[Funland] những ngộ nhận về bột ngọt ( mì chính)

H.U.Y

Xe điện
Biển số
OF-202200
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
3,361
Động cơ
345,454 Mã lực
Không có mì chính là khó nuốt ngay. Nước phở ngon có nhiều yếu tố trong đó có 2 thìa mì chính
 

Single Mom Mum

Xe hơi
Biển số
OF-559957
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
126
Động cơ
151,330 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hanoi Phố
Có mẹ nào bán bột ngọt làm từ rong biển không inbox em lấy ăn thử xem ntn ạ
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,717
Động cơ
453,512 Mã lực
em mở thớt này để đưa ra ý kiến về việc có những người hiểu sai về bột ngọt ( mì chính), một số người khi ăn bột ngọt hay có cảm giác tê đầu lưỡi, người cứng lại và khó thở, sự thật có phải bột ngọt gây ra hay không
sự ra đời của mì chính, đó là bà vợ ông ajinomoto 1 hôm nấu ăn bà cho thêm nước chiết xuất từ rong biển, ông ajinomoto ăn thấy ngon hơn mọi ngày nên ông hỏi vợ ông cho gì vào và bà ấy nói cho thêm nước chiết xuất từ rong biển, và bây giờ cty ajinomoto là tập đoàn hùng mạnh của nhật bản ra đời từ câu chuyện gia đình ông ajinomoto đó ạ
CCCM vào cho ý kiến ăn nhiều bột ngọt có hại hay không ạ, theo nghiên cứu chúng ta ăn nhiều bột ngọt ko có hại bằng chúng ta ăn nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
vậy là bột ngọt đểu, chứ sự thật bột ngọt chiết xuất từ rong biển cụ à, cụ ra mua rong biển ăn xem có bị làm sao ko, khi đi ăn sushi ăn thử rong biển đi ạ

Vãi cho kết luận và hiểu biết của cụ về bột ngọt. Cụ biết ai phát hiện bột ngọt không? Cụ có biết công thức hóa học của bột ngọt không? Cụ có biết bột ngọt là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh không?

* Bột ngọt không do vợ ông người Nhật nào đó nghĩ ra mà do nhà hóa học Đức cho phản ứng gluten lúa mì với axit sulfuric. Có dở hơi làm từ rong biển vì từ rong biển làm thì mất ý nghĩa kinh tế. Người ta ăn mì chính vì nó rẻ đánh lừa cảm giác.
* Bột ngọt (mì chính) có mã E620 phụ gia thực phẩm
* Bột ngọt là một muối amino axit : muối của axit glutamic : tên KH: MSG ~ Monosodium Glutamate.
* Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) là axit glutamic . Quan hệ thì cụ tự hiểu.

Lần đầu em gặp một bài viết dở đến mức này khi bàn về khoa học khi đưa toàn bộ thông tin sai lên. Chỉ có thông tin đúng là cho thấy trình độ của chủ thớt.
 
Chỉnh sửa cuối:

huy113

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-463409
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
311
Động cơ
204,000 Mã lực
Tuổi
44
Vãi cho kết luận và hiểu biết của cụ về bột ngọt. Cụ biết ai phát hiện bột ngọt không? Cụ có biết công thức hóa học của bột ngọt không? Cụ có biết bột ngọt là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh không?

* Bột ngọt không do vợ ông người Nhật nào đó nghĩ ra mà do nhà hóa học Đức cho phản ứng gluten lúa mì với axit sulfuric. Có dở hơi làm từ rong biển vì từ rong biển làm thì mất ý nghĩa kinh tế. Người ta ăn mì chính vì nó rẻ đánh lừa cảm giác.
* Bột ngọt (mì chính) có mã E620 phụ gia thực phẩm
* Bột ngọt là một muối amino axit : muối của axit glutamic : tên KH: MSG ~ Monosodium Glutamate.
* Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) là axit glutamic . Quan hệ thì cụ tự hiểu.

Lần đầu em gặp một bài viết dở đến mức này khi bàn về khoa học khi đưa toàn bộ thông tin sai lên. Chỉ có thông tin đúng là cho thấy trình độ của chủ thớt.
cụ đọc còm 27 29 nhé, em viết như vậy để hút khách còm mà he he, em lấy nguồn từ tinh tế, có cụ ở trên dẫn link kìa ạ
 

huy113

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-463409
Ngày cấp bằng
21/10/16
Số km
311
Động cơ
204,000 Mã lực
Tuổi
44
Vãi cho kết luận và hiểu biết của cụ về bột ngọt. Cụ biết ai phát hiện bột ngọt không? Cụ có biết công thức hóa học của bột ngọt không? Cụ có biết bột ngọt là tiền chất của chất dẫn truyền thần kinh không?

* Bột ngọt không do vợ ông người Nhật nào đó nghĩ ra mà do nhà hóa học Đức cho phản ứng gluten lúa mì với axit sulfuric. Có dở hơi làm từ rong biển vì từ rong biển làm thì mất ý nghĩa kinh tế. Người ta ăn mì chính vì nó rẻ đánh lừa cảm giác.
* Bột ngọt (mì chính) có mã E620 phụ gia thực phẩm
* Bột ngọt là một muối amino axit : muối của axit glutamic : tên KH: MSG ~ Monosodium Glutamate.
* Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) là axit glutamic . Quan hệ thì cụ tự hiểu.

Lần đầu em gặp một bài viết dở đến mức này khi bàn về khoa học khi đưa toàn bộ thông tin sai lên. Chỉ có thông tin đúng là cho thấy trình độ của chủ thớt.
đã ko lội còm vô cái chỉ trích ngay, em đưa tin bậy bạ nhưng đc cái cổ vũ ăn an toàn ạ
 

Vu Quang Ba

Xe tăng
Biển số
OF-185005
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,861
Động cơ
346,592 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em nghe nói ăn nhiều muối có hại ạ,và mỳ chính cũng thế,còn về diễn tả về chuyên môn khoa học thì em chịu,
 

Cỏ Khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-421895
Ngày cấp bằng
11/5/16
Số km
1,296
Động cơ
226,180 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Chuồng Bò
Axit Glutamate là thành phần chính của mỳ chính, em nghe nói nó cũng có trong thịt cá cua ốc.
Chắc chắn cái gì ăn nhiều quá thì đều có hại chứ ko riêng gì mì chính.
Nếu mì chính có hại dù ở bất cứ mức độ nào thì thế giới đã cảnh báo.
 

lum_dong_tien

Xe tăng
Biển số
OF-113295
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
1,274
Động cơ
394,506 Mã lực
Các bác cứ chê mì chính. Em làm hàng ăn nếu ko cho mì chính và đường hóa học thì nước dùng ko mềm được dù có ninh 2 chục cân xương.
 

Xander

Xe hơi
Biển số
OF-456844
Ngày cấp bằng
27/9/16
Số km
155
Động cơ
205,866 Mã lực
Các bác cứ chê mì chính. Em làm hàng ăn nếu ko cho mì chính và đường hóa học thì nước dùng ko mềm được dù có ninh 2 chục cân xương.
Cụ có thể cho phụ gia khác giúp ninh 5 chục cân xương vẫn mềm như thường :)
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,502
Động cơ
472,768 Mã lực
Theo cháu biết thì Ajinomoto giờ không sx bột ngọt mà chuyển sang làm dược phẩm rồi ạ.
 

xelanbanh2015

Xe buýt
Biển số
OF-396636
Ngày cấp bằng
13/12/15
Số km
549
Động cơ
237,279 Mã lực
mì chính nhà e chỉ cho vào muối gia vịt với chanh để chấm gà khi hết gia vị chuyên dụng để chấm thôi :D
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,925
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
em nghe nói ăn nhiều muối có hại ạ,và mỳ chính cũng thế,còn về diễn tả về chuyên môn khoa học thì em chịu,
Ăn nhiều khát nước thì chắc chắn nó là 1 loại muối rồi, nôm na thế còn tìm hiểu rõ thì nó chuẩn là 1 loại muối nên ăn nhiều hại thận => hại chức năng của đàn ông => hạn chế ăn
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
3,377
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Tiếng xấu về mì chính bắt đầu vào năm 1968 khi tiến sỹ Ho Man Kwok viết một lá thư cho Tạp Chí Y Khoa New England suy ngẫm về nguyên nhân có thể có của một hội chứng mà ông đã trải nghiệm bất cứ khi nào ăn ở nhà hàng Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông mô tả một cảm giác tê tê ở sau cổ mà nó lan xuống cánh tay và lưng, cũng như bị yếu đi và mạch đập nhanh.
Ông cho rằng nguyên nhân có thể là xì dầu (nhưng rồi loại bỏ nó vì ông dùng nó để nấu ăn ở nhà mà không thấy làm sao) hoặc do dùng dùng quá nhiều rượu nấu ăn Trung Quốc ở các cơ sở thương mại. Rồi đến thứ gây hại: có lẽ là do mì chính được dùng vị trong các nhà hàng Trung Quốc.
Như các lý thuyết về sức khỏe có liên quan đến thức ăn thường được bàn đến, ý kiến của ông lan tỏa nhanh trên mạng, sản sinh ra rất nhiều các nghiên cứu khoa học, các sách nói ‘sự thật’ của mì chính, các sách dạy nấu ăn không dùng mì chính, và thậm chí làm cho các nhà hàng Trung Quốc phải quảng cáo là họ không dùng mì chính để nấu ăn.
Sự lo sợ về tác động phụ khiến các nhà hàng Trung Quốc phải quảng cáo là họ không dùng mì chính để nấu ăn

Mì chính là muối natri của acid glutamic, chính xác là disodium 2-aminopentanedioate.
Glutamate là thành phần mầu nhiệm trong mì chính. Nó là một acid amin được tạo ra một cách tự nhiên trong rất nhiều thực phẩm kể cả cà chua, pho mát parmesan, nấm khô, xì dầu (nước tương), là thành phần chính trong quả và rau, và trong sữa phụ nữ.
Sau bức thư của Kwok là một sự sôi động các thí nghiệm trong đó nhiều động vật, kể cả người, tham gia thử nghiệm với một lượng mì chính lớn bằng cách ăn hoặc truyền máu.

Thoạt đầu ta thấy hình như Kwok có thể đã phát hiện ra điều gì. Nhà nghiên cứu của Trường Đại Học Washington, tiến sỹ John W. Olney thấy rằng khi tiêm những liều rất lớn mì chính vào dưới da chuột con mới đẻ sẽ nảy sinh các đốm tế bào chết ở não chuột. Khi các con chuột này trưởng thành chúng nhỏ bé, béo phì, và trong một vài trường hợp, vô sinh. Olney cũng lặp lại thử nghiệm với khỉ nâu con, cho chúng mì chính qua đường miệng và thấy kết quả vẫn như vậy. Nhưng 19 nghiên cứu khác với khỉ do các nhà nghiên cứu khác thực hiện đã không cho ra kết quả như vậy, thậm chí không tương tự như vậy.

Những nghiên cứu trên người cũng không đủ cơ sở để kết luận. Trong một nghiên cứu, 71 người khỏe mạnh được xử lý với liều lượng tăng dần mì chính thật và ở dạng viên con nhộng giả mì chính. Các nhà nghiên cứu thấy rằng cái gọi là triệu chứng Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc xảy ra xấp xỉ như nhau, cho dù người tham gia uống mì chính thật hay uống viên giả mì chính.

Nhằm giải quyết dứt điểm chủ đề này, vào năm 1995 Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) đã giao trách nhiệm cho Hiệp Hội Các Công ty Mỹ Về Sinh Học Thực Nghiệm xem xét tất cả các bằng chứng sẵn có để quyết định xem mì chính có phải là "quái vật thực phẩm" như người ta tưởng không.

Để khởi sự, hội đồng chuyên gia đã loại bỏ thuật ngữ ‘Hội Chứng Nhà hàng Trung Quốc’ vì nó “mang nghĩa miệt thị và không phản ánh đúng mức độ và bản chất của triệu chứng”, và thay bằng thuật ngữ ‘tổ hợp triệu chứng MSG’ để mô tả nhiều triệu chứng khác nhau do dùng mì chính.

Nhưng họ có kết luận rằng: có đủ bằng chứng khoa học để nói rằng có tồn tại một nhóm người khỏe mạnh trong dân chúng có thể có phản ứng xấu nếu sử dụng một lượng lớn mì chính, thường thì phản ứng xảy ra một giờ sau khi sử dụng. Nhưng phản ứng này được thấy khi nghiên cứu với 3 gram (hoặc nhiều hơn) mì chính đi kèm với nước, không có thức ăn; một tình huống không xảy ra trong thực tế mà, theo FDA, phần lớn người ta dùng khoảng 0,55 gram mì chính một ngày và lẫn trong thức ăn.
Một nghiên cứu vào năm 2000 đã cố gắng để đi sâu hơn nữa với 130 người mà tự họ cho rằng họ có phản ứng với mì chính. Những người mạnh khỏe này trước tiên nhận được một liều mì chính không kèm thức ăn. Nếu ai đó có số triệu chứng vượt qua một mức nhất định trong bảng 10 triệu chứng, thì họ sẽ được thử nghiệm lại với cùng liều như cũ (hoặc mì chính giả) để xem phản ứng có nhất quán hay không. Họ cũng được thử nghiệm với liều cao hơn để xem có tăng triệu chứng không.

Sau một vòng nữa thử nghiệm lại, chỉ thấy có 2 người trong số 130 người là có biểu hiện phản ứng nhất quán với mì chính thật, không có phản ứng với mì chính giả. Nhưng sau đó, khi họ được thử nghiệm lại với mì chính trong thức ăn thì phản ứng của họ khác đi, điều này làm ta nghi ngờ tính vững chắc của việc tự đánh giá là nhạy cảm với mì chính.

Nhưng ngoài ra, glutamate là hết sức thấp về độc tố. Một con chuột có thể tiếp nhận 15-18 gram cho 1 kg trọng lượng trước khi bị rủi ro chết vì ngộ độc glutamate. Nên biết chuột nhắt sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tác động của mì chính.

Do vậy trong khi không thể khóa sổ về khoa học (và tiến sỹ John Olney đã dành gần cả đời mình, sau lần thử nghiệm ban đầu trên súc vật, để vận động cho quy chế chặt chẽ hơn với việc sử dụng mì chính) thì nay Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) nói rằng việc cho mì chính vào thức ăn ‘nhìn chung được công nhận là an toàn’.
 

taychoitapsu

Xe tăng
Biển số
OF-81813
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
1,012
Động cơ
421,697 Mã lực
Có biết thí nghiệm phân biệt chuyện ăn món ăn không có mì chính với món ăn ngập tràn mì chính (phổ biến ở VN),
bản chất khác hẳn hoàn toàn với thí nghiệm viên nang không?
À mà nhớ hình như có liệu pháp cho người bị tâm thần là cho thật nhiều mì chính vào món ăn đó.
 

Ceramicstile

Xe tăng
Biển số
OF-546802
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,672
Động cơ
22,300 Mã lực
Tuổi
45
Em thấy giống thớt không ăn thịt cầy. Em như các cụ ngày xưa, trâu toi, bò ngã, chó bả, mèo sương, cóc nhái, ếch ương đều ăn được hết
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top