[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,316
Động cơ
75,400 Mã lực
Trước đây em học ở Sỹ quan thông tin, đội CPC ăn ở mọi hơn L,kỳ nhông, rắn, thằn lắn nhắm tất.
Học dốt nhưng đòi điểm cao, thi vấn đáp có 2 câu nhưng ko thuộc, cho 6 không lấy đòi phải 7. Ăn chơi thì thôi rồi
Học viên CPC thì láu cá, trốn đi ra ngoài rồi còn vác cả thùng bia về. Tích cực thì ăn uống, giao tiếp, thể thao và học tập đều giỏi hơn đội Lào. Nhưng trước dịp nghỉ lễ 2 tháng là biết để dành tiền còn mua vé máy bay đó.
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,466
Động cơ
60,388 Mã lực
Học viên CPC thì láu cá, trốn đi ra ngoài rồi còn vác cả thùng bia về. Tích cực thì ăn uống, giao tiếp, thể thao và học tập đều giỏi hơn đội Lào. Nhưng trước dịp nghỉ lễ 2 tháng là biết để dành tiền còn mua vé máy bay đó.
Mình đào tạo cho họ nhiều phết nhỉ. Bên xxx cũng có đội được đào tạo ở Vĩnh Yên.
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,316
Động cơ
75,400 Mã lực
Nghỉ mấy hôm vì bận đột xuất, sau đó lại bị sốt. Nay mới lại ngồi mổ cò tiếp được :
Buổi chiều, hơn 4h trời Phnom Penh vẫn nắng nóng. Hôm nay 24/12 nên khách du lịch rất đông chắc họ sang đón Noel ở một đất nước Phật giáo xem có gì khác lạ. Phnom Penh thì đi đâu cũng có chùa, nhưng nhà thờ thì chỉ có vài cái. Cũng có Nhà Thờ Lớn nằm trên đường Monivong gần ga Phnom Penh cũ. Tuy còn nắng nóng nhưng tôi cũng xuống đường đi qua hiệu ảnh Osca của anh Heng hồi xưa đến một quán cafe nhỏ gọi một ly đen đá ngồi ngắm đường phố.
Gần 5h tôi đứng lên về Hotel Sor vì thời gian còn nhiều nên tôi vòng qua phố đèn đỏ của Phnom Penh ngó nghiêng. Vẫn những quán bar san sát nhau cùng những hàng ghế cao bày gần sát đường cùng những cô gái đủ quốc tịch vẫy tay chào mời khách. Ở đây các cô ăn mặc kín đáo hơn không như bên Thái. Một tài xế tuk tuk chạy ra hỏi tôi bằng tiếng Kh'mer :
- Anh đi đâu ?
- Tôi đang đi chơi không cần xe.
Anh ta nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi nhỏ :
- Có cần em nào không ?
- Cám ơn, tôi không cần.
- Anh người VN phải không ?
Tôi cười và nói bằng tiếng V:
- Đúng rồi, tôi nghĩ anh cũng là người VN. Anh ở bên này lâu chưa ?
- Dạ, tôi sang đây từ năm 1995. Hồi năm 1983 đã qua đây một lần rồi.
- Hồi đó chắc là lính. Vậy thì 1989 thù về nước rồi chứ.
- Vâng, chẳng giấu gì anh. Hồi đó tôi sang Kom pong Chàm chiến đấu. Suốt ngày truy quét địch. Về sau tôi có yêu một cô gái Kh'mer ở đó. Trên tiểu đoàn biết chuyện nên bắt làm kiểm điểm và điều về Sông Bé năm 1986.
- Chà, ông bạn cũng lớn gan. 9 điều kỷ luật chiến trường khi sống bên đất bạn chưa thuộc à ? May cho ông là lúc đó ông Phùng Thế Tài về lâu rồi, nếu không thì ông ăn đạn. Sau đó rồi sao ?
Anh tài xế lấy ra bao thuốc Hero mời tôi và tự mình châm một điếu rồi nói tiếp :
- Vậy, chắc ông anh cũng là lính. Anh đi năm nào ? Quê đâu ?
- Tôi đi 76, ở Hà Nội. Sang đây năm 79 đóng ở Phnom Penh này.
- Vậy là anh sướng không phải ở tỉnh. Bọn em dưới tỉnh khổ lắm.
Đúng là lính vẫn là lính, biết năm nhập ngũ là đổi cách xưng hô ngay. Tôi cười nói :
- Sướng cái gì, bọn tôi còn đi khắp đất Campuchia này rồi. Sướng mà có đứa con gái Campuchia nào nó yêu đâu, ông còn có người yêu Kh'mer. Sau thì thế nào ? Kể nốt đi, hết giờ rồi.
- Vâng, sau khi về Sông bé thì em ra quân. Vì em đi năm 1981, đến 86 là 5 năm nên được phục viên. Có mấy trăm đồng em về quê sửa cho ông bà già cái nhà. Quê em ở Triệu sơn - Thanh hóa nên cũng nghèo chẳng biết làm gì. Xin việc thì khó. Cạy cục mãi em mới xin đi xuất khẩu lao động ở LX. Hết 4 năm em về có bao nhiêu tiền em đưa ông bà già hết. Cầm một ít tìm đường sang đây tìm cô người yêu cũ.
- Mãnh liệt ghê nhỉ. Sau chắc tìm được và hai cô cậu lấy nhau. Cậu thì bỏ quê sang đây ở với vợ ?
- Vâng. May là sang đến Kong pong Chàm thì em vẫn tìm được và cô ta vẫn chờ em. Vậy là em cưới luôn rồi về báo cáo gia đình. Từ đó em chạy đi chạy lại giữa hai nước. Đến năm 95 bố mẹ em khuất núi, thì em qua hẳn bên này đưa vợ con về Phnom Penh kiếm sống.
Còn mấy phút nữa đến 5h tôi bảo :
- Thôi, tôi có việc vội. Cậu chở tôi đến Hotel Sor đi, giờ tôi đi bộ không kịp. Lúc khác gặp nhau cafe nói chuyện sau.
Anh ta vâng dạ, nổ máy đưa tôi đến ks.
- Anh ở đây à ?
- Không tôi ở bên kia đường.
Tôi đưa anh ta 2 vạn riel rồi bắt tay tạm biệt.
- Khi nào cần đi đâu thì gọi cho đồng đội nhé.
- Uh, đi đi yên tâm.
Cụ kể thêm nhiều ngoại chuyện như với chú lái xe, cô Chan Tha, cô văn công nữa thì tốt quá. Đợt trc cháu đọc báo thấy đang xử lý chất độc da cam sân bay A Lưới. Thời cụ đóng quân A Lưới có dính dáng gì chỗ này không cụ?
 

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,316
Động cơ
75,400 Mã lực
Mình đào tạo cho họ nhiều phết nhỉ. Bên xxx cũng có đội được đào tạo ở Vĩnh Yên.
Năm tới có thêm ngành học mới cho học viên Lào nữa đó cụ. Ở trg Sư phạm HN, Sư phạm TN còn có học viên sau đại ng Lào nhưng cháu k hỏi là có đc học bổng k.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,170
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cụ kể thêm nhiều ngoại chuyện như với chú lái xe, cô Chan Tha, cô văn công nữa thì tốt quá. Đợt trc cháu đọc báo thấy đang xử lý chất độc da cam sân bay A Lưới. Thời cụ đóng quân A Lưới có dính dáng gì chỗ này không cụ?
Sân bay A Lưới là Đông TS còn bọn này ở Tây TS giáp biên giới với Lào. Khu vực đó khi xưa cùng Sư đoàn nhưng phía đó do trung đoàn 515 và 576 quản lý. Bọn này là trung đoàn 531 và 34. E 576 cuối 1976 bị nổ một kho thuốc nổ ở một đại đội, hầu như những ai đang ở đơn vị đó đều hy sinh, may là hôm đó CN nên có một số anh em đi chơi nên thoát chết.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,170
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Định mai thứ 7 viết nốt. Có mợ Red vào giục đành viết được đến đâu thì viết:
Đường phố đã tắt nắng. Người đi lại đông hơn, vài cơn gió nhẹ từ bờ sông thổi vào xua bớt cái nóng ban chiều. Đang định hỏi thăm chuyện gia đình ông bạn thì Chăn Thu khẽ giật tay tôi hỏi :
- Bên kia đường có phải cái ks ngày xưa không anh ?
- Nó đấy, hồi xưa nó lại Sukhalay giờ là Pacific. Anh và mọi người cùng đi ở bên đó.
- Vậy cửa hàng của anh gì người TQ chỗ nào?
- Cũng bên kia đường phía trước mặt, nơi có cái bảng hiệu điện tử đang chạy chữ : Camera đó. Giờ ở đó bán máy ảnh và cam an ninh. Nhưng của chủ mới, anh Hêng và gia đình chuyển đi đâu mất, không hỏi thăm được.
Chan Thu thở dài khe khẽ :
- Những người bọn em gặp hồi xưa anh còn tìm được ai không ?
- Họ đi đâu hết cả rồi. Anh có tìm trong mấy đợt sang trước nhưng không gặp ai. Quán chị Năm cũng không còn.
- Phnom Penh thay đổi nhiều quá. Không còn nhận ra phương hướng nào. Cái nhà cũ của ba má em ở chỗ nào anh có nhớ không ?
- Cái nhà trên đường Charles de Gaulle hả ? Giờ không còn nữa, họ phá lâu và xây công trình khác rồi. Khoảng 20 năm trở lại đây tốc độ xây dựng bên này rất nhanh. Ngay cả anh nhiều chỗ cũng không nhận. Khu vực cơ quan cũ, đi lại hàng ngày nhớ từng bụi cây ngọn cỏ, mà đến giờ phải đi bộ đến đứng ngó nghiêng một lúc mới định hình được vị trí. Em muốn thăm vị trí nhà cũ thì sáng mai anh sẽ đưa đi.
- Thôi, cám ơn anh. Nhà bị phá rồi, qua đó càng thêm buồn và nhớ ba má.
Vừa đi vừa nói chuyện nên một tiếng sau chúng tôi mới bờ sông. Đi ngược về phía cầu Ch'roi Changwa chúng tôi tìm được một nhà hàng nhỏ, sạch sẽ có mấy bộ bàn ăn quay ra phía sông. Thằng K và Chan Thu đứng ra lan can ngắm tàu bè đi lại. Cả một khúc sông sáng rực ánh đèn của các loại tàu du lịch. Chăn Thu quay lại hỏi tôi :
- Cái bờ kè hồi xưa anh và em hay ngồi nói chuyện ở chỗ nào mà em không nhận ra ?
- Chỗ đó phải đi xuôi theo dòng sông xuống phía dưới khoảng 3 km nữa, qua hội trường Sông Bốn Mặt gần nhà hát Hoàng gia. Giờ là kè xi măng không phải kè đá như xưa.
- Tất cả những chỗ đó anh đã qua rồi sao ?
- Anh đã qua hết. Chỉ chưa có thời gian đi lên cửa khẩu Poi pét thôi.
Chăn Thu giơ ngón tay cái về phía tôi :
- Number one.
Chúng tôi đi vào bàn, tôi kéo ghế cho hai người và ngồi đối diện với họ. Chăn Thu nhìn tôi hơi nhíu mày tỏ vẻ thắc mắc, biết ý tôi giải thích :
- Anh ngồi bên này để dễ quan sát dung nhan hai người bạn lâu năm mới gặp lại.
- Anh thấy hai anh em em thế nào ?
- Anh K vẫn có nét như ngày xưa, không thay đổi nhiều. Dân lao động từ nhỏ nên trông vẫn khỏe mạnh lắm.
Thằng K đứng lên lấy chai vang nhỏ và kêu phục vụ mở giúp.
Chăn Thu hỏi tiếp :
- Còn em thì sao ?
- Còn em à ? Em vẫn vậy. Tính nết và cách nói chuyện vẫn như xưa. Nhìn khó đoán tuổi. Chắc em cũng chịu khó tập và chăm sóc khuôn mặt và vóc dáng.
Chăn Thu cười vui vẻ :
- Từ hôm qua đến giờ em để ý, anh Việt cộng giờ nói chuyện biết galant (nịnh đầm) rồi đó. Sao hồi xưa không như vậy ?
- Hồi đó anh còn trẻ dại. Có ai dạy anh đâu. Thôi, lại cụng ly chúc sức khỏe rồi vừa ăn vừa nói chuyện.
Tôi hỏi thằng K :
- Mày chưa nói tao nghe chuyện vượt biên của mày đó. Chỉ biết mấy tháng lang thang bên đất TQ mày mới sang được Hong Kong.
Chăn Thu trợn tròn mắt hỏi :
- Ủa, mấy tháng trời lang thang bên TQ á. Sao không nghe anh K nói bao giờ. Tiện đây kể em nghe với.
Thằng K nhìn ra mặt sông rồi từ từ nhắm mắt lại như để hồi tưởng lại quá khứ. Khi mở mắt ra nó thở dài nói :
- Chuyện cũng chẳng có gì. Nhưng mày và cô Yến muốn biết thì tao kể.
Châm một điếu thuốc lá, vẫn cái giọng khàn khàn như hồi xưa nó chậm rãi kể:
- Hồi đó, sau khi mày đi lính...
Chuyện thằng K kể cũng dài dòng. Tôi tóm tắt chuyến vượt biên của nó :
Sau khi tiễn tôi nhập ngũ thì thằng K cũng không làm công nhân xây dựng nữa. Nó lại quay về cái nghề sửa xe đạp mà tôi và nó vẫn từng làm vào dịp nghỉ hè. Trước đi đâu cũng có hai thằng, giờ còn một mình nên tối nào nó cũng sang nhà tôi ngồi chơi xem tivi, hết giờ lại về.

Năm 1977 cô nó ở một tỉnh miền núi bỏ chồng con về HN ở cùng mẹ con nó, nên gia cảnh cũng đỡ buồn.
Đầu 1978 ( nó ko nhớ rõ lắm) nó dính vào một trận đánh nhau khá nổi tiếng hồi đó, sau khi xuyên nguyên cái dũa 3 cạnh vào hốc mũi nạn nhân, nó kêu xích lô đưa nạn nhân sang bv Bạch Mai cấp cứu. Sau đó nó ra CA tự thú.
Nạn nhân của nó là con một ông tướng, do được cấp cứu kịp thời và lấy được cái dũa ra nên thoát chết. Nên cũng chẳng kiện cáo gì, vì nhà nó quá nghèo, chỉ có hai mẹ con. Cuối cùng nó cũng lĩnh án tù 6 tháng.
Khi nó ra tù thì bùng phát vụ nạn kiều năm 1978. Thấy bà già có cô em ở cùng nó cũng yên tâm và nung nấu ý nghĩ vượt biên. Nó lọ mọ xuống HP 2 lần nhưng số nhọ đi không thoát. Chán đời nó quay về nhà viết đơn xin đi bộ đội.

Với cái lý lịch 6 tháng tù nên chẳng ai gọi nó đi. Cuộc sống tương lai của nó tối tăm mù mịt. Nó không có cơ hội xin vào làm ở đâu. Rồi cũng may cho nó, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, HN động viên cục bộ, nó lại viết đơn xin nhập ngũ và lần này nó toại nguyện.
Sau 2 tháng huấn luyện cơ bản, nó lại đi học 3 tháng trinh sát. Hoàn thành 5 tháng huấn luyện thì nó được lên Cao bằng chốt biên giới. Gần 2 năm nó lăn lộn dọc biên giói V-T của tỉnh Cao Bằng.
Giữa 1981 thì nó gặp một thằng cùng đại đội trinh sát nhà ở Lương Ngọc Quyến, thằng này từ nhỏ sống lẫn với dân Tàu nên tiếng Trung rất khá. Vậy là hai thằng bàn nhau vượt biên sang Hong Kong qua đường Trung Hoa lục địa.

Trong mấy tháng cuối năm 1981 hai đứa chúng nó âm thầm gỡ mìn và dọn được một con đường sang biên giới. Sau cái Tết 81-82 thì nó xin về phép, mang toàn bộ quân tư trang về đưa bà già. Đúng dịp đó tôi cũng được về phép. Hơn 5 năm chúng tôi mới lại gặp nhau. Lúc đó nó chỉ còn 5 ngày phép. Chúng tôi đi chơi, ăn, xem phim...và cũng tâm sự rất nhiều, tôi kể cho nó nghe chuyện Chan Thu. Nó cứ tiếc hùi hụi và chửi tôi ngu sao ko đi. Đến ngày nó phải trở lại đơn vị tôi cùng nó đi xem phim ở rạp Công Nhân, ăn kem Bờ Hồ, rồi ngồi Bờ Hồ nói chuyện gần sáng mới về. Hai thằng đều xác định gặp nhau lần cuối trong đời.

Thằng K quay lên đơn vị. Ngay tối hôm sau nó cùng thằng LNQ trốn theo con đường đã gỡ mìn sẵn để sang TQ. Bọn nó luồn qua được 2 chốt của lính TQ, rồi vừa đi vừa chạy, mờ sáng hôm sau nó đã cách xa khu vực phòng thủ biên giới 30 km. Sau khi vứt hết vũ khí mang xuống một con suối, hai thằng chỉ mang theo một con dao găm và vài vật dụng cần thiết cho cuộc sống trong rừng. Cứ như vậy, ngày nghỉ, đêm đi bọn nó men dần ra phía bờ biển và cứ bám bờ biển đi ngược lên phía Bắc.

Sau hơn một tháng đã đi rất xa khu vực biên giới bọn nó mới dám đi ban ngày. Lúc đi bộ, lúc đi nhờ xe...gặp phương tiện nào nó đi bằng phương tiện đó. Nhờ thằng LNQ biết tiếng Tàu nên bọn nó được dân chài ven biển giúp đỡ vào cho ăn. Trong suốt thời gian lang thang ở TQ nó đóng giả thằng câm, điếc nên ko bị lộ.
Sau hơn 3 tháng thì nó đến gần Ma Cao. Gặp được một đám dân HP- QN đang chuẩn bị tàu bè sang Hong Kong. Hai thằng nó xin đi cùng và được chấp thuận. Cuối cùng sau 4 tháng nó cũng đặt chân lên trại tị nạn Hét linh Châu.

Ở trại vài tháng vô tình nó gặp anh Dìn và cô em gái Cắm Lìn (anh Dìn người Hoa ở Ngọc hồi. Hồi xưa có dạy võ và thiền cho tôi và K) hai anh em anh Dìn rủ nó đi Canada vì có người nhà bên đó, nhưng nó ko đi, quyết đi Mỹ hoặc Pháp vì theo nó nghĩ hai nước này nhiều dân VN.
Một năm sau thì nó sang được Pháp, được học tiếng, học nghề và bắt đầu cuộc sống hòa nhập nơi đất khách. Do là một quân nhân đang tại ngũ trốn đi nên nó im hơi lặng tiếng, không có bất cứ thông tin gì về nhà. Những năm sau tôi về phép thì mẹ nó ở nhà đã lập cho nó cái bàn thờ.

Mãi đến 1993 nó mới viết thư về nhà. Và 1995 nó tìm được Chan Thu. Thấy nó làm việc vất vả, và qua lời nó kể thì cũng là một người lính quê HN, nên Chan Thu đã xin cho nó vào một trang trại của người quen ở Bordeaux. Nhờ chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ quí và gả cho cô con gái. Từ đó cuộc sống của nó êm ấm. Vài tháng nó lại lên Paris chơi với gia đình Chan Thu và Nam. Giờ nó cũng ko còn ai thân thích ở VN nên nó cũng ko về VN chơi.
Chăn Thu nghe xong thở dài, buồn bã :
- Biết nhau bao nhiêu năm, giờ mới nghe anh K tâm sự. Cuộc đời anh cũng quá vất vả, chuyến đi của anh đánh đổi các mạng sống. Hơn một năm trời anh mới đến được nơi anh mong muốn. Em rất cảm phục ý chí của anh.
Liếc sang tôi, cô nàng nói tiếp :
- Vậy mà có người chỉ 3 ngày là tới nơi mà không chịu đi, kỳ quặc.
Biết cô nàng lại đá mình tôi chỉ cười, và không quan tâm lắm. Tính Chan Thu vẫn vậy. Tôi nói :
- Thời điểm đó mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và ở một vị trí công tác khác nhau. Anh và anh K không thể giống nhau dù là bạn rất thân.
Chăn Thu quay sang nhìn thẳng mặt tôi :
- Em hỏi anh một câu anh phải nói thật. Có khi nào anh hối hận vì hồi đó không đi cùng em không ?

Gặp nhau từ trưa đến lúc này tôi cũng mới đối diện với dung nhan cô bạn thủa xưa. Chan Thu khá trẻ so với tuổi, khuôn mặt và vóc dáng chắc cũng được chăm sóc khá kỹ lưỡng, nên vẫn nhỏ nhắn, thon thả. Ngó thẳng mặt cô nàng tôi lắc đầu :
- Không, không có lần nào anh nghĩ như vậy. Thường những việc gì anh đã quyết thì hầu như anh ít nghĩ lại lắm.
Thằng K cũng nói chen vào :
- Tính thằng này nó vậy đấy. Anh tin nó nói thật.
Chăn Thu bặm môi không nói gì, nâng ly rượu lên uống một ngụm như muốn nuốt trôi cục tức đang dâng lên tận cổ.
Thấy vậy tôi vội nói :
- Có gì đâu. Chuyện cũ mà hối hận hay không hối hận thì giờ này đâu có giá trị gì. Cốt là sau rất nhiều năm chúng ta vẫn gặp lại nhau, nhớ đến nhau. Bằng chứng là anh nhờ anh K tìm em từ cách đây hơn 20 năm.
Mà sao hồi đó em và anh Nam đã đi lọt rồi. Sau đó sao quay lại và lúc sang lại có vất vả không ?
Hướng đôi mắt về phía bờ sông nhìn những con thuyền đang chậm chậm chở du khách qua. Chăn Thu kể :
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,170
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
- Qua đến đất Thái gặp cô chú, ba má em xong. Ba má em bảo sẽ chờ một tuần để ba má làm thủ tục rồi cả nhà sẽ qua Pháp. Suốt mấy ngày sau đó em rất nhớ anh. Hầu như lúc nào cũng khóc và rất buồn. Chỉ có anh Nam là hiểu được em và thi thoảng an ủi em đôi chút. Anh Nam còn nói trêu em : " Đấy, cô em cứ tự tin là trong một tuần sẽ bắt được anh Việt cộng này." vì khi gặp anh vài lần ở quán chị Năm em đã nói với anh Nam : " Em rất thích anh VC này. Trong một tuần em sẽ bắt sống anh VC này cho anh coi " mà sau này em cũng đã bắt được anh thật.

Một hôm trong một bữa cơm chiều cùng cô chú và ba má em nói :" Ba má cho con quay lại Phnom Penh vài ngày, sau đó con mới yên tâm sang Pháp"
Ba má em dứt khoát không đồng ý. Cô em thì lại rất chiều em, nghe em nói vậy. Cô nói với ông chồng điều gì đó bằng tiếng Thái. Ông chú em liền hỏi em những vấn đề liên quan đến anh. Thực ra lúc đó em và anh Nam cũng chỉ biết anh là một người lính Bắc Việt đang có một nhiệm vụ gì đó ở Phnom Penh. Và công việc của anh không như những người lính khác vì lúc đó anh ăn mặc rất bình thường như một thanh niên SG, rất ít khi anh mặc quân phục.

Nghe bọn em kể vậy chú em cũng không hỏi gì nhiều nữa. Chỉ nói với ba mẹ em : " Nếu con bé cần thiết quay lại Phnom Penh vì việc gì đó thì chú sẽ cho người đưa về, bảo đảm an toàn tuyệt đối " Ba em nói : " Chuyện trẻ con, rồi vài năm con sẽ quên anh ta đi ngay thôi " mẹ em thì hỏi : " Vậy anh ta là người ra sao ?" Em đạp vào chân anh Nam nhờ nói hộ. Anh Nam thấy em cầu cứu liền e hèm nói :" Đó chắc chắn là một người lính tốt, có vẻ ngoài vừa thư sinh vừa lãng tử, nói chung đối với các cô gái mới lớn rất cuốn hút. Nhưng anh ta lại có cách làm việc rất thận trọng, tỉ mỉ, chi tiết. Hai anh em con sang được tới đây hoàn toàn do anh ta bố trí, sắp xếp giúp. Vì vậy em Yến nhà mình mê mệt với anh ta cũng là bình thường. Con là con gái thì có khi hai anh em tranh nhau :)"

Ba em nghe chú và anh N nói vậy liền bảo : " Việc này mấy mẹ con bàn với nhau. Ba không muốn can thiệp vào chuyện riêng của con, con lớn rồi tự biết nên làm gì. Đừng để ảnh hưởng đến người khác. Quyết định thế nào thì ba cũng ủng hộ con gái ba "
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,736
Động cơ
293,234 Mã lực
Chuyện thằng K kể cũng dài dòng. Tôi tóm tắt chuyến vượt biên của nó :
Sau khi tiễn tôi nhập ngũ thì thằng K cũng không làm công nhân xây dựng nữa. Nó lại quay về cái nghề sửa xe đạp mà tôi và nó vẫn từng làm vào dịp nghỉ hè. Trước đi đâu cũng có hai thằng, giờ còn một mình nên tối nào nó cũng sang nhà tôi ngồi chơi xem tivi, hết giờ lại về. Năm 1977 cô nó ở một tỉnh miền núi bỏ chồng con về HN ở cùng mẹ con nó, nên gia cảnh cũng đỡ buồn. Đầu 1978 ( nó ko nhớ rõ lắm) nó dính vào một trận đánh nhau khá nổi tiếng hồi đó, sau khi xuyên nguyên cái dũa 3 cạnh vào hốc mũi nạn nhân, nó kêu xích lô đưa nạn nhân sang bv Bạch Mai cấp cứu. Sau đó nó ra CA tự thú. Nạn nhân của nó là con một ông tướng, do được cấp cứu kịp thời và lấy được cái dũa ra nên thoát chết. Nên cũng chẳng kiện cáo gì, vì nhà nó quá nghèo, chỉ có hai mẹ con. Cuối cùng nó cũng lĩnh án tù 6 tháng. Khi nó ra tù thì bùng phát vụ nạn kiều năm 1978. Thấy bà già có cô em ở cùng nó cũng yên tâm và nung nấu ý nghĩ vượt biên. Nó lọ mọ xuống HP 2 lần nhưng số nhọ đi không thoát. Chán đời nó quay về nhà viết đơn xin đi bộ đội. Với cái lý lịch 6 tháng tù nên chẳng ai gọi nó đi. Cuộc sống tương lai của nó tối tăm mù mịt. Nó không có cơ hội xin vào làm ở đâu. Rồi cũng may cho nó, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, HN động viên cục bộ, nó lại viết đơn xin nhập ngũ và lần này nó toại nguyện. Sau 2 tháng huấn luyện cơ bản, nó lại đi học 3 tháng trinh sát. Hoàn thành 5 tháng huấn luyện thì nó được lên Cao bằng chốt biên giới. Gần 2 năm nó lăn lộn dọc biên giói V-T của tỉnh Cao Bằng. Giữa 1981 thì nó gặp một thằng cùng đại đội trinh sát nhà ở Lương Ngọc Quyến, thằng này từ nhỏ sống lẫn với dân Tàu nên tiếng Trung rất khá. Vậy là hai thằng bàn nhau vượt biên sang Hong Kong qua đườn Trung Hoa lục địa. Trong mấy tháng cuối năm 1981 hai đứa chúng nó âm thầm gỡ mìn và dọn được một con đường sang biên giới. Sau cái Tết 81-82 thì nó xin về phép, mang toàn bộ quân tư trang về đưa bà già. Đúng dịp đó tôi cũng được về phép. Hơn 5 năm chúng tôi mới lại gặp nhau. Lúc đó nó chỉ còn 5 ngày phép. Chúng tôi đi chơi, ăn, xem phim...và cũng tâm sự rất nhiều, tôi kể cho nó nghe chuyện Chan Thu. Nó cứ tiếc hùi hụi và chửi tôi ngu sao ko đi. Đến ngày nó phải trở lại đơn vị tôi cùng nó đi xem phim ở rạp Công Nhân, ăn kem Bờ Hồ, rồi ngồi Bờ Hồ nói chuyện gần sáng mới về. Hai thằng đều xác định gặp nhau lần cuối trong đời.
Thằng K quay lên đơn vị. Ngay tối hôm sau nó cùng thằng LNQ trốn theo con đường đã gỡ mìn sẵn để sang TQ. Bọn nó luồn qua được 2 chốt của lính TQ, rồi vừa đi vừa chạy, mờ sáng hôm sau nó đã cách xa khu vực phòng thủ biên giới 30 km. Sau khi vứt hết vũ khí mang xuống một con suối, hai thằng chỉ mang theo một con dao găm và vài vật dụng cần thiết cho cuộc sống trong rừng. Cứ như vậy, ngày nghỉ, đêm đi bọn nó men dần ra phía bờ biển và cứ bám bờ biển đi ngược lên phía Bắc. Sau hơn một tháng đã đi rất xa khu vực biên giới bọn nó mới dám đi ban ngày. Lúc đi bộ, lúc đi nhờ xe...gặp phương tiện nào nó đi bằng phương tiện đó. Nhờ thằng LNQ biết tiếng Tàu nên bọn nó được dân chài ven biển giúp đỡ vào cho ăn. Trong suốt thời gian lang thang ở TQ nó đóng giả thằng câm, điếc nên ko bị lộ. Sau hơn 3 tháng thì nó đến gần Ma Cao. Gặp được một đám dân HP- QN đang chuẩn bị tàu bè sang Hong Kong. Hai thằng nó xin đi cùng và được chấp thuận. Cuối cùng sau 4 tháng nó cũng đặt chân lên trại tị nạn Hét linh Châu. Ở trại vài tháng vô tình nó gặp anh Dìn và cô em gái Cắm Lìn ( anh Dìn người Hoa ở Ngọc hồi. Hồi xưa có dạy võ và thiền cho tôi và K) hai anh em anh Dìn rủ nó đi Canada vì có người nhà bên đó, nhưng nó ko đi, quyết đi Mỹ hoặc Pháp vì theo nó nghĩ hai nước này nhiều dân VN. Một năm sau thì nó sang được Pháp, được học tiếng, học nghề và bắt đầu cuộc sống hòa nhập nơi đất khách. Do là một quân nhân đang tại ngũ trốn đi nên nó im hơi lặng tiếng, không có bất cứ thông tin gì về nhà. Những năm sau tôi về phép thì mẹ nó ở nhà đã lập cho nó cái bàn thờ.
Mãi đến 1993 nó mới viết thư về nhà. Và 1995 nó tìm được Chan Thu. Thấy nó làm việc vất vả, và qua lời nó kể thì cũng là một người lính quê HN, nên Chan Thu đã xin cho nó vào một trang trại của người quen ở Bordeaux. Nhờ chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ quí và gả cho cô con gái. Từ đó cuộc sống của nó êm ấm. Vài tháng nó lại lên Paris chơi với gia đình Chan Thu và Nam. Giờ nó cũng ko còn ai thân thích ở VN nên nó cũng ko về VN chơi.
Chăn Thu nghe xong thở dài, buồn bã :
- Biết nhau bao nhiêu năm, giờ mới nghe anh K tâm sự. Cuộc đời anh cũng quá vất vả, chuyến đi của anh đánh đổi các mạng sống. Hơn một năm trời anh mới đến được nơi anh mong muốn. Em rất cảm phục ý chí của anh.
Liếc sang tôi, cô nàng nói tiếp :
- Vậy mà có người chỉ 3 ngày là tới nơi mà không chịu đi, kỳ quặc.
Biết cô nàng lại đá mình tôi chỉ cười, và không quan tâm lắm. Tính Chan Thu vẫn vậy. Tôi nói :
- Thời điểm đó mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và ở một vị trí công tác khác nhau. Anh và anh K không thể giống nhau dù là bạn rất thân.
Chăn Thu quay sang nhìn thẳng mặt tôi :
- Em hỏi anh một câu anh phải nói thật. Có khi nào anh hối hận vì hồi đó không đi cùng em không ?
Gặp nhau từ trưa đến lúc này tôi cũng mới đối diện với dung nhan cô bạn thủa xưa. Chan Thu khá trẻ so với tuổi, khuôn mặt và vóc dáng chắc cũng được chăm sóc khá kỹ lưỡng, nên vẫn nhỏ nhắn, thon thả. Ngó thẳng mặt cô nàng tôi lắc đầu :
- Không, không có lần nào ang nghĩ như vậy. Thường những việc gì anh đã quyết thì hầu như anh ít nghĩ lại lắm.
Thằng K cũng nói chen vào :
- Tính thằng này nó vậy đấy. Anh tin nó nói thật.
Chăn Thu bặm môi không nói gì, nâng ly rượu lên uống một ngụm như muốn nuốt trôi cục tức đang dâng lên tận cổ.
Thấy vậy tôi vội nói :
- Có gì đâu. Chuyện cũ mà hối hận hay không hối hận thì giờ này đâu có giá trị gì. Cốt là sau rất nhiều năm chúng ta vẫn gặp lại nhau, nhớ đến nhau. Bằng chứng là anh nhờ anh K tìm em từ cách đây hơn 20 năm.
Mà sao hồi đó em và anh Nam đã đi lọt rồi. Sau đó sao quay lại và lúc sang lại có vất vả không ?
Hướng đôi mắt về phía bờ sông nhìn những con thuyền đang chậm chậm chở du khách qua. Chăn Thu kể :
2 quân nhân mà vượt sâu như vậy vào lãnh thổ 1 nc đang ctr với nc mình. Chứng tỏ QĐ huấn luyện cc ngày ấy tốt thật.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,170
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
2 quân nhân mà vượt sâu như vậy vào lãnh thổ 1 nc đang ctr với nc mình. Chứng tỏ QĐ huấn luyện cc ngày ấy tốt thật.
Vượt qua tuyến phòng thủ biên giới thì càng đi sâu càng dễ. Như hồi xưa bọn này đi từ Tây Ninh sang Svai Riêng tìm mấy trận địa pháo của Polpot thôi. Lọt vào 40 km là có thể mò vào đến tận Phnom Penh.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,736
Động cơ
293,234 Mã lực
Vượt qua tuyến phòng thủ biên giới thì càng đi sâu càng dễ. Như hồi xưa bọn này đi từ Tây Ninh sang Svai Riêng tìm mấy trận địa pháo của Polpot thôi. Lọt vào 40 km là có thể mò vào đến tận Phnom Penh.
Giá ngày còn trẻ em có kỹ năng và hiểu biết như cụ với bạn cụ thì em đã không học đh cho mất thời gian.🤣
 

Hoàng Phúc 86

Xe hơi
Biển số
OF-406569
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
139
Động cơ
227,461 Mã lực
Nay uống tí rượu không ngủ đc,em lại lội thớt của cụ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,170
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
- Qua đến đất Thái gặp cô chú, ba má em xong. Ba má em bảo sẽ chờ một tuần để ba má làm thủ tục rồi cả nhà sẽ qua Pháp. Suốt mấy ngày sau đó em rất nhớ anh. Hầu như lúc nào cũng khóc và rất buồn. Chỉ có anh Nam là hiểu được em và thi thoảng an ủi em đôi chút. Anh Nam còn nói trêu em : " Đấy, cô em cứ tự tin là trong một tuần sẽ bắt được anh Việt cộng này." vì khi gặp anh vài lần ở quán chị Năm em đã nói với anh Nam : " Em rất thích anh VC này. Trong một tuần em sẽ bắt sống anh VC này cho anh coi " mà sau này em cũng đã bắt được anh thật.
Một hôm trong một bữa cơm chiều cùng cô chú và ba má em nói :" Ba má cho con quay lại Phnom Penh vài ngày, sau đó con mới yên tâm sang Pháp"
Ba má em dứt khoát không đồng ý. Cô em thì lại rất chiều em, nghe em nói vậy. Cô nói với ông chồng điều gì đó bằng tiếng Thái. Ông chú em liền hỏi em những vấn đề liên quan đến anh. Thực ra lúc đó em và anh Nam cũng chỉ biết anh là một người lính Bắc Việt đang có một nhiệm vụ gì đó ở Phnom Penh. Và công việc của anh không như những người lính khác vì lúc đó anh ăn mặc rất bình thường như một thanh niên SG, rất ít khi anh mặc quân phục.
Nghe bọn em kể vậy chú em cũng không hỏi gì nhiều nữa. Chỉ nói với ba mẹ em : " Nếu con bé cần thiết quay lại Phnom Penh vì việc gì đó thì chú sẽ cho người đưa về, bảo đảm an toàn tuyệt đối " Ba em nói : " Chuyện trẻ con, rồi vài năm con sẽ quên anh ta đi ngay thôi " mẹ em thì hỏi : " Vậy anh ta là người ra sao ?" Em đạp vào chân anh Nam nhờ nói hộ. Anh Nam thấy em cầu cứu liền e hèm nói :" Đó chắc chắn là một người lính tốt, có vẻ ngoài vừa thư sinh vừa lãng tử, nói chung đối với các cô gái mới lớn rất cuốn hút. Nhưng anh ta lại có cách làm việc rất thận trọng, tỉ mỉ, chi tiết. Hai anh em con sang được tới đây hoàn toàn do anh ta bố trí, sắp xếp giúp. Vì vậy em Yến nhà mình mê mệt với anh ta cũng là bình thường. Con là con gái thì có khi hai anh em tranh nhau :)"
Ba em nghe chú và anh N nói vậy liền bảo : " Việc này mấy mẹ con bàn với nhau. Ba không muốn can thiệp vào chuyện riêng của con, con lớn rồi tự biết nên làm gì. Đừng để ảnh hưởng đến người khác. Quyết định thế nào thì ba cũng ủng hộ con gái ba "
Vậy là chỉ cần thuyết phục má em nữa thôi.
Thế là cả tối hôm đó em nằm ôm má khóc lóc, nỉ non và xin xỏ...

Sáng hôm sau, má gọi anh Nam ra nói chuyện riêng một lúc lâu. Chỉ thấy anh Nam cười cười rồi nháy mắt gật đầu với em. Chiều hôm đó Ba má ngồi nói chuyện với cô chú ở phòng khách và gọi em đến nói : " Ba má biết không để cho con quay lại một lần với cậu ta để giải quyết dứt khoát mọi chuyện con sẽ không yên tâm. Sau này còn học hành, công việc, cuộc sống... Nên ba má nhờ chú bố trí đưa con quay lại Phnom Penh một tuần"
Chú em đồng ý và bảo em chuẩn bị để tối nay đi luôn. Anh Nam gọi em ra nói :" Anh chỉ giúp em vật nài ba má vậy thôi. Hồi học đại học ở SG anh tiếp xúc với lính VC nhiều, họ phần đa ở nông thôn, học ít, hiền lành. Họ có một điểm chung là rất trung thành với lý tưởng của họ. Với cậu VC của em thì phần nào cũng làm thay đổi suy nghĩ của anh về một VC. Anh biết tình cảm của cậu ta đối với em. Nhưng sợ chưa đủ lớn để buông bỏ những điều cậu ta đang làm. Cầu Chúa phù hộ cho em "

Tối hôm đó em cùng 5 người của chú vượt biên vào đất Campuchia. Sau khi để lại 2 người chờ ở đó. Em cùng 3 người nữa đi tầu về Phnom Penh. Đến ga họ vào luôn Nhà Thờ Lớn gần đó và dặn em khi nào về vào đó tìm họ.
Chuyến quay về của em vậy đó. Ba má cho đi tối đa 10 ngày. Cuối cùng gần một tháng em mới quay lại ...một mình.

Hôm anh đưa em ra ga. Em không đi ngay. Chờ anh đi khuất em mới vào Nhà Thờ tìm người của chú. Em cứ ngồi trong Nhà Thờ mà khóc như mưa gió. Ba người họ xúm vào dỗ em mãi. Người phụ trách họ nói với em : " Thời gian qua cô Yến đi đâu, làm gì chúng tôi cũng biết. Chúng tôi phải báo về cho ba má cô Yến yên tâm. Vì kế hoạch chỉ đi 10 ngày thôi. Chúng tôi cũng biết mục đích chuyến đi của cô. Giờ chắc cô Yến không đạt được mục đích. Cô có cần chúng tôi giúp gì không ? "
Em hỏi : " Các anh có thể giúp tôi cái gì trong tình cảnh này ?"
Họ nói : " Việc đưa anh ta theo cô sang Thái bọn tôi có thể làm được nếu cô đồng ý. "
" Các anh định bắt anh ta theo ? Không được làm thế. Các anh ko được làm tổn thương anh ta"

Vậy là ngay tối hôm đó em và họ rời Phnom Penh. Từ hôm đó đến hôm nay tròn 42 năm, cũng là sau Noel 1981.
Những tháng ngày sau đó em luôn cầu nguyện Chúa che chở cho anh. Và tự hứa với lòng mình sẽ chờ anh trong 10 năm. Sau khi về Pháp em đã viết cho anh rất nhiều lá thư nhưng ko có hồi âm. Mãi đến năm 1989 thì mới có một lá thư quay lại với dòng chữ trên phong bì " Không có HT này ".

- Chà, hồi đó chút xíu anh bị đội TL bắt cóc nhỉ. Cảm ơn em đã ngăn chặn một âm mưu.
- Chẳng qua, hồi đó em không muốn họ làm dữ với anh thôi. Em mà gật đầu thì anh chạy đâu được.
Nghe cô nàng quả quyết tôi chỉ đành cười :
- Hồi đó mà em gật đầu thì chưa chắc ai bắt ai đâu. Mà hồi đó em viết thư vào HT nào ? Hay nhầm HT ?
- Nhầm làm sao được. Anh có hai HT là : KP-301 và KP - 302. Giờ em vẫn nhớ mà.
- Đúng rồi hồi đó chắc bên quân bưu thấy bưu điện từ Pháp về hai hòm thư này họ sẽ kiểm duyệt và hủy luôn. Được một lá quay về là may đấy.
- Từ đó, em rất theo dõi chiến sự VN - K. Đến 1989 nghe tin quân VN rút về nước em mừng lắm. Vì biết nếu anh còn thì sẽ liên hệ với em qua sđt em để lại. Vậy mà đến 2 năm sau cũnng không thấy. Mà cũng đã tròn 10 năm kể từ ngày ấy. Anh Nam nói : " Thôi, khả năng cao là anh ta đã hy sinh rồi. Em nên chôn vùi quá khứ và hướng tới hiện tại, tương lai. Ba má già rồi, đừng để ba má lo lắng cho cô con gái yêu nữa"
Vậy là cũng sau ngày Noel 1991 em lấy chồng, do ba má giới thiệu.
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
7,888
Động cơ
689,466 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Kính chúc cụ mạnh khỏe !
Cậu ruột cháu lính 1972, được đào tạo ở Trường Lục quân, cũng nằm K nhiều năm đến tiểu đoàn trưởng đặc công, năm 1989 về đóng ở Đồng Phú - Sông Bé.
Cháu nhớ hồi bé cậu cháu về phép mang cả K59 về, cháu kéo mãi mới được cái búa để bóp cò (không đạn), cậu mang cho bố cháu khẩu Colt 9. Hai anh em đi mảng nứa xuống thác đặt khẩu K59 trong bao và dây ở đầu mảng, bị rơi mất khi mảng cắm xuống không mò được vì thác sâu.
Cháu vài lần hỏi chuyện về bên K nhưng cậu không muốn kể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vietex

Xe điện
Biển số
OF-749904
Ngày cấp bằng
14/11/20
Số km
2,316
Động cơ
75,400 Mã lực
Sân bay A Lưới là Đông TS còn bọn này ở Tây TS giáp biên giới với Lào. Khu vực đó khi xưa cùng Sư đoàn nhưng phía đó do trung đoàn 515 và 576 quản lý. Bọn này là trung đoàn 531 và 34. E 576 cuối 1976 bị nổ một kho thuốc nổ ở một đại đội, hầu như những ai đang ở đơn vị đó đều hy sinh, may là hôm đó CN nên có một số anh em đi chơi nên thoát chết.
Nhạc phụ cháu cũng đi nghĩa vụ ở Tây Trường Sơn, rồi lập gia đình ở gần Bốt Đỏ. Đầu tuần sau về thăm nhà bố vợ cháu hỏi ông chuyện lính, có khi lại cùng trung đoàn với cụ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,170
Động cơ
552,334 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Nhạc phụ cháu cũng đi nghĩa vụ ở Tây Trường Sơn, rồi lập gia đình ở gần Bốt Đỏ. Đầu tuần sau về thăm nhà bố vợ cháu hỏi ông chuyện lính, có khi lại cùng trung đoàn với cụ.
Chắc không cùng trung đoàn vì thời gian mình ở đó không nghe địa danh này. Cuối 1977 toàn bộ sư đoàn di chuyển vào Tây Ninh. Hai sư công binh 473 và 474 rời khỏi Tổng cục XDKT chuẩn bị cho cuộc chiến Tây Nam. Mình thuộc trung đoàn 531, sư 473. Tuy vẫn mang phiên hiệu là một sư đoàn công binh nhưng vào đến Tây ninh thì được trang bị và huấn luyện lại theo mô hình một sư bộ binh. Có thêm đại đội trinh sát, thông tin, ban tác chiến, ban tham mưu...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top