[TT Hữu ích] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
979
Động cơ
545,094 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
Giờ thì mấy cậu bé hay đứng hóng ở đó đã gần 70 tuổi. 😂
Dạo này em hay nghe Nhật ký chiến trường K qua các kênh như "Lính chiến", "Hồi ức lính".
Lính chiến thì chủ yếu các CCB người Thanh Hóa.
Hồi ức lính là đọc lại các hồi ký trên nhiều diễn đàn của nhiều CCB, ,trong đó có nhiều chuyện của các OFer.
Nằm nghe cũng hay.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Dạo này em hay nghe Nhật ký chiến trường K qua các kênh như "Lính chiến", "Hồi ức lính".
Lính chiến thì chủ yếu các CCB người Thanh Hóa.
Hồi ức lính là đọc lại các hồi ký trên nhiều diễn đàn của nhiều CCB, ,trong đó có nhiều chuyện của các OFer.
Nằm nghe cũng hay.
Trên off cũng nhiều CCB chiến trường K lắm. Họ thực sự là những người lính chiến như cụ Nam chẫu, cụ Hà Tam...còn mình chỉ tham gia lặng lẽ như một người đứng bên lề cuộc chiến, nhưng có những trải nghiệm ở đất K mà ko nhiều CCB có được.
 

piedaide

Xe buýt
Biển số
OF-157
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
501
Động cơ
527,701 Mã lực
Hồi đó khu vực từ ngã tư Chợ Mơ xuống là vắng lắm. Bên phia chợ Mơ có mấy cái lò rèn bọn này học cấp 2 ở ngõ Quỳnh hay đứng đó xem mấy ông thợ rèn đánh cuốc xẻng, mùa đông đứng đó thấy ấm áp.
Giờ thì mấy cậu bé hay đứng hóng ở đó đã gần 70 tuổi. 😂
Khu lắp ghép, khi anh chuyển về năm 1970, thì không rõ có thuộc quận Hoàng Mai không? Chứ em khu Trương Định (đối diện nhà máy hoa quả xuát khẩu) thì thuộc huyện Thanh Trì, mãi đâu tới năm 75 76 hay sao ấy, mới về quận Hai Bà. Mà sao đọc hồi ký của anh, em cứ nhớ là anh dân phố cổ mới lạ chứ!
 

piedaide

Xe buýt
Biển số
OF-157
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
501
Động cơ
527,701 Mã lực
Ngày trước mấy cái tên nghe nhiều kỷ niệm ít người nhớ anh nhỉ, Sông Sét, cầu Khỉ, rồi bang Californi mơ nữa
heehe, cầu Khỉ đi từ lắp ghép sang đường 1 (nay là Giải Phóng) đúng là..cầu Khỉ :)) , ngày trẻ con đi học, mượn được xe đạp phụ huynh mà đi qua đó, run phết
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Khu lắp ghép, khi anh chuyển về năm 1970, thì không rõ có thuộc quận Hoàng Mai không? Chứ em khu Trương Định (đối diện nhà máy hoa quả xuát khẩu) thì thuộc huyện Thanh Trì, mãi đâu tới năm 75 76 hay sao ấy, mới về quận Hai Bà. Mà sao đọc hồi ký của anh, em cứ nhớ là anh dân phố cổ mới lạ chứ!
Hồi mình về thì dưới đó thuộc Thanh Trì. Nhưng chỗ đó là khu tập thể do khu Hai bà Trưng quản lý. Mình đi bộ đội do khu đội HBT ra quyết định. Hồi bé mình ở Ngọc Hà.
Mãi 1965 mình về 89 Bạch Mai. Khu lắp ghép hồi đó xây để phân cho cán bộ công nhân nhà ở chật chội của khu HBT. Nên do phòng nhà đất khu HBT quản lý.
 
Chỉnh sửa cuối:

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Mùi cỏ cháy

Biết nói gì nhỉ?
Dù đã xin phép bác Angkorwat, mà tới đây, em lại không biết kể về bộ phim này như thế nào. Bởi vì xúc động quá...

Lúc về ngang qua tượng đài Liệt sĩ đang xây dở, nhớ tới "Mùi cỏ cháy" và ngày Lễ kỷ niệm hàng năm, lại thấy mênh mang. Nhớ tới bộ phim này, bởi được sản xuất dựa theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Bối cảnh là mùa hè năm 1972, tại Thành cổ Quảng Trị và dòng sông Thạch Hãn. Với lòng phơi phới viết đơn tình nguyện ra trận của rất nhiều sinh viên (của) các trường Đại học - năm 1971 - được huấn luyện cấp tốc để chiến đấu. Trong số những sinh viên ấy, có Hoàng, Thành, Thăng và Long - bốn chàng sinh viên vẫn còn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự mơ mộng. Hẹn nhau chụp ảnh kỷ niệm tại công viên trước ngày nhập ngũ. Để rồi, bức ảnh đó, sau này đã trở thành kỷ vật mà Hoàng nhận lại năm 1975.

Hoàng trở lại Thành cổ sau hoà bình khi đã già và nhớ lại những ký ức đau thương năm xưa: cùng với ba người bạn của trường Đại học Tổng hợp, viết lời tạm biệt lên tấm bảng, rồi bỏ lại tất cả những trang sách ở đằng sau để tham gia cuộc chiến...Mỗi người, đều mang trong mình một hy vọng trở về: Long muốn quay lại giếng làng để gặp lại cô gái đã trao cho anh chiếc khăn tay màu trắng thêu chữ "Năm 1971" cùng với chiếc cặp lá; Thành mong được mẹ đánh một trận đòn để đỡ hối hận vì khi xưa mẹ gọi mà anh trốn; Thăng sẽ trả lời câu hỏi cho cô bạn: hạnh phúc là gì?!. Tất cả, hoà cùng với máu, đất và bùn, đã nằm lại ở Quảng Trị, vĩnh viễn không có dự định nào thành hiện thực...

Trong bốn chàng trai ấy, Thăng - nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - anh nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với những dòng nhật kỹ và lời tiên tri năm 1975 sẽ hoàn toàn giải phóng. Chi tiết này, đến nay chưa ai giải đáp được. Mặc dù, trong cuốn "Mãi mãi tuổi 20", Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết 2 lần!!!

Bên cạnh những nhân vật chính trong phim, xem xong, sẽ thấy những hình ảnh của rất nhiều người lính khác. Họ như nhau, hoà vào trong nhau và hoà vào màu của máu và lửa. Tiếng bom đạn hoà cùng những lời thơ, câu hát chèo vụng về...đâu đó như thấy ở nơi nào đó thật gần...

Lại sắp đến ngày mà cả nước dành một ngày tưởng nhớ và tri ân...
Lại sắp đến một buổi đêm, đèn trôi bồng bềnh trên những dòng sông lịch sử...
Lại sẽ có những người Mẹ, người Chị, người Em rưng rức...

Hôm nay, em gửi đường dẫn "Mùi cỏ cháy" cho một người lính, chỉ thấy một sự im lặng không có hồi đáp. Có lẽ, những nỗi đau ngày xưa lại dội về...


 

Dream22015

Xe buýt
Biển số
OF-379581
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
866
Động cơ
230,531 Mã lực
Sau khi tiến vào giải phóng PP 1975 Polpot đã bắt đầu lộ rõ bộ mặt phản phúc với VN rồi.
Các cán bộ Kampuchia được đào tạo ở Bắc VN được đưa về để tham gia thành lập chính phủ mới, sau khi qua biên giới đều bị giết ngay tại chỗ.
Những người được đưa về giai đoạn đó là những cán bộ giỏi được đào tạo lâu năm và bài bản ở VN.
Em quen thân một ông anh làm ở Ban đối ngoại (phiên dịch tiếng K) nghe ông ấy kể:
- Kampuchia giải phóng xong bọn tao liền tổ chức đưa một nhóm hơn 50 người về gặp Polpot để thành lập chính phủ mới. Đi theo đường tây nguyên về mấy tỉnh Đông bắc K. Đưa đến biên giới đã gặp lính Pốt ra đón ra đón. Hai bên gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúng tao cũng xong nhiệm vụ quay lại, chỉ đi 100m thì hàng loạt súng vang lên bọn tao quay lại thì tất cả những người vừa đưa về đã bị bắn chết hết. Toán lính Pốt vừa xả súng đang rút sâu về phía Kampuchia.
Khi thành lập MT dân tộc đoàn kết cứu nước Kampuchia thì rất thiếu người, đành phải tìm kiếm những ai có dòng máu Kh'mer trong các cơ quan nhà nước ở VN đưa vào mặt trận, cùng với một số trí thức chạy thoát về VN trong các trại tị nạn.
Vì vậy, phải đưa tất cả về Thủ Đức tập trung học cấp tốc. Nên chất lượng cán bộ lúc đó kém. Dù sau giải phóng đặt họ vào các ghế bộ trưởng, thứ trưởng... Nhưng phần đa không làm được việc, được vài năm bị thải dần, cũng có rất ít người trụ lại được.
Cảm ơn cụ chủ thớt chia sẻ thớt này thật cuốn hút để bọn e (cháu) cảm nhận đc chân thật hơn về cuộc sống của người lính.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Ngồi ôn lại những chuyện xưa với ông bạn một lúc nữa, nhìn đồng hồ đã gần 2h chiều tôi nhắc mọi người đi ăn rồi nghỉ ngơi. Chăn Thu nói:
- Thôi, sáng nay em và anh K ăn sáng muộn nên không muốn ăn. Giờ em đi tắm và nghỉ một chút. Chiều nay 5h anh em mình đi ăn. Anh còn nhớ nhà hàng Sontephiev ( Hòa Bình) ở gần bờ sông không ? Ta qua đó nhé.
- Anh không biết nó còn không ? Nhưng bờ sông giờ nhiều hàng quán lắm chiều cứ ra đó thử xem. Em còn nói được tiếng Kh'mer nhiều không ?
- Em quên hết rồi. Có giỏi như anh được đâu. Giờ còn đi làm phiên dịch, anh là một người khá đặc biệt. Em còn nhiều câu hỏi dành cho anh. Mà lần này phải thật thà nghe.
Chúng tôi đứng lên. Tôi quay về ks, gọi điện xem ông cháu việt kiều dịch đến đâu rồi. Gửi cho tôi xem có cần chỉnh lý gì không. Ơn giời, ông cháu là rất tốt.
Nghỉ mấy hôm vì bận đột xuất, sau đó lại bị sốt. Nay mới lại ngồi mổ cò tiếp được :
Buổi chiều, hơn 4h trời Phnom Penh vẫn nắng nóng. Hôm nay 24/12 nên khách du lịch rất đông chắc họ sang đón Noel ở một đất nước Phật giáo xem có gì khác lạ. Phnom Penh thì đi đâu cũng có chùa, nhưng nhà thờ thì chỉ có vài cái. Cũng có Nhà Thờ Lớn nằm trên đường Monivong gần ga Phnom Penh cũ. Tuy còn nắng nóng nhưng tôi cũng xuống đường đi qua hiệu ảnh Osca của anh Heng hồi xưa đến một quán cafe nhỏ gọi một ly đen đá ngồi ngắm đường phố.
Gần 5h tôi đứng lên về Hotel Sor vì thời gian còn nhiều nên tôi vòng qua phố đèn đỏ của Phnom Penh ngó nghiêng. Vẫn những quán bar san sát nhau cùng những hàng ghế cao bày gần sát đường cùng những cô gái đủ quốc tịch vẫy tay chào mời khách. Ở đây các cô ăn mặc kín đáo hơn không như bên Thái. Một tài xế tuk tuk chạy ra hỏi tôi bằng tiếng Kh'mer :
- Anh đi đâu ?
- Tôi đang đi chơi không cần xe.
Anh ta nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi nhỏ :
- Có cần em nào không ?
- Cám ơn, tôi không cần.
- Anh người VN phải không ?
Tôi cười và nói bằng tiếng V:
- Đúng rồi, tôi nghĩ anh cũng là người VN. Anh ở bên này lâu chưa ?
- Dạ, tôi sang đây từ năm 1995. Hồi năm 1983 đã qua đây một lần rồi.
- Hồi đó chắc là lính. Vậy thì 1989 thù về nước rồi chứ.
- Vâng, chẳng giấu gì anh. Hồi đó tôi sang Kom pong Chàm chiến đấu. Suốt ngày truy quét địch. Về sau tôi có yêu một cô gái Kh'mer ở đó. Trên tiểu đoàn biết chuyện nên bắt làm kiểm điểm và điều về Sông Bé năm 1986.
- Chà, ông bạn cũng lớn gan. 9 điều kỷ luật chiến trường khi sống bên đất bạn chưa thuộc à ? May cho ông là lúc đó ông Phùng Thế Tài về lâu rồi, nếu không thì ông ăn đạn. Sau đó rồi sao ?
Anh tài xế lấy ra bao thuốc Hero mời tôi và tự mình châm một điếu rồi nói tiếp :
- Vậy, chắc ông anh cũng là lính. Anh đi năm nào ? Quê đâu ?
- Tôi đi 76, ở Hà Nội. Sang đây năm 79 đóng ở Phnom Penh này.
- Vậy là anh sướng không phải ở tỉnh. Bọn em dưới tỉnh khổ lắm.
Đúng là lính vẫn là lính, biết năm nhập ngũ là đổi cách xưng hô ngay. Tôi cười nói :
- Sướng cái gì, bọn tôi còn đi khắp đất Campuchia này rồi. Sướng mà có đứa con gái Campuchia nào nó yêu đâu, ông còn có người yêu Kh'mer. Sau thì thế nào ? Kể nốt đi, hết giờ rồi.
- Vâng, sau khi về Sông bé thì em ra quân. Vì em đi năm 1981, đến 86 là 5 năm nên được phục viên. Có mấy trăm đồng em về quê sửa cho ông bà già cái nhà. Quê em ở Triệu sơn - Thanh hóa nên cũng nghèo chẳng biết làm gì. Xin việc thì khó. Cạy cục mãi em mới xin đi xuất khẩu lao động ở LX. Hết 4 năm em về có bao nhiêu tiền em đưa ông bà già hết. Cầm một ít tìm đường sang đây tìm cô người yêu cũ.
- Mãnh liệt ghê nhỉ. Sau chắc tìm được và hai cô cậu lấy nhau. Cậu thì bỏ quê sang đây ở với vợ ?
- Vâng. May là sang đến Kong pong Chàm thì em vẫn tìm được và cô ta vẫn chờ em. Vậy là em cưới luôn rồi về báo cáo gia đình. Từ đó em chạy đi chạy lại giữa hai nước. Đến năm 95 bố mẹ em khuất núi, thì em qua hẳn bên này đưa vợ con về Phnom Penh kiếm sống.
Còn mấy phút nữa đến 5h tôi bảo :
- Thôi, tôi có việc vội. Cậu chở tôi đến Hotel Sor đi, giờ tôi đi bộ không kịp. Lúc khác gặp nhau cafe nói chuyện sau.
Anh ta vâng dạ, nổ máy đưa tôi đến ks.
- Anh ở đây à ?
- Không tôi ở bên kia đường.
Tôi đưa anh ta 2 vạn riel rồi bắt tay tạm biệt.
- Khi nào cần đi đâu thì gọi cho đồng đội nhé.
- Uh, đi đi yên tâm.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đi vào sảnh Ks đã thấy Chan Thu và thằng K đang ngồi chờ. Thấy tôi bước vào Chan Thu kín đáo liếc nhìn đồng hồ và mỉm cười :
- Anh vẫn giữ được thói quen đúng giờ.
- Lính mà, mọi việc phải chính. Đã hẹn giờ thì chỉ sớm hơn vài phút hoặc đúng giờ, không để ai phải chờ.
Chăn Thu lại cười quay sang thằng K nói :
- Vậy mà để có người chờ mấy chục năm, phải không anh K.
Thằng K xua tay :
- Việc đó không tính, hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh để lại. Tính vậy thì thiệt thòi cho bạn tôi quá. Nào, bây giờ đi hướng nào thì đi thôi. Đêm nay qua Nhà Thờ xem Noel.
Chúng tôi cùng đi ra ngoài cửa. Tôi định kêu một chiếc Tuk tuk thì Chan Thu ngăn lại :
- Thôi, để đi bộ cho vui đi anh.
- Xa đấy. Từ đây ra bờ sông khoảng 2 km đi loanh quanh tìm quán nữa. Sợ em không đi được đâu.
- Hồi xưa anh và em chẳng đi cả 10 km rồi đó.
- Hồi xưa khác. Hồi xưa em chỉ là cô bé con với đôi giày Adidas còn bây giờ em một quý bà có tuổi với đôi giày cao gót. Mà thôi, lady first bọn anh nghe em lúc nào cần thì kêu xe sau.
Chăn Thu rất tự nhiên khoác tay tôi và cả ba chúng tôi chậm rãi hướng về phía bờ sông.
 
Chỉnh sửa cuối:

T_ furygan

Xe tải
Biển số
OF-804830
Ngày cấp bằng
22/2/22
Số km
343
Động cơ
12,959 Mã lực
Chắc cụ chờ vợ ngủ rồi mới gõ. Em đùa chút cho vui. Chúc các cụ ngày mới vui vẻ
 

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
979
Động cơ
545,094 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
- Hồi xưa anh và em chẳng đi cả 10 km rồi đó.
- Hồi xưa khác. Hồi xưa em chỉ là cô bé con với đôi giày Adidas còn bây giờ em một quý bà có tuổi với đôi giày cao gót. Mà thôi, lady first bọn anh nghe em lúc nào cần thì kêu xe sau.
Chăn Thu rất tự nhiên khoác tay tôi và cả ba chúng tôi chậm rãi hướng về phía bờ sông.
Bác kể đoạn này đọc hay thật. Đã vodka thêm sức khỏe bác nhé.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
[...]
Chăn Thu lại cười quay sang thằng K nói :
- Vậy mà để có người chờ mấy chục năm, phải không anh K.
...
Lời hờn dỗi này đáng yêu quá! Lại để người lính đang kể chuyện trằn trọc lắm đây này, :D.

Em cảm giác phụ nữ bên đó như cây hoa dại, tự nhiên, buồn không quá lâu, vui thì hoang dại như ngọn lửa - bừng bừng nhựa sống. Mắt, môi thì đầy chất "đàn bà", căng tràn khiến người ta nhìn mà đắm đuối...

À em mang bài thơ này về đây, để bác coá cảm hứng viết tiếp nghe, :D:

----
"Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ bàng hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đoá hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó giòn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa."
 

Binhmoctn

Xe tải
Biển số
OF-343497
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
485
Động cơ
773,823 Mã lực
Nói về đội k sang mình học.do nhà e gần 1 trường sĩ quan.theo quan sát của e thì đội k này chế độ hơn hẳn đội lào.đội lào họ gần gũi người mình hơn đi huấn luyện thì ngồi cùng xe học viên mình.riêng đội cam khoảng 6,7 người ngồi riêng 1 xe .học viên lào thì ăn chung bếp học viên mình.nhưng cam họ có bếp riêng .và được phép tự nấu
Trước đây em học ở Sỹ quan thông tin, đội CPC ăn ở mọi hơn L,kỳ nhông, rắn, thằn lắn nhắm tất.
Học dốt nhưng đòi điểm cao, thi vấn đáp có 2 câu nhưng ko thuộc, cho 6 không lấy đòi phải 7. Ăn chơi thì thôi rồi
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,140
Động cơ
436,744 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Hồi đó khu vực từ ngã tư Chợ Mơ xuống là vắng lắm. Bên phia chợ Mơ có mấy cái lò rèn bọn này học cấp 2 ở ngõ Quỳnh hay đứng đó xem mấy ông thợ rèn đánh cuốc xẻng, mùa đông đứng đó thấy ấm áp.
Giờ thì mấy cậu bé hay đứng hóng ở đó đã gần 70 tuổi. 😂
Trong ngõ Quỳnh cụ học trường nào thế ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Trong ngõ Quỳnh cụ học trường nào thế ạ
Mình học cấp 2 Minh Khai, cổng trước đi đường Trại Găng. Nhà mình ở đầu phố BM nên hay đi đường Ngõ Quỳnh vào cổng sau đối diện xí nghiệp nước mắm nên có câu " Trường MK vừa khai, vừa thối"
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Định mai thứ 7 viết nốt. Có mợ Red vào giục đành viết được đến đâu thì viết:
Đường phố đã tắt nắng. Người đi lại đông hơn, vài cơn gió nhẹ từ bờ sông thổi vào xua bớt cái nóng ban chiều. Đang định hỏi thăm chuyện gia đình ông bạn thì Chăn Thu khẽ giật tay tôi hỏi :
- Bên kia đường có phải cái ks ngày xưa không anh ?
- Nó đấy, hồi xưa nó lại Sukhalay giờ là Pacific. Anh và mọi người cùng đi ở bên đó.
- Vậy cửa hàng của anh gì người TQ chỗ nào?
- Cũng bên kia đường phía trước mặt, nơi có cái bảng hiệu điện tử đang chạy chữ : Camera đó. Giờ ở đó bán máy ảnh và cam an ninh. Nhưng của chủ mới, anh Hêng và gia đình chuyển đi đâu mất, không hỏi thăm được.
Chan Thu thở dài khe khẽ :
- Những người bọn em gặp hồi xưa anh còn tìm được ai không ?
- Họ đi đâu hết cả rồi. Anh có tìm trong mấy đợt sang trước nhưng không gặp ai. Quán chị Năm cũng không còn.
- Phnom Penh thay đổi nhiều quá. Không còn nhận ra phương hướng nào. Cái nhà cũ của ba má em ở chỗ nào anh có nhớ không ?
- Cái nhà trên đường Charles de Gaulle hả ? Giờ không còn nữa, họ phá lâu và xây công trình khác rồi. Khoảng 20 năm trở lại đây tốc độ xây dựng bên này rất nhanh. Ngay cả anh nhiều chỗ cũng không nhận. Khu vực cơ quan cũ, đi lại hàng ngày nhớ từng bụi cây ngọn cỏ, mà đến giờ phải đi bộ đến đứng ngó nghiêng một lúc mới định hình được vị trí. Em muốn thăm vị trí nhà cũ thì sáng mai anh sẽ đưa đi.
- Thôi, cám ơn anh. Nhà bị phá rồi, qua đó càng thêm buồn và nhớ ba má.
Vừa đi vừa nói chuyện nên một tiếng sau chúng tôi mới bờ sông. Đi ngược về phía cầu Ch'roi Changwa chúng tôi tìm được một nhà hàng nhỏ, sạch sẽ có mấy bộ bàn ăn quay ra phía sông. Thằng K và Chan Thu đứng ra lan can ngắm tàu bè đi lại. Cả một khúc sông sáng rực ánh đèn của các loại tàu du lịch. Chăn Thu quay lại hỏi tôi :
- Cái bờ kè hồi xưa anh và em hay ngồi nói chuyện ở chỗ nào mà em không nhận ra ?
- Chỗ đó phải đi xuôi theo dòng sông xuống phía dưới khoảng 3 km nữa, qua hội trường Sông Bốn Mặt gần nhà hát Hoàng gia. Giờ là kè xi măng không phải kè đá như xưa.
- Tất cả những chỗ đó anh đã qua rồi sao ?
- Anh đã qua hết. Chỉ chưa có thời gian đi lên cửa khẩu Poi pét thôi.
Chăn Thu giơ ngón tay cái về phía tôi :
- Number one.
Chúng tôi đi vào bàn, tôi kéo ghế cho hai người và ngồi đối diện với họ. Chăn Thu nhìn tôi hơi nhíu mày tỏ vẻ thắc mắc, biết ý tôi giải thích :
- Anh ngồi bên này để dễ quan sát dung nhan hai người bạn lâu năm mới gặp lại.
- Anh thấy hai anh em em thế nào ?
- Anh K vẫn có nét như ngày xưa, không thay đổi nhiều. Dân lao động từ nhỏ nên trông vẫn khỏe mạnh lắm.
Thằng K đứng lên lấy chai vang nhỏ và kêu phục vụ mở giúp.
Chăn Thu hỏi tiếp :
- Còn em thì sao ?
- Còn em à ? Em vẫn vậy. Tính nết và cách nói chuyện vẫn như xưa. Nhìn khó đoán tuổi. Chắc em cũng chịu khó tập và chăm sóc khuôn mặt và vóc dáng.
Chăn Thu cười vui vẻ :
- Từ hôm qua đến giờ em để ý, anh Việt cộng giờ nói chuyện biết galant (nịnh đầm) rồi đó. Sao hồi xưa không như vậy ?
- Hồi đó anh còn trẻ dại. Có ai dạy anh đâu. Thôi, lại cụng ly chúc sức khỏe rồi vừa ăn vừa nói chuyện.
Tôi hỏi thằng K :
- Mày chưa nói tao nghe chuyện vượt biên của mày đó. Chỉ biết mấy tháng lang thang bên đất TQ mày mới sang được Hong Kong.
Chăn Thu trợn tròn mắt hỏi :
- Ủa, mấy tháng trời lang thang bên TQ á. Sao không nghe anh K nói bao giờ. Tiện đây kể em nghe với.
Thằng K nhìn ra mặt sông rồi từ từ nhắm mắt lại như để hồi tưởng lại quá khứ. Khi mở mắt ra nó thở dài nói :
- Chuyện cũng chẳng có gì. Nhưng mày và cô Yến muốn biết thì tao kể.
Châm một điếu thuốc lá, vẫn cái giọng khàn khàn như hồi xưa nó chậm rãi kể:
- Hồi đó, sau khi mày đi lính...
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
4,020
Động cơ
578,135 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Chuyện cụ angkorwat với chị Chan Thu không thành đôi tiếc nhỉ.
Gần nhà em có anh Lâm, cũng cựu lính K, nick là Lam kongpongthom. Anh đó đi lính K về mang được cô vợ Cam, mà hơn 30 năm đến mới vừa rồi mới làm đăng ký kết hôn được.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Định mai thứ 7 viết nốt. Có mợ Red vào giục đành viết được đến đâu thì viết:
Đường phố đã tắt nắng. Người đi lại đông hơn, vài cơn gió nhẹ từ bờ sông thổi vào xua bớt cái nóng ban chiều. Đang định hỏi thăm chuyện gia đình ông bạn thì Chăn Thu khẽ giật tay tôi hỏi :
- Bên kia đường có phải cái ks ngày xưa không anh ?
- Nó đấy, hồi xưa nó lại Sukhalay giờ là Pacific. Anh và mọi người cùng đi ở bên đó.
- Vậy cửa hàng của anh gì người TQ chỗ nào?
- Cũng bên kia đường phía trước mặt, nơi có cái bảng hiệu điện tử đang chạy chữ : Camera đó. Giờ ở đó bán máy ảnh và cam an ninh. Nhưng của chủ mới, anh Hêng và gia đình chuyển đi đâu mất, không hỏi thăm được.
Chan Thu thở dài khe khẽ :
- Những người bọn em gặp hồi xưa anh còn tìm được ai không ?
- Họ đi đâu hết cả rồi. Anh có tìm trong mấy đợt sang trước nhưng không gặp ai. Quán chị Năm cũng không còn.
- Phnom Penh thay đổi nhiều quá. Không còn nhận ra phương hướng nào. Cái nhà cũ của ba má em ở chỗ nào anh có nhớ không ?
- Cái nhà trên đường Charles de Gaulle hả ? Giờ không còn nữa, họ phá lâu và xây công trình khác rồi. Khoảng 20 năm trở lại đây tốc độ xây dựng bên này rất nhanh. Ngay cả anh nhiều chỗ cũng không nhận. Khu vực cơ quan cũ, đi lại hàng ngày nhớ từng bụi cây ngọn cỏ, mà đến giờ phải đi bộ đến đứng ngó nghiêng một lúc mới định hình được vị trí. Em muốn thăm vị trí nhà cũ thì sáng mai anh sẽ đưa đi.
- Thôi, cám ơn anh. Nhà bị phá rồi, qua đó càng thêm buồn và nhớ ba má.
Vừa đi vừa nói chuyện nên một tiếng sau chúng tôi mới bờ sông. Đi ngược về phía cầu Ch'roi Changwa chúng tôi tìm được một nhà hàng nhỏ, sạch sẽ có mấy bộ bàn ăn quay ra phía sông. Thằng K và Chan Thu đứng ra lan can ngắm tàu bè đi lại. Cả một khúc sông sáng rực ánh đèn của các loại tàu du lịch. Chăn Thu quay lại hỏi tôi :
- Cái bờ kè hồi xưa anh và em hay ngồi nói chuyện ở chỗ nào mà em không nhận ra ?
- Chỗ đó phải đi xuôi theo dòng sông xuống phía dưới khoảng 3 km nữa, qua hội trường Sông Bốn Mặt gần nhà hát Hoàng gia. Giờ là kè xi măng không phải kè đá như xưa.
- Tất cả những chỗ đó anh đã qua rồi sao ?
- Anh đã qua hết. Chỉ chưa có thời gian đi lên cửa khẩu Poi pét thôi.
Chăn Thu giơ ngón tay cái về phía tôi :
- Number one.
Chúng tôi đi vào bàn, tôi kéo ghế cho hai người và ngồi đối diện với họ. Chăn Thu nhìn tôi hơi nhíu mày tỏ vẻ thắc mắc, biết ý tôi giải thích :
- Anh ngồi bên này để dễ quan sát dung nhan hai người bạn lâu năm mới gặp lại.
- Anh thấy hai anh em em thế nào ?
- Anh K vẫn có nét như ngày xưa, không thay đổi nhiều. Dân lao động từ nhỏ nên trông vẫn khỏe mạnh lắm.
Thằng K đứng lên lấy chai vang nhỏ và kêu phục vụ mở giúp.
Chăn Thu hỏi tiếp :
- Còn em thì sao ?
- Còn em à ? Em vẫn vậy. Tính nết và cách nói chuyện vẫn như xưa. Nhìn khó đoán tuổi. Chắc em cũng chịu khó tập và chăm sóc khuôn mặt và vóc dáng.
Chăn Thu cười vui vẻ :
- Từ hôm qua đến giờ em để ý, anh Việt cộng giờ nói chuyện biết galant (nịnh đầm) rồi đó. Sao hồi xưa không như vậy ?
- Hồi đó anh còn trẻ dại. Có ai dạy anh đâu. Thôi, lại cụng ly chúc sức khỏe rồi vừa ăn vừa nói chuyện.
Tôi hỏi thằng K :
- Mày chưa nói tao nghe chuyện vượt biên của mày đó. Chỉ biết mấy tháng lang thang bên đất TQ mày mới sang được Hong Kong.
Chăn Thu trợn tròn mắt hỏi :
- Ủa, mấy tháng trời lang thang bên TQ á. Sao không nghe anh K nói bao giờ. Tiện đây kể em nghe với.
Thằng K nhìn ra mặt sông rồi từ từ nhắm mắt lại như để hồi tưởng lại quá khứ. Khi mở mắt ra nó thở dài nói :
- Chuyện cũng chẳng có gì. Nhưng mày và cô Yến muốn biết thì tao kể.
Châm một điếu thuốc lá, vẫn cái giọng khàn khàn như hồi xưa nó chậm rãi kể:
- Hồi đó, sau khi mày đi lính...
...
Vừa rồi, em có dịp trò chuyện với một Chính uỷ Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh nọ - từng công tác tại Sư đoàn 315 (Sư đoàn quân Tình nguyện Việt Nam), anh cũng kể về cuộc gặp mặt với các chị em nước bạn, cùng với Bộ chỉ huy bên ấy. Bức ảnh có cả quân và dân hai nước, họ khoác vai nhau và khuôn mặt ai cũng toát lên vẻ cương nghị, rắn rỏi. Bên cạnh đó là các cháu sinh viên hiện đang theo học tại trường Đại học bên mình. Em mới hỏi:
- Họ sang đây có cần thông qua Đại sứ quán hay gì không ạ?
- Không. Họ sang thăm sinh viên và giao lưu với BCHQS Tỉnh.
- Họ về các anh có cần đi cùng không?
- À không. Họ sang chơi nên họ tự về thôi...
- Họ đi bằng gì ạ?
- Họ đi bằng ô tô.
- Các sinh viên nước họ nói tiếng gì khi nói chuyện với các anh?
- Nói tiếng Việt. Còn nói với người bên họ thì nói tiếng bên họ.
- Anh có hiểu họ nói gì không?
- Anh hiểu những từ đơn giản.
- Những từ không hiểu thì gọi phiên dịch hay sao?
- Ừ, gọi phiên dịch hoặc ra ký hiệu.
- Body language sử dụng tối đa ha?
- (Cười)
...
Những mảnh ghép trong đời Quân nhân cứ được chắp nối như thế, như thế...!

Giữa một bữa rượu chảy tràn, màu áo xanh của Quân nhân Việt Nam thật đẹp. Em hỏi tiếp:
- Vừa rồi, có sự việc trong Đăk Lăk, bên anh có phải hỗ trợ hay làm công tác gì không?
- Không, trong đó đủ rồi. Chỉ tuyên truyền trong cơ quan, đơn vị. Em cứ ăn chơi nhảy múa đi nhé (kèm icon mặt cười).
- !!!

Những câu chuyện giữa cuộc sống đời thường này, như của bác và anh Chính uỷ, khiến em cứ quẩn quanh ở đây để kê dép nghe chuyện í, :D.
 

TungC

Xe tải
Biển số
OF-681086
Ngày cấp bằng
2/7/19
Số km
385
Động cơ
629,523 Mã lực
Câu chuyện đời thực qua cách viết Cụ Angkowat thấy lôi cuốn kỳ lạ, năm ngoái cháu đã tải file về lưu để lúc nào không vào OF thì có cái mà đọc. Rất lâu rồi mới đọc lại thớt này nhưng cảm giác như mong mẹ đi chợ về để xem phần cuối kết thúc thế nào :D. Chúc Cụ Angkowat luôn mạnh khỏe 👍
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top