- Biển số
- OF-13630
- Ngày cấp bằng
- 1/3/08
- Số km
- 457
- Động cơ
- 520,790 Mã lực
Cứ dập dềnh ngoài biển biết đâu mặt trận lại bắt đầu mở từ hướng trên bộ các cụ nhỉ
Pháp nhảy vào rồi kìa các cụ, Syria chắc lại giống Irac, trụ nổi 1 tháng ko?(Tin tức 24h) - Thảm sát ở Syria: Mỹ cân nhắc huấn luyện phe nổi dậy
Tình hình Syria: Pháp luyện quân đánh trên sa mạc
Mỹ cân nhắc kịch bản tấn công Syria
bạn đùa mình về trình độ nhận thức của bạn à ????Siria chỉ là 1 trận đấu giữa loạt trận Nato đấu với con Gấu Nga từ năm 1991, năm LX sụp đổ.
Irak 1991: Nato 1 Nga 0; Nam tư 1999: Nato 1 Nga 0; Irak 2003: Nato 1 Nga 0; Lybia 2011: Nato 1 Nga 0
Tỷ số hiện là 4-0 nghiêng về đội Nato. Dự đoán trận Siria: Nato 1 Nga 0. tiếp đó là trận Iran: Nato 1 Nga 0. Các trận kế tiếp có thể là Cu3, Vene.
Trân Gruzia 2008 thì Nga thắng nhưng thiệt hại nặng. Nato chỉ cung cấp vũ khí nhẹ cho một số đơn vị Gru. Nga cũng không lật được Sakasvili mà chỉ khoét sâu thêm tâm lý bài Nga và chủ nghĩa dân tộc ở Gruzia. Ngoài Bạch Nga (Belarus) thì ven biên giới Nga toàn những thằng hàng xóm không ưa gì Nga. Gần như là 1 vòng vây xung quanh con Gấu Nga.
Chờ trận Siria xong sẽ xem các trận tiếp theo.
clip này là của quân chính phủô cái gì đây kì này
Video quân nổi dậy Syria sử dụng vũ khí hóa học
Hãng truyền hình Far News của Iran mới đây công bố đoạn video cho thấy quân nổi dậy ở Syria đang nạp hóa chất vào đầu đạn pháo.
[video=youtube;dIPpIiKWF70]http://www.youtube.com/watch?v=dIPpIiKWF70&feature=player_detailpage[/video]
chứ không phải là chả biết cãi thế nào à cái bài lảng lảng ấy mình gặp cũng nhiều mỗi khi các bạn cố giẫy mà không đượcKhông cụ ợ. Em nói chuyện có dẫn chứng chứ không tìm cách gài bẫy cãi chửi để Mod treo. Em ko lạ gì cái bài bẩn này của fan Nga cụ nhé. Nên tốt nhất em tránh xa những loại đấy ra.
tin từ BBC
Tổng thống Mỹ và Nga không thu hẹp khác biệt về Syria
Cả hai bên đều tự nhận chiến thắng ở đấu trường G20 về Syria, nhưng không dễ xác định ai đi theo đội nào.
Ai đã ủng hộ Nga và ai ủng hộ Mỹ?
Các bài liên quan
- Mỹ - Nga tiếp tục bất đồng về Syria
- Khối G20 chia rẽ về vấn đề Syria
- G20 bất đồng về khủng hoảng tại Syria
Chủ đề liên quan
Theo Tổng thống Vladimir Putin, không có sự chia rẽ 50/50 mà dư luận đã nghiêng về Nga.
Ông nói rằng, tại bữa tiệc tối bàn về Syria, chỉ bốn nước – Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Saudi Arabia (cộng một thủ tướng Anh đã bị quốc hội bác bỏ) - ủng hộ Mỹ.
Còn đi theo Nga, ông nói, là bảy nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi và Italy.
Nhưng không phải mọi quan điểm của tổng thống Nga về Syria đều được các lãnh đạo G20 tán thưởng.
Tại St Petersburg, còn ai khác nữa công khai tuyên bố như Putin rằng “cái gọi là tấn công vũ khí hóa học” chỉ là “sự khiêu khích của phe nổi dậy, hy vọng nhận được thêm ủng hộ từ giới bảo trợ nước ngoài”?
Khi có tuyên bố quyết liệt như thế, nhà lãnh đạo Nga không chừa chỗ cho sự nhân nhượng và có lẽ khiến ông trông như hơi bị cô lập.
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố có ủng hộ của đa số người tham dự G20.
Quả thực 11 nước đã ủng hộ tuyên bố chung của Nhà Trắng:
Ngoài Mỹ ra còn là hai nhà lãnh đạo nhiệt liệt tán thưởng hành động quân sự: Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.
- Lên án cuộc tấn công vũ khí hóa học của Syria
- Đồng tình rằng bằng chứng cho thấy chính phủ Syria có tội
- Kêu gọi quốc tế phản ứng mạnh mẽ
Các nước khác ký vào là các đồng minh của Mỹ: Úc, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Italy. Hai nước cuối cùng này không hiểu sao lại được liệt vào cả hai quan điểm trái ngược.
Nhưng đáng nói, danh sách ủng hộ Obama không có Thủ tướng Đức Angela Merkel (có lẽ bà thấy rủi ro quá khi mà bầu cử liên bang đến gần).
Tuyên bố chung này cũng cẩn thận bỏ đi trọng tâm tranh cãi trong kế hoạch Mỹ: không kích trừng phạt Syria, do Mỹ dẫn dắt và có thể không cần Liên Hiệp Quốc ủng hộ.
Vì thế không rõ ai ủng hộ ai.
Tổng thống Pháp Hollande nói sẽ chờ kết quả điều tra của LHQ
Hai lập trường của Mỹ và Nga thể hiện hai góc trái ngược, trong khi ở giữa là các quan điểm mơ hồ.
Ngay cả tổng thống Pháp bắt đầu đưa ra các điều kiện để Pháp tham dự tấn công:
Rõ ràng Tổng thống Obama rời St Petersburg trong vị thế bị yếu đi một chút.
- Tấn công chỉ nhắm vào cơ sở quân sự của Syria
- Chỉ khi thanh tra LHQ đã có thời gian để báo cáo
- Nếu Hội đồng Bảo an LHQ không chấp thuận, thì phải có sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế
Ông không mở rộng được liên minh quốc tế ủng hộ hành động quân sự.
Nay ông đối diện thêm vấn đề: việc một số lãnh đạo G20 không thích thú dùng vũ lực khi thiếu LHQ có thể tác động tiêu cực đến quần chúng Mỹ vốn đã trong tâm trạng lung lay. Như thế nó cũng tác động đến mong muốn dùng quân sự với Syria tại Quốc hội Mỹ.
Có lẽ Obama sẽ được Quốc hội ủng hộ.
Có lẽ, theo thời gian, Mỹ và các đồng minh sẽ xây dựng được liên minh quốc tế mà họ cần.
Nhưng cũng có thể mấy tháng nữa khi ta nhìn lại G20, ta sẽ nói đây là khoảnh khắc khi mong muốn quốc tế can thiệp vì mục tiêu nhân đạo đã trở nên dao động. Rằng đây là điểm bước ngoặt cho thấy phần còn lại của thế giới không còn muốn Mỹ làm cảnh sát quốc tế khi các định chế khác thất bại, bất chấp khủng hoảng có lớn đến đâu hay sự tàn bạo có nghiêm trọng thế nào.
mình lại buộc phải quất lại bài của bạn để cho bạn biết là bạn biết 1 nhưng vẫn chưa biết 10Trong lúc chờ đợi em điểm qua lịch sử quân sự oai hùng của quân đội Syria:
1920 đánh nhau với Pháp: thua trận
1967: đánh nhau với Ít xà: đại bại
1973: đánh nhau với Ít xa: đại bại
1980: đánh phe nổi dậy: thắng trận
1982: đánh nhau với Ít xà: lại thua trận
2011: đánh nhau với phe nổi dậy: chưa rõ thắng thua
Tóm lại là quân đội Siria đi đàn áp dân trong nước thì được chứ cứ đánh nhau với ngoại bang là toi. Em nói có dẫn chứng ko các cụ bảo em chém.
Năm 1920, một Vương quốc Ả Rập Syria độc lập được thành lập dưới sự cai trị của Faisal I thuộc gia đình Hashemite, người sau này trở thành Vua Iraq. Tuy nhiên, quyền cai trị của ông với Syria đã chấm dứt chỉ sau vài tháng, sau cuộc xung đột giữa các lực lượng Ả Rập Syria của ông và những lực lượng chính quy của Pháp tại Trận Maysalun. Quân đội Pháp chiếm Syria cuối năm đó sau khi hội nghị San Remo đề xuất rằng Hội quốc liên đặt Syria dưới sự uỷ trị Pháp.[21] Năm 1925 Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo một cuộc nổi dậy bùng phát tại vùng núi Druze và lan ra toàn thể Syria cùng nhiều vùng của Liban. Đây được coi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất chống lại sự uỷ trị Pháp, bởi nó bao gồm toàn bộ Syria và đã diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân nổi dậy và quân Pháp.[2] Ngày 23 tháng 8 năm 1925 Quốc vương Pasha al-Atrash chính thức tuyên bố cách mạng chống lại người Pháp và chiến tranh nhanh chóng nổ ra tại Damascus, Homs và Hama. Al-Atrash đã giành nhiều trận thắng trước quân Pháp ở thời điểm đầu cuộc cách mạng, đáng chú ý là Trận Al-Kabir ngày 21 tháng 7 năm 1925, Trận Al-Mazra'a ngày 2 tháng 8 năm 1925, và sau đó là các trận đánh Salkhad, Almsifarh và Suwayda. Sau những thắng lợi của phe nổi dậy trước quân Pháp, Pháp đã gửi hàng nghìn quân tới Syria và Liban từ Maroc và Sénégal, được trang bị vũ khí hiện đại, so với số lượng quân nhu hạn chế của phe nổi dậy. Việc này đã làm xoay chuyển cơ bản kết quả và cho phép người Pháp giành lại nhiều thành phố, dù sự kháng cự chỉ chấm dứt vào mùa thu năm 1927. Người Pháp kết án tử hình Quốc vương al-Atrash, nhưng ông đã trốn thoát với một số quân nổi dậy tới Transjordan và sau đó được ân xá. Ông quay lại Syria năm 1937 sau khi ký kết Hiệp ước Syria Pháp và được nhân dân đón chào nồng nhiệt. Syria và Pháp đã đàm phán một hiệp ước độc lập tháng 9 năm 1936, và Hashim al-Atassi, người là Thủ tướng trong thời gian cai trị ngắn ngủi của Vua Faisal, là tổng thống đầu tiên được bầu theo một hiến pháp mới, lần đầu tiên là hiện thân của nhà nước cộng hoà Syria hiện đại. Tuy nhiên, hiệp ước không bao giờ có hiệu lực bởi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn nó. Với sự sụp đổ của nhà nước Pháp năm 1940 trong Thế chiến II, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Vichy cho tới khi Anh Quốc và Pháp Tự do chiếm nước này tháng 7 năm 1941. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới ngày 1 tháng 1 năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực tiếp tục từ các nhóm quốc gia Syria và của Anh buộc người Pháp phải rút quân tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà đã được thành lập trong thời uỷ trị
cái mầu xanh ơ thế cái chiến tranh năm 1982 của bạn đâu ???????Năm 1948: Syria cùng các nước Ảrập khác tấn công Israel, sau khi nhà nước Do Thái tuyên bố độc lập. Tháng 2/1949, Ai Cập đồng ý một hiệp định ngừng bắn với Israel do Liên Hợp Quốc làm trung gian. Sau đó đến lượt Libăng, Syria, Jordan và Iraq cũng chấp nhận hiệp định này. - Năm 1967: Sau khi xảy ra những cuộc đụng độ lẻ tẻ ở vùng biên giới và việc Cairo ra lệnh phong toả vịnh Aqaba, Israel đã đồng loạt tấn công vào Ai Cập, Syria và Jordan. Quân đội Israel chiếm cao nguyên Golan của Syria, một vùng đất chiến lược về kinh tế, chính trị và quân sự án ngữ vùng biển Galilee. Ngoài ra, chính quyền Do Thái còn chiếm bán đảo Sinai và Dải Gaza của Ai Cập, cùng khu Bờ Tây và phía đông Jerusalem của Jordan.
- Tháng 10/1973: Quân đội Ai Cập và Syria bất ngờ mở cuộc tấn công vào bán đảo Sinai và cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng (còn gọi là cuộc chiến tranh Yom Kippur). Tuy nhiên, trong cuộc phản công của Israel, quân đội Ai Cập và Jordan đã bị đánh bật trở lại trên cả hai mặt trận. Các binh sĩ Do Thái còn vượt qua cao nguyên Golan, tiến sâu vào lãnh thổ Syria và chỉ còn cách thủ đô Damascus gần 30 km. Sau 2 tuần xung đột, một thoả thuận ngừng bắn được đưa ra, trong đó Israel và Syria đồng ý trở lại vị trí đóng quân như trước vụ tấn công.
- Giai đoạn 1976-1977: Do lo ngại sự can thiệp của Israel, Syria đã chủ động đưa quân vào Libăng dập tắt cuộc nội chiến ở nước láng giềng này với sự hậu thuẫn của Liên đoàn Ảrập. Quân đội Syria đã đóng lại Libăng từ thời điểm đó đến nay. Hiện có khoảng 20.000 binh sĩ Syria đồn trú ở Libăng (lúc cao điểm con số này lên tới 40.000).
Quân đội Israel tràn vào Libăng truy kích PLO năm 1978.
- Giai đoạn 1978-1982: Israel tràn vào chiếm miền nam Libăng năm 1978 để truy kích Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Tháng 6/1982, Tel Aviv lại đánh chiếm miền nam Libăng lần thứ hai. Các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian vào tháng 8 năm đó đã thuyết phục các chiến binh PLO rời Libăng. Một lực lượng gìn giữ hoà bình đa quốc gia được triển khai tới khu vực miền nam Libăng và đóng tại đây đến năm 1984. Quân đội Israel đã chiếm đóng khu vực này đến tận năm 2000 như một vùng đệm chiến lược.
- Năm 1981: Israel quyết định sáp nhập cao nguyên Golan vào lãnh thổ của mình mặc dù không được quốc gia nào công nhận. Tel Aviv đã lập các khu định cư tại đây và hiện có khoảng 18.000 người Do Thái sinh sống trên cao nguyên Golan.
Lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế tại cao nguyên Golan.
- Giai đoạn 1982-1983: Syria cho phép nhóm chiến binh Hồi giáo Shiite Hezbollah thành lập căn cứ tại thung lũng Bekaa, thuộc Libăng. Từ đó, Hezbollah trở thành lực lượng du kích chính tham gia cuộc chiến đấu chống sự xâm lược của Israel ở miền nam Libăng.
- 1993: Syria tham gia tiến trình hoà bình với Irael do Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán song phương sau đó thu được rất ít kết quả, mặc dù Israel đã ký được một thoả thuận hoà bình với Jordan và một hiệp định tạm thời với người Palestine.
- Năm 1999: Cuộc hoà đàm Israel-Syria được tiến hành ở cấp cao nhất trong lịch sử khi Thủ tướng Israel gặp Ngoại trưởng Syria ở Washington. Vài tháng sau, cuộc hoà đàm này sụp đổ vì bất đồng gia tăng về chủ quyền cao nguyên Golan và các vấn đề an ninh khác. Damascus kiên quyết đòi lại quyền kiểm soát khu vực chiến lược này.
- Năm 2000: Quân đội Israel rút khỏi miền nam Libăng.
- Ngày 16/4/2001: Máy bay Israel đánh phá một trạm radar của Syria ở Libăng, giết chết 3 binh sĩ Syria, nhằm trả đũa một vụ tấn công của nhóm Hezbollah đã giết hại một binh sĩ của họ.
- Năm 2003: Sau khi Mỹ phát động chiến tranh Iraq, Syria đã quyết định đóng cửa văn phòng của nhóm Jihad, Hamas và một số tổ chức chiến binh Hồi giáo khác do sức ép mạnh mẽ từ phía Washington.
- Ngày 5/10/2003: Máy bay Israel oanh tạc khu trại Ein Saheb, gần thủ đô Damascus của Syria được cho là nơi huấn luyện của nhóm Jihad, nhằm trả đũa vụ đánh bom ở Haifa làm 19 người chết. Sự kiện này đe doạ đẩy Trung Đông vào một vòng xoáy bạo lực mới với quy mô lớn.
Mỹ sẽ phá hủy vũ khí hóa học của Syria bằng cách nào?
Một vấn đề khiến Mỹ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tấn công Syria là biện pháp xử lý với kho hóa chất được cho là bao gồm sarin và BLU-119, chất độc có thể lan tỏa ra không khí và gây chết người hàng loạt.
Sarin - Sát thủ giết người chỉ trong vài phút
Mặt nạ chống độc - cứu sinh trong chiến tranh hóa học
Thanh sát viên của Liên Hợp Quốc thu thập bằng chứng tại hiện trường để điều tra cáo buộc rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ngày 21/8. Ảnh: AFP. Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố Mỹ có bằng chứng chứng tỏ Syria đã sử dụng chất độc sarin để giết hại hơn 1.400 thường dân. Nếu đó là sự thật, Mỹ sẽ không chỉ tấn công vào Syria mà còn phải tìm cách xử lý kho hóa chất.
Sarin cũng giống như hầu hết các loại vũ khí hóa học khác, nó nặng hơn không khí, không bị lan rộng trên mặt đất và dễ bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời và khí oxy. Nó là chất dễ cháy và dễ bị nhiệt phân.
Từ năm 1998, Lầu Năm Góc đã nghiên cứu biện pháp tiêu hủy vũ khí hóa học mà không làm chúng phân tán. Một loại vũ khí có tên gọi là PAW có thể tiêu hủy vũ khí hóa học mà không cần gây nổ đã được ra đời. PAW chỉ phù hợp với những nơi mà kho vũ khí hóa học được đặt cách xa khu dân cư và ít gió, Newscientist cho hay.
Một loại vũ khí khác là BLU-119 có thể phân hủy hóa chất nhanh hơn. Đó là một quả bom nặng 900 kg chứa thuốc nổ và 300 kg phốt pho trắng, khi cháy nhiệt độ lên tới 2.700 độ C. Tuy nhiên, bằng cách này sẽ có một lượng nhỏ sarin còn sót lại có thể lan tỏa vào không khí và gây nguy hiểm.
Hai loại vũ khí trên đều phá hủy kho vũ khí hóa học. Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu cách sử dụng bọt nhiệt nhôm, chất nổ hỗn hợp có nhiệt độ cao tương tự tên lửa. Họ sử dụng đầu đạn có vỏ làm bằng vật liệu có thể gây nổ dùng trong tên lửa hành trình.
Sử dụng máy bay không người lái
Lầu Năm Góc cũng lập ra các mô hình mô phỏng. Họ nghiên cứu sự phân tán và tỷ lệ hóa chất lan tỏa ra không khí để xây dựng các mô hình tác chiến và hiểu được mối nguy hiểm từ mục tiêu tấn công. Họ cũng đánh giá hiệu quả của một cuộc tấn công ngay sau khi nó xảy ra bằng cách sử dụng máy bay không người lái thu nhỏ gắn vào phần đuôi của quả bom và tự tách ra ngay trước khi bom phát nổ. Nó giúp đưa ra cảnh báo tức thời khi có làn khói độc phát ra.
Tuy nhiên, ngay cả với vũ khí tối tân và kế hoạch hoàn hảo, mục tiêu tấn công có quy mô quá lớn sẽ là thách thức cho quân đội Mỹ.
"Tổng khối lượng ước tính lên tới hàng trăm, thậm chí hàng vạn tấn vũ khí hóa học được phân bố ở hàng chục địa điểm là vấn đề thực sự khó khăn", James Ketchum, chuyên gia về nghiên cứu con người của quân đội Mỹ trong những năm 1960 cho biết. "Vụ nổ có thể giải phóng khí gây chết người, thậm chí nhiệt tạo ra từ phản ứng cũng có thể lấy đi mạng sống", ông nói.
Nhà lý sinh học Brian Hanley cho biết các thành phần tạo ra sarin có thể được lưu trữ riêng rẽ, và người ta chỉ trộn chúng với nhau rồi đem sử dụng ngay. Việc ném bom vào các kho hóa chất có thể gây ra sự trộn hợp các thành phần này và vô tình lại tạo ra sarin. Và theo ông, cách tốt nhất để phá hủy vũ khí hóa học là cho quân đội đổ bộ, tách rời các thành phần và làm ráo nước một cách an toàn.
Văn Tây