[Funland] Những cuộc không chiến trên bầu trời Bắc Việt

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong khi các cụ cựu phi công 2 bên ôn sử



Thì các cháu phi công trẻ người Mẽo đến nghe đông phết

 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Gặp nhau thế này buôn rượu thích lắm nhỉ?
 

Thanhnc

Xe máy
Biển số
OF-5719
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
92
Động cơ
544,044 Mã lực
Những cựu thù tặng quà cho nhau

Đây là trung tướng Phạm Phú Thái, AHLLVT, nguyên phó tư lệnh PKKQ- tác giả cuốn hồi ký lính bay. Thời những năm đầu 70 có câu vè về phi công: bay như Thái - gái như S..
 

nnson_56

Xe buýt
Biển số
OF-25330
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
518
Động cơ
494,150 Mã lực
Mấy tuổi rồi mà phát biểu thế này?
Nó đang hiếp mình, thì thằng nào đưa mình cái gì để mình xiên nó chả có nhẽ không cầm, nằm yên cho nó hiếp tiếp nữa sao?
Tư duy này mà dám buồn cho quốc gia mí cả dân tộc?! :D
Em tưởng nó đang hiếp thì "cứ để yên xem sao" chứ cụ
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,832 Mã lực
Em tưởng nó đang hiếp thì "cứ để yên xem sao" chứ cụ
Cũng được, nhưng phải hẹn trước để chuẩn bị tinh thần chi nó hứng khởi.
Chứ làm thế này thì...đau thấy mồ. :))
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
544
Động cơ
539,623 Mã lực
Viện trợ quân sự quy mô lớn của Liên Xô cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã bắt đầu vào tháng Hai năm 1965.

Vào đầu tháng Hai năm đó, Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến thăm Hà Nội và trên đường về đã dừng chân ở Bắc Kinh. Ông đã thảo luận với ban lãnh đạo Trung Quốc một số khía cạnh của sự hợp tác Xô-Trung nhằm hỗ trợ các lực lượng yêu nước ở Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu của Matxcơva phân bổ hành lang bay qua không phận của Trung Quốc và không cho phép sử dụng sân bay Côn Minh để cung cấp kịp thời cho Việt Nam trang thiết bị quân sự của Liên Xô.

Chỉ sau cuộc đàm phán kéo dài, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt.

Tuy nhiên, ngay sau đó, bắt đầu ghi nhận những trường hợp các đoàn tàu xe lửa vận chuyển thiết bị quân sự của Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc bị cướp bóc.

Vì vậy, hành trình chính cung cấp thiết bị quân sự từ Liên Xô cho các lực lượng yêu nước Việt Nam là tuyến đường biển: từ các cảng trên bờ Biển Đen, vòng qua châu Phi, qua Ấn Độ Dương, cũng như từ các cảng ở Viễn Đông.

Tuy nhiên, một số hàng hóa, đặc biệt các gói hàng bí mật, đã được vận chuyển đến Hà Nội bằng đường không. Bao gồm cả các máy bay.
Cám ơn cụ Lầm đã thông tin.
 

Bluehelmet

Xe buýt
Biển số
OF-310716
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
925
Động cơ
300,773 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lính nhà Ủn qua hình như 14 chú, chỉ muốn đánh đối mặt với bên kia nhưng lúc ý mig17 lỗi thời rồi sao chiến lại, cũng chả bắn đc mấy chiếc đâu, nghe bẩu chơi cảm tử đấy
Lính ông Ỉn, ông nội ủn sang bắn được 22 máy bay Mỹ, làm rơi của ta 24 chiếc, đặc biệt trong đó có một số phi công làm động tác bay vượt quá tính năng nên làm vỡ máy bay. (Đừng cụ nào hỏi nguồn, e không có đâu)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Lính ông Ỉn, ông nội ủn sang bắn được 22 máy bay Mỹ, làm rơi của ta 24 chiếc, đặc biệt trong đó có một số phi công làm động tác bay vượt quá tính năng nên làm vỡ máy bay. (Đừng cụ nào hỏi nguồn, e không có đâu)
Các chú lính í bảo: Sợ éo gì Mẽo, bay lên là đối đầu luôn, sao phải núp núp làm gì, ko đáng mặt anh hùng :((

Sau khi gần 2 chục chú phi công (thì phải) oanh liệt hy sinh, Ủn Ỉn kéo nhau về.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngay trong năm 1965, quân đội CHDCND Triều Tiên đã cử 14 chiến sỹ và sĩ quan không quân Triều Tiên sang Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Nơi tiếp nhận huấn luyện và truyền thụ kinh nghiệm cho 14 chiến sỹ phi công của CHDCND Triều Tiên là đơn vị không quân thuộc Cục Phòng không không quân, đang trú đóng và chiến đấu tại sân bay dã chiến Kép, thuộc Hà Bắc cũ, giờ thuộc xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại đây, 14 chiến sỹ Triều Tiên đã được những sĩ quan giàu kinh nghiệm nhất của không quân Việt Nam chỉ bảo tận tình, truyền đạt tỉ mỉ tất cả những kỹ thuật lái máy bay Mic 17, Mic 19 cùng các chiến thuật lái và chiến đấu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngay trong năm 1965, khi Đế quốc Mỹ tăng cường bắn phá, hàng ngàn tấn bom đạn được các loại máy bay hiện đại trút xuống miền Bắc một cách điên loạn, các chiến binh của không quân Triều Tiên đã xin được xung phong ra trận với một phi đội hoàn toàn là các phi công Triều Tiên.

Phi đội 14 người này đã chiến đấu dũng cảm, liên tiếp áp sát, tấn công các máy bay địch. Đặc biệt, với tinh thần quyết tử và ý chí chiến đấu cực cao, khi xuất phát, không chiến sỹ nào yêu cầu trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm.

Theo họ, đã chiến đấu là phải tiêu diệt được quân địch và bằng mọi giá phải bảo vệ được phi cơ, nếu phi cơ mất thì người sẽ hy sinh theo.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Với tinh thần quả cảm, đối chọi với lực lượng máy bay hùng hậu của Đế quốc Mỹ, ngày 24/9/1965, khúc tưởng niệm bi thương đầu tiên của phi đội Triều Tiên đã vang lên trên bầu trời Hà Bắc.

Chàng chiến sỹ phi công trẻ tuổi nhất trong số 14 người tên Ươn-Hông-Xang đã anh dũng hy sinh trong một cuộc tiêm kích. Đau thương lại tiếp nối, đến năm 1967, 12 chiến sỹ của phi đội Triều Tiên đã tử trận.

Trước cảnh các đồng đội đã hy sinh hết, người phi công cuối cùng của đội bay Triều Tiên là Kim-Chi-Hoan vẫn anh dũng chiến đấu cùng các phi công của không quân Việt Nam.

Vào ngày 12/2/1968, anh cũng đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại kẻ thù tàn bạo. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 3 năm, 14 chiến sỹ Triều Tiên được cử sang học hỏi và chiến đấu ở Việt Nam đều đã hy sinh anh dũng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,569
Động cơ
697,036 Mã lực
Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, năm 1966, Đoàn không quân chiến đấu CHDCND Triều Tiên với gần 150 người sang Việt Nam. Đoàn được giao cho Trung đoàn 923 (đóng tại Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) quản lý. Toàn bộ máy bay, lương thực, thuốc men... do quân đội Việt Nam cung cấp.

Trong số quân nhân Triều Tiên, 24 người được giao máy bay chiến đấu (14 người được giao máy bay MIG 17B, 10 người được giao MIG 17C). 113 người thực hiện nhiệm vụ tham mưu, chính trị, hậu cần dưới sự chỉ huy của thượng tá Kim Chang Xơn.

Sơ kết đợt đầu chiến đấu năm 1966 - 1969, không quân Việt Nam bắn rơi 222 máy bay Mỹ, bắt sống 51 giặc lái, trong đó những chiến sĩ không quân Triều Tiên đã bắn rơi 26 chiếc.

Ngoài những người đã hy sinh, nhiều chiến binh Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Việt Nam khi trở về được Nhà nước Triều Tiên phong tặng danh hiệu Anh hùng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top