[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,354 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
N Bắc Son

chán mấy ông chỉ huy, sắp đến phần hay thì lệnh về Thủ Đức.
Không về Thủ Đức thì chắc cũng không có chuyện gì hay đâu. Dạy dỗ mấy cháu chút thôi. Có điều không gặp được mấy cô bé để chào một câu. Các cô lại nghĩ Việt cộng bất lịch sự, không từ mà biệt. :D
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,354 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cụ chủ cho e hỏi sau khi về Hn thì cụ còn gặp mấy mợ Chan trước khi chung kết vs mợ Chan Rau?
Ba mợ. Một mợ đi xuất khẩu lao động Tiệp nên thôi. Một mợ cũng gần như sắp cưới thì cũng thôi, mợ này vẫn hay gặp, trước học cùng trường. Năm ngoái đi dự đám cưới con út mợ ấy gặp bà mẹ vợ hụt bà ta chỉ lên sân khấu nói :" Đáng lẽ hôm nay phải là mày đứng trên kia...":D
Một mợ nữa là con quan chức khá to nên gia đình mợ ấy cấm cản quyết liệt nên thôi nốt, mợ này cũng hay gặp lại, thi thoảng vẫn đi uống cafe với cả hai vợ chồng họ. Mợ này không biết lai gì mà mắt xanh như mắt mèo.:D
 
Chỉnh sửa cuối:

vu nhat hung

Xe buýt
Biển số
OF-63052
Ngày cấp bằng
30/4/10
Số km
780
Động cơ
447,742 Mã lực
Ba mợ. Một mợ đi xuất khẩu lao động Tiệp nên thôi. Một mợ cũng gần như sắp cưới thì cũng thôi, mợ này vẫn hay gặp, trước học cùng trường. Năm ngoái đi dự đám cưới con út mợ ấy gặp bà mẹ vợ hụt bà ta chỉ lên sân khấu nói :" Đáng lẽ hôm nay phải là mày đứng trên kia...":D
Một mợ nữa là con quan chức khá to nên gia đình mợ ấy cấm cản quyết liệt nên thôi nốt, mợ này cũng hay gặp lại, thi thoảng vẫn đi uống cafe với cả hai vợ chồng họ. Mợ này không biết lai gì mà mắt xang như mắt mèo.:D
Cảm ơn cụ,mong cụ cứ tiếp tục biên nốt ợ,nhưng đến mợ Chan Rau thì thôi,tình chỉ đẹp khi còn dang dở.
Chúc cụ nhiều sức khỏe.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Cũng có nhìn qua nhưng không nhớ cụ ạ. Tự ái một chút vì các cô coi thường Việt cộng thôi. Dù gì họ cũng học từ bé đến lớp 9 dưới chế độ VNCH, nên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Từ năm 75 đến năm 78 thì họ cũng biết và chứng kiến nhiều chuyện về lính nhà mình rồi mà bác. Với lại những năm ấy là họ bị sock nhiều nhất, mọi sự đều thay đổi. Với lại bộ đội ( không tính sĩ quan ) hồi đó mà học hết C3 như bác cũng không phải là nhiều. Em nghĩ không phải họ có ý nghĩ coi thường VC, mà chắc họ vẫn nghĩ như thời VNCH trước đó thanh niên tốt nghiệp cấp 3 ( tú tài toàn phần) mà vào lính thì sẽ đi học sĩ quan, nên thấy bác nói bác học hết cấp 3 thì họ rất ngạc nhiên và chưa tin ngay.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Cụ ơi.
Thế trong lúc chiến đấu thì các cụ anh nuôi , vận tải có phải vận động tham chiến không hay đc ngồi hầm hóng kết quả, đêm có phải gác hay tuần tra không cụ. tại em thấy đọc của cụ xong phát hiện ra riêng lực lượng anh nuôi chiếm tới khoảng 10% quân số đoàn quân..
Thứ nữa là nếu ở vùng không có củi thì anh nuôi đun bằng gì . Cho quân đi kiếm củi lang thang xa nhỡ bên kia nó phục đánh , bắt người thì làm thế nào hả cụ. ?
Cho đến hiện nay, bộ đội hành quân cơ động vẫn phải đeo theo bó củi ở đáy balo cụ ạ, khi dừng chân thì nộp cho anh nuôi để nấu nướng. Củi ướt thì để cạnh bếp sẽ nhanh khô, gác trên mặt bếp Hoàng Cầm mười phút có thể đun được rồi. Nhóm bếp ngoài liều phóng, xăng, cồn thì có thể dùng miếng cao su cắt bằng ngón tay từ dép cũ hoặc đế giày vải cũng nhanh.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Mỗi bộ phận có trách nhiệm của mình. Bộ phận Nuôi quân phải đảm bảo cơm nước cho lính đơn vị trong mọi tình huống, không phải gác xách đêm hay ngày gì cả (đêm các trung đội phải gác bảo vệ nuôi quân thì có. Hồi huấn luyện tân binh, hôm nào được ca gác gần nuôi quân là vào đánh bài quyệt nhọ nồi với tổ nuôi quân nữ là vui đấy). Hầu như không phải trực tiếp cầm súng đánh trận, vì đa phần ở phía sau, nhưng nếu bị địch tập kích thì vẫn có súng để đánh lại. Cơm khê lính bỏ ăn là đương nhiên, thà cơm sống còn hơn (có từ sống mà). Nhiều cách kiếm củi, nếu rừng núi thì không khó, nếu khu vực bản hoang thi dỡ hàng rào, nhà đổ cháy, gỗ ván, cột nhà dân... ra mà đun nấu. Khi đi lấy củi hay cải thiện rau vườn hoang, rau rừng ven suối, măng... đều có cắt cử lính bảo vệ và phải mang súng đi cùng. Đã trong khu chiến thì việc là đánh nhau là đương nhiên sao lại nhỡ gì ở đây?
Tôi nhớ Tổ nuôi quân, đơn vị tôi khi hành quân quãng 5-6 người, cỡ 1 tiểu đội. Có anh tiểu đội trưởng to khỏe người Hải dương hay Hưng yên (hồi đó gọi là tỉnh Hải hưng) là lính cựu từ 1974, có tay to khỏe, nắm cơm vắt rất nhanh, xúc một vá cơm nóng vào khăn mặt ẩm (loại to, dùng che đầu, che gáy khi hành quân) vò, nắm, bóp 2-3 cái là xong 1 vắt cơm cho khẩu phần ăn trưa của lính, chấm với bột canh hay muối tiêu trộn bột ngọt.
Cơm nắm để lâu thiu, nắm kỹ khó ngấm nước nên tiện dùng, có thể thay khăn mặt ướt bằng mo cau, bẹ dừa hoặc lá chuối xanh hơ nóng cũng tốt phải không cụ.
 
Biển số
OF-95196
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
196
Động cơ
402,923 Mã lực
Thời kỳ trước quãng 197x-198x, lấy đơn vị mình ở quân ngũ, cấp đại đội bô binh, trước tiên tên gọi chính thức là bộ phận nuôi quân (tên gọi anh nuôi hay chị nuôi là không chính thức), sử dụng sổ sách trong giao ban hàng ngày, trong báo ban lên cấp tiểu đoàn.
Về tổ chức biên chế, nếu đại đội biên chế đủ quân (120) thì bộ phận nuôi quân sẽ có cỡ 10-15 (khoảng gần 1 trung đội).
Bao gồm:
- 1 quản lý đại đội lo quản lý hậu cần, lương thực, thực phẩm, mắm muối, cân đong đếm cấp phát tiêu chuẩn hàng ngày cho 3 bữa ăn (sáng, trưa, chiếu), lo kinh phí mua bán thực phẩm hàng ngày...; cấp phát tiêu chuẩn các món như đường sữa, chăn màn, đậu đỗ hay đồ bồi dưỡng khác...; quản lý cấp phát quân trang niên hạn như 2 bộ quần áo dài tay/năm, quân trang dài han như mũ cứng, mũ mềm, tăng ny lông che mưa, võng, giày. dép, vải đi mưa, bao gạo (ruột tượng), túi đựng cơm vắt hay bi đông nước, ba lô, ... đồng thời quản lý sổ sách, kho lương thực thực phẩm... báo cáo quân số hiện diện ăn uống, tăng/cắt cơm hay cháo, chế độ ăn cho khách.
- Có 10 chiên sĩ nuôi quân lo nấu ăn, đi chợ mua ban thực phẩm (hồi huấn luyện ngoài bắc ở Phủ lý, nuôi quân phần lớn là nữ)
- Bếp đại đội nấu ăn cho khoảng 80-120 suất ăn (chế độ ăn đại táo), dùng 1 chảo nấu cơm, 1 chảo canh hay luộc rau, có vài chậu nhôm quân dụng (gọi là chậu các cỡ 6, 8, 12, 18, 24 ,,,) nấu nước chấm và thịt, đậu, cá..., nồi cháo cho quân nhân đau ốm, vài thùng tono quân dụng đựng nước đun sôi uống. Cơm được chia theo mâm 5-6 người vào chậu nhôm quân dụng và khay đồ ăn, bát đũa dùng bát sắt tráng men (TQ, Hải dương) mà lính gọi là bát 400g hay, loại bát 500g (hay còn gọi là B52) chỉ có thời KCCM, và dùng cho lính hỏa lực mang vác nặng ăn nhiều (như pháo, tăng...)
Đấy là ở điều kiện đóng quân ở hậu cứ tĩnh tại, có doanh trại, có đắp bếp theo quy định. Lo kiếm củi, than đun (thường chia cho lính đại đội tự di kiếm nộp về).
Nếu điều kiện chiến trường hay hành quân dã ngoại leo núi, luồn rừng, vào khu chiến, đơn vị chiến đấu có quân số gọn nhẹ hơn (đại đội khoảng 40-45, đến 60 là quá đông), nuôi quân chỉ khoảng 5 người, 1 người mang vác (đeo lưng) 1 chảo nhôm quân dụng nấu cơm LX/TQ, 1 bộ xoong nồi nhôm quân dụng nấu ăn (vài chiếc xoong 8, 20 và 24), vài xẻng cá nhân để đào bếp dã chiến và xúc cơm chia phần, quãng 30 xoong nhôm nhỏ để chứa cơm, canh cho lính (chứa suất 4-6 người), ít đĩa nhôm chứa đồ ăn..., vài bộ khăn mặt lớn để nắm cơm vắt cho đại đội ăn sáng và ăn trưa, chỉ nấu cơm chiều tối. Toàn bộ lương thực, thực phẩm đồ hộp mang theo ăn (thường là 7 ngày, nếu hành quân quá 7 ngày sẽ có tiếp tế do đại đội vận tải của trung đoàn chuyển đến hay đơn vị cử 1 nhóm đi lấy ở điểm hẹn trước) được chia cho cả đại đội cùng mang vác (mỗi lính 1 ruột tượng gạo 7 ngày, đồ hộp, muối...), và san ra nộp cho nuôi quân nấu ăn theo lệnh của BCH (lính thông tin, lính hỏa lực phối thuộc được nộp trước nhằm sớm giảm nặng mang vác). Nói chung 5 lính nuôi quân phải chia nhau đóng bao túi (chông cọ quệt vào cây rừng, quệt nhọ nồi vào hàng quân đi sau), khênh vác dụng cụ nấu ăn, mỗi khi hạ trại nghỉ chiếu đêm là phải lo khoét bêp dã chiến, kiếm nguồn nước sạch (như tạo vũng nước để lọc nước suối, nhằm có nươc sạch chống sốt rét), kiếm rau rừng, lây củi khô (mưa quá không có thì nhóm băng liều phóng phụ đạn cối hay B40...), nhanh chóng có bữa ăn chiều tối nóng (rất quan trong để phục hồi sức khỏe), nấu cơm và nắm cơm vắt cho ngày mai, nấu nước uống đóng vào bi đông...Tổ nuôi quân này cũng có dao đi rừng, xẻng cá nhân và vài khẩu AK, lựu đạn...
Nếu đóng chốt hay trấn thủ, có đơn vị lại chia ra bếp trung đội, dùng nồi quân dụng 8, 18, 20, 24 nấu ăn.
Cảm ơn cụ đã cho thông tin cụ thể về việc nuôi quân
Thời kỳ trước quãng 197x-198x, lấy đơn vị mình ở quân ngũ, cấp đại đội bô binh, trước tiên tên gọi chính thức là bộ phận nuôi quân (tên gọi anh nuôi hay chị nuôi là không chính thức), sử dụng sổ sách trong giao ban hàng ngày, trong báo ban lên cấp tiểu đoàn.
Về tổ chức biên chế, nếu đại đội biên chế đủ quân (120) thì bộ phận nuôi quân sẽ có cỡ 10-15 (khoảng gần 1 trung đội).
Bao gồm:
- 1 quản lý đại đội lo quản lý hậu cần, lương thực, thực phẩm, mắm muối, cân đong đếm cấp phát tiêu chuẩn hàng ngày cho 3 bữa ăn (sáng, trưa, chiếu), lo kinh phí mua bán thực phẩm hàng ngày...; cấp phát tiêu chuẩn các món như đường sữa, chăn màn, đậu đỗ hay đồ bồi dưỡng khác...; quản lý cấp phát quân trang niên hạn như 2 bộ quần áo dài tay/năm, quân trang dài han như mũ cứng, mũ mềm, tăng ny lông che mưa, võng, giày. dép, vải đi mưa, bao gạo (ruột tượng), túi đựng cơm vắt hay bi đông nước, ba lô, ... đồng thời quản lý sổ sách, kho lương thực thực phẩm... báo cáo quân số hiện diện ăn uống, tăng/cắt cơm hay cháo, chế độ ăn cho khách.
- Có 10 chiên sĩ nuôi quân lo nấu ăn, đi chợ mua ban thực phẩm (hồi huấn luyện ngoài bắc ở Phủ lý, nuôi quân phần lớn là nữ)
- Bếp đại đội nấu ăn cho khoảng 80-120 suất ăn (chế độ ăn đại táo), dùng 1 chảo nấu cơm, 1 chảo canh hay luộc rau, có vài chậu nhôm quân dụng (gọi là chậu các cỡ 6, 8, 12, 18, 24 ,,,) nấu nước chấm và thịt, đậu, cá..., nồi cháo cho quân nhân đau ốm, vài thùng tono quân dụng đựng nước đun sôi uống. Cơm được chia theo mâm 5-6 người vào chậu nhôm quân dụng và khay đồ ăn, bát đũa dùng bát sắt tráng men (TQ, Hải dương) mà lính gọi là bát 400g hay, loại bát 500g (hay còn gọi là B52) chỉ có thời KCCM, và dùng cho lính hỏa lực mang vác nặng ăn nhiều (như pháo, tăng...)
Đấy là ở điều kiện đóng quân ở hậu cứ tĩnh tại, có doanh trại, có đắp bếp theo quy định. Lo kiếm củi, than đun (thường chia cho lính đại đội tự di kiếm nộp về).
Nếu điều kiện chiến trường hay hành quân dã ngoại leo núi, luồn rừng, vào khu chiến, đơn vị chiến đấu có quân số gọn nhẹ hơn (đại đội khoảng 40-45, đến 60 là quá đông), nuôi quân chỉ khoảng 5 người, 1 người mang vác (đeo lưng) 1 chảo nhôm quân dụng nấu cơm LX/TQ, 1 bộ xoong nồi nhôm quân dụng nấu ăn (vài chiếc xoong 8, 20 và 24), vài xẻng cá nhân để đào bếp dã chiến và xúc cơm chia phần, quãng 30 xoong nhôm nhỏ để chứa cơm, canh cho lính (chứa suất 4-6 người), ít đĩa nhôm chứa đồ ăn..., vài bộ khăn mặt lớn để nắm cơm vắt cho đại đội ăn sáng và ăn trưa, chỉ nấu cơm chiều tối. Toàn bộ lương thực, thực phẩm đồ hộp mang theo ăn (thường là 7 ngày, nếu hành quân quá 7 ngày sẽ có tiếp tế do đại đội vận tải của trung đoàn chuyển đến hay đơn vị cử 1 nhóm đi lấy ở điểm hẹn trước) được chia cho cả đại đội cùng mang vác (mỗi lính 1 ruột tượng gạo 7 ngày, đồ hộp, muối...), và san ra nộp cho nuôi quân nấu ăn theo lệnh của BCH (lính thông tin, lính hỏa lực phối thuộc được nộp trước nhằm sớm giảm nặng mang vác). Nói chung 5 lính nuôi quân phải chia nhau đóng bao túi (chông cọ quệt vào cây rừng, quệt nhọ nồi vào hàng quân đi sau), khênh vác dụng cụ nấu ăn, mỗi khi hạ trại nghỉ chiếu đêm là phải lo khoét bêp dã chiến, kiếm nguồn nước sạch (như tạo vũng nước để lọc nước suối, nhằm có nươc sạch chống sốt rét), kiếm rau rừng, lây củi khô (mưa quá không có thì nhóm băng liều phóng phụ đạn cối hay B40...), nhanh chóng có bữa ăn chiều tối nóng (rất quan trong để phục hồi sức khỏe), nấu cơm và nắm cơm vắt cho ngày mai, nấu nước uống đóng vào bi đông...Tổ nuôi quân này cũng có dao đi rừng, xẻng cá nhân và vài khẩu AK, lựu đạn...
Nếu đóng chốt hay trấn thủ, có đơn vị lại chia ra bếp trung đội, dùng nồi quân dụng 8, 18, 20, 24 nấu ăn.
Cảm ơn cụ. Thế còn khi đánh nhau trực tiếp tại chiến trường thì thế nào, cụ có thông tin về việc cho bộ đội ăn trong lúc đang chiến đấu ko ?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,354 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cảm ơn cụ,mong cụ cứ tiếp tục biên nốt ợ,nhưng đến mợ Chan Rau thì thôi,tình chỉ đẹp khi còn dang dở.
Chúc cụ nhiều sức khỏe.
Cũng không có gì để kể vì các mợ này chỉ quen trong những đợt về phép. Sau đó lại sang K thư từ thôi. Kiểu " liếm đường qua tấm kính" không thấy ngọt ngào gì. Có mợ mắt xanh thì ở bên K, mợ này cũng mãnh liệt. Nhưng khi ông già mợ ấy biết nên kéo về luôn.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,289 Mã lực
Cơm nắm để lâu thiu, nắm kỹ khó ngấm nước nên tiện dùng, có thể thay khăn mặt ướt bằng mo cau, bẹ dừa hoặc lá chuối xanh hơ nóng cũng tốt phải không cụ.
Chắc ít người biết, trang bị chiến đấu của lính còn có 1 túi vải nhỏ, có dây đeo chéo vai, hoặc cài thắt lưng to bản Mỹ (dây xanh tuya) gọi là túi đựng vắt cơm. túi vải này đựng cơm nắm giúp thông thoáng, không khô, và đảm bảo vắt cơm ăn trong ngày không hỏng, ôi thiu, còn nếu dính mưa nhúng nước thì bỏ, lúc đó phải dùng túi cơm sấy hay lương khô (nếu không thể nấu ăn được).
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,354 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
TQ chơi kiểu này thì ai chơi lại?
Sân vận động Morodok Techo Nat'l được bàn giao cho Campuchia
View attachment 6504985
Chính phủ Trung Quốc đã chính thức bàn giao sân vận động quốc gia Morodok Techo cho Campuchia và Ban tổ chức SEA Games Campuchia.

Chính phủ Trung Quốc đã chính thức bàn giao sân vận động quốc gia Morodok Techo cho Campuchia và Ban tổ chức SEA Games Campuchia (CAMSOC).

Lễ bàn giao được tổ chức vào ngày hôm qua, với sự tham dự của Thủ tướng Hun Sen và Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Vương đang ở Campuchia như một phần của cuộc công du đến bốn quốc gia châu Á gồm Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc.
View attachment 6504998

Sân vận động quốc gia Morodok Techo có sức chứa 60.000 chỗ ngồi.


Vương giải thích trong buổi lễ rằng Trung Quốc đồng ý tài trợ cho việc xây dựng dự án là do tình hữu nghị thân thiết giữa hai nước.
Trung Quốc là nhà đầu tư và nhà cung cấp hỗ trợ nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Trong khi thừa nhận những lợi ích, các nhà phê bình cho rằng viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia ngăn cản Vương quốc này theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập.
Vương nói: “Chúng tôi muốn giúp những người bạn Campuchia của chúng tôi đưa thể thao lên một tầm cao mới và điều đó sẽ giúp Vương quốc Campuchea chuẩn bị tốt và giành huy chương tại SEA Games 2023"
Cái sân Olempic xây thời Sihanouk cũng đã đẹp hơn sân Hàng Đẫy của mình rồi. Hồi xưa năm nào các đội bóng chuyền của mình cũng sang thi đấu với họ. Nam có đội quân đoàn 4, nữ có đội BTL thông tin.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Chắc ít người biết, trang bị chiến đấu của lính còn có 1 túi vải nhỏ, có dây đeo chéo vai, hoặc cài thắt lưng to bản Mỹ (dây xanh tuya) gọi là túi đựng vắt cơm. túi vải này đựng cơm nắm giúp thông thoáng, không khô, và đảm bảo vắt cơm ăn trong ngày không hỏng, ôi thiu, còn nếu dính mưa nhúng nước thì bỏ, lúc đó phải dùng túi cơm sấy hay lương khô (nếu không thể nấu ăn được).
Bây giờ cũng có cụ ơi, nhưng để trong kho, khi nào chuyển trạng thái thực sự mới cấp thôi cụ ạ.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,354 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Cháu lại dự . Trong 3 cô thì cô Lan Anh láu cá nhất và có thể còi nhất.cô Hương nhát nhất . Trúng hay trượt hả cụ..he he
Cô Lan Anh thì hơi ngăm đen và ít nói. Cô Hương thì có vẻ tiểu thư con nhà giàu, trắng trẻo bụ bẫm. Cô Dung nhiều chuyện hay quan tâm đến anh bội đội, xinh nhất trong ba cô.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,096
Động cơ
667,048 Mã lực
Mỗi bộ phận có trách nhiệm của mình. Bộ phận Nuôi quân phải đảm bảo cơm nước cho lính đơn vị trong mọi tình huống, không phải gác xách đêm hay ngày gì cả (đêm các trung đội phải gác bảo vệ nuôi quân thì có. Hồi huấn luyện tân binh, hôm nào được ca gác gần nuôi quân là vào đánh bài quyệt nhọ nồi với tổ nuôi quân nữ là vui đấy). Hầu như không phải trực tiếp cầm súng đánh trận, vì đa phần ở phía sau, nhưng nếu bị địch tập kích thì vẫn có súng để đánh lại. Cơm khê lính bỏ ăn là đương nhiên, thà cơm sống còn hơn (có từ sống mà). Nhiều cách kiếm củi, nếu rừng núi thì không khó, nếu khu vực bản hoang thi dỡ hàng rào, nhà đổ cháy, gỗ ván, cột nhà dân... ra mà đun nấu. Khi đi lấy củi hay cải thiện rau vườn hoang, rau rừng ven suối, măng... đều có cắt cử lính bảo vệ và phải mang súng đi cùng. Đã trong khu chiến thì việc là đánh nhau là đương nhiên sao lại nhỡ gì ở đây?
Tôi nhớ Tổ nuôi quân, đơn vị tôi khi hành quân quãng 5-6 người, cỡ 1 tiểu đội. Có anh tiểu đội trưởng to khỏe người Hải dương hay Hưng yên (hồi đó gọi là tỉnh Hải hưng) là lính cựu từ 1974, có tay to khỏe, nắm cơm vắt rất nhanh, xúc một vá cơm nóng vào khăn mặt ẩm (loại to, dùng che đầu, che gáy khi hành quân) vò, nắm, bóp 2-3 cái là xong 1 vắt cơm cho khẩu phần ăn trưa của lính, chấm với bột canh hay muối tiêu trộn bột ngọt.
Hồi xưa có bài hát về " Anh nuôi" nghe khá hay và vui nhộn bác nhỉ:" Tháng Chạp năm ngoái tôi vào bộ đội, trên lại điều tôi làm anh nuôi. Sớm mỗi ngày ra chợ mua rau.... Trên vai tôi gánh bao rau xanh : cà chua, bí đao, súp -lơ , su- hào... Thật tự hào, ...tôi là Lê Anh nuôi..."
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,289 Mã lực
Hồi xưa có bài hát về " Anh nuôi" nghe khá hay và vui nhộn bác nhỉ:" Tháng Chạp năm ngoái tôi vào bộ đội, trên lại điều tôi làm anh nuôi. Sớm mỗi ngày ra chợ mua rau.... Trên vai tôi gánh bao rau xanh : cà chua, bí đao, súp -lơ , su- hào... Thật tự hào, ...tôi là Lê Anh nuôi..."
Bài này từ lâu rồi, từ thời KCCM, ca sĩ Quang Hưng hát thì phải.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Hồi xưa có bài hát về " Anh nuôi" nghe khá hay và vui nhộn bác nhỉ:" Tháng Chạp năm ngoái tôi vào bộ đội, trên lại điều tôi làm anh nuôi. Sớm mỗi ngày ra chợ mua rau.... Trên vai tôi gánh bao rau xanh : cà chua, bí đao, súp -lơ , su- hào... Thật tự hào, ...tôi là Lê Anh nuôi..."
Gần đây em thấy cụ ca sĩ Trần Hiếu hát cũng hay và vui.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,364
Động cơ
294,785 Mã lực
Mỗi bộ phận có trách nhiệm của mình. Bộ phận Nuôi quân phải đảm bảo cơm nước cho lính đơn vị trong mọi tình huống, không phải gác xách đêm hay ngày gì cả (đêm các trung đội phải gác bảo vệ nuôi quân thì có. Hồi huấn luyện tân binh, hôm nào được ca gác gần nuôi quân là vào đánh bài quyệt nhọ nồi với tổ nuôi quân nữ là vui đấy). Hầu như không phải trực tiếp cầm súng đánh trận, vì đa phần ở phía sau, nhưng nếu bị địch tập kích thì vẫn có súng để đánh lại. Cơm khê lính bỏ ăn là đương nhiên, thà cơm sống còn hơn (có từ sống mà). Nhiều cách kiếm củi, nếu rừng núi thì không khó, nếu khu vực bản hoang thi dỡ hàng rào, nhà đổ cháy, gỗ ván, cột nhà dân... ra mà đun nấu. Khi đi lấy củi hay cải thiện rau vườn hoang, rau rừng ven suối, măng... đều có cắt cử lính bảo vệ và phải mang súng đi cùng. Đã trong khu chiến thì việc là đánh nhau là đương nhiên sao lại nhỡ gì ở đây?
Tôi nhớ Tổ nuôi quân, đơn vị tôi khi hành quân quãng 5-6 người, cỡ 1 tiểu đội. Có anh tiểu đội trưởng to khỏe người Hải dương hay Hưng yên (hồi đó gọi là tỉnh Hải hưng) là lính cựu từ 1974, có tay to khỏe, nắm cơm vắt rất nhanh, xúc một vá cơm nóng vào khăn mặt ẩm (loại to, dùng che đầu, che gáy khi hành quân) vò, nắm, bóp 2-3 cái là xong 1 vắt cơm cho khẩu phần ăn trưa của lính, chấm với bột canh hay muối tiêu trộn bột ngọt.
Cám ơn cụ. Mà em thấy bảo cái món muối tiêu đc bộ đội ngày ấy gọi là " ruốc hổ ".. đi hành quân truy lùng ngày nào cũng chén 3 bữa "ruốc hổ "..😆.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,030
Động cơ
434,451 Mã lực
Có khi với mợ Chan Rau bây giờ lại đơn giản và hiệu quả nhất cụ angkorwat nhể.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,016
Động cơ
553,354 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Truyện Chăn Thu nhờ cụ Demchinhhang.net đã làm xong. Khoảng 130 trang. Em đã chỉnh lý và bổ sung. Cụ nào muốn đọc lại cho liền mạch thì mail cho em. Xin kính biếu các cụ. Các cụ tự down về và đọc nhé.
Cụ nào cần thì mail về : chanthu1979@yahoo.com.vn
Mail này em dùng để lập nick Angkorwat lâu rồi.
Screenshot_20210914_103759.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top