[Funland] Những cuộc không chiến trên bầu trời Bắc Việt

Bluehelmet

Xe buýt
Biển số
OF-310716
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
925
Động cơ
300,773 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các chú lính í bảo: Sợ éo gì Mẽo, bay lên là đối đầu luôn, sao phải núp núp làm gì, ko đáng mặt anh hùng :((

Sau khi gần 2 chục chú phi công (thì phải) oanh liệt hy sinh, Ủn Ỉn kéo nhau về.
Công bằng mà nói thì hiệu suất thế là cao, kỹ thuật bay của bạn cũng tốt
 

Bluehelmet

Xe buýt
Biển số
OF-310716
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
925
Động cơ
300,773 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Công tác tử sĩ cho bạn rất phức tạp, luôn phải chôn cùng cá to, không nhớ la chép hay mè.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Công tác tử sĩ cho bạn rất phức tạp, luôn phải chôn cùng cá to, không nhớ la chép hay mè.
Khi tiến hành chôn cất, bên cạnh mỗi chiếc áo quan còn được được đặt một con cá chép hồng và một chú chó đen. Theo phong tục của người Triều Tiên, người mất được chôn cất cùng cá chép hồng bắt được ở sông và con sông đó phải chảy trực tiếp ra biển thì linh hồn họ sẽ được siêu thoát.

Vào thời điểm ấy, việc tìm được cá chép hồng theo đúng yêu cầu rất khó nhưng vẫn có một người dân Việt Nam làm nghề chài lưới tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cùng gia đình bỏ nhiều thời gian đi tìm những con cá chép hồng đúng theo nguyện vọng của người Triều Tiên.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,832 Mã lực
Mự...
Bạch mã, Rồng xanh, Bạch hổ thì chiến trong Nam...
Én bạc thì chiến ngoài Bắc...
~X(~X(~X(:D:D:D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Không lực Mỹ trong chiến tranh Việt Nam thuộc hai binh chủng khác nhau:

Không quân thuộc Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược (Strategic Air Command): Trực thuộc Bộ Tư lệnh này có nhiều đơn vị. Tham gia trực tiếp tại chiến trường Việt Nam là Đơn vị Không lực số 7 (The Seventh Air Force).

Đây là đơn vị lớn nhất của Không lực Mỹ, nó gồm 7 Không đoàn tác chiến và 1 sư đoàn vận tải, với tổng số hơn 1.000 máy bay các loại. Không lực số 7 là đơn vị chủ chốt trong việc oanh tạc miền Bắc Việt Nam và các vùng có chiến sự ở miền Nam.

Không quân của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương (The Seventh Fleet): với 19 Hàng không mẫu hạm lần lượt tham chiến ở Việt Nam, mỗi hàng không mẫu hạm đó có từ 70 đến 90 máy bay chiến đấu. Lực lương không quân trên các hàng không mẫu hạm chịu sự điều khiển của Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ tại Việt Nam (Military Assistance Command, Vietnam, viết tắt là MACV), mà thuộc về quyền của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, có trách nhiệm tham gia các kế hoạch đánh phá miền Bắc, giội bom các tuyến đường thủy và bộ Bắc - Nam...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Không lực 7-13 (The Seventh - Thirtenth Air Force): là một đơn vị đặc nhiệm trực tiếp "phụ trách" các tuyến đường Trường Sơn. có bản doanh ở Udon, Thái Lan.

Về nguyên tắc nó nằm dưới quyền điều khiển của The Seventh Air Force, nhưng về danh nghĩa nó là một đơn vị riêng, vì nó có trách nhiệm đánh phá cả những vùng ngoài lãnh thổ Việt Nam như Lào và Campuchia (vì theo quy định của luật pháp Mỹ thì khi chưa được Quốc hội Mỹ chuẩn y thì Seventh Air Force không được làm việc đó).

Không lực 8: Bộ Tư lệnh của không lực nằm ở căn cứ không quân Andersen, đảo Guam, phụ trách các phi vụ pháo đài bay B.52, dưới quyền điều khiển trực tiếp của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược. Không lực 8 có 8 không đoàn B.52 và 4 phi đoàn KC.135 dùng để tiếp nhiên liệu trên không cho các phi cơ bay đường xa.

Không lực 8, trong cao điểm của cuộc chiến - trận bom Linebacker I và II vào năm 1972 - có đến 200 pháo đài B.52 và 6 phi đoàn hỗ trợ phụ thuộc.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Lầm Hình như vụ 5 Mig 21 bị hạ là do đang cất cánh khỏi sân bay, khi đang lấy độ cao thì bị nó úp sọt ( Khi đang lấy độ cao thì khả năng tự vệ là
0%) . Bên mẽo nó nghiên cứu kỹ để dàn trận, đau thật:((
Chiến dịch Bolo chứ gì ???
MIG bị "cài".
Đỉnh sân bay bị F4 nó chiếm mother nó tự bao giờ rồi.
MIG lên con nào bị bắn hạ con ấy :(
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Nói thêm về cách không quân Mỹ đánh đường Trường Sơn.

Hệ thống đánh phá tự động có mật danh là Commando Huýt, gồm rất nhiều loại vũ khí mới, kéo dài suốt 3 năm, từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 3 năm 1972, chia làm 7 đợt có đánh số La Mã từ II đến VII, mỗi đợt kéo dài 6 tháng, với tổng số 300 ngàn phi vụ, trong đó có 3.100 phi vụ B.52.

Tổng số bom của cả 7 đợt là 643 ngàn tấn các loại.

Tính trung bình mỗi ngày có từ 180 đến 400 phi vụ không kích và 22 đến 30 phi vụ oanh kích của B.52 trên toàn dãy Trường Sơn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Về máy bay, có thể kể đến tính năng của một số loại máy bay đặc dụng của Mỹ trong hệ thống này:

Dùng máy bay B.52 giội liên tục vào những vùng hiểm yếu để biến cả đất cả đá thành những lớp bụi dày hàng nhiều mét (B.52 có lượng bom gấp 10 đến 15 lần các máy bay thường). Không có máy ủi nào ủi hết được lớp đó. Mà xe thì không thể đi qua được một bãi bụi có thể lún ngập cả mui xe.

Bom B.52 cũng biến những con đường hiểm trở bên sườn núi thành những bãi đá hộc khổng lồ, ngay cả dùng xe ủi cũng khó dọn dẹp, huống chi dùng sức người, làm sao dọn xong được trong một hai tiếng đồng hồ để xe đi qua!

Dùng loại máy bay AC-130, chuyên đánh vào ban đêm nên có tên là "diều hâu đêm", trang bị các phương tiện phát hiện từ trường, dùng tia hồng ngoại để nhìn rõ mọi vật trong đêm, xác định tín hiệu phát ra từ máy nổ của xe cộ để xác định mục tiêu và điều khiển loại pháo 40 ly tự động tìm diệt mục tiêu.

Loại máy bay này khi mới xuất hiện đã gây tổn thất rất lớn cho các đoàn xe đi đêm. Vì dù xe có tắt đèn vẫn bị bắn trúng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Khi hệ thống đường Hồ Chí Minh đã trở nên chằng chịt nhiều, thì giàu như nước Mỹ cũng không đủ bom để ngăn chặn tất cả các tuyến đường. Mỹ bắt đầu chọn những điểm hiểm yếu. Đó là những đoạn đường đi qua vách núi hiểm trở.

Không quân Mỹ tập trung đánh vào khoảng trước 12 giờ đêm, là lúc xe đã rời những trạm xuất phát nhưng chưa vượt qua đoạn đường này. Vậy là xe sẽ ùn tắc lại từ 12 giờ đêm, đường rất hẹp nên xe không thể quay đầu trở lại điểm xuất phát. Tờ mờ sáng không quân Mỹ sẽ nhìn rõ mục tiêu để đánh phá.

Dùng máy bay thám báo hiệu OV-10, bay rất cao nên dưới đất không nhìn thấy và cũng không nghe được tiếng động, có máy quan sát từ rất xa để phát hiện mọi hiện tượng khả nghi dưới đất, báo về trung tâm để gọi máy bay tới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Bom điện quang EO: Bom nặng 1-2 tấn, có camera lắp ở đầu giúp bom tự tìm đến mục tiêu, chuyên dùng để hủy diệt các công sự kiên cố.

Bom "tinh khôn" được dẫn bằng tia laser lao trúng mục tiêu...

AVE PATH là loại bom nặng 2.500 pound, có dù gắn ở đuôi. Ruột bom chứa đầy chất Propane (khí đốt). Bom cấu tạo nổ trên cao 5-8 m tạo ra một áp suất rất lớn, sẽ quét sạch mọi vật dưới hình chiếu của nó.

Bom công phá nổ chậm cũng có nhiều loại khác nhau, phối hợp với nhau. Có thứ bom nổ chậm theo giờ. Có thứ bom nổ khi có chấn động của đoàn xe đi qua. Có thứ bom nổ khi có sóng từ hoặc tia hồng ngoại phát ra từ những xe cơ giới chạy qua...

Loại bom này thường được không quân Mỹ tập trung ném vào những đoạn sông có phà chở xe đi qua hoặc những đường ngầm để xe lội qua, ở những chỗ đó, bom thả xuống nước thì không có công binh nào có thể lặn mà tháo bom.

BLU-31: Loại bom 705 pound, khi lao xuống sẽ chui sâu vào lòng đất. Lúc xe đi qua, bom được kích thích bởi từ trường hoặc tiếng động, sẽ nổ tung. Nếu đào để phá bom thì cuốc xẻng nhiễm từ và tiếng động cũng làm cho bom nổ.

MK-36: Bom có sức phá rất lớn, thường được thả vào các trọng điểm như lưng đèo, đường qua hẻm núi, bến phà... Bom nằm chờ sẵn, khi một vật gì có trọng tải lớn đi qua (tăng, pháo...) thì nổ.

- Loại bom sát thương người, có:

Dùng bom bi thả tràn lan trên các tuyến đường. Bom bi có bom mẹ chứa từ 400 đến 800 quả bom con. Khi thả bom rơi cách mặt đất gần 100 m thì bom mẹ nổ vỡ làm đôi, văng tất cả số bom con ra một khoảnh rộng khoảng 1ha. Bom con nổ khi chạm đất, văng ra hàng ngàn viên bi khắp mọi phía. Có khoảng 30% số bom con không nổ ngay, mà chỉ khi bị va chạm thì mới nổ.

Bom bi nổ gây thiệt hại rất nặng nề về người và xe cộ. Chỉ cần một viên bi bắn vào két nước là xe không chạy được. Chỉ cần một viên bi bắn vào bình xăng là xe không chạy được, thậm chí bị cháy, chỉ cần một viên bi bắn vào người lái xe cũng đủ làm cho xe tê liệt... Đây là một trong những đòn đánh rất ác liệt của không quân Mỹ. Chính bom bi đã từng gây tổn thương cho cả xe và người, làm cho nhiều đội xe tê liệt hàng tháng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
WAAPM: Bom vướng nổ đồng loạt hàng trăm quả. Bom rơi xuống nằm khắp rừng, không nổ ngay, chờ "sự lay động" bất thần nổ tung ra hàng vạn mảnh sát thương.

M-36: Loại bom nhỏ đựng trong "thùng", mỗi thùng có 182 quả. Khi thùng bom vỡ tung ra thì những quả bom con thay nhau nổ cả trên cao và dưới mặt đất. Bom này có tính năng sát thương trên phạm vi rộng.

CBU-24: Bom tròn tương tự như quả lựu đạn. Khi nổ văng hàng trăm viên bi, bộ đội thường gọi là “bom bi".

CBU-49: Bom nhỏ như bom bi, cỡ quả na, có 4 cái mắt. Trong quá trình rơi thì tự quay và tung ra 4 sợi dây màu xanh nhạt. Những sợi dây đó quàng vào bất cứ vật gì nó chạm phải, tạo thành “điểm tựa" giữ trái bom nằm im chờ nổ. Từ đó, bất cứ một va chạm nào như chuột, sóc chạy, chim nhảy, người đi qua vướng vào dây cũng khiến quả bom nổ tung. Do bị kích thích, những trái khác gần đó cũng nổ theo.

Sự nguy hiểm của loại bom này là nó nhiều tới hàng trăm trái, có quả nằm dưới đất, có quả mắc cành cây, sườn núi. Có loại nổ ngay kéo dài 10-15 phút. Có loại nổ chậm. Có loại khi bị chạm thì nổ ngay. Có loại sau một thời gian tự nổ bất ngờ. Khi chúng nổ, diện sát thương rộng, có khi nấp dưới khe cũng dính mảnh.

DRAGON TOOTH: Bom răng rồng, mỗi máy bay lướt qua rải xuống hàng ngàn trái nhỏ tựa như chiếc "vuốt cọp" rải khắp trong rừng, dọc đường giao liên, nhằm "chặt chân" bất cứ ai giẫm phải nó.

GRAVEL: Hình dáng như viên đá cuội nhỏ. Ai giẫm phải nó nổ phá nát chân. Bộ đội Trường Sơn thường quen gọi là "bom sỏi".

Ngoài ra, còn có các loại "bom túi", bom "châu chấu”, "mìn lá”, "mìn nhảy", "mìn nhện"...

Tất cả các loại bom nhỏ này đều diệt bộ đội hành quân, diệt công binh cứu đường phá bom nổ chậm ... Hầu như khắp rừng và ở xung quanh các trọng điểm bom phá, hai đầu bến lội v.v... đều có những loại bom này. Những ngày đầu, khi Mỹ mới rải những bom này thì bộ đội, thanh niên xung phong vì chưa có kinh nghiệm nên bị thương rất nhiều...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Một ngày bỏ bom tiêu biểu của CH V xảy ra như sau: B-52 bỏ bom ba lượt, sáng, trưa và tối. Khoảng giữa những phi vụ B-52 là các phi vụ chiến thuật.

Một số phi cơ này trang bị bom nổ chậm, với ngòi nổ được gài từ 2 đến 36 tiếng đồng hồ. Bom nổ chậm dùng trong khoảng giữa các phi vụ B-52, có mục đích ngăn chặn hoặc làm đình trệ các đoàn công binh sửa chữa cho đến khi có phi vụ B-52 kế tiếp.

Ban ngày, song song với các phi vụ oanh kích là các chuyến bay thám thính, không ảnh, để định lượng kết quả của các phi vụ ngày hôm trước.

Thông thường, phía Mỹ có thể biết được ngay lập tức kết quả ngăn chặn lưu lượng xâm nhập: Nằm dọc và ngang các trục giao thông là những chuỗi máy truy tầm điện tử (cây nhiệt đới).

Một chuỗi dài chừng hơn một cây số có năm đến bảy máy báo động và thu âm được "trồng" cách nhau 200-300 mét
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngoài những phi vụ nói trên, hằng đêm còn có thêm khoảng 10 phi vụ AC-130, AC-119-K, dùng để săn lùng những đoàn xe vận tải lẻ, chạy thoát được từ những khung oanh tạc.

Trung bình một B-52 chở được từ 26 đến 29 tấn bom (105 quả bom, 500 pound Anh; hay 42 quả bom 750 pound Anh).

Các phi cơ chiến thuật thì chở 1,5 đến 3 tấn bom.

Căn cứ vào trọng tải của các phi cơ trên, mỗi ngày bốn khung trọng điểm bi oanh tạc chừng 1700 tấn bom, tương đương 6.800 quả bom, 500 pound Anh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Khác với pháo cao xạ và MiG, người Việt Nam nắm bắt việc sử dụng tên lửa khó khăn hơn. Chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh (phá hoại bằng không quân của Mỹ -ND), chính các chiến sỹ tên lửa Liên Xô đã sử dụng S-75.

Những quả tên lửa S-75 đầu tiên được phóng trên lãnh thổ Việt Nam là vào ngày 25/7/1965 – các tổ hợp tên lửa của Trung đoàn tên lửa phòng không số 236 Quân khu phòng không Matxcova (đang có mặt tại Việt Nam) đã bắn hạ 03 chiếc F-4 “Con ma”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Không quân Mỹ có vinh dự là Lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới đối đầu với các đợt tấn công bằng tên lửa phòng không ồ ạt.

Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh (Việt Nam) - phải nói rằng trên thực tế đã diễn ra một cuộc chiến thực sự giữa các bộ não của các Trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng thiết kế Xô Viết và Mỹ.

Chính họ (các nhà khoa học và thiết kế) là người góp phần quyết định ai mạnh hơn – không quân hay bộ đội tên lửa phòng không.

Hiệu quả tác chiến rất cao thời kỳ đầu (tức là số lượng tên lửa phải sử dụng để tiêu diệt một máy bay) của S-75 đã giảm xuống nhiều lần do Mỹ sử dụng phương tiện tác chiến điện tử, tên lửa chống radar và các chiến thuật mới.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn không thể nào giải quyết được vấn đề các tổ hợp tên lửa phòng không (của Bắc Việt Nam-ND). Đến nay, phía Mỹ đã chính thức thừa nhận tổn thất của Mỹ từ S-75 (sau đây lần lượt xếp theo các kiểu máy bay) như sau:

15 máy bay ném bom chiến lược B-52, 02 hoặc 03 máy bay ném bom chiến thuật F-111, 32 máy bay tiêm kích F-4, 08 F-105, 01 F-104, 11 F-8, 04 máy bay trinh sát RB-66, 05 RF-101, 01 O-2, 26 máy bay cường kích A-4, 09 A-6, 18 A-7, 03 A-3, 03 A-1, 01 AC-130, 01 máy bay vận tải C-123, 01 máy bay lên thẳng CH-53.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Thiệt hại trên thực tế chắc chắn phải cao gấp nhiều lần (số lượng tối đa máy bay Mỹ bị các tổ hợp tên lửa phòng không (Bắc Việt Nam-ND) bắn rơi -1.770 chiếc), nhưng bây giờ thì đã rất khó xác định (và cũng không nhất thiết phải làm thế).

Tổng cộng từ năm 1965 đến năm 1972 Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 95 tiểu đoàn (cơ số đạn và tổ hợp phóng –ND) S-75 và 7.658 quả tên lửa phòng không.

Đến cuối chiến tranh đã có 6.806 quả đạn đã sử dụng và bị mất (trên lãnh thổ Trung Quốc), lực lượng còn sẵn sàng chiến đấu đến thời điểm kết thúc chiến tranh – 43 tiểu đoàn.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngoài ra, vào giai đoạn cuối chiến tranh chống Không quân Mỹ, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “ Strela-2” cũng được bắt đầu sử dụng.

Từ đầu năm 1972 đến tháng 01/1973, các chiến sĩ Việt Nam đã dùng “Strela-2” bắn hạ 29 máy bay Mỹ (01 F-4, 07 O-1, 03 O-2, 04 OV-10, 09 A-1, 04 A-37) và 14 máy bay lên thẳng ( 01 CH-47, 04 AH-1, 09 UH-1).

Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top