- Biển số
- OF-668894
- Ngày cấp bằng
- 9/6/19
- Số km
- 8,697
- Động cơ
- 437,126 Mã lực
Ảnh đầu với ảnh thứ 3 đẹp troai phết, quả nhếch mép kia mà gặp em lúc tuổi trẻ có lẽ xơi phật thủ bác ạEm tiếp tục...)
Trở lại Tu viện Đa Minh. Sau khi có thêm người mới tu viện vui vẻ hẳn lên. Tối thứ 7 - CN các cán bộ Campuchia và nhân viên nhà đài tập trung ở hội trường hát múa. Tôi cũng dần dần làm quen với những bài hát, điệu múa dân tộc Kh'mer. Những tối khác rảnh rỗi không phải sinh hoạt như ở các đơn vị chính quý thì cụ An bắt lính học tiếng Kh'mer do cụ Keo Chanda dạy. Cụ Keo sau này là Bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin. Ở đó có cụ Pen Sovan có lẽ là cao cấp nhất, cụ này uống rượu tương đối. Mỗi lần đến ca tôi gác cổng chính cụ Pen hay xách cái bi đông lính ra nhờ mua rượu. Và lần nào cũng đưa dư chút tiền để ông cháu đi mua hộ có thể mua thêm bao thuốc hút đêm. Khoảng cuối tháng 11/1978 thì cụ Hun xuất hiện ở Thủ Đức. Cụ Hun lúc đó chưa đến 30 tuổi, người gầy nhỏ, tác phong nhanh nhẹn, không biết tiếng Việt. Cụ Hun chỉ ở Thủ Đức một tuần rồi lên SG để chữa bệnh và làm mắt giả. Cụ An lại cử tôi và 5 thằng nữa theo cụ Hun lên 38 Phùng Khắc Khoan với nhiệm vụ bảo vệ khu nhà. Còn hàng ngày đưa đón cụ Hun đi viện thì là người của T.78. Gần một tháng phất phơ ở vỉa hè Phùng Khắc Khoan tôi cũng kịp chém gió với nhóm 3 cô nữa sinh lớp 12 và được các cô mời đi xem ca nhạc. Nhưng chưa kịp đi thì sáng hôm đó bọn tôi lại có lệnh trở về Thủ Đức gấp. Vậy là không kịp chào từ biệt mấy cô nữ sinh, có lẽ tối hôm đó mấy cô giận anh bộ đội Bắc kỳ lắm .
Rồi ngày 7/1/1979 đến. Những cán bộ Campuchia nhảy múa reo hò cả ngày. Buổi tối họ bày tiệc liên hoan chia tay cùng anh em cảnh vệ để sáng sớm mai về Campuchia nhận công tác. Sau khi về Campuchia phần đa họ đều nắm những chức vụ cao trong chính phủ. Ngay anh Sơn ( Keo Prasat) người trẻ nhất trong đó 23-24 tuổi cũng làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm đại sứ Campuchia tại Liên xô. Còn mấy chú nhóc 16-17 thì thành phóng viên Thông tấn xã Campuchia SPK. Cũng vì có mấy cậu phóng viên tập sự này mà tôi có một lô ảnh chụp ở Phnom Penh thời ấy. Tiếc là các chú không biết chụp nên toàn ngược sáng, mặt mũi nhạt nhòa..
Sáng 8/1 toàn bộ rút cán bộ Campuchia rời khỏi Thủ Đức ra sân bay TSN đi máy bay quân sự sang Campuchia. Cụ An cũng đi theo họ. Chúng tôi ở lại cùng thiếu tá Vy và đại úy Hoàng. Sau 2h thu dọn Tu viện dỡ bỏ các trạm gác ở hai cổng. Trả lại tu viện sự tĩnh lặng vốn có của nó. Chúng tôi mang toàn bộ quân trang, vũ khí lên xe GMC về 6O6 Trần Hưng Đạo. Chỉ để lại đại úy Hoàng chờ bàn giao lại tu viện cho địa phương quản lý.
Về tới 606 THD, cụ Vy thông báo: Sáng mai chúng tôi sẽ sang Phnom Penh bằng đường bộ. Sau khi sang cụ An ở bên đó sẽ phân công nhiệm vụ mới.
Sáng hôm sau kế hoạch có chút thay đổi. Thêm một tiểu đội được giữ lại bảo vệ trạm 606 ( trạm này trước là bộ tư lệnh quân đội Hàn quốc ) và thêm một lần số đen tiểu đội tôi không được ở lại SG. Số còn lại thì nằm ở 606 chờ. Còn 5 đ/c áp tải một xe thực phẩm sang Phnom Penh ngay sáng nay. Tiếp tục số đen tôi và 4 thằng lính HN phải chuẩn bị sau 30' là lên đường. Cụ Vy này không như cụ An, không biết vì sao cụ Vy không ưa mấy thằng HN. Nên bọn tôi bị đi đầu cũng là tất nhiên.
Sau 30' chúng tôi lên 2 xe UAZ hộ tống một xe Latvia bỏ hết ghế chở đầy thịt, rau, mỳ tôm...nhằm thẳng cửa khẩu Mộc bài.
Đời lính lại sang một bước ngoặt mới. Từ khi rời Pắc xế, Trường sơn đến lúc này mới tròn một năm. Nhưng một năm này không êm ả như hơn một năm ở Trường sơn. Một năm này tôi đã trải qua bao biến cố đời lính. Được thực sự bước vào một cuộc chiến với kẻ thù, được cọ sát với cái chết trong gang tấc. Và có một cô gái dành cho tình cảm đặc biệt. Một năm đầy biến động.
Quá trưa đoàn xe của chúng tôi vượt qua Mộc bài tiến vào đất Campuchia, không một trạm gác, không barie chẳng có bất cứ dấu vết gì để nhận biết đó là biên giới. Đi thêm vài km mới thấy một cột cây số siêu vẹo ghi mấy chữ Kh'mer loằng ngoằng.
Con đường quốc lộ bị băm nát vì những hào chống chiến xa đào xương cá giữa đường. Xe giảm tốc độ như rùa bò qua những đoạn hào được công binh lấp vội.
Gần 4h chiều thì chúng tôi cũng đến được phà Niếc Lương cách Phnom Penh 60 km. Hai bên bờ dày đặc dân Campuchia từ các các công xã, trại lao động tràn ra trở về quê cũ. Hai bên bờ vẫn còn những công sự phòng ngự của Polpot ngăn chặn quân ta tiến vào thủ đô. Những người dân đủ mọi lứa tuổi với duy nhất một bộ quần áo đen loang lổ những vệt mồ hôi. Họ lầm lũi bước đi, khuôn mặt khắc khổ với ánh mắt đờ đẫn. Mắt họ chỉ sáng lên khi nhìn thấy chiếc xe Latvia chứa đầy thực phẩm. Lập tức họ tiến lại gần nhìn chúng tôi với ánh mắt van lơn, cầu khẩn, giơ tay xin lương thực.
Tôi cũng hoảng hồn, vội bố trí anh em vây quanh xe, súng ống sẵn sàng nhả đạn. Làn sóng áo đen vây quanh xe mỗi lúc một đông. Sợ họ sẽ ào vào cướp lương thực. Tôi giơ súng bắn một loạt lên trời. Vòng tròn áo đen liền tản rộng. Tôi giơ tay ra hiệu mọi người ngồi xuống. Bập bẹ tiếng Kh'mer tôi hỏi :
- Có ai biết tiếng VN ?
Một người trung niên cao, gầy đứng lên :
- Anh dịch giúp tôi : Đây là lương thực, thực phẩm chúng tôi mang sang phục vụ các cán bộ lãnh đạo Campuchia. Mọi người không nên động vào. Chúng tôi có thể nổ súng nếu ai cố tình. Chúng tôi chỉ có một it đồ ăn cá nhân, sẵn sàng chia sẻ cho mọi người. Còn xe thực phẩm thì không được.
Nghe người phiên dịch nói xong mọi người ồn ào một lúc rồi ngồi im nhìn tôi chờ đợi. Tôi gọi mấy thằng kia :
- Mang hết ba lô trên xe xuống đây. Thằng nào còn đồ gì ăn được thì bỏ hết ra. Tôi biết ít nhất mỗi thằng có 5 gói mì tôm vừa lĩnh lúc sáng.
5 cái ba lô được mang ra. Hơn gần 30 gói mì tôm,mấy gói lương khô, một gói kẹo . Tôi gọi anh chàng phiên dịch :
- Anh nói với họ tất cả khẩu phần ăn trong 3 ngày của chúng tôi chỉ có từng này. Giờ chúng tôi sẽ phát cho các em bé và người già thôi. Không thể đủ cho mọi người.
Mọi người đã nhìn thấy ba lô chúng tôi chẳng còn gì nên ngồi trật tự. Tôi nói anh phiên dịch chia đồ ăn cho mọi người. Chút đồ của chúng tôi như muối bỏ bể. Một người đàn bà bế đứa con 3-4 tuổi đang chen lại gần. Cô ta nhìn mấy gói mì tôm còn sót lại trên tay người phiên dịch với ánh mắt tuyệt vọng. Thoáng thấy vậy, tôi liền nhảy đến chỗ anh phiên dịch giữ lại được gói mì tôm cuối cùng. Vượt qua mấy người đứng phía trước tôi đưa gói mì cho chị ta. Chị ta chắp tay mồm lắp bắp :" Or cun koong tóp VN" .
Chẳng còn hy vọng gì, nên đám người tản ra. Ai có mì tôm thì nhóm lửa đun nước bằng cái ang gô cũ.
Vài phút sau đó tôi còn cứu được đứa con chị ta suýt bị bỏng vì nước sôi ( chuyện này tôi đã kể ngay đầu thớt: Những mẩu chuyện )
( Nghỉ chút các cụ nhé..)
Có mấy cái ảnh trong 1 năm ở Tây ninh. Chống trôi bài.
Ảnh khi bắt đầu vào Tây Ninh
Trước khi rời Tây Ninh
Sau 2 tháng về Thủ Đức.