Thời kỳ trước quãng 197x-198x, lấy đơn vị mình ở quân ngũ, cấp đại đội bô binh, trước tiên tên gọi chính thức là bộ phận nuôi quân (tên gọi anh nuôi hay chị nuôi là không chính thức), sử dụng sổ sách trong giao ban hàng ngày, trong báo ban lên cấp tiểu đoàn.
Về tổ chức biên chế, nếu đại đội biên chế đủ quân (120) thì bộ phận nuôi quân sẽ có cỡ 10-15 (khoảng gần 1 trung đội).
Bao gồm:
- 1 quản lý đại đội lo quản lý hậu cần, lương thực, thực phẩm, mắm muối, cân đong đếm cấp phát tiêu chuẩn hàng ngày cho 3 bữa ăn (sáng, trưa, chiếu), lo kinh phí mua bán thực phẩm hàng ngày...; cấp phát tiêu chuẩn các món như đường sữa, chăn màn, đậu đỗ hay đồ bồi dưỡng khác...; quản lý cấp phát quân trang niên hạn như 2 bộ quần áo dài tay/năm, quân trang dài han như mũ cứng, mũ mềm, tăng ny lông che mưa, võng, giày. dép, vải đi mưa, bao gạo (ruột tượng), túi đựng cơm vắt hay bi đông nước, ba lô, ... đồng thời quản lý sổ sách, kho lương thực thực phẩm... báo cáo quân số hiện diện ăn uống, tăng/cắt cơm hay cháo, chế độ ăn cho khách.
- Có 10 chiên sĩ nuôi quân lo nấu ăn, đi chợ mua ban thực phẩm (hồi huấn luyện ngoài bắc ở Phủ lý, nuôi quân phần lớn là nữ)
- Bếp đại đội nấu ăn cho khoảng 80-120 suất ăn (chế độ ăn đại táo), dùng 1 chảo nấu cơm, 1 chảo canh hay luộc rau, có vài chậu nhôm quân dụng (gọi là chậu các cỡ 6, 8, 12, 18, 24 ,,,) nấu nước chấm và thịt, đậu, cá..., nồi cháo cho quân nhân đau ốm, vài thùng tono quân dụng đựng nước đun sôi uống. Cơm được chia theo mâm 5-6 người vào chậu nhôm quân dụng và khay đồ ăn, bát đũa dùng bát sắt tráng men (TQ, Hải dương) mà lính gọi là bát 400g hay, loại bát 500g (hay còn gọi là B52) chỉ có thời KCCM, và dùng cho lính hỏa lực mang vác nặng ăn nhiều (như pháo, tăng...)
Đấy là ở điều kiện đóng quân ở hậu cứ tĩnh tại, có doanh trại, có đắp bếp theo quy định. Lo kiếm củi, than đun (thường chia cho lính đại đội tự di kiếm nộp về).
Nếu điều kiện chiến trường hay hành quân dã ngoại leo núi, luồn rừng, vào khu chiến, đơn vị chiến đấu có quân số gọn nhẹ hơn (đại đội khoảng 40-45, đến 60 là quá đông), nuôi quân chỉ khoảng 5 người, 1 người mang vác (đeo lưng) 1 chảo nhôm quân dụng nấu cơm LX/TQ, 1 bộ xoong nồi nhôm quân dụng nấu ăn (vài chiếc xoong 8, 20 và 24), vài xẻng cá nhân để đào bếp dã chiến và xúc cơm chia phần, quãng 30 xoong nhôm nhỏ để chứa cơm, canh cho lính (chứa suất 4-6 người), ít đĩa nhôm chứa đồ ăn..., vài bộ khăn mặt lớn để nắm cơm vắt cho đại đội ăn sáng và ăn trưa, chỉ nấu cơm chiều tối. Toàn bộ lương thực, thực phẩm đồ hộp mang theo ăn (thường là 7 ngày, nếu hành quân quá 7 ngày sẽ có tiếp tế do đại đội vận tải của trung đoàn chuyển đến hay đơn vị cử 1 nhóm đi lấy ở điểm hẹn trước) được chia cho cả đại đội cùng mang vác (mỗi lính 1 ruột tượng gạo 7 ngày, đồ hộp, muối...), và san ra nộp cho nuôi quân nấu ăn theo lệnh của BCH (lính thông tin, lính hỏa lực phối thuộc được nộp trước nhằm sớm giảm nặng mang vác). Nói chung 5 lính nuôi quân phải chia nhau đóng bao túi (chông cọ quệt vào cây rừng, quệt nhọ nồi vào hàng quân đi sau), khênh vác dụng cụ nấu ăn, mỗi khi hạ trại nghỉ chiếu đêm là phải lo khoét bêp dã chiến, kiếm nguồn nước sạch (như tạo vũng nước để lọc nước suối, nhằm có nươc sạch chống sốt rét), kiếm rau rừng, lây củi khô (mưa quá không có thì nhóm băng liều phóng phụ đạn cối hay B40...), nhanh chóng có bữa ăn chiều tối nóng (rất quan trong để phục hồi sức khỏe), nấu cơm và nắm cơm vắt cho ngày mai, nấu nước uống đóng vào bi đông...Tổ nuôi quân này cũng có dao đi rừng, xẻng cá nhân và vài khẩu AK, lựu đạn...
Nếu đóng chốt hay trấn thủ, có đơn vị lại chia ra bếp trung đội, dùng nồi quân dụng 8, 18, 20, 24 nấu ăn.