[Funland] Những bức ảnh độc về chiến tranh Việt Nam.

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sài Gòn 1968-1968 dưới ống kính Brian Wickham ( kỳ 3 )

Tháng 2/1969. Bảng quáng cáo của hãng kem đánh răng Hynos nổi bật phía ngoài một khu chợ.​
Tháng 2/1969. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn.​
Tháng 2/1969. Một cửa hàng bán hoa giấy.​
Tháng 2/1969. Những cái tĩn dùng để đựng nước mắm.​
Tháng 2/1969. Trên sông Sài Gòn.​


 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tháng 2/1969. Chèo thuyền bằng chân.​
Tháng 2/1969. Một gia đình di chuyển bằng thuyền máy trên sông.​
Tháng 2/1969. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh nhìn từ xa.​
Tháng 2/1969. Hai mẹ con tại một khu dân cư.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tháng 2/1969. Biển cảnh báo trên một chiếc xe bus quân sự của Mỹ.​
Tháng 2/1969. Dãy quán bar trên đường Hai Bà Trưng.​
Tháng 2/1969. Người đàn ông bán bánh rán dạo trên đường Tự Do.​
Tháng 2/1969. Cô gái bán hàng rong.​
Tháng 2/1969. Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Sài Gòn.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tháng 2/1969. Một chuyến đò chở khách.​
Tháng 2/1969. Những đứa trẻ bên chiếc xe chở đạo cụ biểu diễn ngày Tết.​
Tháng 2/1969. Phà qua sông Sài Gòn.​
Tháng 3/1969. Tàu tuần tra của lính Mỹ trên sông Sài Gòn.​
Tháng 3/1969. Quầy hàng hoa quả bên bờ sông.​
Tháng 3/1969. Phà chở khách loại nhỏ.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tháng 3/1969. Quang cảnh nhìn từ công trường Lam Sơn. Hai chiếc xe chở đầy lính quân dịch mới tuyển.​
Tháng 3/1969. Nơi giao cắt giữa công trường Lam Sơn với đường Hai Bà Trưng.​
Tháng 4/1969. Con kênh phía sau Thảo Cầm Viên.​
Tháng 4/1969. Quầy bán tranh trong Thảo Cầm Viên.​
Tháng 4/1969. Một đứa trẻ ở huyện Nhà Bè.​
Tháng 4/1969. Một đứa trẻ ở huyện Nhà Bè.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.​
Tháng 4/1969. Nhà thờ Huyện Sĩ trong ráng chiều.​
Tháng 4/1969. Tượng đài của người lính VNCH tại quảng trường Lam Sơn.​
Tháng 4/1969. Một góc phố vắng.​
Tháng 5/1969. Quầy bán báo.​
Tháng 6/1969. Đường Nguyễn Huệ sau một cơn mưa.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.​
Tháng 6/1969. Một bức tranh khá phong phú về giao thông Sài Gòn.​
Tháng 6/1969. Một chiếc xe Citroen Corporal trên đường.​
Tháng 4/1969. Giấc ngủ trưa của một ông lão đạp xích lô.​
Tháng 6/1969. Khách sạn Nam Đô.​
Tháng 6/1969. Những chiếc taxi liên tỉnh hiệu Citroel Corporal đỗ ven đường Phạm Ngũ Lão.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.​
Tháng 6/1969. Sạp bán mỳ tại khu Chợ Lớn.​
Tháng 6/1969. Những toa tàu bọc thép trên sân ga Sài Gòn.​
Tháng 6/1969. Những toa tàu bọc thép trên sân ga Sài Gòn.​
Tháng 6/1969. Dọc rác trên một tuyến phố​
 

funvolang

Xe máy
Biển số
OF-35638
Ngày cấp bằng
20/5/09
Số km
81
Động cơ
473,856 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ảnh trên mạng mà cụ, quan trọng là chịu khó tìm nguồn. Em không úp bằng otofun là vì muốn mọi người khi quote lại bài vẫn biết được nguồn của ảnh ở đâu là vậy.
Oh thế những bức ảnh này do vệ tinh chụp à????
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,720
Động cơ
534,466 Mã lực
Cách đây hơn 40 năm, vào ngày 29/4/1973 nước Mỹ chính thức chấm dứt can thiệp quân sự vào cuộc chiến ở Việt Nam, 1 cuộc chiến gần 10 năm đã gây chia rẽ nội bộ dân tộc, sản sinh ra 1 thế hệ mới và làm thay đổi học thuyết về can thiệp quân sự của nước Mỹ ra nước ngoài, và với kết cục là 58,282 lính Mỹ chết, 303,644 người bị thương (ABC News).

Năm 1972, chỉ dưới 30% người dân Mỹ đồng tình với cuộc chiến Việt Nam, biểu tình nổ ra ở khắp các nơi công cộng cho đến khuôn viên các trường đại học trên cả nước.



Nămm 1973, TT Richard Nixon muốn tiếp tục ủng hộ chính quyền miền Nam Việt Nam, tuy nhiên các cuộc biểu tình diễn ra trong cả nước đã gây áp lực lớn cho chính quyền Mỹ, đồng thời cùng với sự thất bại của chiến dịch Linebacker II - nỗ lực cuối cùng của chính quyền Nixon dẫn đến việc nước Mỹ phải tính đến kế hoạch rút quân và kết thúc cuộc chiến ở Việt Nam, trong ảnh là cuộc họp giữa Richard Nixon với Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger và tướng Alexander Haig về 1 kế hoạch rút quân trong danh dự.



Ngày 15/1/1973 TT Richard Nixon đọc tuyên bố ngừng bắn trên TV
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,720
Động cơ
534,466 Mã lực
Sau nhiều lần đàm phán từ năm 1968 và thất bại do 2 bên không tìm được tiếng nói chung, ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết chính thức chấm dứt sự can thiệp quan sự của Mỹ vào miền nam Việt Nam


Từ ngày 14/3/1973, các tù binh Mỹ bắt đầu được thả. Trong ảnh là nhân vật sau này là Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain được thả vào ngày 14/3 sau hơn 5 năm bị giam giữ.


Ngày 29/3/1973, tù binh Mỹ cuối cùng trong số khoảng 600 tù binh chiến tranh đc thả, hầu hết trong số đó là phi công bị bắn rơi ở bầu trời Bắc Việt và Lào


Trong ảnh là trung tá Robert Stirm trở về nhà sau gần 5 năm bị giam giữ ở Bắc Việt được cô con gái Lorrie Stirm 15 tuổi cùng người thân chào đón ở sân bay. Bức ảnh này sau đó đã đoạt giải Pulitzer.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Món này cụ nào nghiện ngập thì khoái :)






Bất mãn hay bất cần đời đây ??? :)

Một thông điệp tương phản: "Sinh ra để thua cuộc".
Dành cho các cô gái, có những lời ngọt ngào như: "Anh yêu em hôm nay, ngày mai và mãi mãi".
"Khi tôi chết hãy chôn tôi nằm sấp, để cả thế giới này có thể hôn vào mông tôi", thông điệp từ một người lính thuộc lực lượng "Kỵ binh bay".​
"Bạn đúng với sắc màu của mình. Đừng tự lừa phỉnh khi nó là màu đen bằng cách tự hào mình là kẻ chiến thắng".​
 
Chỉnh sửa cuối:

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực

Tháng 2/1969. Người đàn ông bán bánh rán dạo trên đường Tự Do.​

Người đàn ông này không phải bán bánh rán mà là bánh mì phá lấu. Món phá lấu được chế biến từ lòng lợn ăn rất ngon. Đây là món ăn của người Hoa mà ngày xưa mình rất thích :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Người đàn ông này không phải bán bánh rán mà là bánh mì phá lấu. Món phá lấu được chế biến từ lòng lợn ăn rất ngon. Đây là món ăn của người Hoa mà ngày xưa mình rất thích :D
Nhìn kỹ lại thì em cũng thấy giống cái bánh mỳ hơn là bánh rán cụ ạ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực



Trong thập niên 1960-1970, hình ảnh những bông hoa cài lên họng súng là một biểu tượng phổ biến trong những cuộc biểu tình của người Mỹ chống lại cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Những tấm hình của Henri Huet là lời khai lịch sử chân thân nhất (Ảnh được chụp tại phía Bắc đồng bằng sông Cửu Long tháng 7 năm 1968 - Ảnh: Linternaute

Hình ảnh một bà mẹ VN đầu quấn khăn tang bên bầy con nhỏ mang ánh nhìn thảng thốt, kinh hoàng được ghi lại qua kẽ chân của một người lính Mỹ (Ảnh chụp ở Bồng Sơn, tháng 10 năm 1966) - Ảnh: Linternaute

Một lính cứu thương hé mắt nhìn qua dải băng bẩn thỉu bịt ngang đầu khi đang cố gắng dìu người bạn bị thương của mình. Ảnh chụp tại An Thi tháng 1 năm 1966. Nguồn Liternaute

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.

Lính Mỹ bị thương được điều trị ngay tại chiến trường. Ảnh chụp ngày 2/4/1967.​

Binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, đơn vị Bộ binh số 28 Mỹ, bò đi tìm nơi trú ẩn khi bị quân đội Việt Nam tấn công bất ngờ khi đang ngồi ăn trưa. Ảnh chụp ngày 9/1/1966.​

Thuỷ quân lục chiến Mỹ nghe nhịp tim của một đồng đội đang hấp hối sau khi bị thương vào đầu. Ảnh chụp ngày 19/9/1966.​

Thuỷ quân lục chiến Mỹ chạy tán loạn khi chiếc trực thăng CH-46 bị bắn hạ và phát nổ. Ảnh chụp ngày 15/7/1966.​

Lính bộ binh Mỹ cầu nguyện trong một khu rừng Việt Nam trong lễ tưởng niệm đồng đội chết trong cuộc tấn công đồn điền cao su Michelin. Ảnh chụp ngày 9/10/1965.

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thôi, xin các cụ không bàn đến chính trị ở đây ạ.
10 phóng viên ảnh chiến trường nổi bật của chiến tranh Việt Nam
Cuộc chiến ở Việt Nam là nơi sản sinh ra nhiều tên tuổi huyền thoại trong làng phóng viên ảnh chiến trường thế giới.

http://reds.vn 1. Françoise Demulder (1947 - 2008)


là một nữ phóng viên nhiếp ảnh chiến trường người Pháp. Từng học triết học tại Paris và có thời gian ngắn làm người mẫu, nhưng bà đã bỏ tất cả vì sự đam mê công việc của một phóng viên chiến trường. Bà bắt đầu sự nghiệp năm 1972 tại Việt Nam, ở tuổi 25. Ngày 30/4/1975, Demulder là phóng viên duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập (ảnh đen trắng), đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam. Sau này bà là người phụ nữ đầu tiên giành giải thưởng ảnh Báo chí thế giới (World Press Photo). Ảnh màu: Một chiếc xe tăng khác băng qua cổng chính của Dinh độc Lập ngày 30/4/1975, Françoise Demulder chụp.


2. Eddie Adams (1933 – 2004)


là nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến qua các bức chân dung của nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, đồng thời là phóng viên chiến trường, nhà báo ảnh xuất sắc. Ông đã có mặt tại 13 cuộc chiến, từ chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Eddie Adams được chụp khi ông là phóng viên của hãng thông tấn Associated Press (AP). Đó là bức ảnh Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ cộng sản trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Adams đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho hạng mục Ảnh sự kiện và giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1968 nhờ bức ảnh này.


3 . Henri Huet (1927 –1971, quốc tịch Pháp, có mẹ là người Việt)


là một phóng viên ảnh nổi tiếng của AP trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1965, ông đã bị thương nặng vào năm 1967 và đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo. Nhưng ngay sau đó ông lại yêu cầu được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam. Henri Huet mất do tai nạn máy bay trực thăng tại Lào cùng 3 phóng viên khác năm 1971.

Các hình ảnh của Huet có ảnh hưởng mạnh đến dư luận tại Mỹ. Một trong những ảnh đáng nhớ nhất của ông có Binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh I của quân đội Hoa Kỳ, đang săn sóc các binh sĩ bạn mặc dù anh ta cũng đã bị thương.


4. Horst Faas (người Đức, 1933-2012)


là một phóng viên ảnh huyền thoại của hãng thông tấn AP và thế giới nói chung. Ông đến Việt Nam năm 1962 và là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt cho đến 1970. Trực tiếp cầm máy trên chiến trường, ông từng bị thương nặng ở chân năm 1967 do bom đạn. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự, Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy, trong đó có Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út.

Một tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam của Horst Faas đã đoạt giải Pulitzer năm 1965. Bức ảnh ghi lại cảnh một người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn. Đứa bé thiệt mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
5. Hubert van Es (1941 - 2009)


là một nhiếp ảnh gia người Hà Lan có mặt tại Việt Nam để làm việc cho hãng thông tấn và United Press International (UPI) vào năm 1975, thời điểm cuộc chiến đã đến hồi kết. Ông là người đã thực hiện bức ảnh nổi tiếng ngày 29/4/1975, ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn.


6. Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971)


là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông là một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.

Những phóng sự ảnh của Larry Burrows xuất hiện trên tạp chí Life đã làm bàng hoàng về sự tàn khốc cuộc chiến ở Việt Nam. Một trong những loạt ảnh nổi tiếng nhất của ông xuất bản trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965, có tựa đề "Một ngày bay cùng Yankee Papa 13" đã tái hiện lại một ngày chết chóc của binh sĩ Mỹ tại một đơn vị Trực Thăng ở Việt Nam.


7. Malcolm W. Browne (người Mỹ, 1933 - 2012)


vốn là một nhà hóa học nhưng tham gia quân dịch vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sau đó gia nhập hãng thông tấn AP và làm trưởng đại diện AP ở Đông Dương từ 1961 - 1968. Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú đưa tin về Chiến tranh Việt Nam.

Bức ảnh nổi tiếng làm nên tên tuổi của Browne là ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá là bức ảnh làm đổi thay lịch sử. Bức ảnh đã khiến Tổng thống Mỹ giận dữ, mở đường cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ của mình với chính quyền Ngô Đình Diệm.
 

MTU

Xe hơi
Biển số
OF-186849
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
161
Động cơ
334,410 Mã lực
Đung 30/4 em phải đi làm. Ngồi buồn vào xem topic thấy ý nghĩa quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top