái đám đông dữ dằn ấy. Nhưng cũng chẳng có một khe hở để tôi có thể thực hiện được ý nghĩ của mình. Thời đó, lực lượng cảnh sát cơ động đã được thành lập. Tuy nhiên dù mỏi mắt chờ đợi thì tôi cũng chẳng tìm đâu thấy một bong rằn ri (cảnh phục cũ). Tôi chết cứng trên chiếc ghế băng trong quán nước của bà Tâm, nơi vô tình trở thành chỉ huy sở dã chiến của đám người nổi giận. Sự run rẩy có thể cảm nhận trong từng hơi thuốc của tôi.

Rồi vị cứu tinh của tôi cũng xuất hiện. Đó là một người to lớn, chai sạm và kiệm lời. Người đàn ông này thường lầm lũi đi trong bóng đêm của khu tập thể Thanh Xuân và mấy xóm bụi lân cận. Thi thoảng ông ta thường ghé nhà tôi vào buổi đêm để xem phim võ hiệp. Khi đó bố mẹ tôi đi công tác dài hạn ở châu Âu nên ông chú tôi đến “giám hộ” thằng cháu nghịch ngợm. Tôi không ưa ông bạn lầm lì của chú tôi cho lắm. Một phần vì chẳng biết thật ra ông ta tên là gì và cái thứ nữa là ông ấy làm công an.

Bước vào đời với thần tượng là những Lưu Đức Hòa, Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vĩ… bọn trẻ chúng tôi thường mộng đến nhưng đại ca Hồng Hưng và quen nhạo báng “bọn chó”. Khi đó thì không nhiều “đồ chơi” như bây giờ, nên đứa nào có máu mặt thì cũng chỉ dằn lưng cặp côn nhị khúc, cái ống tuýp nước… ngầu lắm mới dám găm một cái gọi là “phóng lợn”.

Cái ông công an lầm lỳ cười khẩy vào mấy món trẻ con của tôi. Ngay đến thanh kiếm Nhật đánh từ nhíp xe Kamaz mà tôi và thằng đồng môn Không Thủ Đạo phải lặn lội vào tận làng Đa Sỹ thửa về cũng không làm ông mảy may nhếch mép. Có lần ông thở một câu: “Võ vẽ cho nó khỏe người, còn muốn đâm chém thì đến lúc ấy mới biết cần dùng cái gì. Chất một đống ở nhà chỉ tổ chật chỗ”. Tôi hiểu, ông đã bóc mẽ lũ choai choai chúng tôi chỉ biết làm mẽ để lấy số má. Đánh được người không phải loại của chúng tôi.

Trong cái đám người hừng hực sát khí ngày hôm ấy, mọi hình mẫu kiểu xã hội đen mà tôi thấy trên phim ảnh bỗng trở nên sáo rỗng. Không có cảnh hô huynh gọi đệ, chẳng thấy ai thắp nhang khấn bái Quan nhị ca. Mắt mọi người vằn lên những tia máu. Vài người lấy rượu thay chè, nuốt từng chén để đè cục hận. Không có những bóng dao loang loáng. Tất cả đều im lặng trong cái không khí ngột ngạt của trưa hè. Bản thân tôi cũng không dám rít mạnh một hơi thuốc. Chừng như chỉ cần một tiếng động vang lên thì tất cả sẽ vỡ vụn bởi sự giận dữ đã quánh đặc đến độ uất hận của con người.

Vào đúng thời khắc đó thì ông công an tôi biết xuất hiện. Ông tách đám đông, đi thẳng vào quán nước của bà Tâm. Từ trong cái chỉ huy sở dã chiến nhìn ra, tôi chợt thấy người chiến sỹ an ninh ấy như một thiên thần. Anh nhẩn nha cở từng nút áo rồi hất ra sau để lộ khuôn ngực và phần eo lưng gọn gàng trên chiếc “thắt lưng Tầu” để trễ.

Không một tấc sắt, người đàn ông cao lớn bước vào quán. Anh phủi cái quần Tô Châu đã cũ trước khi ngồi xuống cái ghế băng.
“Tôi cũng là lính đây” – đó là câu nói duy nhất mà tôi được nghe khi người chiến sỹ an ninh nói chuyến với những người trong quán. Sau cái màn chào hỏi lạ lùng của mình với đám người gây rối, anh trừng mắt với tôi: “Thằng này về!”. Tôi như được tha bổng, rút nhanh theo cái lối nhỏ mà anh gạt rừng người để bước đến.

Mười năm phút sau, đám đông giải tán.
Ba tháng sau Ngọc được xử với tội danh ngộ sát, thụ án 7 năm tù.
Ngay hôm đấy, tôi vứt bỏ tất cả những thứ đồ chơi và gột sạch những khái niệm về bang hội.
Một năm sau, tôi đi du học và chuyển hẳn sang tập Vĩnh Xuân Nhu Quyền.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không có điều kiện để hỏi người chiến sỹ an ninh quân Đống Đa ấy tên thật là gì. Mà điều đó cũng chẳng quan trọng! Quan trọng là mỗi lần máu giang hồ chợt nổi trong tôi thì hình bóng của anh lại trờ về. Đối với mọi người, anh chỉ là một chú công an, "chó" hay xxx gì đó, còn với tôi anh chính là một "đại ca" thực thụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Liz

Xe buýt
Biển số
OF-93920
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
800
Động cơ
409,550 Mã lực
Buổi sáng mùa hè nóng bức mà nhà cháu đọc bài của kụ sởn hết cả gai ốc. Nhà cháu là một đứa trẻ sinh ra trong thời bình và được giáo dục trong thời bình, cũng được ru ngủ luôn trong những cái yên ả, thanh bình, hữu nghị, hợp tác và rất nhiều những thứ tương tự thế nữa. Chiến tranh, xung đột với cháu là một cái gì đó rất xa xôi về mặt lịch sử hay ít nhất cũng là về mặt địa lý.
Cháu hàng ngày vẫn nghe tin tức và vẫn đau xót cho những người dân Iraq hay những vùng chiến sự khác nhưng chưa bao giờ nghĩ đến hai tiếng VN trong đầu mỗi lúc ấy.
VN ta là một đất nước thanh bình, an toàn, đến tổng thống Mỹ còn có thể chạy thể dục buổi sáng ở đây cơ mà!
Chính vì thế khi nghe tình hình biển Đông và những lời người ta nói về chiến sự, đấu tranh cháu cảm thấy hoang mang- một nỗi hoang mang không biết nói với ai và chia sẻ với ai. Bạn bè cùng lứa nhiều đứa sẽ nói cháu hâm, nhiều người sẽ nói thích thì ra trận nhưng như vậy đâu sẽ giải quyết được vấn đề phải không ah?
Cháu lựa chọn cho mình một thái độ bình tĩnh và tạm thời "án binh bất động" để lắng nghe.
Đã có những giây phút cháu nghĩ "nếu mình phải ra trận thì sao nhỉ!" nhưng sau đó cũng có thể bình tĩnh mà nói với mình rằng "mình tin vào NN, tin vào CP, tin rằng dân tộc mình ít nhất cũng sẽ không dễ dàng bị khuất phục. Nếu ngày đó xảy ra mình sẽ nói hai tiếng sẵn sàng ! "

:) Cháu cảm ơn kụ rất nhiều vì bài viết ah. Lúc này cháu đang như nhà thơ Tố Hữu lúc viết bài Từ ấy kụ ah ! :D
 

ndcuong

Xe tải
Biển số
OF-98009
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
217
Động cơ
401,300 Mã lực
Bài viết rất xúc động. Thanks cụ.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
:) Cháu cảm ơn kụ rất nhiều vì bài viết ah. Lúc này cháu đang như nhà thơ Tố Hữu lúc viết bài Từ ấy kụ ah ! :D
Cụ thích đọc thơ, cháu xin chép tặng cụ một bài.

Đời phải chết và đố ai thoát chết
Định luật chung của một kiếp con người
Một lần thôi và chỉ một lần thôi
Đời phải chết và đố ai thoát chết

Nhưng cái chết có muôn ngàn đường lối
Chết thế nào cho khỏi chết ô danh
Chết ốm đau là cái chết thường tình
Già nua chết là đời sinh để chết

Chết vì tiền là đốn đời mạt kiếp
Chết vì ăn là cái chết đê hèn
Chết vì dân là cái chết thần tiên
Cái chết đó thiêng liêng cao cả
Cái chết đó thiên hạ phải cúi mình.

Cụ nào biết tác giả thì bổ sung cho cháu nhé!
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Khuyến mại tiếp cho cụ nào yêu mầu áo lính =))

Anh là lính! Địa chỉ cũng bình thường
Như cuộc đời vội vã lúc ra đi
Hòm thư đơn giản em có yêu không nhỉ?
Đời anh nghèo như địa chỉ anh thôi!

Oai đâu bằng thiết kế, giao thông
Đẹp đâu bằng tổng hợp, văn khoa
Anh lại càng không dám so cùng tài chính
Ngồi trên giảng đường nghiên cứu, làm thơ
Với những sinh viên áo dài đeo kính
Còn anh đây gá bụi đầu bờ

Nếu có yêu thì hãy đợi chờ
Yêu địa chỉ: Hòm thư người lính.
 

ban2010

Xe buýt
Biển số
OF-50203
Ngày cấp bằng
5/11/09
Số km
658
Động cơ
422,890 Mã lực
Nơi ở
HaNoi
Câu chuyện của cụ hay quá
Em mong cho Việt Nam luôn là nước pháp quyền và tôn trọng tình người, nghĩa đồng bào
 

Liz

Xe buýt
Biển số
OF-93920
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
800
Động cơ
409,550 Mã lực
Cụ thích đọc thơ, cháu xin chép tặng cụ một bài.

Đời phải chết và đố ai thoát chết
Định luật chung của một kiếp con người
Một lần thôi và chỉ một lần thôi
Đời phải chết và đố ai thoát chết

Nhưng cái chết có muôn ngàn đường lối
Chết thế nào cho khỏi chết ô danh
Chết ốm đau là cái chết thường tình
Già nua chết là đời sinh để chết

Chết vì tiền là đốn đời mạt kiếp
Chết vì ăn là cái chết đê hèn
Chết vì dân là cái chết thần tiên
Cái chết đó thiêng liêng cao cả
Cái chết đó thiên hạ phải cúi mình.

Cụ nào biết tác giả thì bổ sung cho cháu nhé!
Nhà cháu cảm ơn kụ rất nhiều ah.
Và hóng bài mới của kụ nữa. Cháu dự tác giả đoạn thơ này là kụ phải không ah? :D
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Thơ cháu thô lém, không yêu đời như thế đâu ạ!
Trước có anh hàng xóm, học rất giỏi nhưng không được xét trúng tuyển bách khoa vì lý lịch nên đành đi lính.
Anh ấy là người lạc quan nên hay sưu tầm những vần thơ vui nhộn kiểu này. Cháu cũng chỉ hóng hớt thôi ạ.

Tuy sinh ra trong gia đình người Hoa, nhưng lòng yêu nước của anh ấy chắc cũng không kém bất kỳ một công dân VN nào cụ ạ!
Nhưng cháu chắc là những vần thơ trên cũng không phải của ảnh luôn.

Tiện thể tặng cụ một bài hát cũ để ta cùng thêm yêu biển đảo quê mình.
Đảo Yến Một Khúc Ca
 
Chỉnh sửa cuối:

Liz

Xe buýt
Biển số
OF-93920
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
800
Động cơ
409,550 Mã lực
Cháu đang nghe bài hát "đảo yến một khúc ca" của kụ gửi. Từ trước đến giờ cháu chưa bao giờ tự mình bật một bài hát như thế này để nghe cả, tuy nhiên cháu cũng chưa bao giờ ghét cả. Và có lẽ cháu cũng chưa thấm được hết cái hay của bài hát nhưng,những đảo yến này gần Trường Sa và Hoàng Sa của chúng ta lắm đúng không ah!
Kụ trải lòng nên cháu cũng rất muốn được nói ra những điều trong lòng mình về một người lính cháu quen, người ấy là chú của cháu ah!
Chú đi bộ đội 5 ngày sau khi cháu ra đời nên trái với các cô chú khác trong nhà chú đối với cháu rất xa lạ và cháu cũng rất sợ chú. Trong kí ức của cháu chưa bao giờ có màu áo xanh của chú hay có sự bao dung, sự dạy dỗ của chú mà chỉ đều là những điều rất buồn.
Cháu nhớ những lần chú về thăm nhà ông bà vui như thế nào, ông bà giúp chú tiếp đón bạn bè ra sao. Cháu cũng rất nhớ nụ cười vui vẻ và giọng nói đầy tự hào của ông khi khoe với mọi người về chiếc áo ấm chú được đơn vị phát cho rồi chú mang về biếu ông. Cháu không nhớ được cái áo đó tên là gì nhưng cho đến bây giờ cháu vẫn nhìn thấy nó trong tủ quần áo của ông.
Cháu cũng nhớ sự dịu dàng yêu chiều của bà khi chú về thăm nhà, ngày ấy với một miền quê nghèo người ta rất tiết kiệm điện nhưng bà lại cho thói quen đắp chăn và bật quạt của chú chẳng có gì đáng phàn nàn cả.
Và cháu còn nhớ hơn sự buồn rầu của ông bà khi chú nói chú đạt đến được vị trí ngày hôm nay là tự mình vận động, chả được ông bà giúp đỡ gì. Ông nói chú đã mũ cao áo dài rồi.....còn bà thì chẳng nói gì cả.
Nhà cháu chuyển nhà ,xa quê 10 năm nhưng chú cũng chỉ ra nhà cháu 1 lần lúc chú thiếu tiền. Lý do của chú là chú bận công tác !
Cháu chẳng bao giờ có thể quên được giọt nước mắt của mẹ cháu khi kể lại cho cháu rằng ngày cháu trượt đại học, chú gọi điện về nhà cháu hỏi,
rồi khi biết cháu trượt chú đã nói, "ngu theo giống rồi, có thi nữa thì cũng đến thế thôi, tống nó đi đâu thì tống!"
Cháu cũng chẳng bao giờ quên được mùng 1 Tết năm ấy cháu đã khóc như thế nào khi nghe những lời chú nói về bố mẹ cháu và cả về cháu nữa.
Có thể chú đã hoàn thành rất tốt trách nhiệm của một người lính nhưng chú đối với gia đình mình chú đã bỏ lỡ rất nhiều, rất nhiều thứ đáng quí, đáng trân trọng.
Cháu biết có thể giờ này chú vẫn đang phải lăn lộn ở một vùng biên giới nào đó vì Tổ Quốc, vì từng tấc đất thiêng liêng của đất nước. Cháu biết chú hẳn cũng đã phải hi sinh nhiều thứ.
Thế nên cho dù cháu không thể nào quên được những điều kia nhưng cháu đã tha thứ cho chú rồi.
Chỉ có điều từ ngày còn bé cháu cũng chưa bao giờ nói hay hát rằng 'cháu yêu chú bộ đội" cả; cho dù cháu luôn được dạy như thế rất nhiều.

P/S: :D Có lẽ nhà cháu đã lạc đề và làm loãng mất topic của kụ mất rồi. Cháu sẽ xóa những điều trên nếu có kụ mợ nào thấy cháu nên xóa ah ! :)
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Cháu có một kỷ niệm thế này.
Cách đây khoảng 5 năm, cháu bị viêm đốt xương sống (cấp tính thôi). Cháu đi lại khá khó khăn, nhưng lại ngại nằm viện, vì thế cháu vào bệnh xá. Gọi là bệnh xá nhưng cơ sở quân y này nằm ngay bên Thành (bộ quốc phòng) nên cháu được hưởng điều kiện điều trị tương đối tốt. Các y bác y ở đây nhẹ nhàng, tận tình và vui tính nên thời gian "chiếu đèn" đối với cháu trôi cũng nhanh. Trong lúc điều trị, cháu luôn được nghe rất nhiều câu chuyện về đời hoạt động của những vị sỹ quan cao cấp của Bộ và Tổng cục... Cháu thì bán thân "khó" toại nên cứ nằm hóng, chẳng biết ai vào với ai. Nhưng qua giọng nói thì hàm chứa niềm tự hào lớn lao lắm.
Qua bốn năm ngày thì cháu đi lại nhẹ nhõm hơn. Lúc này thì cháu đã được diện kiến "những người kể chuyện". Thì ra đó là các phu nhân được các vị cán bộ cao cấp đón về Hà Nội. Phần lớn họ đều là các phụ nữ trên dưới lục tuần và có xuất thân từ các địa phương khác. Họ luôn tự hào về người chồng của mình và chấp nhận cuộc sống cách trở để các cán bộ có điều kiện công tác... Đến cuối đời họ mới lại được sống bên nhau. Tất nhiên là trong những điều kiện vật chất tốt hơn và con cái cũng phương trưởng.
Sau một tuần "an dưỡng" thì cháu xin ngừng điều trị. Một phần vì cũng gần tết, phần khác là lưng cũng hết đau. Nhưng quan trọng là cháu đã bội thực với các niềm tự hào của những quý phu nhân. Thì ra cuộc sống thành thị không mấy thân thiện với các bà, nên ngày nào các bà cũng lấy cớ đau mình, đau mẩy để đến trạm xá nói chuyện cho nhau nghe.
Xét cho cùng thì đằng sau những niềm tự hào, chúng ta vẫn phải chấp nhận những thiệt thòi. Dù lớn hay nhỏ.

Cũng không cần phải nhìn vào người lính (như trường hợp ông chú của bạn), trong xã hội có quá nhiều người mải mê với sự nghiệp của bản thân mà sao nhãng những điều khác. Ngay ông cụ thân sinh ra tôi (cũng là một người lính), nhưng khi trở lại với đời thường (một giảng viên đại học Bách Khoa) thì ông không thích nghi được. Cuộc sống bon chen, gia đình khốn khó... vợ bệnh, con thơ và đủ điều khác. Ông đi làm phiên dịch tại LB Đức để cải thiện kinh tế gia đình, xa rời chính cuộc, vùi đầu vào thơ ca... và hơn 20 năm mới về nước được vài lần. Tuy nhiên đối với tôi, ông vẫn là một người lính tốt (khi tại ngũ) một trí thức khi viết và nghị luận... và hơn tất cả vẫn là một người cha "duy nhất" của tôi.
Có nhiều lúc, tôi cũng ấm ức vì thấy mình thiệt thòi hơn chúng bạn. Nhưng khi cố tìm hiểu và thông cảm cho cha thì tự tôi cũng thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đến giờ, khi được làm cha thì tôi càng yêu quý bố mình hơn.

Toa thuốc dành cho sự thanh nhàn chính là: "Một chỉ bao dung, hai chỉ bác ái". Điều này tôi không biết đã nghe từ đâu, nhưng trong đối nhân xử thế quả là có tác dụng cụ ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Liz

Xe buýt
Biển số
OF-93920
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
800
Động cơ
409,550 Mã lực
Cháu cảm ơn kụ Frech đã đọc và chia sẻ với những suy nghĩ của cháu.
Cháu vẫn chờ bài mới của kụ đấy ah! :D
 

SHD

Xe điện
Biển số
OF-48984
Ngày cấp bằng
19/10/09
Số km
2,274
Động cơ
480,670 Mã lực
Những người lính tôi quen

Trong cuộc đời mình, ai trong chúng ta chẳng hơn một lần thất hứa. Đối với một số người lời hứa đôi khi chỉ để trang điểm cho những câu truyện đầu môi, nhưng với nhiều người khác thì lời hứa gắn liến với trách nhiệm và lòng tự trọng. Bản thân những lới hứa cũng có “số phận” và sức nặng của riêng mình. Đưa ra lời hứa thì rất dễ, nhưng thực hiện nó thì chưa bao giờ đơn gian. Đôi khi chỉ cần thất hứa một lần cũng khiến con người ta cả đời day dứt. Đôi khi thất hứa một lần có thể khiến cả một quốc gia bị đẩy đến bờ khốn khó.

Tôi đã từng hứa. Và từng thất hứa.
Một ngày đẹp trời nào đó, tại một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Tôi đã nắm chặt bàn tay phải đọc lời thề thiêng liêng “Sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc! Chiến đấu vì sự nghiệp Cách mạng và sự toàn vẹn lãnh thổ!”. Và cũng trong ngày đó, trước lá cờ đó, dưới bầu trời lồng lộng đầy nắng và gió của QK 3. Tôi đã hứa. Lời hứa của một quân nhân nguyện gắn bó lâu dài với Quân đội.

Cám ơn cụ frech! bài cụ rất hay và sâu sắc. Em cũng giống dòng chữ đỏ ở trên. Nhập ngũ 1978, rời quân ngũ(thất hứa) năm 1992, vì lúc ý khó khăn quá,vì lương sỹ quan lúc đó ko nuôi nổi vợ con, buộc phải thất hứa. Bài của cụ phân tích rất chuẩn. Cụ làm e rất ngưỡng mộ. Kính cụ 1 ly

 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em có xem một phim của Tom Cruise là "A Few Good Men". Trong đó có một lời thoại mà em rất tâm đắc:
"Không cần phải mặc quân phục vẫn có danh dự (quân nhân)"
Các cụ có hứng thú thì ngó qua, ae mình mạn đàm về danh dự của người lính cũng vui.
 

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,004
Động cơ
469,363 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898
Em cũng xin thỉnh giáo với các cụ một điều: Tại sao một số người cựu chiến binh thường rất gần gũi, thân mật với người khác mà lại rất khắt khe, nghiêm khắc với vợ với con!
Gia đình em có ông Bác là ví dụ,(Bác về quê năm 1985, cấp bậc trung tá, cũng có chức vụ gì đấy trong QĐ mà có xe đưa xe đón- hay chính vì thế mà bác em không biết đi xe đạp ). Với anh em hay họ hàng con cháu thì ông ấy rất hiền lành, thân mật và vui vẻ. Nhưng với bác gái và các chị và đặc biệt là ông anh em(có 4 chị ,và 1 anh duy nhất) vậy mà vẫn nghiêm khắc đến cực độ, nhiều khi có những trận đòn hồi bé thừa sống thiếu chết. Đến tận bây giờ sau hơn 20 năm ông anh em vẫn nhớ những trận đòn đó. Còn có rất nhiều việc ... em thấy quá khắt khe với con cái!
Còn bố em thì ngược lại hoàn toàn, chả mắng chửi hay quát nạt con cái gì, bây giờ nặng tai do ngày trước bắn B40 nhiều.Có một điều kỳ lạ là cứ mỗi lần có lễ lạt, tết nhất , hay chụp ảnh kỷ niệm gì là chuyên lôi quần áo bộ đội ra mặc, dù đang mặc áo dân thường rất đẹp. Khi đám cưới em, em mua bộ vest cho ông, mọi người khuyên nhủ mãi ông mới mặc, nhưng dứt khoát phải cà vạt của bộ đội:)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top