- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 11,338
- Động cơ
- 459,276 Mã lực
Đọc bài này xong người đọc dễ nghi là cánh BĐS bên Đông (Long Biên), Bắc (Đông Anh) và Nam (Hoàng Mai) có kế hoạch dìm hàng bên Tây chăng? Cái trang batdongsan chuyên rao tin BĐS mà đăng tin này thì ai còn dám mua nhà nữa các cụ nhỉ?
http://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/nhung-cuoc-ti-nan-chung-cu-phia-tay-nam-ha-noi-ar80633
Con đường mang tên “đau khổ”
Quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện là cú hích với bất động sản phía Tây Hà Nội. Sự hình thành của tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài từng được kỳ vọng sẽ là nền tảng cho sự phát triển của khu vực phía Tây Hà Nội, giảm tải áp lực giao thông lên tuyến đường Nguyễn Trãi.
Riêng tuyến đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) đã “hội tụ” trên dưới 40 tòa nhà chung cư. Các tòa nhà đều có chiều cao từ 20 đến 30 tầng. Hạ tầng giao thông nơi đây không theo kịp hạ tầng đô thị, dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Tố Hữu, cuối cùng cũng chung thân phận “con đường đau khổ” như đường Nguyễn Trãi.
Những ai sinh sống tại khu vực này đều thấm thía “hành trình giao thông gian nan” trên “con đường đau khổ”. Khoảng 3 năm trước, chị Phạm Lan Hương (cư dân khu đô thị Dương Nội) mất chưa đầy nửa tiếng xe máy để đến chỗ làm tại Thái Hà (Đống Đa). Thế nhưng, một năm nay, thời gian đến chỗ làm của chị đã tăng lên gấp đôi. “Đường bắt đầu tắc từ ngã tư Vạn Phúc. Đến ngã ba Thanh Bình – Tố Hữu thì cảnh tắc đường nghiêm trọng diễn ra. Tắc dưới lòng đường, tắc trên vỉa hè. Tất cả mọi người đều nhích từng xăng ti mét đường”.
Anh Bá Kiên, một cư dân sống tại khu đô thị Park City miêu tả cảnh tắc đường mình phải đối mặt hàng ngày: “Có lần đường tắc, tôi đếm đến nhịp đèn xanh thứ 8 mới qua được ngã tư Trung Văn – Tố Hữu”. Biết mình buộc phải “sống chung với lũ”, hơn tuần nay, anh Kiên đi làm từ 6h30 sáng, dù 8h30 mới đến giờ làm việc. Quãng đường từ nhà anh đến chỗ làm, nếu không tắc đường cũng chỉ mất 25 phút xe máy. Anh Kiên cũng chọn thời điểm về muộn hơn. Nhưng theo anh nhiều hôm đã hơn 7h tối mà đường Tố Hữu vẫn tắc.
Cảnh tắc đường trên trục đường Tố Hữu bắt đầu từ sáng sớm và đến hơn 9h sáng vẫn chưa kết thúc. Nhiều hôm chỉ học 2 tiết cuối buổi sáng, Ngọc Minh, sinh viên năm 2 Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) bắt đầu xuất phát ở khu đô thị Văn Khê vào lúc 9h và vẫn phải chứng kiến cảnh tắc đường vào thời điểm này.
Đằng sau vẻ hào nhoáng của 1 thị trường đầy hấp lực, Tây Nam Hà Nội đang âm thầm diễn ra những cuộc “tị nạn chung cư”. Gia đình chị Nguyễn Mai Lan đã quyết định cho thuê lại căn hộ cao cấp The Pride để tịnh tiến về trung tâm. Chị và ông xã chọn thuê 1 căn hộ tại khu tập thể Nam Đồng để tiện cho việc đi làm của bản thân và đi học của 2 con nhỏ. Chị khá hài lòng về quyết định này: “Tôi chấp nhận ở 1 không gian nhỏ hẹp hơn so với căn hộ cũ. Bù lại, tôi không phải đánh đổi thời gian, sức khỏe vì tắc đường. Ở chỗ mới, việc giải trí, vui chơi, mua sắm cũng thuận tiện hơn”, chị Lan cho biết.
“Kinh hoàng nhất là những hôm trời mưa, tắc đường diễn ra cục bộ. Cơn bão số 1 vừa qua, các tòa nhà cao tầng dọc đường Tố Hữu hút gió, tôi và nhiều người không thể đi mà chỉ có thể dắt xe”. Hiện chị Yến đang đợi kết thúc hợp đồng để chuyển về trung tâm. “Tôi thà chuyển về trung tâm, nhà thuê nhỏ hơn, đắt hơn 1 chút nhưng không phải nếm trải cảnh tắc đường kinh hoàng trên đường Tố Hữu”
http://batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/nhung-cuoc-ti-nan-chung-cu-phia-tay-nam-ha-noi-ar80633
Con đường mang tên “đau khổ”
Quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện là cú hích với bất động sản phía Tây Hà Nội. Sự hình thành của tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài từng được kỳ vọng sẽ là nền tảng cho sự phát triển của khu vực phía Tây Hà Nội, giảm tải áp lực giao thông lên tuyến đường Nguyễn Trãi.
Riêng tuyến đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) đã “hội tụ” trên dưới 40 tòa nhà chung cư. Các tòa nhà đều có chiều cao từ 20 đến 30 tầng. Hạ tầng giao thông nơi đây không theo kịp hạ tầng đô thị, dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Tố Hữu, cuối cùng cũng chung thân phận “con đường đau khổ” như đường Nguyễn Trãi.
Những ai sinh sống tại khu vực này đều thấm thía “hành trình giao thông gian nan” trên “con đường đau khổ”. Khoảng 3 năm trước, chị Phạm Lan Hương (cư dân khu đô thị Dương Nội) mất chưa đầy nửa tiếng xe máy để đến chỗ làm tại Thái Hà (Đống Đa). Thế nhưng, một năm nay, thời gian đến chỗ làm của chị đã tăng lên gấp đôi. “Đường bắt đầu tắc từ ngã tư Vạn Phúc. Đến ngã ba Thanh Bình – Tố Hữu thì cảnh tắc đường nghiêm trọng diễn ra. Tắc dưới lòng đường, tắc trên vỉa hè. Tất cả mọi người đều nhích từng xăng ti mét đường”.
Anh Bá Kiên, một cư dân sống tại khu đô thị Park City miêu tả cảnh tắc đường mình phải đối mặt hàng ngày: “Có lần đường tắc, tôi đếm đến nhịp đèn xanh thứ 8 mới qua được ngã tư Trung Văn – Tố Hữu”. Biết mình buộc phải “sống chung với lũ”, hơn tuần nay, anh Kiên đi làm từ 6h30 sáng, dù 8h30 mới đến giờ làm việc. Quãng đường từ nhà anh đến chỗ làm, nếu không tắc đường cũng chỉ mất 25 phút xe máy. Anh Kiên cũng chọn thời điểm về muộn hơn. Nhưng theo anh nhiều hôm đã hơn 7h tối mà đường Tố Hữu vẫn tắc.
Cảnh tắc đường trên trục đường Tố Hữu bắt đầu từ sáng sớm và đến hơn 9h sáng vẫn chưa kết thúc. Nhiều hôm chỉ học 2 tiết cuối buổi sáng, Ngọc Minh, sinh viên năm 2 Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) bắt đầu xuất phát ở khu đô thị Văn Khê vào lúc 9h và vẫn phải chứng kiến cảnh tắc đường vào thời điểm này.
Đằng sau vẻ hào nhoáng của 1 thị trường đầy hấp lực, Tây Nam Hà Nội đang âm thầm diễn ra những cuộc “tị nạn chung cư”. Gia đình chị Nguyễn Mai Lan đã quyết định cho thuê lại căn hộ cao cấp The Pride để tịnh tiến về trung tâm. Chị và ông xã chọn thuê 1 căn hộ tại khu tập thể Nam Đồng để tiện cho việc đi làm của bản thân và đi học của 2 con nhỏ. Chị khá hài lòng về quyết định này: “Tôi chấp nhận ở 1 không gian nhỏ hẹp hơn so với căn hộ cũ. Bù lại, tôi không phải đánh đổi thời gian, sức khỏe vì tắc đường. Ở chỗ mới, việc giải trí, vui chơi, mua sắm cũng thuận tiện hơn”, chị Lan cho biết.
“Kinh hoàng nhất là những hôm trời mưa, tắc đường diễn ra cục bộ. Cơn bão số 1 vừa qua, các tòa nhà cao tầng dọc đường Tố Hữu hút gió, tôi và nhiều người không thể đi mà chỉ có thể dắt xe”. Hiện chị Yến đang đợi kết thúc hợp đồng để chuyển về trung tâm. “Tôi thà chuyển về trung tâm, nhà thuê nhỏ hơn, đắt hơn 1 chút nhưng không phải nếm trải cảnh tắc đường kinh hoàng trên đường Tố Hữu”