Ký ức chiến trận (1)
Quảng Trị (1972 - 2022)
-Nguyễn Xuân Vượng-
Như đã hứa với bác
angkorwat : Sau khi nhận được cuốn sách, sẽ đọc và ghi lại những cảm nhận, để vừa là "Cảm ơn" người đã gửi cuốn sách này vào một ngày nắng đẹp; vừa giới thiệu cho những ai muốn nhìn lại một thời quá khứ hào hùng của lớp lớp người đi trước - một suy ngẫm của một người lính đã từng tham chiến, để có cho mình nhiều hơn một cảm nhận:
"Yêu nước, không chỉ có gí súng vào đầu giặc, bắn "đoàng" một tiếng"...Yêu nước, bằng việc đọc lại những lát cắt Lịch sử, có được không?!
Phải thừa nhận rằng, sau niềm vui len lỏi trong lòng khi cầm cuốn
"Ký ức chiến trận" trên tay, mặc dù đã chuẩn bị cho mình một tâm thế hoàn toàn "mới mẻ" để tiếp cận các thông tin, chữ viết trong đó. Song cũng không tránh khỏi việc bị "ngợp" khi có quá nhiều dữ kiện được sắp xếp, ghi chép của tác giả cũng như trên các trang báo (đã đưa) và cả trên Wiki đã tổng quát. Hơn nữa, vì thời gian đã cách xa quá lâu; những bài học Lịch sử chỉ được trích đoạn một cách rời rạc, đã mờ đi phần nào với "Hiệp định Paris", "Việt Nam hoá chiến tranh", hay những cụm từ "Quân Giải Phóng", "Mặt trận Trị-Thiên", "Thành cổ Quảng Trị" đã lùi xa trong ký ức...Bên cạnh đó, đã có rất nhiều cảm nhận của những Đồng đội, bạn bè sau khi đọc xong, gửi hồi âm về cho tác giả. Nên có rất nhiều lấn cấn khi đặt tay gõ những dòng cảm nhận của riêng mình cho "
Ký ức chiến trận"!
Nhưng có còn hơn không!
Hứa rồi nên trong khuôn khổ việc cảm nhận của cá nhân em - thế hệ sinh sau muộn mằn hơn các Bác, các Chú Cựu chiến binh ấy, sẽ mượn hai "tờ giấy" trong chủ đề của bác Angkorwat, để viết những cảm nhận về cuốn nhật ký, đã ghi chép lại "Mùa hè đỏ lửa 1972". Một chiến dịch được ví như một chảo lửa ngùn ngụt, hay một chiếc "cối xay thịt" người, nhưng có một "đốm lửa" không tàn Nguyễn Xuân Vượng đã giữ những trang viết từ khi mới là một cậu lính mới nhập ngũ, cho đến 50 năm sau - nhân dip kỷ niệm 30/4, đã cho xuất bản. Trân trọng giới thiệu cùng các cụ/mợ vẫn đang theo dõi chủ đề của bác Wat ạ!