[Funland] Những bức ảnh độc về chiến tranh Việt Nam.

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/5372-tran-len-xuan-dinh-doc-lap-1962

Ngày 27/2/1962, một biến cố động trời đã xảy ra tại Sài Gòn khi hai viên phi công nổi loạn lái máy bay bỏ bom xuống Dinh Độc Lập…



Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ném bom và phóng rocket xối xả, khiến cơ quan đầu não của Sài Gòn trở thành đống gạch vụn. Ngô Đình Diệm thoát chết khi quả bom xuyên vào căn phòng ông ta đang ngồi nhưng không nổ. Trần Lệ Xuân kém may mắn hơn khi bị gãy tay trong lúc trú ẩn. Ít lâu sau đó, “bà Nhu” đã xuất hiện đầy tự tin trước ống kính phóng viên Life bên đống đổ nát của Dinh Độc Lập.

Theo công bố của giới chức, hai phi công thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đều đang phục vụ trong không quân Sài Gòn.

Nguyễn Văn Cử, người đứng đầu vụ tấn công là con trai thứ hai của Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân **** - **** đối lập với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Lực từng bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối chính phủ. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
.

Mục đích của cuộc tấn công là ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nhân vật chủ chốt của chế độ, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy vậy, không có bất cứ một nhân vật quan trọng nào của chế độ Sài Gòn bị thiệt mạng trong cuộc không kích. Ba người chết trong vụ tấn công này là người phục vụ và lính gác. 30 người khác bị thương.

Sau vụ tấn công, Nguyễn Văn Cử đã bay sang Campuchia tị nạn trong khi Phạm Phú Quốc bị bắt do máy bay bị bắn trúng và phải hạ cánh ở Nhà Bè. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, Cử đã trở về Việt Nam, Quốc được thả tự do. Hai người này tiếp tục phục vụ trong không quân Sài Gòn.

Dinh Độc Lập vốn được xây từ năm 1868 theo kiến trúc Pháp đã hư hỏng hoàn toàn và không thể hồi phục do cuộc oanh tạc. Ngô Đình Diệm đã cho san bằng công trình này để xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập mới ngày khánh thành ngày 31/10/1966, sau năm 1975 được chuyển đổi thành Hội trường Thống Nhất.

 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Tạp chí LIFE số ra ngày 23/2/1968 đã đăng tải một phóng sự ảnh gây sốc do phóng viên David Douglas Duncan thực hiện về chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị...


Trong màn sương bao phủ khu vực thung lũng bị đạn bom cày xới, các lính thủy đánh bộ Mỹ căng thẳng chờ đợi động thái tiếp theo của quân đội Giải phóng đang bao vây xung quanh. Trong một tuần qua, họ đã phải gánh chịu sức ép dồn dập từ hỏa lực của đối phương. Không ai ở bên ngoài có thể hình dung được thực tế ở Khe Sanh: 5.000 lính của Trung đoàn 26 như những con bò thiến bị buộc một chổ để làm mồi cho hổ.

Đường băng làm bằng các tấm kim loại này là cánh cửa duy nhất kết nối lính Mỹ ở Khe Sanh với thế giới. Nhưng nó thường xuyên bị vô hiệu hóa bởi sương mù hoặc hỏa lực của đối phương. Pháo binh của quân đội Giải phóng được chỉ dẫn của các trinh sát lão luyện nã xuống từ đỉnh núi, hiếm khi nào lại không trúng một ai hay một vật thể nào đó, trên đường băng hay các hầm trú ẩn của lính Mỹ. Trong những đêm tồi tệ, có đến 5,6 quả rocket nã xuống mỗi phút.

Sự nhạy cảm khi bom đạn nã xuống sát các đường hào là rất quan trọng. Những từ có ý nghĩa nhất ở đây là “Incoming!” (Hãy chui vào!) và “Outgoing!” (Hãy thoát ra!). Trong ảnh trên bên trái, đường ống dẫn xăng cho máy bay đã bốc cháy do trúng đạn. Ảnh trên bên phải: Các binh lính chuyền tay những quả đạn pháo chưa nổ để tiêu hủy. Hai ảnh dưới: Máy bay chiến đấu Phantom bay đi thực hiện các vụ trả đũa bằng bom napalm hoặc bom có cánh nhằm vào các vị trí của đối phương.

Hỏa lực Giải phóng nhắm bắn chính xác vào tất cả những chiếc máy bay nào cố hạ cánh. Hiếm có chiếc trực thăng nào bay đi mà không dính đạn súng máy và quay về với những binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng. Những chiếc C-130 bay rất thấp để hạ cánh, thả hàng chớp nhoáng rồi vội vã bay đi ngay cũng bị trúng đạn. Ảnh trên: Một chiếc C-130 may mắn không bị nổ dù trúng đạn pháo. Ảnh dưới: Một chiếc C-130 khác đã trúng đạn khi còn ở trên không, trượt trên đường băng và biến thành một ngọn đuốc. Toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.

 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực

Các lính bắn tỉa Mỹ, từ trái sang phải gồm Hạ sĩ Albert Miranda, Hạ sĩ David Burwell và Trung úy Alec Bodenwiser đang tìm kiếm mục tiêu phía ngoài hàng rào, trên những ngọn núi xa. Làm việc trong các tổ 3 người, họ phải ngồi tại một vị trí trong nhiều giờ, quan sát bằng kính viễn vọng và ra quyết định khai hỏa vào những con người không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của kẻ thù.

Cũng như tiếng nổ của đạn pháo hay tiếng động cơ máy bay phản lực gầm rú, cái chết là một điều quá quen thuộc ở Khe Sanh. Bạn có thể nghe tin về cái chết của một đồng đội thân thiết ở nơi bốc dỡ hàng hóa, bãi rác, hầm cá nhân, trạm xá, hay bất kỳ chỗ nào, thậm chí là ngay cả khi anh ta vừa đứng cạnh bạn. Mọi người chỉ còn biết phó thác sinh mạng của mình cho Chúa trời. Ảnh bên phải: Binh nhất Joseph Marshall (18 tuổi, đến từ Alexandria) đang hát một bài Thánh ca yêu thích từ thời thơ ấu ở quê nhà.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/3405-mot-ngay-dam-mau-cua-linh-my-o-viet-nam-1965
Tạp chí LIFE mới đây đã giới thiệu lại loạt ảnh “Một ngày bay với Yankee Papa 13”, từng được đăng tải ngày 19/4/1965 và làm cả thế giới sửng sốt…

Từ xuân 1965, hàng nghìn lĩnh Mỹ đã có mặt tại Việt Nam để trực tiếp tham chiến. Larry Burrows, phóng viên ảnh người Anh của tạp chí LIFE đã có mặt tại các chiến dịch đầu tiên của Mỹ. Anh đã thực hiện những bức ảnh khiến cả thế giới chấn động vì mức độ tàn khốc của cuộc chiến. Trong ảnh là bìa tạp chí LIFE số ra ngày 19/4/1965 với hình ảnh viên chỉ huy James Farley của trực thăng Yankee Papa 13 đang gào lên với các phi công bên xác một đồng đội.​
Một ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ, những người lính Mỹ được tự do đi lại ở Đà Nẵng. Trong ảnh là
đội trưởng​
James Farley (21 tuổi) và xạ thủ Wayne Hoilien, 20 tuổi tại một cửa hàng lưu niệm.
James Farley đùa giỡn với một chiếc mũ kiểu cao bồi trên đường phố Đà Nẵng.​
Binh lính thuộc đơn vị trực thăng tham gia buổi họp cuối cùng trước khi tiến hành một nhiệm vụ ngày 31/3/1965: Không vận một tiểu đoàn bộ binh VNCH đến một khu vực bị cô lập cách đó khoảng 20 dặm.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
James Farley hăm hở mang súng máy M-60 lênchiếc trực thăng Yankee Papa số 13mà mình là chỉ huy.​
Tại sân bay, Farley kiểm tra lần cuối mọi thứ trước khi chiến chiến dịch được tiến hành.​
Bên trong chiếc Yankee Papa 13 - một trong 17 trực thăng thực hiện nhiệm vụ - xạ thủ Hoilien đang nạp đạn vào khẩu súng máy M-60 của mình.​
James Farley, người chỉ huy chiếc trực thăng mang con số 13 đã sẵn sàng cho nhiệm vụ.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đội trực thăng đã xâm nhập khu vực đổ bộ, những khẩu súng máy bắt đầu nhả đạn dữ dội vào vị trí đối phương.​
Yankee Papa 13 đã hạ cánh. Farley tiếp tục nhả đạn để yểm trợ cho những binh lính người Việt trực tiếp tham chiến.​
Khung cảnh nhìn từ bên trong chiếc trực thăng Yankee Papa 13: Những chiếc trực thăng khác cũng đang đổ quân.​
Chiếc trực thăng Yankee Papa số 3 đã bị bắn hạ. Một xạ thủ bị thương - trung sĩ Owens – chạy về phía Yankee Papa 13 trong khi Farley chờ đợi ở cửa.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Farley chạy về phía chiếc trực thăng số 3 để xem xét tình hình. "Trong buồng lái của Yankee Papa 3, chúng tôi có thể thấy viên phi công đã gục trên bàn điều khiển”, phóng viên ảnh Burrows nhớ lại.
"Farley tắt động cơ Yankee Papa 3", Burrows cho biết. "Tôi quỳ xuống để tránh làn đạn trong khi Farley kiểm tra tình trạng viên phi công. Qua lớp máu bao phủ mặt và cổ anh ta, Farley nhìn thấy một lỗ đạn ở cổ. Điều đó, cộng với thực tế rằng chàng trai xấu số hoàn toàn bất động khiến Farley tin rằng viên phi công đã chết".
Farley kiên trì nhả đạn vào phía đối phương, mắt vẫn nhìn chằm chằm vào thi thể đẫm máu của đồng đội, cho đến khi thoát khỏi làn hỏa lực để trở về Yankee Papa 13 cách đó không xa.
Farley mở hộp y tế để chăm sóc vết thương rất nặng của phi công Magel trong khi Hoilien đang xem xét tình trạng của Billie Owens - người xạ thủ bị thương (đeo kính đen).
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vai trái của Owens đã bị dập nát bởi một viên đạn. Cặp kính đen che giấu mọi biểu hiện của khuôn mặt, nhưng chắc chắn anh ta rất sốc.​
Magel​
đã chết. Kiệt sức vì căng thẳng, Farley đứng dậy bên thi thể của Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens.​
Burrows nhớ lại: "Đột nhiên, Farley bắt đầu chửi rủa. Sau đó anh ta than khóc. Lúc đầu anh cố gắng che mặt mình để người khác không thấy, nhưng sau thì chẳng còn quan tâm đến điều đó nữa”.
Phi đội quay trở lại Đà Nẵng với nhiều tổn thất. Farley và một binh sĩ khác đưa Owens lên cáng cứu thương.​
Farley nói chuyện với viên phi công chỉ huy Vogel về các phi công đã bị bỏ lại cùng chiếc Yankee Papa 3. "Chúng tôi cũng sẽ như vậy nếu ở lại thêm 10 giây dưới làn đạn của Việt Cộng".
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Farley và Hoilien, mệt mỏi cùng cực, nán lại bên cạnh chiếc trực thăng của mình và tiếp tục trao đổi về nhiệm vụ vừa tiến hành.​
Trong một lán tiếp tế, James Farley gục xuống vì kiệt sức, bàn tay che giấu khuôn mặt đau buồn.​
 

nhinhim2003

Xe buýt
Biển số
OF-40062
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
710
Động cơ
1,292,419 Mã lực

Bóng Chày

Xe lừa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
39,944
Động cơ
832,757 Mã lực
Máy bay gì lạ quá cụ pháo nhỉ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Sau đây là những hình ảnh mới được công bố về chiến tranh Việt Nam năm 1965 do phóng viên ảnh Francois Sully của Newsweekthực hiện.

Những đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam năm 1965.​
Lữ đoàn cơ động đường không số 2 của Sư đoàn Kỵ Binh bay số 1 đổ bộ tại Qui Nhơn, 13/9/1965.​
Khung cảnh của cảng Cam Ranh nhìn từ trên máy bay năm 1965.​
Một cuộc không kích của máy bay B-52 trong vùng “Tam Giác Sắt” cách phía Tây Bắc Sài Gòn 20 dặm, tháng 10/1965.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Một ngôi làng Việt Nam sau khi bị pháo binh Mỹ bắn phá nhìn từ trên không, tháng 10/1965.​
Quân Australia tuần tra tại vùng rìa của Khu D, 22/10/1965.​
Xe tăng của quân đội VNCH trên đường cao tốc Biên Hòa – Sài Gòn, 30/10/1965.​
Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ tại Đà Nẵng, tháng 3/1965.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam, 29/10/1965.​
Diễu hành phía trước Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, 8/2/1965.​
Người phụ nữ bán hoa cúng ở làng Phú Hòa, Long Xuyên, 13/8/1965.​
Đường phố Sài Gòn ngày 29/101965.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Dân làng bị canh giữ để chờ tản cư cùng Lữ Đoàn Dù 173 sau trận dội bom của máy bay B-52 tại vùng “Tam Giác Sắt”, 13/10/1965.​
Quân Mỹ và Australia thuộc Lữ Đoàn Dù 173 sau một chiến dịch tháng 10/1965.​
Quan tài của lính Mỹ thiệt mạng trong một vụ nổ ở đường băng sân bay được đưa xuống căn cứ không quân Travis, ở California ngày 28/5/1965.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/650-dam-cuoi-quang-tri-1969

(REDS.VN) Những bức ảnh tôi còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy. Mỗi khi xem lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc chiến khốc liệt sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…
REDS.VN xin giới thiệu với độc giả loạt ảnh độc đáo về một đám cưới ở tỉnh Quảng Trị, phía Nam vĩ tuyến 17 vào năm 1969. Tác giả của chúng là Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam vào các năm 1968 – 1969. Các hình ảnh cùng bài viết liên quan của ông được đăng tải trên VIETVET.COM, một website của các cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam.
Trong tháng 6/1969, tôi được chỉ định làm người tham dự đám cưới một trong những thông dịch viên của Tiểu đoàn. Theo đề xuất của cô dâu và chú rể, quà cưới sẽ là một thùng Coca.
Đám cưới được tổ chức ở gia trang của cha mẹ cô dâu chú rể. Nơi này nằm ở phía Tây của một căn cứ quân sự tại Quảng Trị. Buổi lễ bắt đầu đám rước của gia đình nhà chú rể đến nhà cô dâu. Tại đây, họ sẽ làm lễ trước bàn thờ gia tiên. Sau đó là đám rước của gia đình cô dâu đến nhà của chú rể.
Tôi đến nhà chú rể trước khi gia đình của cô dâu đến. Trong những bức ảnh đầu tiên, người đứng đầu của gia đình cô dâu là cụ già cầm chiếc ô lớn màu đen. Tiếp theo đám rước là những phụ nữ mặc áo dài rất đẹp. Cô dâu đi phía cuối đám rước.
Sau nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, mọi người bắt đầu ăn cỗ. Đây là một bữa tiệc có nhiều món ăn kỳ lạ. Tôi chỉ nhận ra được cơm và tiết canh bò, những món khác thì chịu.
Mọi người rót cho tôi một chất lỏng từ chai Pepsi cũ. Nó khiến tôi cháy cổ họng sau khi uống một ngụm. Điệu bộ của tôi có lẽ giống như một thằng hề, và người Việt Nam đổ lại thứ chất lỏng gắt như axit này vào chai.
Sau đó họ pha chúng với Pepsi và lại mời tôi uống. Nhưng phản ứng của tôi cũng không khá hơn lần trước.
Dưới đây là những bức ảnh tôi còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy. Mỗi khi xem lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc chiến khốc liệt sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…
Đám rước của gia đình cô dâu đã tới.​
Ông cụ cầm chiếc ô lớn màu đen là người đứng đầu nhà cô dâu. Phía sau là những người đàn ông lớn tuổi trong họ.​
Kế đến là các cô phù dâu mặc những chiếc áo dài rất đẹp.​
Cô dâu là người mặc áo hồng, đi giữa hai phụ nữ mặc áo dài tím.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Các cụ bà bên nhà cô dâu.​
Tất cả phụ nữ mặc áo dài, và dường như là không có chiếc nào giống chiếc nào.​
Những trẻ em hiếu kì đi theo đám rước.​
Tiếc cưới rất ngon miệng, dù nhiều món tôi không biết phải gọi là gì.​
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
gì.​
Cô dâu và chú rể ngượng nghịu chụp ảnh kỷ niệm. Sau lưng họ là những bao cát quân sự.​
Cha mẹ của chú rể.​
Chị của chú rể và cậu con trai.​
Chú rể là thông dịch viên trong tiểu đoàn trinh sát của chúng tôi.​
Em trai chú rể, có biệt danh là Joe, một đứa trẻ lanh lợi.​
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top