- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 16,672
- Động cơ
- 567,385 Mã lực
NHỮNG KẺ BẲN TÍNH THỜI A CÒNG
Mạng xã hội ghế đá công viên và một số báo mạng, vốn hoạt động theo tiêu chí điếu cày ủy ban dạo này tấp nập ném đá tập thể dưới thắt lưng các cháu sinh viên tình nguyện làm hàng rào sống tiếp sức mùa thi với những ngôn từ trịch thượng, gay gắt đôi khi miệt thị một cách thái quá. Trào lưu auto chửi này dại dẳng nhấm nhẳng ức chế kinh người, làm cho một tiểu thương buôn thúng bán mẹt như mình cũng phải cảm thấy chạnh lòng mà cảm thán mấy câu bảo vệ hành động thiện nguyện vô tư và đầy tinh thần nhập thế của các em, các cháu.
Chắc nhiều người cũng đã biết, phong trào tiếp sức mùa thi được tổ chức bài bản và có bề dày kinh nghiệm đáng kể. Nó bao gồm các việc như: Đón thí sinh và người nhà tại bến xe; chỉ đường; xe ôm miễn phí; tìm và hướng dẫn chỗ trọ miễn phí hoặc giá rẻ; phân luồng giao thông cục bộ; cấp phát nước và đồ ăn miễn phí…mà mỗi 1 công việc này đều đòi hỏi phải được tổ chức khoa học và mẫn cán, ngoài sự vất vả đôi khi còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm luôn thường trực trên đường. Dưới cái nóng trên 40 độ C thì có lẽ chỉ có các cháu thanh niên với nhiệt huyết tuổi trẻ không vụ lợi và sự nhẫn nại rất đáng quý mới có thể thực hiện được.
Ấy vậy mà, không thiếu những kẻ hãnh tiến, ích kỷ, vô cảm…đút chân gậm bàn, hưởng máy lạnh đang nhất dương chỉ phun châu nhả ngọc chế nhạo các cháu là những kẻ ngốc nghếch, thụ động, bị giật dây, bị lợi dụng của ai đó khi làm cái việc đầy thử thách như làm hàng rào sống phân luồng giao thông. Vậy, thử biện giải sự việc khách quan để xem các nhận định hàm hồ và cay nghiệt của cư dân mạng có đúng đắn hay không:
- Trong luật GTĐB hay các văn bản hành chính chưa và sẽ không bao giờ cổ súy cho việc làm hàng rào sống để phân làn GT. Nhưng trong thực tế, luôn có những sự việc, sinh hoạt cộng đồng mang tính dân sinh/ dân quyền/ dân túy… đều dùng cách làm này để bảo vệ/hướng dẫn/ngăn cản các cá nhân/nhóm người/phương tiện trong quy mô hẹp mang tính cục bộ. Không những ở nước ta mà nhiều nước văn minh tiến bộ cũng có hình thức như trên
- Thay vì phải đầu tư và triển khai các hạng mục giao thông đáp ứng các sự kiện bất thường mang tính sự vụ(Các kỳ thi; diễu hành; biểu tình…) thì hàng rào sống đáp ứng sự nhanh gọn, linh động, mang tính tuyên truyền cao và đặc biệt không quá tốn kém(đầu tư công thường vẫn là nguồn cảm hứng cho các cơn chửi bất tận của các máy chửi kích hoạt ngay và luôn).
- Hình ảnh các cháu mặc áo xanh nắm tay nhau trên đường, trong khía cạnh nào đó có tác dụng giáo dục rất lớn. Trong khi ý thức tham gia giao thông của các thành phần trong xã hội luôn ở mức dưới trung bình, có nơi, có lúc là rất mất dạy thì có lẽ không thừa khi có 1 lời nhắc nhở rât ý tứ và nhẫn nại từ thế hệ con cháu.
- Và chính những hoạt động ngoại khóa, mang tính cộng đồng, tâm thế dấn thân nhập thế giàu biểu cảm này cũng rèn luyện cho các bạn sinh viên 1 thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống và công việc sau này. Chính các bạn ấy là tương lai, là động lực cho đất nước đi lên với cách hành xử nhân ái, bao dung và giàu lòng trắc ẩn.
Phản biện là tốt, phản biện khoa học là rất tốt, phản biện khoa học và nhân văn còn tốt hơn. Nhưng khi mà bản thân chưa đủ nhiệt tình để tham gia công tác xã hội, các công dân mạng nên chiều chuộng sức khỏe tâm thần bản thân bằng cách ít cau có, châm chọc, lên án hoặc bội nhọ người khác. Các bạn hoàn toàn có quyền tư duy và hành động theo ý mình, nhưng cũng nên tôn trọng sự khác biệt trong cuộc sống bằng cách không phát biểu hồn nhiên đến cay độc và vô trách nhiệm như vậy.
Chợt nhớ lại câu châm ngôn của một triết gia: “Nếu không thể là một vì tinh tú trên trời thì hãy là một ngọn lửa trên núi, hay chí ít cũng là một ngọn đèn trong nhà”
P/s: Có tý rất liên quan - HuyArt chính là 1 trong những người thiết kế bộ đồng phục và logo Thanh niên Việt Nam(hay gọi bộ trang phục Thanh niên tình nguyện). Năm 1999, đích thân ông Nguyễn Thế Quang, tổng giám đốc May 10/ sau này là phó CT UBND TP Hà Nội và ông bí thư thứ nhất TW Đoàn TNCS HCM đương chức giao cho nhóm 3 người chúng tôi thực hiện.
Thế nên, cũng có chút tự hào không dấu diếm khi chứng kiến màu xanh Tình nguyện theo chân các bạn sinh viên tham gia các công tác thiện nguyện trên mọi miền tổ quốc. Đồng cảm và tri ân các bạn.
Mạng xã hội ghế đá công viên và một số báo mạng, vốn hoạt động theo tiêu chí điếu cày ủy ban dạo này tấp nập ném đá tập thể dưới thắt lưng các cháu sinh viên tình nguyện làm hàng rào sống tiếp sức mùa thi với những ngôn từ trịch thượng, gay gắt đôi khi miệt thị một cách thái quá. Trào lưu auto chửi này dại dẳng nhấm nhẳng ức chế kinh người, làm cho một tiểu thương buôn thúng bán mẹt như mình cũng phải cảm thấy chạnh lòng mà cảm thán mấy câu bảo vệ hành động thiện nguyện vô tư và đầy tinh thần nhập thế của các em, các cháu.
Chắc nhiều người cũng đã biết, phong trào tiếp sức mùa thi được tổ chức bài bản và có bề dày kinh nghiệm đáng kể. Nó bao gồm các việc như: Đón thí sinh và người nhà tại bến xe; chỉ đường; xe ôm miễn phí; tìm và hướng dẫn chỗ trọ miễn phí hoặc giá rẻ; phân luồng giao thông cục bộ; cấp phát nước và đồ ăn miễn phí…mà mỗi 1 công việc này đều đòi hỏi phải được tổ chức khoa học và mẫn cán, ngoài sự vất vả đôi khi còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm luôn thường trực trên đường. Dưới cái nóng trên 40 độ C thì có lẽ chỉ có các cháu thanh niên với nhiệt huyết tuổi trẻ không vụ lợi và sự nhẫn nại rất đáng quý mới có thể thực hiện được.
Ấy vậy mà, không thiếu những kẻ hãnh tiến, ích kỷ, vô cảm…đút chân gậm bàn, hưởng máy lạnh đang nhất dương chỉ phun châu nhả ngọc chế nhạo các cháu là những kẻ ngốc nghếch, thụ động, bị giật dây, bị lợi dụng của ai đó khi làm cái việc đầy thử thách như làm hàng rào sống phân luồng giao thông. Vậy, thử biện giải sự việc khách quan để xem các nhận định hàm hồ và cay nghiệt của cư dân mạng có đúng đắn hay không:
- Trong luật GTĐB hay các văn bản hành chính chưa và sẽ không bao giờ cổ súy cho việc làm hàng rào sống để phân làn GT. Nhưng trong thực tế, luôn có những sự việc, sinh hoạt cộng đồng mang tính dân sinh/ dân quyền/ dân túy… đều dùng cách làm này để bảo vệ/hướng dẫn/ngăn cản các cá nhân/nhóm người/phương tiện trong quy mô hẹp mang tính cục bộ. Không những ở nước ta mà nhiều nước văn minh tiến bộ cũng có hình thức như trên
- Thay vì phải đầu tư và triển khai các hạng mục giao thông đáp ứng các sự kiện bất thường mang tính sự vụ(Các kỳ thi; diễu hành; biểu tình…) thì hàng rào sống đáp ứng sự nhanh gọn, linh động, mang tính tuyên truyền cao và đặc biệt không quá tốn kém(đầu tư công thường vẫn là nguồn cảm hứng cho các cơn chửi bất tận của các máy chửi kích hoạt ngay và luôn).
- Hình ảnh các cháu mặc áo xanh nắm tay nhau trên đường, trong khía cạnh nào đó có tác dụng giáo dục rất lớn. Trong khi ý thức tham gia giao thông của các thành phần trong xã hội luôn ở mức dưới trung bình, có nơi, có lúc là rất mất dạy thì có lẽ không thừa khi có 1 lời nhắc nhở rât ý tứ và nhẫn nại từ thế hệ con cháu.
- Và chính những hoạt động ngoại khóa, mang tính cộng đồng, tâm thế dấn thân nhập thế giàu biểu cảm này cũng rèn luyện cho các bạn sinh viên 1 thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống và công việc sau này. Chính các bạn ấy là tương lai, là động lực cho đất nước đi lên với cách hành xử nhân ái, bao dung và giàu lòng trắc ẩn.
Phản biện là tốt, phản biện khoa học là rất tốt, phản biện khoa học và nhân văn còn tốt hơn. Nhưng khi mà bản thân chưa đủ nhiệt tình để tham gia công tác xã hội, các công dân mạng nên chiều chuộng sức khỏe tâm thần bản thân bằng cách ít cau có, châm chọc, lên án hoặc bội nhọ người khác. Các bạn hoàn toàn có quyền tư duy và hành động theo ý mình, nhưng cũng nên tôn trọng sự khác biệt trong cuộc sống bằng cách không phát biểu hồn nhiên đến cay độc và vô trách nhiệm như vậy.
Chợt nhớ lại câu châm ngôn của một triết gia: “Nếu không thể là một vì tinh tú trên trời thì hãy là một ngọn lửa trên núi, hay chí ít cũng là một ngọn đèn trong nhà”
P/s: Có tý rất liên quan - HuyArt chính là 1 trong những người thiết kế bộ đồng phục và logo Thanh niên Việt Nam(hay gọi bộ trang phục Thanh niên tình nguyện). Năm 1999, đích thân ông Nguyễn Thế Quang, tổng giám đốc May 10/ sau này là phó CT UBND TP Hà Nội và ông bí thư thứ nhất TW Đoàn TNCS HCM đương chức giao cho nhóm 3 người chúng tôi thực hiện.
Thế nên, cũng có chút tự hào không dấu diếm khi chứng kiến màu xanh Tình nguyện theo chân các bạn sinh viên tham gia các công tác thiện nguyện trên mọi miền tổ quốc. Đồng cảm và tri ân các bạn.